Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương Tám: Pháp môn Yoga

11/03/201104:02(Xem: 8076)
Chương Tám: Pháp môn Yoga

NHỮNG GIAI THOẠI HUYỀN BÍ
Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

CHƯƠNG TÁM: PHÁP MÔN YOGA

Ngày 27 tháng 8 năm ấy, bà Blavatsky và tôi cùng với em trai giúp việc là Babula lại đáp chuyến xe lửa đêm từ Bombay đi lên miền Bắc. Đến thị trấn Meerut, chúng tôi được toàn thể chi bộ của môn phái Arya Samaj tại địa phương đến tiếp đón tại nhà ga, và đưa chúng tôi về trụ sở của họ. Tại đây, chúng tôi đã gặp lại đạo sư Dyànand Saraswati, nhà lãnh đạo tinh thần của môn phái Arya Samaj đã nói ở trên.

Trước sự có mặt của các tín hữu trong môn phái ông, chúng tôi mở một cuộc thảo luận nhằm biết rõ quan điểm thật sự của ông về pháp môn Yoga và về những năng lực tâm linh có thể đạt được của con người.

Chúng tôi được biết rằng những giáo lý ông đã dạy các tín hữu luôn khuyến cáo họ không nên thực hành pháp môn khổ hạnh, và thậm chí còn gieo sự nghi ngờ về sự thật của các quyền năng thần bí. Trái lại, trong những cuộc đàm thoại với chúng tôi trước đây ông có một luận điệu khác hẳn. Cuộc phỏng vấn của tôi lần này đã được các tín hữu trong môn phái ghi chép lại đúng y nguyên văn mà tôi xin thuật lại như dưới đây:

“...Câu hỏi đầu tiên đưa ra cho Thầy (Swami) là: ‘Pháp môn Yoga có phải là một khoa học thực nghiệm, hay chỉ là một giả thuyết siêu hình; và đạo sư Patanjali có tin rằng người ta có thể đạt được những quyền năng thần bí hay không? Và đã có ai đạt được những quyền năng ấy hay chưa?’

“Thầy đáp rằng: Pháp môn Yoga có thật và căn cứ trên sự hiểu biết những định luật thiên nhiên.

“Câu hỏi kế tiếp là những quyền năng siêu đẳng, hiện nay người ta còn có thể sở đắc được hay không, hay là thời kỳ ấy nay đã qua rồi?

“Câu trả lời là những định luật thiên nhiên vốn không dời đổi và không bị giới hạn trong thời gian và không gian. Những gì người ta đã làm được trong quá khứ đương nhiên cũng vẫn áp dụng trong hiện tại. Không những ngày nay người ta có thể làm tất cả những gì đã được diễn tả trong các sách cổ xưa, mà chính Thầy (Swami) có thể truyền dạy các phương pháp ấy cho bất cứ người nào thật tình mong ước đi vào con đường ấy.

“Có nhiều người đã đến xin thụ giáo Swami và quả quyết rằng họ có khả năng đạt tới sự thành công; Thầy đã thử hết ba người, nhưng tất cả đều thất bại. Lúc đầu họ tỏ ra có nhiều thiện chí, nhưng không bao lâu họ đâm ra chán nản và bỏ cuộc. Yoga là một khoa học khó khăn nhất, và ngày nay rất ít người có thể sở đắc được.

“Câu hỏi tiếp theo là ngày nay còn có chăng những đạo sĩ Yoga chân chính có thể thực hiện những hiện tượng nhiệm mầu như đã diễn tả trong các sách cổ Ấn Độ.

“Thầy đáp rằng những vị đạo sĩ ấy ngày nay vẫn còn, nhưng rất hiếm. Họ ẩn cư ở những nơi hẻo lánh, và ít khi, hay không bao giờ xuất hiện ở những nơi công cộng. Họ không bao giờ tiết lộ những bí quyết của họ cho kẻ thế nhân phàm tục, cũng không truyền dạy bí pháp của họ, trừ phi cho những người mà họ nhận thấy là xứng đáng sau nhiều cơn thử thách.

“Đại tá Olcott hỏi rằng phải chăng những vị chân sư luôn luôn khoác bộ áo vàng của nhà tu sĩ xuất gia như người ta thường thấy, hay cũng mặc y phục thường?

“Thầy đáp rằng các ngài có thể mặc mọi thứ sắc phục thích nghi tùy nhu cầu của hoàn cảnh.

“Đáp lời yêu cầu cho biết người đạo sĩ chân tu có những thứ quyền năng nào, Thầy nói rằng người Yogi chân chính có thể làm những việc mà người thế gian gọi là những phép lạ. Không cần phải nêu ra những loại quyền năng nào, vì trên thực tế quyền năng của y chỉ bị giới hạn bởi lòng mong muốn và sức mạnh của ý chí. Chẳng hạn như họ có thể giao cảm bằng tư tưởng với những vị đạo sĩ khác dù họ ở cách nhau bao xa trong không gian, và không cần sử dụng những phương tiện viễn thông thường lệ như thư từ hay điện tín. Họ có thể đọc tư tưởng của người khác. Họ có thể di chuyển (trong chân ngã) từ một nơi này đến một nơi khác, không cần sử dụng những phương tiện chuyên chở thông thường, và với một tốc độ mau chóng hơn nhiều. Họ có thể đi trên mặt nước hay trên không trung; vượt cao khỏi mặt đất. Họ có thể xuất hồn ra khỏi xác và nhập vào thể xác một người khác, trong một thời gian ngắn hay trong nhiều năm tùy ý muốn.

“Họ có thể kéo dài sự sống của thể xác bằng cách xuất hồn trong giấc ngủ, và bằng cách tiết giảm những hoạt động của cơ thể đến mức tối thiểu, họ tránh được phần lớn sự già nua. Thời gian dùng trong việc ấy sẽ cộng vào và tăng thêm tổng số thời gian sinh tồn tự nhiên của thể xác trong kiếp sống hiện tại.

“Hỏi: Cho đến ngày giờ nào của cuộc đời thì người Yogi có thể sử dụng quyền năng chuyển di linh hồn hay chân ngã của họ qua thể xác của một người khác?

“Đáp: Phải đến giờ phút chót, thậm chí đến từng giây cuối cùng. Người Yogi biết trước, thậm chí đến từng giây đồng hồ, lúc nào họ phải chết, và đến lúc đó họ có thể xuất hồn để nhập vào thể xác một người khác, nếu có một thể xác sẵn sàng cho họ chiếm đóng. Nhưng nếu họ bỏ lỡ giây phút đó trôi qua thì sẽ không thể làm gì được nữa. Sợi dây bạc đã bị đứt đoạn vĩnh viễn, và nếu người Yogi chưa được tinh luyện đến mức toàn thiện để đạt tới sự giải thoát thì anh ta phải tái sinh theo luật luân hồi. Sự khác biệt duy nhất giữa trường hợp của anh ta với trường hợp thông thường của mọi người là công phu tu luyện để trở nên tốt đẹp hơn, thông tuệ hơn và minh triết hơn người thường, nên anh ta sẽ được tái sinh trong những hoàn cảnh thuận lợi hơn.

“Hỏi: Người Yogi có thể chuyển di từ thể xác của anh ta qua thể xác của một người đàn bà hay không?

“Đáp: Cũng như người ta có thể khoác lấy y phục đàn bà một cách dễ dàng, người Yogi có thể nhập vào thể xác của một người nữ. Chừng đó, xét về hình dáng và cử chỉ bên ngoài thì đó là một người nữ, nhưng xét về phần nội tâm thì anh ta vẫn là một người nam.

“Hỏi: Tôi đã gặp hai người như vậy; nghĩa là hai người nữ xét về hình dáng bề ngoài, nhưng hoàn toàn mang nam tính trong mọi yếu tố khác. Một trong hai người ấy, ông có nhớ chăng, trước đây chúng ta đã có dịp cùng viếng thăm tại Ba-la-nại, trong một đạo viện bên bờ sông Hằng?

“Đáp: À, đó là nữ tu sĩ Maji.

“Hỏi: Pháp môn Yoga có tất cả mấy loại?

“Đáp: Có hai loại pháp môn Yoga, luyện thể xác (Hatha Yoga) và luyện tinh thần (Raja Yoga). Trong pháp môn Hatha Yoga, hành giả thực hành công phu luyện xác một cách rất khổ hạnh nhằm mục đích bắt thể xác phải tuân theo mệnh lệnh của ý chí. Còn Raja Yoga là một pháp môn tu luyện khiến cho ý chí được phát triển mạnh mẽ đến mức làm chủ được tinh thần. Pháp môn Hatha Yoga đem lại những kết quả thể chất, còn Raja Yoga giúp hành giả phát triển những khả năng tâm linh. Nhưng bất cứ hành giả nào muốn thuần thục pháp môn Raja Yoga đều phải trải qua công phu tu luyện Hatha Yoga.

“Hỏi: Nhưng sự thật là có những người đã đạt được những năng lực tâm linh siêu đẳng của pháp môn Raja Yoga mà không hề trải qua giai đoạn khổ luyện xác thân theo Hatha Yoga. Chính tôi đã gặp ba người như vậy ở Ấn Độ, và chính họ đã cho tôi biết rằng họ không hề khổ luyện xác thân.

“Đáp: Đó là do họ đã có tu luyện pháp môn Hatha Yoga trong kiếp trước.

“Hỏi: Xin ông vui lòng giải thích làm sao người ta có thể phân biệt những hiện tượng nào là thật hay giả khi được thực hiện bởi một người mệnh danh là Yogi?

“Đáp: Những hiện tượng lạ gồm có ba loại: loại thấp nhất được tạo ra bằng sự lanh lẹ của bàn tay, như ta thường thấy trong những màn trình diễn ảo thuật hay trong các gánh xiếc; loại thứ nhì bằng cách sử dụng hóa chất hay những máy móc dụng cụ; loại thứ ba và là loại cao nhất, được thực hiện bằng những năng lực thần bí của con người.

“Việc thực hiện những trò lạ mắt làm cho cử tọa ngạc nhiên đều do hai phương pháp đầu tiên, và được tuyên bố giả dối rằng đó là những hiện tượng siêu nhiên hay phép lạ, gọi là tamasha, hay sự phỉnh gạt bất lương. Nhưng nếu những hiện tượng đó được người ta đưa ra một sự giải thích đúng đắn và chân thật thì chừng đó chúng được coi như sự biểu diễn xảo thuật khoa học hay kỹ thuật.

“Chỉ có những hiện tượng tạo nên bởi việc sử dụng ý chí đã được tập luyện thuần thục của con người, không tùy thuộc các máy móc, dụng cụ, mới là thuộc pháp môn Yoga chân chính.

“Hỏi: Xin định nghĩa tính chất của linh hồn con người.

Đáp: Linh hồn (atmà) con người gồm hai mươi bốn thứ khả năng, trong số đó có ý chí, hành động, kiến thức, ký ức sắc bén, v.v... Khi tất cả những khả năng đó được đem ra tác dụng ở ngoại giới, người chủ động tạo nên những kết quả được xếp hạng dưới chủ đề là Khoa học vật lý. Khi người ấy đem áp dụng chúng vào nội tâm, hay thế giới nội tàng, thì đó là Triết học tâm linh, hay Yoga nội môn.

“Khi hai người nói chuyện với nhau từ hai nơi cách biệt nhau rất xa bằng điện thoại, thì đó là họ sử dụng kiến thức khoa học; khi nào họ giao tiếp với nhau không phải bằng máy móc dụng cụ mà bằng cách sử dụng kiến thức về những giòng từ điện và sức mạnh thiên nhiên, thì đó là kiến thức Yoga.

“Cũng chính do kiến thức Yoga mà nhà thuật sĩ làm cho những đồ vật thuộc bất cứ loại nào được đem tới cho ông ta từ một nơi cách xa, và ngược lại, gửi những đồ vật ấy từ chỗ của ông ta đến bất cứ nơi nào, trong cả hai trường hợp đều không dùng những phương tiện chuyên chở như xe, tàu, v.v...

“Người xưa từng biết rõ những định luật hấp dẫn và xô đẩy của tất cả mọi sự vật trong thiên nhiên, tác động hỗ tương giữa chúng với nhau, và những hiện tượng thần thông mầu nhiệm trong pháp môn Yoga đều căn cứ trên sự hiểu biết đó. Người Yogi có thể thay đổi hay tăng cường những sức mạnh hấp dẫn và xô đẩy đó tùy ý muốn.

“Hỏi: Hành giả muốn sở đắc những quyền năng đó phải có những điều kiện tiên quyết như thế nào?

“Đáp: Đó là các yếu tố:

1. Sự ước muốn học hỏi. Lòng ước vọng đó phải mãnh liệt giống như của người sắp chết đói mong có thức ăn, hay người khát thèm nước uống.

2. Hoàn toàn làm chủ mọi thứ đam mê và dục vọng.

3. Sự trinh khiết; giao du với những bạn bè tốt và có đức hạnh; ăn uống chay tịnh, chỉ dùng những đồ vật thực trong lành, tinh khiết; nơi ăn chốn ở phải thanh tịnh sạch sẽ, không bị ô nhiễm bởi những ảnh hưởng xấu xa ô trược bất cứ loại nào; không khí trong sạch; ở nơi vắng vẻ.

“Ngoài ra, hành giả phải có trí thông minh để có thể hiểu biết những định luật thiên nhiên; phải biết tập trung tư tưởng để không suy nghĩ mông lung khiến cho trí lực bị phân tán trong cơn thiền định, và phải biết tự chủ, kiểm soát mọi thứ đam mê, dục vọng. Anh ta phải diệt trừ năm điều sau đây: vô minh, tự kiêu ngã mạn, dâm dục, ích kỷ và sợ chết.

“Hỏi: Như vậy, phải chăng ông không tin rằng người Yogi có thể hành động trái với những định luật tự nhiên?

“Đáp: Không bao giờ! Bởi vì không có gì xảy ra trái với những định luật thiên nhiên. Do pháp môn Hatha Yoga, người ta có thể thực hiện vài loại hiện tượng nhỏ, chẳng hạn như tập trung tất cả sinh lực của mình vào trong một ngón tay, hoặc trong cơn thiền định biết được những tư tưởng của người khác. Bằng pháp môn Raja Yoga, hành giả trở nên có phép thần thông, có thể làm bất cứ việc gì tùy ý muốn, và biết được bất cứ điều gì muốn biết, thậm chí đến những ngôn ngữ chưa bao giờ học. Nhưng tất cả những việc ấy đều hoàn toàn phù hợp với những định luật tự nhiên.

“Hỏi: Đôi khi tôi được thấy những vật thể vô tri như thư từ, tiền đồng hay kim loại, bút chì, đồ nữ trang, v.v... được tạo ra thành những bản sao ngay trước mắt tôi. Làm sao giải thích điều đó?

“Đáp: Trong không gian có chứa đựng những nguyên tử của mọi vật thể hữu hình trong một trạng thái vô cùng tế vi. Người Yogi biết tập trung những nguyên tử đó bằng cách sử dụng ý chí, và tượng hình những vật thể đó theo kiểu mẫu mong muốn bằng trí óc sáng tạo của mình.

“Đến đây, Đại tá Olcott hỏi vị Swami có ý kiến gì về những hiện tượng thần thông mà bà Blavatsky đã làm từ trước đến nay trước sự có mặt của nhiều nhân chứng, chẳng hạn như bà làm cho những hoa hồng rơi xuống như mưa từ trên trần nhà trong một phòng khách ở Bénarès hồi năm ngoái, gây tiếng chuông reo trong không khí, làm cho ngọn lửa trong một cây đèn lu mờ dần cho đến khi hầu như sắp tắt, rồi truyền lệnh cho nó bùng cháy lên cao vút mà không động đến cái bộ phận vặn bấc đèn, v.v...

“Câu trả lời là: Đó là những phép thuật thuộc lãnh vực của pháp môn Yoga. Vài loại hiện tượng này, những người làm trò ảo thuật có thể bắt chước, nhưng những phép thuật của bà Blavatsky không phải thuộc loại đó.”

Tôi nghĩ rằng đây là những quan điểm tóm lược đơn giản, rõ ràng, sáng sủa và gợi mở nhất về pháp môn Yoga của Ấn Độ. Người đối thoại với tôi là một trong những nhân vật ưu tú nhất trong giới tu sĩ Bà-la-môn, một người học vấn uyên thâm, một nhà tu khổ hạnh đầy kinh nghiệm, một nhà biện thuyết hùng hồn và một người có tinh thần yêu nước cao độ.

Sau đó ít lâu chúng tôi đã trải qua một giai đoạn khó khăn trong vấn đề giao tiếp với đạo sư Dyanand Saraswati. Không có một lý do nhỏ nhặt nào, nhưng bỗng nhiên ông ta có thái độ thù nghịch đối với chúng tôi. Ông ta viết cho chúng tôi những bức thư lời lẽ gay gắt, nặng nề; kế đó ông đấu dịu lại đôi chút; rồi lần sau lại đổi giọng, và như thế ông đặt chúng tôi vào một tình trạng căng thẳng thường xuyên.

Sự thật là tờ tạp chí của chúng tôi không thể là một cơ quan ngôn luận đặc biệt của môn phái Arya Samaj, và chúng tôi cũng không chịu tách rời khỏi các nhóm tín đồ Phật giáo và Bái hỏa giáo, như ông ta vẫn mong muốn. Hiển nhiên là ông muốn bắt buộc chúng tôi phải chọn lựa một trong hai điều: hoặc là sự tiếp tục bảo trợ từ môn phái của ông ta; hoặc là sự trung thành với lý tưởng không bè phái của chúng tôi. Và chúng tôi đã chọn lựa. Vì những lý tưởng và nguyên tắc của Hội, chúng tôi không chịu nhượng bộ bất cứ một áp lực nào từ bên ngoài.

Cũng xin nhắc lại rằng sau những lần tiếp xúc đầu tiên với chi phái Ấn giáo Arya Samaj, đạo sư Dyanand đã cùng tôi thảo luận về những điều lệ mới của Hội Thông thiên học. Ông ta đã nhận lãnh một chân trong Hội đồng Quản trị của Hội, cho tôi có thẩm quyền thay mặt y trong những cuộc biểu quyết của Hội đồng bằng một văn thư chính thức, và hoàn toàn phê chuẩn kế hoạch của chúng tôi, là dung hòa những phân chi gồm có những tín đồ các giáo phái khác nhau như Phật giáo, Bái hỏa giáo, Hồi giáo, Ấn giáo, v.v... Nhưng về sau, tinh thần khoan dung, không bè phái của ông ta đã thay đổi trở thành óc bè phái, độc đoán, và thiện chí tốt đẹp của ông ta đối với chúng tôi đã trở thành sự đố kỵ thù nghịch.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/03/2020(Xem: 38722)
Lễ Dâng Y Kathina & Cúng Dường Phẩm Vật chư Tăng tại Bồ Đề Đạo Tràng India, Nhân Lễ tưởng niệm ngày đức Phật (thái tử Siddartha Gautam) xuất gia, được sự trợ duyên của chư Phật tử và quí thiện hữu hảo tâm, chúng tôi đã thực hiện một buổi Dâng Y Kathina và cúng dường phẩm vật đến chư Tăng thuộc 3 truyền thống Mật tông Kim cương thừa (金剛乘, vajrayāna), truyền thống chư Tăng Nguyên Thủy các nước Theravada và chư Tăng Ni truyền thống Đại Thừa (Mahayana) tại Bồ Đề Đạo Tràng.
11/01/2020(Xem: 4832)
THỜI GIAN HÀNH HƯƠNG: 15 ngày Từ ngày 02- Oct-2020 đến ngày 17- Oct-2020 GHI DANH: 15 Jan 2020 Hạn chót là ngày 15-June- 2020 NGƯỜI HƯỚNG DẪN : Tỳ Khưu Thích Tánh Tuệ (Chùa Vạn Phước- Sandiego) & Chư Tôn Đức Tăng Ni - Có chương trình thuyết giảng và hành lễ riêng. PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN TRONG ẤN ĐỘ Máy bay, xe Bus có máy lạnh, xe du lịch 50 chỗ ngồi, có máy điều hoà, tiện nghi, sạch sẽ Những nơi chiêm bái chính: TỨ ĐỘNG TÂM 1 Lâm tì ni (Lumbini, Nepal): nơi Đức Phật đản sinh. 2. Bồ đề đạo tràng (Bodh Gaya): nơi Đức Phật thành đạo. 3. Lộc uyển (Sarnath): nơi Đức Phật chuyển pháp luân (giảng bài pháp đầu tiên). 4. Câu thi na (Kushinagar, Kusinara): nơi Đức Phật nhập diệt.
21/12/2019(Xem: 3551)
Hiệp hội Khảo cổ học Ấn Độ (ASI) tại thành phố Varanasi vừa đệ trình hồ sơ lên tổ chức Văn hóa Khoa học và Giáo Dục của Liên hiệp quốc (UNESCO) xin được công nhận thánh địa Sarnath là di sản văn hóa thế giới. Đề xuất này được Bô Văn Hóa Ấn Độ chấp thuận và đang chờ UNESCO công nhận. Nếu được chấp nhận, Sarnath sẽ trở thành di sản thế giới thứ tư của UNESCO ở bang Uttar Pradesh và là di sản thứ 39 của Ấn Độ.
10/11/2019(Xem: 5249)
Vượt đường xa, ta quyết đi cho đến cùng… Giống như ao ước lẫn thao thức của người mong được trở về Quê mẹ, cuộc hành hương tâm linh về xứ Phật nhiệm mầu vẫn luôn luôn ẩn hiện trong tiềm thức của những người đang lãnh công việc phát huy và thực thi tinh thần của giáo pháp Như Lai, nói chung là những người con Phật.
23/10/2019(Xem: 5451)
Nam Mô A Di Đà Phật, Kính bạch Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni, Kính thưa quý Đồng Hương Phật tử gần xa, Sau khi ra thông báo về tour Cruise 2020, du ngoạn trên du thuyền kết hợp với chương trình tu học và Pháp Hội Cầu Siêu Thủy Lục, khởi hành từ Hải Cảng Sydney ngày 29/11 và về lại Sydney ngày 11/12/2020. Đã có khoảng 300 Phật tử ghi danh và đóng tiền deposit $200 để giữ chỗ, nhưng mới đây Hãng Tàu Royal Caribbean (Hoa Kỳ) đã tự động tăng giá tiền từ $1,500 lên đến $2,100 cho một phòng 4 người, và nhất là họ thay đổi ý kiến, không cho phép Ban Tổ Chức thiết trí trang hoàng bàn thờ Phật để tiến hành nghi cúng “Pháp Hội Thủy Lục” trên boong Tàu, đây là mục đích chính của chuyến đi, nhiều Phật tử phản đối cho sự thay đổi này. Nên Ban Tổ Chức thành tâm cáo lỗi đại chúng và xin hủy bỏ chuyến cruise này. Xin quý vị hoan hỷ liên lạc tại nơi mình ghi danh để nhận lại tiền deposit: Tại Sydney: Tony Thạch: Mobile 0411 863 809 Tại Melbourne: Ms. Hồng Hạnh: Mobile 0402 741 639 Tại Ad
18/10/2019(Xem: 3577)
Hành hương xứ Phật, chùa tháp và các quốc gia Phật giáo là ước mơ của nhiều người con Phật. Dưới sự hướng dẫn của Ni sư trưởng đoàn TN Giới Hương, ngày 02/09 đến 06/10/2019,quý Phật tử chùa Hương Sen đã thực hiện được chuyến đi hành hương 5 quốc gia hiếm có này.
26/09/2019(Xem: 20848)
Ẩn mình trong dãy Hy Mã Lạp Sơn hùng vĩ là xứ sở Bhutan, một quốc gia nhỏ bé nằm phía sau dãy Hy Mã Lạp Sơn, giống như Tây Tạng, một địa chỉ tâm linh huyền bí và khép kín với thế giới bên ngoài. Đặc biệt đây là một đất nước lấy chỉ số thu nhập GDP không phải là tiền bạc mà là hạnh phúc của con người. Tu Viện Quảng Đức sẽ tổ chức chuyến hành hương thăm viếng Bhutan và Tích Lan từ ngày 26/9 đến 12/10/2019, lệ phí trọn gói: $6,500, số khách giới hạn, xin quý Phật tử hoan hỷ đăng ký sớm. Hạn chót đăng ký và đóng tiền đầy đủ: 25/7/2019. Chuyến đi do Thượng Tọa Trụ Trì Thích Nguyên Tạng làm trưởng đoàn cùng với Đạo Hữu Tony Thạch (giám đốc công ty Triumph Tour) làm trợ lý cho Thầy để lo các công việc cần thiết. Xin quý Phật tử xa gần liên lạc về Tu Viện Quảng Đức (03.9357 3544 hoặc email:quangduc@quangduc.com) để ghi danh tham dự chuyến hành hương chiêm bái này. Chi tiết, xin quý Phật tử thường xuyên vào xem tại trang nhà: www.quangduc.com
04/07/2019(Xem: 3151)
Hôm nay "tour guide" đưa phái đoàn hành hương chúng tôi đến tham quan trường đại học Nalanda. Khi tới trước cổng trường, chúng tôi xuống xe đi bộ một khoảng khá xa. Trước mặt, sau lưng chúng tôi còn có nhiều đoàn hành hương khác cùng đến thăm thánh tích Nalanda. Nhìn cách ăn mặc của họ chúng tôi có thể đoán họ đến từ những xứ khác như Thái Lan, Phi Luật Tân, Đại Hàn... Có những người da trắng và cả những người Ấn Độ nữa... Chúng tôi im lặng đi qua khỏi một sân cỏ rộng lớn mới vào tới bên trong những đền tháp đã bị sập đổ chỉ còn những chân tường màu nâu củ kỹ.
11/06/2019(Xem: 4210)
Tour 1: Đại Phật Lạc Sơn, Nga Mi Sơn, Tây Tạng, Phổ Đà Sơn (dịp Trung Thu) 12 Ngày / 10 Đêm , giá $2980 USD, ngày 02-14/09/2019 Tour 2: Phổ Đà Sơn (dịp Trung Thu), Hành Hương Đất Phật, Ấn Độ 15 Ngày / 13 Đêm, giá $2980 USD, ngày 11-25/09/2019 Tour 3: Đại Hàn – Taiwan 12 Ngày / 10 Đêm, giá $2980, ngày 26/09-07/10/2019
06/05/2019(Xem: 4633)
Bỏ lại sau lưng những cung bậc thị phi đời thường, lang thang vân du tìm đến những thắng tích đã phế bỏ từ lâu qua bao nhiêu cuộc thăng trầm nhung nhớ. Tôi cùng phái đoàn Phật tử thuộc Đạo Tràng Liên Tịnh Nguyện, tìm về quê hương Tuyên Quang, nằm ở phía Tây Bắc, tham quan một số điển tại Thủy Điện Na Hang, trong đó ta tìm về chiêm ngưỡng vẻ đẹp đất trời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567