Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

I.

11/03/201104:02(Xem: 10550)
I.

NHỮNG GIAI THOẠI HUYỀN BÍ
Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

CHƯƠNG MƯỜI HAI: VÀI MẨU CHUYỆN BÊN LỀ

I.

Sau khi rời thị trấn Simla, bận về chúng tôi dừng chân tại Amritsar, thành phố nổi tiếng với Ngôi Đền Vàng, một kỳ công kiến trúc mỹ lệ của người dân Sikh, một chủng tộc thiện chiến và có tinh thần thượng võ ở miền Punjab (Bắc Ấn).

Vì lúc đó chúng tôi còn đang được sự bảo trợ tinh thần của đạo sư Dyanand Saraswati nên sự giao tế của chúng tôi với những tín hữu môn đệ của ông rất thân thiện tốt đẹp, và những chi bộ địa phương của môn phái Arya Samaj đã dành cho chúng tôi những cuộc tiếp đón thân mật đầy hảo ý ở khắp mọi nơi.

Có ba mươi tín hữu Arya Samaj đến đón chúng tôi tại nhà ga xe lửa Amritsar và đưa chúng tôi về quán trọ nghỉ ngơi. Ngày hôm sau, một phái đoàn Arya Samaj đến từ Lahore, do các bạn Rattan Chand và Siris Chandra cầm đầu. Đó là hai bạn đạo lịch thiệp và khả kính mà tôi rất hân hạnh xem như những người bạn tốt và vẫn giữ mối tình thân hữu cho đến ngày nay.

Một cuộc đàm luận về đạo lý rất thú vị đã diễn ra với độ ba mươi hay bốn mươi tín hữu Ấn giáo Arya Samaj, và đến chiều tối, khi mọi người đã ra về và chỉ còn có hai người bạn trẻ nói trên ở lại với chúng tôi, bà Blavatsky làm reo vang những tiếng “chuông thần” một cách rõ ràng và du dương hơn tất cả những lần mà tôi đã từng được nghe bà làm ở Ấn Độ trước đây. Kế đó, bà đề nghị với hai người bạn trẻ một việc dẫn đến sự hiểu lầm mà tôi thấy cần phải thuật lại một cách chính xác để tránh sự đáng tiếc có thể xảy ra nếu có một kẻ thù nghịch nêu việc ấy để chống lại bà trong tương lai.

Từ trước đến nay, ông Sinnett chưa bao giờ có dịp thảo luận về đạo lý với một người Ấn Độ trí thức nào. Đó là điều mà ông và chúng tôi đều lấy làm tiếc. Sự trao đổi thư từ giữa ông với chân sư K. H. vẫn đang tiếp tục, nhưng ông muốn được có dịp gặp gỡ tận mặt với ngài hay một vị đệ tử của ngài. Nhận thấy bạn Rattan Chand là người có đủ tính chất cần thiết để lãnh nhiệm vụ giao liên, bà Blavatsky, với sự chấp thuận của chân sư (như bà nói cho y và tôi biết điều ấy), đã cố gắng thuyết phục y đến gặp ông Sinnett với tư cách là một sứ giả đem thư của chân sư K. H. Anh ta sẽ không được tiết lộ cho ông Sinnett biết gì về cá nhân mình như tên họ, thân thế, chỗ ở... mà chỉ trả lời đầy đủ tất cả những câu hỏi của ông Sinnett về những vấn đề triết học và tôn giáo.

Bà Blavatsky còn cho anh ta biết rằng mọi tư tưởng và luận thuyết cần thiết sẽ được truyền đạt cho anh ta vào lúc cần dùng bằng phương pháp thần giao cách cảm.

Hai người bạn trẻ, vốn chưa biết gì về hiệu lực của phương pháp chuyển di tư tưởng, và không thấy tung tích chân sư cũng như bức thư của ngài ở đâu, nên đã tỏ ra e ngại và không có hứng thú để làm việc này. Nhưng sau cùng, họ bằng lòng và trở về Lahore để xin phép nghỉ việc ngắn hạn rồi sẽ trở lại ngày hôm sau.

Khi họ đã ra đi, bà Blavatsky tỏ vẻ hài lòng và nói với tôi rằng vai trò của họ sẽ đem lại kết quả rất thuận lợi cho ông Sinnett, và gây một nghiệp quả rất tốt lành cho hai người bạn trẻ.

Ngày hôm sau, không thấy họ trở lại mà chỉ có một bức điện tín nói rằng họ cực lực từ chối không chịu thực hiện vai trò nói trên; và trong một bức thư sau đó, họ cho biết rằng họ không muốn tham dự vào một hành động giả trá phỉnh lừa như thế.

Việc ấy làm cho bà Blavatsky rất bực mình và bày tỏ sự bất mãn bằng những lời lẽ nặng nề. Bà không do dự mà gọi họ là hai thằng điên vì đã gạt bỏ một cơ hội hiếm có là được làm việc với các chân sư để mang lại những kết quả lớn lao.

Bà cho tôi biết rằng nếu họ chịu hợp tác, thì bức thư của chân sư sẽ rơi xuống ngay trước mắt họ từ trên không gian, và họ sẽ có dịp thi hành sứ mạng. Đây là một trong những trường hợp mà một việc hoàn toàn có thể thực hiện được đối với nhà huyền học, vốn đã khai mở những giác quan nội tàng và những quyền năng tâm linh, lại có vẻ như một việc không tưởng, viễn vông đối với người thường, vì họ không thể quan niệm rằng việc ấy có thể làm được, trừ phi bằng những mưu mẹo dối trá, phỉnh lừa.

Thế là những người bạn trẻ chưa tiến hóa kia đành phải tự tạo lấy nghiệp quả của họ. Họ đã chọn lấy con đường thích hợp với mình, và đã bỏ mất đi một cơ hội tốt.

Đã có hằng bao nhiêu trường hợp tương tự mà bà Blavatsky bị hiểu lầm và chuốc lấy sự chê trách đắng cay chỉ vì sự thiếu hiểu biết tâm linh của kẻ khác, mà ý muốn thành thật của bà chỉ là để giúp đỡ họ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/06/2013(Xem: 3825)
Phật Quốc Tự (Bulguksa) là một chùa đứng đầu Tông phái Tào Khê của Phật giáo Hàn Quốc ở phía Bắc Gyeongsang. Đây là di sản quốc gia Hàn Quốc với chiều dài lịch sử và cảnh quang hùng vĩ của ngôi chùa.
26/06/2013(Xem: 3563)
Điểm tâm xong, ngồi xe bus đến chiêm bái Tân Hưng Cổ Tự (Sinkeungsa), chùa thành lập từ năm 653 do Thiền Sư Jajangyulsa thuộc Vương Quốc Silla xây dựng.
26/06/2013(Xem: 3887)
Quý Phật tử từ Mỹ lên máy bay tại phi trường quốc tế Los Angeles lúc 9 giờ tối ngày 20-3-2011, đến Đài Bắc lúc 6 giờ sáng ngày 22-3-2011; gặp phái đoàn từ Úc châu và cùng lên máy bay đi Seoul, South Korea lúc 8.10am.
26/06/2013(Xem: 4882)
Nam Triều Tiên (South Korea, Nam Hàn) là một quốc gia nằm ở đông bắc châu Á. Diện tích: 99.484 Km2 , dân số: 45.182.000 người.
26/06/2013(Xem: 6042)
Tất cả các chuyến đi hành hương Phật tích hay Thánh tích phải nói đến nhân duyên. Vì phái đoàn chúng tôi khởi đầu bằng dự định sẽ đi hành hương tại Nhật Bản và Triều Tiên.
26/06/2013(Xem: 5198)
Trưa ngày thứ sáu, 6-11-2009, phái đoàn đã viếng thăm Nga Mi sơn, được xem là nơi Bồ tát Phổ Hiền thuyết pháp.
26/06/2013(Xem: 4130)
Chiều ngày 5-11-09, phái đoàn đã có mặt dưới chân núi Lạc Sơn, đoàn phải lấy hai tàu nhỏ để đi ra xa để có thể nhìn thấy được pho tượng Di Lặc cao 71 mét này.
26/06/2013(Xem: 6194)
Hình ảnh ngày 3-11-2009 Phái đoàn viếng thăm: Ung Hòa Cung Lạt Ma Viện đảnh lễ Phật Di Lặc tại Bắc Kinh.
26/06/2013(Xem: 4448)
Tử Cấm Thành hiện được gọi là Viện Bảo Tàng Cố Cung, kiến trúc cổ lớn nhất còn lưu lại hoàn chỉnh nhất ở Trung quốc.
26/06/2013(Xem: 4367)
Vạn Lý Trường Thành (chữ Hán giản thể: 万里长城; phồn thể: 萬里長城; Bính âm: Wànlĭ Chángchéng; có nghĩa là "Thành dài vạn lý") là bức tường thành nổi tiếng của Trung Quốc liên tục được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]