Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

III.

11/03/201104:02(Xem: 9965)
III.

NHỮNG GIAI THOẠI HUYỀN BÍ
Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

CHƯƠNG MƯỜI LĂM: BÍ QUYẾT CỦA SỰ CHỮA BỆNH

III.

Trường hợp sau đây có lẽ là trường hợp lý thú nhất. Có một người tên Badrinath Banerji, là luật sư tòa án thị trấn Bhagalpore. Ông ta bị mù hoàn toàn, phải nhờ một đứa trẻ dắt đi. Sau khi đã qua tay những y sĩ nhãn khoa giỏi nhất của thành phố Calcutta và phải rời khỏi bệnh viện vì võng mạc teo nhỏ dần không thể chữa khỏi, ông ta đến nhờ tôi chữa bệnh.

Tôi nắm chặt hai bàn tay, chĩa ngón cái của bàn tay mặt trước một mắt của y, và ngón cái của bàn tay trái chĩa vào đằng sau gáy. Tôi vận dụng ý chí phóng một luồng nhân điện từ đầu dương cực do ngón cái tay mặt chạy xuyên qua con mắt và bộ óc của người bệnh, cho tiếp nối với đầu âm cực ở ngón cái chĩa vào sau gáy. Thế là tôi sử dụng thân mình tôi như một cái bình phát điện, dòng điện lưu thông theo một mạch khép kín (circuit fermé) với hai cực âm dương là hai ngón tay cái, để “sạc” điện vào con mắt và đường dây thần kinh trong não bộ của người bệnh.

Phương pháp “sạc điện” này được tiếp tục độ nửa giờ, trong khi đó người bệnh vẫn hoàn toàn tỉnh táo, thỉnh thoảng ông cũng thốt lên vài lời để bày tỏ cảm giác mà ông tiếp nhận được. Sau cùng, ông ta thoáng thấy một tia sáng đỏ lờ mờ trong con mắt đó. Tôi bèn đổi qua con mắt bên kia, và cũng áp dụng một phương pháp tương tự, kết quả cũng giống y như trước.

Khi ấy, tôi mới cho bệnh nhân về và dặn ngày hôm sau trở lại. Qua hôm sau, tôi lại tiếp tục, và lần này cái ánh sáng lờ mờ màu đỏ đã biến mất mà trở thành màu trắng. Tôi kiên nhẫn chữa trị luôn mười ngày liên tiếp, và sau cùng tôi đã thành công: thị giác của ông ta đã được phục hồi, và ông ta có thể đọc bằng một mắt những chữ in kiểu nhỏ nhất trên một tờ báo hay cuốn sách. Tất nhiên, ông ta không còn cần đến người dẫn đường và đi lại như mọi người thường.

Trường hợp khỏi bệnh này đã gây dư luận sôi nổi, vì người này vẫn còn giữ chứng thư của những vị y sĩ ưu tú và nổi tiếng nhất, quả quyết rằng bệnh mù mắt của ông ta không thể chữa khỏi! Vả lại, sự mù lòa của ông ta đã được tất cả mọi người biết và xác nhận trong cả tỉnh Bhagalpore.

Giai đoạn tiếp theo sau sự khỏi bệnh này mới thật rất lý thú và lạ lùng. Thị giác của ông ta đã mờ dần và mất hẳn hai lần, và cả hai lần đều được tôi phục hồi trở lại. Lần đầu tiên sau khi chữa khỏi được sáu tháng, và lần thứ nhì sau đúng mười hai tháng. Trong mỗi trường hợp, ông ta đều mù hoàn toàn và tôi đã làm cho ông sáng mắt trở lại sau khoảng nửa giờ chữa trị. Muốn cho ông ta được hoàn toàn khỏi hẳn, tôi cần phải giữ ông ta bên cạnh tôi để có thể chữa trị mỗi ngày cho đến khi những triệu chứng của bệnh hoàn toàn dứt hẳn.

Điều này về sau đã được thực hiện, và chứng bệnh mù mắt của ông ta không còn tái phát nữa.

Tôi cũng rất may mắn và “mát tay” trong việc chữa bệnh điếc. Người anh của bệnh nhân mù nói trên là một công chức cao cấp của Sở Bưu điện, bị điếc đến nỗi người đối thoại phải thét lớn vào tai anh ta mới nghe được. Sau hai lần chữa trị bằng nhân điện trong hai ngày liên tiếp, anh ta đã có thể nghe tôi nói chuyện bằng một giọng bình thường ở khoảng cách chừng mười lăm thước tây.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/06/2013(Xem: 3825)
Phật Quốc Tự (Bulguksa) là một chùa đứng đầu Tông phái Tào Khê của Phật giáo Hàn Quốc ở phía Bắc Gyeongsang. Đây là di sản quốc gia Hàn Quốc với chiều dài lịch sử và cảnh quang hùng vĩ của ngôi chùa.
26/06/2013(Xem: 3563)
Điểm tâm xong, ngồi xe bus đến chiêm bái Tân Hưng Cổ Tự (Sinkeungsa), chùa thành lập từ năm 653 do Thiền Sư Jajangyulsa thuộc Vương Quốc Silla xây dựng.
26/06/2013(Xem: 3887)
Quý Phật tử từ Mỹ lên máy bay tại phi trường quốc tế Los Angeles lúc 9 giờ tối ngày 20-3-2011, đến Đài Bắc lúc 6 giờ sáng ngày 22-3-2011; gặp phái đoàn từ Úc châu và cùng lên máy bay đi Seoul, South Korea lúc 8.10am.
26/06/2013(Xem: 4882)
Nam Triều Tiên (South Korea, Nam Hàn) là một quốc gia nằm ở đông bắc châu Á. Diện tích: 99.484 Km2 , dân số: 45.182.000 người.
26/06/2013(Xem: 6042)
Tất cả các chuyến đi hành hương Phật tích hay Thánh tích phải nói đến nhân duyên. Vì phái đoàn chúng tôi khởi đầu bằng dự định sẽ đi hành hương tại Nhật Bản và Triều Tiên.
26/06/2013(Xem: 5198)
Trưa ngày thứ sáu, 6-11-2009, phái đoàn đã viếng thăm Nga Mi sơn, được xem là nơi Bồ tát Phổ Hiền thuyết pháp.
26/06/2013(Xem: 4130)
Chiều ngày 5-11-09, phái đoàn đã có mặt dưới chân núi Lạc Sơn, đoàn phải lấy hai tàu nhỏ để đi ra xa để có thể nhìn thấy được pho tượng Di Lặc cao 71 mét này.
26/06/2013(Xem: 6194)
Hình ảnh ngày 3-11-2009 Phái đoàn viếng thăm: Ung Hòa Cung Lạt Ma Viện đảnh lễ Phật Di Lặc tại Bắc Kinh.
26/06/2013(Xem: 4448)
Tử Cấm Thành hiện được gọi là Viện Bảo Tàng Cố Cung, kiến trúc cổ lớn nhất còn lưu lại hoàn chỉnh nhất ở Trung quốc.
26/06/2013(Xem: 4367)
Vạn Lý Trường Thành (chữ Hán giản thể: 万里长城; phồn thể: 萬里長城; Bính âm: Wànlĭ Chángchéng; có nghĩa là "Thành dài vạn lý") là bức tường thành nổi tiếng của Trung Quốc liên tục được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]