Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

III.

11/03/201104:02(Xem: 8854)
III.

NHỮNG GIAI THOẠI HUYỀN BÍ
Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

CHƯƠNG HAI: HÀNH TRÌNH SANG ẤN ĐỘ

III.

Những đường phố của Bombay có một tính chất đặc biệt Đông phương làm cho chúng tôi vô cùng thích thú. Những dinh cơ nguy nga đồ sộ, những sắc phục màu mè sặc sỡ của dân bản xứ gồm đủ mọi thành phần vô cùng phức tạp, những xe cộ hình dạng dị kỳ, cái cảm giác mới mẻ lạ lùng mà toàn thể cảnh tượng đó gây ra nơi thẩm quan mỹ thuật của chúng tôi, và niềm phúc lạc thần tiên được đạt tới mục đích cuộc hành trình sau chuỗi ngày khắc khoải chờ mong kéo dài, để đến được dải đất của những dân tộc mệnh danh “ngoại đạo” thân yêu của chúng tôi. Để tiếp xúc và sống chung với họ, chúng tôi đã vượt qua bao vùng biển cả trùng dương và chạm trán với bao cơn giông tố bão bùng. Tất cả những cảm giác, ấn tượng sống động đó làm cho lòng chúng tôi tràn ngập một niềm sung sướng hạnh phúc khôn tả.

Chiều ngày 17 tháng 2, một cuộc tiếp tân được tổ chức tại tư gia một bạn đạo với 300 quan khách được mời đến để gặp gỡ chúng tôi. Như thường lệ, trong những dịp này có đọc diễn văn chúc mừng, với những vòng hoa choàng vào cổ và nước hoa rẩy vào người chúng tôi theo phong tục bản xứ.

Bà Blavatsky, ông Wimbridge, ông Scott và tôi đều có đáp từ tùy theo khả năng và cảm hứng của mỗi người, và cơn xúc động sâu xa trong lòng đã khiến tôi rơi nước mắt!

Ngày hôm sau, chúng tôi được mời tham dự cuộc lễ kỷ niệm “Shivaratri” của Ấn giáo tại Động Voi (Elephant Cave). Sau đó, hằng ngày đều có quan khách dồn dập đến viếng thăm chúng tôi càng lúc càng đông, trong số đó có các gia đình cư sĩ tại gia theo Parsi (Bái hỏa giáo), Ấn giáo, và các tu sĩ xuất gia, tăng lữ Kỳ-na giáo (Jain) v.v...

Có những mâm lễ vật hoa quả được gửi đến tặng chúng tôi kèm theo thông điệp chào mừng. Một đêm văn nghệ đặc biệt với vở kịch Ấn Độ “Sitaram” được trình diễn cho chúng tôi xem tại Hí Viện Elphinstone.

Ngày 7 tháng 3, chúng tôi dời đến một ngôi biệt thự nhỏ ở số 108 đường Girgaum. Chúng tôi đã ở luôn tại đây suốt hai năm liền và dùng nơi này làm Tổng hành dinh của Hội Thông thiên học Thế giới.

Bạn Mulji có tìm được cho chúng tôi một thiếu niên giúp việc chừng 15 tuổi, tên Babula. Ai cũng biết thằng bé có lòng trung tín đối với bà Blavatsky hầu như tuyệt đối, cho đến khi bà rời khỏi xứ Ấn Độ.

Mỗi đêm chúng tôi đều có quan khách đến viếng. Trong những dịp đó, những vấn đề triết học, siêu hình và khoa học phức tạp, khó khăn nhất được mang ra thảo luận. Chúng tôi sống trong một bầu không khí tinh thần, trí tuệ, với những lý tưởng tâm linh cao cả nhất.

Trong bối cảnh tinh thần đó lần đầu tiên đã xuất hiện những bạn đạo đồng thanh khí với chúng tôi. Những người này về sau đã có liên hệ mật thiết với sự phát triển của phong trào Thông thiên học.

Trong số những người bạn mới của chúng tôi lúc ấy, có hai anh em MM. và AM. Kunte. Người anh là một giáo sư kiêm học giả ưu tú về môn Phạn ngữ, còn người em là một vị bác sĩ giảng dạy khoa Cơ thể học tại trường Đại học Y khoa ở Bombay.

Nhưng người bác sĩ này về sau đã tỏ ra thiếu hẳn sự can đảm, tinh thần bạc nhược đến mức khiến tôi phải đem lòng khinh bỉ.

Ông ta là một thành viên trong Hội đồng Quản trị của Hội Thông thiên học, được đối xử trên một cương vị bình đẳng và thân hữu, quan hệ mật thiết với chúng tôi. Lúc đầu, ông ta rất nhiệt thành với Hội, sẵn lòng trợ giúp và đáp ứng rộng rãi mọi nhu cầu của Hội. Ông sẵn lòng cung hiến nhà ở, tài sản, xe ngựa cho chúng tôi tùy nghi sử dụng, thật sự xem chúng tôi như anh em một nhà.

Bỗng nhiên, một ngày nọ, người giúp việc của ông ta mang đến cho tôi một bức thư từ chức và xin ra khỏi Hội mà không một lời giải thích lý do. Tôi còn không tin ở mắt mình và nghĩ rằng đó hẳn là một trò đùa đáng trách, nhưng khi tôi hối hả đến nhà ông ta thì mới bật ngửa người ra mà nghe ông ta xác nhận rằng đó là sự thật.

Sau nhiều lần cật vấn về lý do của sự việc ấy, tôi mới biết rõ sự thật. Vị Khoa trưởng ở trường Đại học Y khoa đã khuyên ông ta nên chấm dứt mọi liên hệ với chúng tôi, vì Hội Thông thiên học đã bị chính phủ Anh Ấn nghi ngờ là có những ý đồ và mục tiêu chính trị!

Như vậy, thay vì mạnh dạn đứng ra bênh vực chúng tôi và tuyên bố rằng Hội Thông thiên học hoàn toàn không dính dáng gì đến vấn đề chính trị– với tư cách là bạn thân của chúng tôi và là một thành viên Hội đồng Quản trị của Hội, ông ta có thể làm điều đó một cách dễ dàng – thì người bác sĩ giàu có phong lưu này, người mà vấn đề sinh kế không phụ thuộc chút nào vào số tiền lương chết đói của chính phủ, lại chạy thẳng một mạch về nhà và biểu lộ sự hèn nhát của y trên giấy trắng mực đen!

Những ai biết chuyện sẽ hiểu được cái cảm giác khinh bỉ của tôi đối với ông ta kể từ đó về sau. Ngày hôm sau, tôi viết thư cho vị giáo sư Phạn ngữ nói rằng vì người em ruột của ông thấy có điều bất lợi trong việc liên hệ với Hội Thông thiên học, nên tôi hy vọng rằng không một sự e ngại tế nhị nào có thể ngăn cản sự rút lui của ông nếu ông cũng chia sẻ sự băn khoăn ấy. Câu trả lời của ông ta là một lá đơn từ chức viết tay!

Trong một trường hợp khác, tôi có nói với một bạn đạo Ấn Độ mà tôi biết rằng vấn đề sinh kế phải phụ thuộc vào số lương nghèo nàn của chính phủ là 40 ru-pi mỗi tháng: “Này anh Martandras Bhai, giả dụ như sáng mai đến sở làm anh thấy trên bàn giấy một bức thư nói rằng anh hãy chọn một trong hai điều, là chỗ làm của anh và Hội Thông thiên học, bởi vì Hội chúng ta bị nghi ngờ là có âm mưu chính trị, khi ấy anh sẽ nghĩ sao?”

Người bạn này lộ vẻ đăm chiêu nghĩ ngợi, nét mặt cứng rắn như người sắp phải quyết định một việc nghiêm trọng, và kế đó với đôi môi mím chặt và một cái lắc đầu, anh ta đáp một cách quyết liệt: “Tôi... tôi không thể làm trái với lương tri của tôi!”

Tôi bèn ôm chầm lấy anh ta và kêu to với bà Blavatsky ở phòng kế bên: “Qua đây! Bà hãy qua đây để nhìn xem một người Ấn Độ chân chính, một con người can đảm!”

Tên đầy đủ của người này là Martandras Babaji Nagnath. Anh ta là một người Bà-la-môn thuộc tiểu bang Maratha.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/06/2018(Xem: 24286)
Nhằm tạo một cơ hội sinh hoạt chung để chia sẻ, học hỏi, thảo luận một số đề tài liên quan đến công việc Hoằng pháp, Giáo dục, Văn học Nghệ thuật Phật Giáo, và Ra Mắt Sách chung, một buổi sinh hoạt CÓ MẶT CHO NHAU sẽ được tổ chức tại Viet Bao Gallery, 14841 Moran St. Westminster, CA 92683, vào lúc 4:30--8:30 Chiều, Thứ Bảy, ngày 2 tháng 6, 2018.
05/05/2018(Xem: 3852)
Tôi vừa đi chơi 2 tuần bên Tàu về. Vâng, tôi vừa thực hiện được ước mơ bấy lâu nay của tôi là đặt chân lên Vạn Lý Truờng Thành. Mặc dù ý thức được chuyến đi du lịch bên Tàu của tôi rơi không đúng thời điểm, tôi vẫn bắt buộc phải thực hiện điều này năm nay vì qua năm tới, về hưu, tôi sẽ không còn khả năng tài chánh, và có thể cả sức khỏe để làm được. Vợ chồng tôi đã ghi tên đi theo tour cùng với một số người Pháp. Điều gây ấn tuợng nhất đối với tôi qua chuyến đi này là phong cảnh hùng vĩ của nước Tàu và cái phồn vinh (giả tạo?) của các thành phố lớn, nhất là Shanghai.
01/05/2018(Xem: 9766)
Thông Báo Hành Hương Phật Tích Ấn Độ (2018)
02/04/2018(Xem: 22445)
Ngôi làng Nhật rực hồng mùa hoa anh đào Thường là nơi có hoa anh đào nở sớm nhất, Kawazu, cách Tokyo 2 giờ tàu thu hút hàng triệu du khách đến tham quan vào mỗi mùa xuân.
02/04/2018(Xem: 6115)
Hình ảnh ngôi đền thờ Kailasa ở Ellora Ấn Độ được đục khắc từ một khối đá duy nhất, Một trong những bí ẩn về ngôi đền cổ Kailasa, Ấn Độ khiến các nhà nghiên cứu bối rối trong nhiều năm qua là: Làm sao người xưa có thể tạo nên một kiệt tác từ đá núi như vậy chỉ với công cụ thô sơ trong khi con người của thế kỷ 21 còn khó mà thực hiện được?
04/01/2018(Xem: 4756)
Chúng tôi được cơ duyên trường Đại họcGautam Buddha University mời thuyết giảng với đề tài Đem Chân Thiện Mỹ qua Hình thức Chánh Niệm đến với Giáo viên, Học sinh và Học đường trong Hội nghị quốc tế về "Phật giáo: Các truyền thống, tư tưởng và bất đồng" từ ngày 7-9 tháng 9 năm 2017 tại Đại học Gautam Buddha. Trong dịp này chúng tôi có cơ duyên làm quên với một số Tăng Ni Việt Nam đang du học tại trường Đại họcnày. Chúng tôi có nhã ý mời quý Thầy Cô đi thăm viếng những thánh tích Phật Giáo nơi này, thế là sau buổi chia sẻ của mình. Chúng tôi được thuận duyên đi thăm Dharamsala, xứ sở của người Tây Tạng tỵ nạn tại Ấn Độ mà Ngài Dalai Lama, người đã định cư ở đây từ năm 1959 khi phải ly hương cố Quốc.
15/12/2017(Xem: 121707)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
29/11/2017(Xem: 5238)
Trong loạt bài Kể Chuyện Đường Xa lần này, người viết đặt thêm tên cho mục này Vòng Quanh Thế Giới, để có cùng tên với loạt phóng sự sẽ đưa lên tvtsonline.com.au với nhạc hiệu mở đầu của bài “Vòng quanh thế giới” người viết sáng tác gần bốn thập niên trước đây. Từ năm 1990, chúng tôi đã bắt đầu viết bút ký với chuyến đi Bangkok (Thái Lan) và loạt bài cuối cùng là chuyến du lịch Âu Châu vào năm 2015.
11/11/2017(Xem: 9761)
Tứ động tâm là bốn Thánh tích thiêng liêng của Phật giáo tại Ấn Độ, ghi dấu bốn sự kiện trọng đại trong cuộc đời và sự nghiệp hoằng hóa của Đức Phật Thích Ca. Tứ động tâm gồm: Lumbini (Lâm Tì Ni nơi Phật đản sanh, Bodhgaya (Bồ Đề Đạo Tràng) nơi Phật thành đạo, Sarnath (Lộc Uyển) nơi Phật chuyển pháp luân-thuyết pháp lần đầu tiên cho năm anh em Kiều Trần Như và Kusinara (Câu Thi Na) nơi Phật nhập Niết bàn. Sở dĩ được gọi là động tâm vì bốn nơi này là Thánh địa rất linh thiêng, khiến cho khách hành hương bị xúc động, chấn động mạnh mẽ khi đến chiêm bái tại đây và từ đó tăng trưởng niềm tin, tinh tấn dõng mãnh hơn trong sự nghiệp tu tập.
27/10/2017(Xem: 4206)
Kỳ này công ty Đặng Lê, Sài gòn, tổ chức tour viếng thăm Miền Trung Nhật Bản như thủ đô Tokyo, núi Phú Sĩ (Fuji), thành phố Kyoto và Osaka. Phái đoàn gồm có 30 vị trong đó có 19 chư tôn đức tăng ni như Thượng Tọa Thiện Hảo (trưởng đoàn), TT Tâm Hiếu, TT Lệ Thọ, TT Nguyên Sĩ, TT Phước Chí, TT Trung San, Sư Bà Như Cảnh, Ns Hạnh Quang, Ns Giới Hương, vv… và 11 vị là Phật tử. Thời gian đi từ ngày 17/10/2017 đến 22/10/2017 vì tháng 10 là bắt đầu mùa thu, nên nhiều nơi lá bắt đầu đã chuyển màu đỏ vàng, nên tour này được công ty gọi là Japan - Điểm đến mùa thu lãng mạn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567