Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

II.

11/03/201104:02(Xem: 9923)
II.

NHỮNG GIAI THOẠI HUYỀN BÍ
Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

CHƯƠNG MỘT: VÀI NÉT PHÁC HỌA TÍNH CÁCH CỦA BÀ BLAVATSKY

II.

Phòng khách của chúng tôi được trang hoàng với một vẻ mỹ quan đặc biệt lạ thường. Nói chung, nó có một phong cách rất mỹ thuật và hấp dẫn đối với cả gia chủ và quan khách; nó từng là đề tài của nhiều bài phóng sự trên các báo và cũng là đề tài của những câu chuyện mạn đàm trong các giới bạn hữu của chúng tôi.

Không một bối cảnh nào có thể thích nghi hơn để làm nổi bật cái cá tính lạ lùng của chủ nhân nó là nhân vật kỳ bí Blavatsky. Nhiều nhà báo đã từng viết bài diễn tả phòng khách của chúng tôi đăng trên các báo Mỹ thời bấy giờ, trong số đó có bài tường thuật của phóng viên nhật báo Hartford Times như sau:

“... Bà Blavatsky ngồi nơi phòng khách, vừa là phòng làm việc của bà, mà người ta cũng có thể gọi là phòng trưng bày đồ cổ, vì không một gian phòng nào có thể sánh với gian phòng này về số lượng những vật quý lạ, những đồ cổ xưa, đẹp mắt, sang trọng, đắt giá, và xen lẫn với cả những đồ có vẻ tầm thường vô giá trị nữa. Miệng ngậm thuốc lá, tay cầm kéo, bà đang bận rộn cắt ra những đoạn văn, những bài báo, bài phê bình, và những bài vở đủ mọi loại, từ những đống báo chí đến từ khắp nơi trên thế giới nói về bà, về quyển sách của bà viết, về Hội Thông thiên học, và về bất cứ chuyện gì liên quan đến công việc và mục đích của đời bà.

“Bà đưa tay ra hiệu mời chúng tôi ngồi, và trong khi bà đang chăm chú đọc một bài báo, chúng tôi có thời giờ quan sát qua một lượt cảnh vật trang trí trong phòng khách của “Lạt-ma Viện” này.

“Đứng sững ngay giữa phòng là một con khỉ đột nhồi cứng, mặc quần áo chỉnh tề, với cổ ‘cồn’ trắng thắt cà vạt, tay cầm tập bản thảo một bài diễn văn, sống mũi đeo kính trắng. Phải chăng đó là một sự châm biếm ngầm các hàng giáo phẩm?

“Phía trên cánh cửa lớn là một đầu sư tử cái nhồi bông, quai hàm mở lớn với những nanh nhọn nhe ra một cách dễ sợ, đôi mắt trừng lên với vẻ độc ác tự nhiên của loài mãnh thú rừng xanh. Giữa những đồ vật cổ xưa, những pho tượng Phật bằng trầm hương và những vật linh tinh khác, bà Blavatsky nổi bật trong chiếc áo choàng bằng tơ óng ánh, màu sặc sỡ, hoàn toàn phù hợp và thích nghi với cảnh vật chung quanh.

“Bà có một tác phong đặc biệt, như toát ra một sức mạnh và sự tự tin lạ thường. Trên gương mặt bà, dường như luôn luôn có sự diễn biến của nhiều sắc thái và tâm trạng khác nhau. Bà dường như không bao giờ chú tâm vào một vấn đề nhất định. Có một luồng cảm xúc linh động, tế vi, sắc bén biểu lộ trong cặp mắt bà, làm cho chúng tôi có ấn tượng rằng bà cùng lúc có hai cá tính: vừa như bà đang ở đây, nhưng lại vừa như không có ở đây; bà nói chuyện nhưng tâm trí bà đang suy tư, hay bà đang bận hoạt động ở một cảnh giới khác.

“Bà có một bộ tóc rất dày, màu nâu nhạt, dợn sóng tự nhiên và không thấy có một sợi bạc nào. Da mặt bà hơi sậm, hẳn là vì phơi nắng và hứng gió miền biển, nhưng không có một vết nhăn nào. Hai cánh tay và bàn tay bà trắng nõn nà như tay con gái.

“Toàn thể cá tính của bà biểu lộ một sức tự chủ, một phong thái uy nghi và nội lực điềm tĩnh của nam giới, nhưng vẫn không vượt qua cái giới hạn những đức tính thuần hậu, dịu dàng tế nhị của nữ giới.”

Như đã nói ở trên, các quan khách đến viếng trụ sở “Lạt-ma Viện” đều rất thích thú khi có dịp thấy bà Blavatsky làm những hiện tượng thần bí ngoài việc được nghe những câu chuyện lạ lùng thú vị, cùng thưởng thức tài hùng biện và nói năng lưu loát, hấp dẫn của bà. Đôi khi, câu chuyện tạm ngưng một lúc, một vị khách bỗng đưa một ngón tay lên với cử chỉ ngạc nhiên, rồi tất cả đều nín thở lắng tai nghe trong im lặng, thì kế đó có tiếng nhạc reo trong không gian. Có khi tiếng nhạc ấy chỉ thoảng nghe vọng lại từ đàng xa, rồi từ từ đến gần và vang dội âm thanh cho đến khi nó vang rền khắp phòng, vọng lên trần nhà, và sau cùng tan biến dần trong khoảng không. Hoặc có khi bà Blavatsky đưa tay đánh mạnh trong không khí vài cái, thì nghe vọng lại có tiếng ngân như tiếng chuông.

Nhiều khi, trước mặt người khác, bà đặt bàn tay lên một thân cây, một vách tường, một cái thùng lớn, hoặc trên đầu một người, hoặc bất cứ vật gì khác hay ở bất cứ chỗ nào được yêu cầu, và làm cho tiếng “chuông âm” vang động ở bên trong chất liệu của cái vật thể đông đặc mà bà vừa đặt tay lên.

Có lần, tôi với bà cùng có mặt tại nhà của ông bà Sinnett ở Simla, và khi chúng tôi đang đứng ngoài hàng ba, bà làm cho những tiếng nhạc vọng đến chúng tôi từ xa, trong không gian của một đêm sao sáng.

Tôi cũng có mặt tại chỗ trong một buổi tiếp tân khi bà làm cho tiếng “chuông âm” ngân vang trong đầu của một vị khách có chức vị cao, và một tiếng “chuông âm” reo trong túi áo ngoài của một vị quan chức lớn khác nữa.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/07/2011(Xem: 5947)
Du khách đến Dubai sẽ được chiêm ngưỡng một tác phẩm tuyệt vời của bàn tay con người. Đó là khu vườn 65 triệu bông hoa trong khí hậu khắc nghiệt của sa mạc.
14/07/2011(Xem: 12602)
Ngài giáng sinh nơi vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini), thành đạo ở Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya), thuyết bài Pháp đầu tiên tại vườn Lộc Uyển (Sarnath) và nhập Niết Bàn tại Câu Thi Na...
09/07/2011(Xem: 12522)
Có lẽ danh từ “Phật đảo“ tôi dùng cho xứ đảo Đài Loan có hơi lạ tai với các bạn, vì từ đó đến giờ ta chỉ nghe nào là “Hải đảo chiều mưa“ hay “Ốc đảo cô đơn“, chứ chưa ai dám dùng từ chứa nhiều cường điệu như thế! Nhưng quả thật là như thế các bạn ạ! Một cụm đảo gần chín mươi chín hòn nhỏ to đủ cỡ, không lấy gì làm lớn cho lắm nằm chơ vơ giữa biển mà đi đến đâu cũng thấy những tượng Phật vĩ đại và Chùa chiền với tầm vóc đáng ngại, nhìn vào phải bái phục khen thầm, ấy là chưa kể tinh thần tu học nghiêm mật và trật tự của Phật tử Đài Loan.
07/07/2011(Xem: 6753)
“Đông du” ngày nay đã trở thành một từ quen thuộc. Không chỉ đối với các nhà thám hiểm, khách du lịch, người khảo sát văn hóa, mà cả những nhà khoa học, nhà triết học.
30/06/2011(Xem: 9113)
Từ ngày tôi được quy y thọ tam quy ngũ giới với Sư phụ tôi, được Người truyền cho Giới Hương đầu tiên trong ba nén hương Giới Định Huệ; đến nay đã gần 14 năm, nhưng tôi chưa bao giờ có nhân duyên được theo Thầy đi hành hương đến một xứ sở nào. Nếu phải nói lý do tại sao? Thôi thì đành dùng tạm bốn chữ “chưa đủ nhân duyên“.
06/05/2011(Xem: 4707)
Kumbhalgarh - Vạn Lý Trường Thành của Ấn Độ Nằm phía tây Ấn Độ, pháo đài Kumbhalgarh là thành trì quan trọng thứ hai dưới triều đại Mewar, được xây dựng từ thế kỷ 15 và mất cả trăm năm để hoàn thành.
04/05/2011(Xem: 3945)
Lâm Tỳ Ni đã từng là nơi mà những nhà chiêm bái học giả như Ngài Pháp Hiền vào thế kỷ thứ V và Ngài Huyền Trang vào thế kỷ thứ VII...
26/04/2011(Xem: 18583)
Những công trình đồ sộ được xây bằng tay, không hề có sự hỗ trợ của máy móc, xe kéo, thậm chí cả dụng cụ kim loại nhưng có sức sống cả ngàn năm
21/03/2011(Xem: 12450)
Ở xứ Tây Tạng, tạo hóa và dân sự dường như bảo nhau mà giữ không cho kẻ lạ bước vào! Núi cao chập chùng lên tận mây xanh có tuyết phủ...
18/03/2011(Xem: 5270)
Đây là một cuốn nhật ký ghi chép cuộc hành trình đi về Ấn Độ để học đạo. Tác giả nhân khi chùa Văn Thù Sư Lợi tổ chức chuyến đi hành hương các Phật tích tại Ấn đã tháp tùng theo...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]