Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

II.

11/03/201104:02(Xem: 9902)
II.

NHỮNG GIAI THOẠI HUYỀN BÍ
Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

CHƯƠNG SÁU: MỘT CHUYẾN ĐI LÊN MIỀN BẮC

II.

Do nhiều bạn đạo kể chuyện và sau khi đã trao đổi quan niệm bằng cách giao dịch thư từ với nhóm Arya Samaj, một chi phái Ấn Giáo tiến bộ, tôi được biết đạo sư (Swami) Dynand Saraswati như một nhà bác học Phạn ngữ (Pandit) và một nhà cải cách tôn giáo, đang lãnh đạo một phong trào tâm linh rất mạnh mẽ mệnh danh là tổ chức Arya Samaj, nhằm mục đích phục hưng tôn giáo Phệ-đà (Veda) thuần túy cổ xưa của Ấn Độ.

Khi chúng tôi đến Agra, chúng tôi được người đại diện địa phương của đạo sư Dynand Saraswati đến viếng thăm và trao đổi với chúng tôi nhiều điều về vị lãnh đạo tôn giáo này. Sự trình bày của ông ta rất thỏa đáng nên chúng tôi quyết định đi Saharanpore để gặp vị Swami khi ngài đi hành hương từ Hardwar trở về.

Tại Saharanpore, những tín hữu của chi phái Arya Samaj nghênh tiếp chúng tôi rất nồng hậu với những quà tặng bánh trái và hoa quả. Nhưng sự vui thích của chúng tôi đã có phần giảm bớt do sự có mặt của mấy tên mật vụ. Họ theo dõi mọi sự di chuyển của chúng tôi, khám xét thư từ, đọc điện tín của chúng tôi, và làm cho chúng tôi có cảm tưởng như mình đang phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ của ngành an ninh!

Trụ sở chi phái Samaj dành cho chúng tôi một cuộc tiếp tân long trọng và một bữa tiệc theo phong tục bản xứ. Chúng tôi ngồi ăn dưới đất với bàn tay mặt rửa sạch, bốc thức ăn đựng trong những cái đĩa kết bằng lá cây.

Đạo sư (Swami) về đến nơi vào sáng sớm ngày hôm sau. Bạn Mulji và tôi cùng đến để chào mừng. Tôi vô cùng cảm kích về tác phong, dáng điệu, giọng nói ấm áp cũng như những cử chỉ lịch sự và cốt cách tôn nghiêm cao quí của ông. Đạo sư nắm tay tôi, đưa tôi đến một hàng ba rộng rãi lộ thiên, cho người đem đến một ghế dài và mời tôi ngồi bên cạnh người.

Sau khi đã trao đổi với nhau những lời chúc mừng, chúng tôi chia tay từ giã, và độ một giờ sau đó, đạo sư đích thân đến nơi quán trọ của chúng tôi để thăm xã giao bà Blavatsky.

Trong cuộc nói chuyện dài tiếp theo sau đó, đạo sư cho biết quan điểm của ông về các vấn đề Thượng đế, Giải thoát và Niết-bàn. Chúng tôi nhận thấy những điều này hầu như hoàn toàn phù hợp với quan niệm của chúng tôi.

Hôm sau, chúng tôi cùng đạo sư đáp chuyến xe lửa đi Meerut. Khi đến nơi, chúng tôi được đưa đến ngôi biệt thự của ông Sheonarain, một nhà thầu giàu có làm việc cho Chính phủ. Ông này là một tín hữu phái Samaj, đã tình nguyện cung ứng ngôi nhà của ông cho chúng tôi sử dụng.

Chiều hôm sau, vào lúc sáu giờ rưỡi chúng tôi tham dự một buổi hội họp đông đảo của môn phái Arya Samaj, được tổ chức ở một sân rộng lộ thiên, giữa những ngôi nhà lầu bao quanh. Ở cuối sân có một bục xây bằng gạch, trên có trải nệm và thảm Ấn Độ. Đạo sư Swami ngồi xếp bằng trên tấm thảm, dựa lưng vào một cái gối tròn và dày. Loại gối này rất thông dụng ở các xứ phương Đông.

Tác phong trầm tĩnh, oai nghi, đạo sư nổi bật giữa đám đông, và trong một bầu không khí im lặng hoàn toàn, toàn thể hội trường đều lắng tai nghe ông thuyết pháp.

Sau khi phái đoàn chúng tôi được đưa đến chỗ ngồi đã sắp đặt sẵn, ngài Swami im lặng tọa thiền trong vài phút, kế đó ông ngẩng mặt lên trời, rồi với một giọng trầm ấm, ngân vang những thánh ngữ: “AUM, AUM! Shantih, Shantih, Shantih!” (ngụ ý: Cầu cho muôn loài được bình an), và khi những âm thanh vang dội đã tan dần, ông mới bắt đầu một thời pháp về đề tài “Cầu nguyện”.

Ông định nghĩa rằng cầu nguyện tức là làm việc. Cầu nguyện không phải là thốt lên những lời lẽ vô vị trên đầu môi chót lưỡi; không phải là nịnh hót hay ca tụng Thượng đế, vì như thế sẽ không đem lại một kết quả nào. Có lần, ông nghe một tín đồ phái Brahmo Samaj bỏ phí mất hai giờ đồng hồ chỉ để lặp đi lặp lại cả ngàn lần những lời này: “Ôi! Thượng đế, Ngài là từ bi và công bằng vô lượng vô biên!” Làm như vậy có ích gì? Ông nói, có người nói chuyện với Thượng đế như người ta nói chuyện với kẻ tôi tớ; cơ hồ như họ có quyền áp đặt, sai phái! Thật là rồ dại, ngu ngốc. Người nào muốn cầu nguyện có hiệu quả, hãy làm việc, làm việc và làm việc. Tất cả những gì ở ngoài khả năng của mình phải được tìm kiếm bằng sự công phu thiền định và phát triển những năng lực tâm linh...

Đạo sư tiếp tục thuyết giảng một cách hùng biện, giọng nói truyền cảm, ngôn ngữ dễ dàng lưu loát như giòng nước chảy. Trước khi ông kết thúc, ánh trăng bạc chiếu vào mặt tiền ngôi nhà trước mặt chúng tôi trong khi chúng tôi ngồi ẩn khuất trong bóng tối, dưới nền trời xanh biếc một màu thăm thẳm. Một tia trăng sáng rọi vào bối cảnh phía sau lưng đạo sư, giống như một bức màn bằng bạc đánh bóng, làm nổi bật thân hình của ông với những nét thanh tú như một pho tượng đồng.

Ngày hôm sau, đến lượt tôi thuyết trình. Buổi thuyết trình được tổ chức trong một lều vải khổng lồ được dựng lên trong khuôn viên nhà của ông Sheonarain. Sàn gạch được phủ lên bằng những tấm nệm vải cứng và dày để làm chỗ ngồi, bên trên có trải những tấm thảm Ấn Độ và Ba Tư. Ngoài một cái bàn riêng cho tôi và vài chiếc ghế cho các thính giả người Âu, kỳ dư là thính giả bản xứ, kể cả đạo sư Swami, đều ngồi xếp bằng trên sàn gạch. Có vài vị quan chức người Anh tham dự, lại có cả những người mật vụ hôm trước, lần này với bộ râu mép cạo sạch nhẵn, hình như với mục đích hóa trang!

Cuộc nói chuyện của tôi do Mulji làm thông dịch, trình bày những lợi ích hỗ tương có thể đạt được bằng cách phối hợp những quyền lợi và khả năng thiên phú của cả hai chủng tộc Đông phương và Tây phương.

Ngày hôm sau, vị Swami kể cho chúng tôi nghe nhiều sự việc lý thú về những kinh nghiệm bản thân của ông và của những đạo sĩ Yoga khác trong rừng già. Ông đã từng sống gần như khỏa thân (chỉ đóng một cái khố rất nhỏ trên người) suốt bảy năm trong rừng rậm, ngủ trên mặt đất hoặc trên tảng đá, ăn toàn hoa quả, rễ cây và uống nước suối, cho đến khi thể xác ông hoàn toàn không còn cảm giác đối với tiết trời nóng, lạnh, vết thương, xây xát hay lửa bỏng. Ông không hề bị các loài độc xà, ác thú làm hại. Có lần ông chạm trán với một con gấu đói trên đường đi, con gấu nhảy chồm lên định vồ lấy ông, nhưng ông đưa tay khoát nó đi ra chỗ khác, và đường đi được giải tỏa. Một vị siêu nhân mà ông đã gặp tại núi Abu, tên là Bhavani Gihr, có thể uống cạn một chai thuốc độc mà chỉ một giọt thôi cũng đủ giết chết một người thường. Vị này có thể nhịn ăn suốt bốn mươi ngày một cách dễ dàng và thực hiện được nhiều hiện tượng lạ lùng khác.

Chiều hôm đó, có một cuộc hội họp khác của các tín hữu Arya Samaj cũng đông đảo như lần trước để gặp gỡ chúng tôi, và một cuộc thảo luận đã diễn ra giữa đạo sư (Swami) và vị hiệu trưởng của trường trung học địa phương về những luận cứ chứng minh cho sự hiện diện của Thượng đế.

Ngày hôm sau, chúng tôi sửa soạn lên đường trở về Bombay, và được vị Swami cùng với một số đông tín hữu của môn phái ông tiễn đưa ra tận nhà ga. Họ tung hoa hồng vào người chúng tôi và hô to khẩu hiệu “Namasté” để tiễn biệt khi đoàn xe lửa lăn bánh.

Sau những ngày và đêm nóng bức trên chuyến xe lửa với những tiếng động ồn ào, bụi bặm, thiếu tiện nghi, chúng tôi đã đến Bombay. Trước khi kiểm soát lại hành lý, bà Blavatsky đi ngay đến trước mặt tên mật vụ, và ngay trên sân ga, bà cho hắn ta một bài học đích đáng. Với một giọng nhạo báng chua cay, bà thốt ra lời khen ngợi y về những thành quả lớn lao mà y hẳn đã gặt hái được trong chuyến đi đắt tiền trên toa xe hạng nhất, và nhờ y chuyển đạt những lời chúc mừng và cảm ơn nồng hậu của bà lên thượng cấp của y! Tên mật vụ thẹn đỏ mặt, lúng túng ngập ngừng nói không ra lời, và chúng tôi bước đi, bỏ y lại đó một cách trơ trẽn.

Kế đó, thay vì đi thẳng về nhà để tắm rửa và ăn sáng, chúng tôi gọi xe đến Lãnh sự quán Hoa Kỳ và yêu cầu viên lãnh sự gửi một thông điệp cực lực phản kháng viên Cảnh sát trưởng về cách đối xử có tính cách nhục mạ của y đối với những công dân Mỹ vô tội.

Mọi sinh hoạt của chúng tôi vẫn trôi chảy một cách êm đềm. Những cảnh tượng lạ mắt của nếp sinh hoạt bản xứ diễn ra trong đời sống hằng ngày, càng ngày càng gây ấn tượng sâu xa hơn trong tâm hồn chúng tôi. Phạm vi giao tiếp của chúng tôi với người bản xứ cũng ngày càng mở rộng thêm, nhưng chỉ trừ một vài trường hợp lẻ loi rất hiếm, còn nói chung thì chúng tôi không tiếp xúc với người Âu. Việc họ có ưa thích chúng tôi hay không cũng chẳng quan hệ gì; sự thật là họ không thể dạy chúng tôi những gì mà chúng tôi muốn biết. Nếp sống thường ngày và những công việc bận rộn của họ không có chút thú vị gì đối với chúng tôi.

Sau khi tôi gửi một bức thư phản kháng cho chính quyền địa phương tỉnh Bombay qua trung gian của ông Franham, lãnh sự Hoa Kỳ, tôi được một bức thư trả lời rằng họ không hề có thái độ cố ý khiếm nhã trong việc cho nhân viên mật vụ theo dõi mọi hành động của chúng tôi. Về sau, khi đến Simla, tôi được các viên chức cao cấp trong phủ Toàn quyền của vị Phó vương Anh cho biết rằng họ rất bực mình khi thấy công tác do thám được thi hành một cách quá ư lộ liễu và vụng về đến nỗi đã làm cho chúng tôi chú ý. Họ nói thêm rằng, việc theo dõi chúng tôi chỉ là chuyện thông thường, vì luật lệ Nhà nước ở Ấn Độ qui định phải theo dõi tất cả những người ngoại quốc nào có vẻ thân thiện đặc biệt với người bản xứ và tránh né sự giao thiệp với người của giai cấp thống trị.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/06/2013(Xem: 4541)
Theo sau chuyến đi chiêm bái Phật tích Ấn Độ- Đài Loan, nhiều Phật tử đang hân hoan phát tâm đi chiêm bái các quốc gia Phật giáo khác ngoài Ấn Độ như Tích Lan, Miến Điện, Lào, Campuchia, Thái Lan, Nam Dương, Tây Tạng, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản….
24/06/2013(Xem: 4891)
Hiện đã có visa vào TQ, xin mời quý Phật tử trong phái đoàn về dự phiên họp tại Tu Viện Quảng Đức, lúc 2 giờ chiều chủ nhật tuần này (23-9-2007) để nghe hướng dẫn một số chi tiết về chuyến đi chiêm bái, ngay sau buổi họp quý vị sẽ được nhận lại passport, vé máy bay và health insurance policies.
22/06/2013(Xem: 3857)
Một ngày không tắm. Một đêm ngủ trời nóng trên 40 độ lại nghe tiếng máy lạnh rù rì chẳng mang một chút hơi lạnh hay tạo chút gió trong căn phòng ngột ngạt của khách sạn 3 sao ($40 Úc kim/đêm). Chúng tôi phải tắt đèn sớm để khỏi phải thấy thằn lằn bò trên trần.
21/06/2013(Xem: 10506)
Một số hình ảnh của chuyến hành hương Chiêm bái Phật Tích Ấn Độ tháng 11-2008 Nhiếp ảnh: Thiện Hưng - Diệu An - Quảng Trí Thắng
21/06/2013(Xem: 5292)
Đã mấy lần mơ về thăm đất Phật Nơi linh thiêng ghi dấu bước chân vàng Từ hoàng thành ra muôn nẻo thôn trang Đem ánh sáng từ bi lan khắp hướng Đã từ lâu đàn con hằng khát ngưỡng Được về đây đảnh lễ Lâm-Tỳ-Ni
21/06/2013(Xem: 5369)
Quỳ trước thân Phật nằm nhập diệt Cúi mặt, nhắm mắt, niệm Nam Mô Ngước lên thấy bạn sùi sụt khóc Miệng khẩn nguyện nước mắt trào tuôn Khiến lòng con cảm thương đau xót Cho bạn hiền đang chịu khổ đau Con nguyện nhận khổ đau bịnh tật Của người bạn đang phải gánh mang
21/06/2013(Xem: 4878)
Ta hãy cùng nhau hành hương về nơi xứ Phật nhiệm mầu Đường về Đạo Tràng dù cho gian nan nguy khó Ta quyết tâm tìm về nơi thánh tích thiêng liêng Ngày ngày qua Phật tử khắp nơi gần xa
21/06/2013(Xem: 4993)
Lần đầu tiên tôi trở về xứ Phật Một thời xưa tôi đặt gót nơi đây Lâu đài cao cung điện mấy tầng mây Thời xưa cổ bây giờ còn đâu nữa Tôi vọng hỏi kẻ qua đường ai biết Rằng bao lâu thành đổ tựa rừng hoang Khách trả lời từ vạn cổ lừng danh Đô thị ấy tưng bừng trong nắng chói Hai ngàn năm trôi qua trong gió bụi
21/06/2013(Xem: 4836)
Ngậm ngùi trước cảnh điêu tàn Cung hoàng tráng lệ bây giờ còn đâu Chúng sanh biển khổ trầm luân Cầu xin Phật độ kiếp người tang thương Con đây nhỏ lệ khóc thầm Thương thân từ phụ cách xa nghìn trùng Xin Ngài cứu giúp cho con Để tâm sáng suốt xa lìa bến mê
21/06/2013(Xem: 4701)
Hôm nay con được trở về Quê hương của Phật thật là thiêng liêng Bước chân con nhẹ đặt lên Cảm thương Phật tổ dậm trường dầy công Để lại giáo lý thậm thâm Ngày ngày con nguyện khắc ghi trong lòng
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]