Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương Mười Lăm: Bí quyết của sự chữa bệnh

11/03/201104:02(Xem: 9012)
Chương Mười Lăm: Bí quyết của sự chữa bệnh

NHỮNG GIAI THOẠI HUYỀN BÍ
Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

CHƯƠNG MƯỜI LĂM: BÍ QUYẾT CỦA SỰ CHỮA BỆNH

I.

Bí quyết chữa bệnh hữu hiệu bằng khoa nhân điện đã được tiết lộ cho tôi nhờ một kinh nghiệm trải qua tại một làng nhỏ ở miền nam Tích Lan.

Một người bệnh bán thân bất toại, tê liệt hết nửa thân mình, được đưa đến cho tôi chữa. Tôi bắt đầu truyền điện trên cánh tay y dọc theo các đường gân và bắp thịt, và thỉnh thoảng thổi vài cái lên trên. Trong không đầy nửa tiếng đồng hồ, tôi đã làm cho cánh tay anh ta co giãn được như thường đến mức có thể vung tay vòng quanh đầu, mở và xếp các ngón tay tự nhiên, cầm bút, thậm chí nhặt một cây kim nhỏ, và làm mọi động tác chính xác tùy ý muốn.

Kế đó, vì tôi đã chữa liên tiếp nhiều trường hợp tương tự suốt nhiều giờ và đã cảm thấy mệt mỏi, tôi mới yêu cầu Ban tổ chức hãy bảo người bệnh ngồi đợi để tôi nghỉ ngơi giây lát. Trong khi tôi ngồi nghỉ và ngậm ống điếu hút thuốc, một người trong Ban tổ chức nói cho tôi biết rằng bệnh nhân ấy rất giàu có, ông ta đã tốn tiền cho các bác sĩ, thuốc men hết một ngàn năm trăm ru-pi mà bệnh vẫn không thuyên giảm. Ông ta lại là một người rất hà tiện và ai cũng biết rõ tính keo kiệt, bủn xỉn của ông ta. Ái chà! Trong tất cả những thói hư tật xấu ghê tởm nhất đối với nhà huyền học, thì sự tham muốn tiền bạc là một: đó là một sự đam mê ti tiện và bỉ ổi nhất! Trong lòng tôi tự nhiên mất hết thiện cảm đối với người ấy.

Theo lời đề nghị của tôi, Ban tổ chức mới hỏi ông ta xem định quyên góp bao nhiêu tiền vào quỹ phước thiện Phật giáo. Ông ta nói rằng mình rất nghèo và đã phải tốn nhiều tiền cho các bác sĩ, nhưng dù sao cũng sẽ đóng góp một ru-pi! Thế là hết chỗ nói!

Sau một lúc nghỉ ngơi, tôi lại tiếp tục chữa cái chân bại xuội của y và chỉ độ nửa giờ sau, cái chân y đã cử động và đi đứng được như thường. Ông ta bước chân ra về một cách tỉnh táo lành mạnh như mọi người. Người thư ký của tôi cũng đã bảo ông ta viết một chứng thư về sự chữa khỏi bệnh cho ông ta và tôi còn giữ bức văn kiện ấy như một kỷ niệm trong chuyến đi Tích Lan.

Ban tổ chức của tôi đã sắp đặt một loạt những chuyến đi diễn thuyết ở các vùng, mỗi lần kéo dài độ hai tuần lễ, rồi trở về Galle là địa điểm trung tâm.

Khi chuyến đi này kết thúc, một hôm tôi hỏi thăm về tình trạng sức khỏe của vài bệnh nhân mà tôi chú trọng nhất vì tính cách đặc biệt của bệnh trạng, trong số đó có trường hợp của bệnh nhân hà tiện bủn xỉn kể trên. Tôi rất ngạc nhiên khi nghe biết rằng cánh tay ông ta đã hoàn toàn lành mạnh, nhưng còn cái chân thì không khỏi hẳn, mà đã trở lại tình trạng liệt bại như cũ!

Tuy tôi không thấy có trường hợp nào tương tự trong các sách vở dạy về khoa nhân điện, nhưng lý do đã nổi bật ngay tức khắc. Đó là vì tôi đã mất thiện cảm đối với người kia sau khi nghe nói về thói bủn xỉn, hà tiện của ông ta. Bởi vậy, nguồn sinh lực của tôi không rung động dọc theo hệ thần kinh của ông ta như trong trường hợp chữa cánh tay, và kết quả là chỉ có một sự kích thích lành mạnh tạm thời, rồi lại trở về tình trạng bại liệt như cũ. Trong cả hai trường hợp, tôi đã áp dụng cùng một kỹ thuật chữa bệnh giống nhau, và đã truyền qua cho ông ta một lượng sinh lực đồng đều nhau, nhưng trong trường hợp sau, tôi không cảm thấy có chút tình thương và hảo ý nào để đem lại sự khỏi bệnh thật sự và lâu dài như trong trường hợp của cánh tay.

Vài nhà viết sách về khoa nhân điện, trong đó có tác giả Younger, cũng đã khẳng định rằng “tình thương là bí quyết căn bản để chữa hầu hết mọi bệnh tật bằng cách truyền nhân điện”.

Trường hợp trên cũng nhắc nhở sự thật của những giáo lý cổ xưa dạy rằng những tư tưởng tốt lành của ta đưa đến cho người khác có tác dụng rất nhiệm mầu để gây cho người ấy niềm phúc lạc và sự lành mạnh lâu bền, còn những tư tưởng ác gây ra một hậu quả ngược lại.

Điều đó cảnh báo chúng ta hãy cẩn thận giữ gìn đừng nghĩ quấy cho kẻ khác, và bởi đó chúng ta sẽ hiểu dễ dàng lý do tại sao có sự sợ sệt những nhà phù thủy với những phép trù ếm và thốt ra những lời nguyền rủa hại đời. Những việc đó đều có căn cứ chắc chắn, và người ta có thể sử dụng những sức mạnh vô hình để gây họa cũng như để đem đến niềm vui và hạnh phúc cho người chung quanh.

Một trường hợp bị “ma nữ hấp tinh” đã được vị Sư trưởng của một ngôi chùa đưa đến cho tôi chữa trị tại Galle. Một nhà sư trẻ độ chừng hai mươi bảy tuổi, từ hai hay ba năm qua đã bị một con nữ yêu (Yakshini) tác quái chọc ghẹo. Vị Sư trưởng nói với tôi rằng con nữ yêu này đã đóng vai trò “vợ ma” của nhà sư trẻ, làm cho vị sư này trác táng quá độ giống như một người bị chứng “động tình” (nymphomania). Nhà sư trẻ bị “hấp tinh” như vậy nhiều lần mỗi đêm, làm cho thể chất y hao mòn đến độ chỉ còn da bọc xương.

Vị Sư trưởng yêu cầu tôi chữa bệnh cho nhà sư trẻ. Cũng may là vài năm trước đây ở Hoa Kỳ tôi cũng đã có chữa khỏi một trường hợp tương tự, nhưng bệnh nhân là một người nữ, vì vậy nên tôi biết khá rõ là phải làm thế nào.

Tôi dành cho nhà sư trẻ một khóa trị liệu bằng nước lạnh có truyền nhân điện, và bảo ông ta hãy đến mỗi buổi sáng trong vòng một tháng để nhận lấy phần nước đem về uống mỗi ngày. Sau một tháng, nhà sư đã hoàn toàn khỏi bệnh.

Trường hợp này được giải thích một cách đơn giản là ảnh hưởng tác quái của nữ yêu đã bị hóa giải và tiêu diệt bởi quyền năng ý chí mạnh mẽ hơn của tôi, và tác dụng thường xuyên của nước lạnh có truyền nhân điện đã trợ giúp thêm để tăng cường hiệu lực. Tất cả các nhà chữa bệnh bằng nhân điện đều đồng quan niệm như nhau về sự công hiệu của nước lạnh có truyền nhân điện như một phương thuốc trị liệu rất thần tình.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/02/2014(Xem: 5648)
1- Theo truyền thống Phật giáo, hành hương là nghi thức thắp hương đi nhiễu chung quanh tháp và điện Phật và cũng chỉ việc thắp hương lễ bái trước tượng Phật, Bồ tát... Đây là cách hiểu nguyên ủy của từ “hành hương”, còn về sau này, nội hàm của “hành hương” mở rộng hơn nhiều, thậm chí đến nay hành hương đôi khi được đánh đồng với du lịch văn hóa, nhất là các tuyến du lịch tham quan các di tích lịch sử tôn giáo - tín ngưỡng.
08/02/2014(Xem: 5592)
Tôi đi thăm Yên Tử thuở núi rừng còn hoang vu. Bồi hồi, xúc động. Những cội tùng già cỗi cằn, khô gầy ngạo nghễ giữa thời gian và năm tháng. Ồ, bên này là rừng trúc và bên kia là triền đá dựng
23/01/2014(Xem: 6264)
Nơi này được ưu đãi với hệ thống cây xanh, tấp nập khách du lịch - cả trong và ngoài nước - suốt cả năm, nhưng đặc biệt là trong những tháng lạnh, giữa tháng 10 và tháng 4. Ước tính gần hai triệu khách du lịch ghé thăm Câu Thi Na mỗi năm.
13/01/2014(Xem: 6976)
Tham Dự Khánh Thành “Hạ Phẩm Liên Hoa” Chùa Cực Lạc Và Hành Hương Tây Tạng, Tứ Đại Danh Sơn Trung Hoa 2014. 4/11/2014. Khởi hành đi Bangkok từ Âu châu/Mỹ châu/VN 5/11/2014. Đến Bangkok, chuyển chuyến bay đi Chiangmai. Xe đưa về chùa Cực Lạc. 6-9/11/2014. Khóa tu tại chùa Cực Lạc và Lễ khánh thành “Hạ Phẩm Liên Hoa”. 10/11/2014. Đáp máy bay đi Bangkok, và đổi chuyến bay đi Thành Đô, Tứ Xuyên. Nghỉ lại khách sạn. 11/11/2014. Đáp máy bay đến Lhasa, thủ đô Tây Tạng. Nằm trên độ cao 3650m cách mặt biển, Lhasa nổi tiếng có một chiều dài lịch sử gắn liền với tôn giáo qua các đền đài, cung điện Dalai Lama và chùa viện linh thiêng với hình ảnh các Lama tu hành suốt ngày đêm. Xe đưa về khách sạn để nghỉ ngơi và quen dần với độ cao.
12/01/2014(Xem: 5759)
Hành hương, hai chữ yêu quý mà người con Phật nào cũng mơ ước được đặt chân lên vùng đất có thắng tích của Phật. Đặc biệt lần này được sang tận Miến Điện để chiêm bái các Chùa Vàng và đến nơi thờ Xá lợi tóc của Đức Phật, đầy đủ 8 sợi mà Ngài đã trao tặng cho hai người thương gia Miến đầu tiên sang Ấn Độ, cầm mang về nước để làm quà lưu niệm.
17/09/2013(Xem: 9345)
Cuối cùng ngày mong đợi cũng đến: Hành hương Tích Lan 02.07.2011 - 14.07.2011. Từ Thụy Sĩ xa xôi, một mình lẻ loi như cánh chim lạc đàn, tôi tìm về tổ ấm nhập đàn cùng thầy, bạn, những người quen và những người chưa quen ở Đức. Một chuyến đi xa, hành hương đến một nước xa lạ chưa hề nghĩ có ngày đặt chân tới, tôi háo hức như đứa trẻ sắp được mặc áo mới, hay cô dâu sắp về nhà chồng. Chuyến bay cất cánh từ phi trường Frankfurt Đức quốc lúc 22.40 thuận lợi cho tôi đủ nhân duyên để tham dự chuyến hành hương này.
02/07/2013(Xem: 4635)
Bạn rất có thể đã nghe bài thơ này: ...Em không nghe rừng thu, Lá thu kêu xào xạc, Con nai vàng ngơ ngác, Đạp trên là vàng khô? Không có cảnh nào thơ mộng hơn hình ảnh con nai đi giữa rừng lá vàng trong không gian yên tĩnh để chỉ nghe tiếng lá vỡ bởi những bước chân nhẹ nhàng của loài thú hiền lành đang được thi sĩ Lưu Trọng Lưu ngắm nghía rồi tạo nên những vần thơ trữ tình để đời qua bài Tiếng Thu.
27/06/2013(Xem: 4652)
Hòa Thượng Thích Bảo Lạc và Đạo hữu An Hậu Tony Thạch hướng dẫn
27/06/2013(Xem: 4628)
Hành Hương Phật tích Ấn Độ 2010 do HT Thích Bảo Lạc (Chùa Pháp Bảo, Sydney, Úc Châu) hướng dẫn từ ngày 2 đến 20/11/2010
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]