Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Gửi một mùa đông xa

16/02/201115:25(Xem: 3872)
Gửi một mùa đông xa

BÓNG TRÚC BÊN THỀM
Tâm Chơn

Gửi một mùa đông xa

Đọc mấy bản tin, xem những hình ảnh về Sa Pa trên các trang báo điện tử thì tôi mới biết, vài năm gần đây Sa Pa có tuyết rơi. Theo thống kê trên Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì trong khoảng thời gian từ 1971 tới 2008 có 14 lần tuyết rơi tại Sa Pa. Lần tuyết rơi mạnh nhất vào ngày 13 tháng 2 năm 1968, liên tục từ 3 giờ sáng đến 14 giờ cùng ngày, dày tới 20 cm…

Ngang đây khiến tôi nhớ lại, ngày nọ, vào một chiều cuối năm, đang lúc cùng tưới hoa kiểng trong sân chùa thì Tuệ Quang nói với tôi là hồi xưa ở nước ta có tuyết rơi. Lúc ấy, tôi chưa kịp hỏi là dựa vào đâu mà đoán như vậy thì Tuệ Quang đã nhanh nhảu đọc liền câu thơ cuối “Quá ngọ tỉnh lai tuyết mãn thuyền” trong bài Ngư nhàn của thiền sư Không Lộ. Tôi mỉm cười, ừ, chắc vậy!

Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất miền Nam quanh năm ấm áp với hai mùa mưa nắng. Cũng có đôi lần tôi nghĩ tới chuyện dịp nào thuận duyên sẽ ra miền Bắc ở trọn một năm để thưởng thức hương vị bốn mùa xuân hạ thu đông của đất nước mình.

Nào ngờ một chút ao ước bâng quơ lại đến với tôi giữa phương trời lạ, nơi cách xa xứ xở quê hương hơn nửa vòng trái đất. Đó là Hoa Kỳ.

Và ấn tượng đầu tiên khi tôi đặt chân lên đất nước rộng lớn này chính là hình ảnh một mùa đông tĩnh lặng của tiểu bang Arkansas.

Thật vậy! Không gian với màu trời xám xịt, âm u, cây cối khẳng khiu, trơ trọi, thỉnh thoảng có tuyết rơi, có mưa dầm, lúc ào ạt, lúc rỉ rả trong gió lùa lạnh buốt đã làm cho cảnh vật mùa đông bình yên đến tĩnh mịch. Lạ nhất là hiện tượng sau một đêm ngủ dậy, sáng ra thấy xung quanh nhà nước đóng thành băng.

Nhìn những giọt sương đêm hay nước mưa chưa kịp rơi xuống đã đọng lại trên mái nhà, trên cành cây… ngồ ngộ, trong suốt như pha lê mà tôi không khỏi ngạc nhiên, trầm trồ, tuyệt quá! Ồ! Trông băng đẹp thế kia mà cũng nguy hiểm lắm. Bởi khi băng đóng nhiều sẽ làm cho đường xá trơn trợt, cây cối trĩu quằn, nghiêng ngả, có khi gãy cành, tước nhánh, trốc luôn cả gốc rễ nữa là khác.

Còn với tuyết thì sao? Mùa đông Arkansas lâu lâu cũng có tuyết rơi, nhưng không dày đặc. Thành ra, tuyết ở đây bao giờ cũng đẹp. Vậy mà hôm bữa có tuyết rơi tôi lại ngủ quên. Âu cũng vì đêm qua tôi thức quá khuya. Đến khi nghe tiếng thầy Hiếu kêu ra coi tuyết rơi thì tôi mới giựt mình thức dậy. Lòng thầm cám ơn thầy nhiều lắm!

Rồi đương lúc nhàn nhã đứng ngắm tuyết rơi bên khung cửa sổ, tôi chợt nhớ tới bài thơ Ngư nhàn:

“Vạn lý thanh giang vạn lý thiên,
Nhất thôn tang giá nhất thôn yên.
Ngư ông thụy trước vô nhân hoán,
Quá ngọ tỉnh lai tuyết mãn thuyền.”

(Trời xanh nước biếc muôn trùng,
Một thôn sương khói, một vùng dâu đay.
Ông chài ngủ chẳng ai lay,
Quá trưa tỉnh dậy, tuyết bay đầy thuyền).
Cùng lúc, tôi bỗng nghe lòng xuyến xao mấy vần thi hứng:

“Sáng nay vừa thức dậy
Tuyết rơi trắng bên thềm
Chợt nỗi nhớ dịu êm
Rót vào trang thơ cũ.
Ngư ông say sưa ngủ
‘Quá ngọ… tuyết mãn thuyền’
Ta tỉnh giấc thụy miên
Tuyết rơi đầy hiên nhỏ!”
Chép vội bài thơ mới vừa cảm tác vào cuốn tập, tôi thư thả bước ra ngoài sân để đón nhận những bông hoa tuyết đang bay là là trong gió. Một vài bông tuyết phơn phớt nhẹ nhàng lên khuôn mặt tôi, đáp xuống đôi bờ vai rồi thản nhiên đậu trên hai bàn tay, rất khẽ. Tôi thích thú gom tuyết lại nắn hình ông Phật.

Lúc này, nhờ có trang bị đầy đủ những “phụ tùng” chống lạnh nên tôi chưa thấy “co ro” gì ngoài cái cảm giác lạnh ngắt chạm vào da mặt. Tới khi tôi cởi đôi găng tay ra ngồi vọc tuyết giữa trời đông lạnh giá thì mới hay độ lạnh thật sự của tuyết đến thấu xương chứ chẳng chơi. Thế mà…

Tôi lại liên tưởng đến câu chuyện về ngài Thần Quang đứng dưới tuyết cầu đạo:

Sau khi khó nhọc lặn lội tìm đến tổ Đạt Ma, Thần Quang đã đủ lễ nghi mà Ngài vẫn ngồi lặng yên ngó mặt vào vách không màng đến. Thần Quang nghĩ: “Người xưa cầu đạo chẳng tiếc thân mạng, nay ta chưa được một trong muôn phần của các ngài.”

Hôm ấy, nhằm tiết mùa đông (mùng chín tháng chạp), ban đêm tuyết rơi lả tả, Thần Quang vẫn đứng yên ngoài tuyết chấp tay hướng về Tổ. Đến sáng tuyết ngập lên khỏi đầu gối, mà gương mặt Thần Quang vẫn thản nhiên. Tổ thấy thế thương tình, xây ra hỏi:

- Ngươi đứng suốt đêm trong tuyết, ý muốn cầu việc gì?

Thần Quang thưa:

- Cúi mong Hòa thượng từ bi mở cửa cam lồ, rộng độ chúng con.

Tổ Bồ Đề Đạt Ma dạy:

- Diệu đạo vô thượng của chư Phật, dù nhiều kiếp tinh tấn, hay làm được việc khó làm, hay nhẫn được việc khó nhẫn, còn không thể đến thay! Huống là, dùng chút công lao nhỏ này mà cầu được pháp chân thừa?

Thần Quang nghe dạy như thế bèn lấy đao chặt cánh tay trái đặt trước Tổ để tỏ lòng thiết tha cầu đạo. Tổ biết đây là pháp khí, liền dạy:

- Chư Phật lúc ban đầu cầu đạo, vì pháp quên thân, nay ngươi chặt cánh tay để trước ta, tâm cầu đạo như vậy cũng khá.

Thần Quang thưa:

- Bạch thầy, pháp ấn của chư Phật con có thể được nghe chăng?

Tổ bảo:

- Pháp ấn của chư Phật không phải từ người khác mà được.

Thần Quang thưa:

- Bạch thầy, tâm con chưa an, xin Thầy dạy pháp an tâm.

Tổ nhìn thẳng, bảo:

- Ngươi đem tâm ra đây, ta an cho.

Thần Quang sửng sốt quay lại tìm tâm, không thấy bóng dáng, bạch Tổ:

- “Thưa, con tìm tâm không được.”

Tổ bảo:

- Ta đã an tâm cho ngươi rồi.

Thần Quang nhân đây được khế ngộ. Tổ liền đổi tên Thần Quang là Huệ Khả.

… ...Nói tới việc “xả thân cầu đạo” thì từ Phật, tổ đến các bậc Tôn đức đều là những tấm gương sáng ngời cho hàng hậu thế chúng ta học tập theo. Nhưng rồi, vì ngại khó ngại khổ mà chúng ta quên đi chí nguyện dốc lòng vì đạo, dấn thân vì đời. Chúng ta đang bị quay cuồng theo vòng xoáy hưởng thụ của thế gian mà dửng dưng với tinh thần phụng sự chúng sanh của người con Phật.

Xót xa hơn, có không ít người trong chúng ta đây chỉ vừa mới xuất gia thôi mà đã bon chen kiếm tìm quyền hành chức vị để lợi lộc tư riêng, thậm chí còn tranh danh đoạt lợi và rong ruổi, lùng sục kiếm chùa không phải vì mục đích mở mang mối đạo, lợi lạc quần sanh mà vì nhu cầu vật chất.

Than ôi! Chúng ta đã coi thường duyên phước, không tin sâu nhân quả, mải mê đua nhau nuôi mộng làm trụ trì mà chẳng hề biết trọng trách của vị trụ trì là “Trụ Pháp vương gia, trì Như Lai tạng” (An trụ trong ngôi nhà của đấng Pháp vương, giữ gìn phát huy Chánh pháp của Như Lai) quan trọng đến mức nào. Bởi thế… cho dù chúng ta đang ở trong nhà đạo mà con đường dẫn đến giác ngộ giải thoát hãy còn xa lắc xa lơ!…

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/03/2011(Xem: 12745)
Trong chuyến du hành sang Ai Cập, tác giả đã dày công thâu thập được nhiều kinh nghiệm huyền linh và thần bí. Ngoài ra tác giả còn trình bày những khía cạnh bí ẩn khác của xứ Ai Cập...
01/03/2011(Xem: 11341)
Trước cuộc du hành đầu tiên của tôi, phương Đông đã xâm chiếm tâm hồn tôi với một sự hấp dẫn vô cùng mạnh mẽ. Về sau, tôi quay sang việc khảo cứu các kinh điển của Á châu...
16/02/2011(Xem: 7438)
Bóng trúc bên thềm là tập hợp những trang tùy bút mà tôi đã trải lòng trong những năm gần đây. Chung quy không ngoài những chuyện thường ngày của cuộc sống...
16/02/2011(Xem: 7137)
Từ muôn trùng xa xôi diệu viễn, chúng tôi đã đến Ấn Độ bằng những tâm trạng vô cùng phức tạp. Những bước chân đàu dọ dẫm trên miền đất mới. Những ấn tượng sâu đậm chập chùng đã sống dậy trong tâm hồn chúng tôi. Là những đứa con của Phật, là những người đã chọn cho mình lối sống truyền thống của người thoát ly, dĩ nhiên chúng tôi luôn ao ước được đặt chân đến nơi đã từng là trụ xứ của người cha tinh thần của chúng tôi, của người cha hiền mà chúng tôi quen gọi là từ phụ.
23/01/2011(Xem: 8987)
Gần hai mươi sáu thế kỷ về trước, trong lúc chúng sanh đang lăn trôi trong biển đời sanh tử thì một ánh sáng kỳ diệu lóe lên nơi miền Bắc Ấn báo hiệu cho sự thị hiện kỳ diệu của một đấng Giác Ngộ. Đức Phật đã thị hiện chỉ nhằm một mục đích duy nhất là “khai thị cho chúng sanh được ngộ nhập tri kiến Phật.” Sau những năm tháng tu hành tầm cầu chơn lý, Đức Phật đã giác ngộ và giải thoát. Ngài đã mang hết những gì mình liễu ngộ ra mà trao truyền lại cho chúng ta, chỉ với một mục đích là những mong cho chúng sanh mọi loài đều có được cuộc sống an lạc và tự tại
07/01/2011(Xem: 3907)
Ngày nay, ngôi tháp Đại Giác đã một lần nữa sống lại với sự viếng thăm của hàng triệu khách hành hương chiêm bái trên toàn thế giới. Thanh thế của Thánh địa được lớn mạnh như thuở vàng son của Phật giáo. Con số các chùa chiền tự viện của những nước Phật giáo trên thế giới tăng lên rõ rệt tại Bồ-đề Đạo Tràng.
07/01/2011(Xem: 6625)
Ngày nay, Buddhagay là nơi thu hút giới Phật giáo và các phái đoàn hành hương đến viếng thăm quanh năm. Như một điều kỳ diệu, Buddhagay , một ngôi làng tầm thường, cổ xưa đã được chuyển hoá trong chốc lát. Giờ đây, Buddhgay đang hoạt động mạnh mẽ trong đời sống, và một lần nữa, Buddhagay có triển vọng sẽ là một trung tâm của Phật giáo thế giới. Thánh tích "Bồ-đề Đạo Tràng" (Buddhagay hay còn gọi là Bodhgay ) là địa danh chỉ cho nơi Đức Phật đạt được quả vị giác ngộ tối thượng (Sambodhi). Buddhagay cách thị trấn Gay cũ sáu dặm về phía Bắc, ngày nay cũng được biết với tên Brahmagay , nơi chiêm bái của tín đồ Ấn giáo (Hinduism). Có lẽ tín đồ Ấn giáo đã thêm thuật ngữ ‘Brahma’ vào địa danh của thánh tích này để phân biệt với Buddhagay , thánh tích của Phật giáo. Buddhagaya bây giờ là một thị trấn thịnh vượng, phía bắc giáp với Haripur, phía đông giáp với Mastipur, Dhondowa, Bhalua and Turi, phía nam giáp với Rampur và phía đông giáp với dòng sông Lilajan. Đây là một hình thức
07/01/2011(Xem: 2896)
Bodh Gaya được xem là đệ nhất thánh tích Phật giáo, đồng thời cũng là trung tâm Phật giáo lớn nhất ở Ấn Độ. Hằng năm tín đồ Phật giáo ở Ấn Độ và khắp thế giới lũ lượt hành hương về đây để chiêm ngưỡng cây bồ đề nơi Đức Phật ngồi thiền định, đông nhất là vào các ngày lễ truyền thống của Phật giáo. Nơi Đức Phật thành đạo
05/01/2011(Xem: 3012)
Đức Phật là vị A-la-hán đầu tiên. Các vị A-la-hán đệ tử của ngài đều giống ngài và các vị Bồ-tát ở chỗ sau khi chứng đạt giải thoát, tiếp tục cứu độ nhân loại thoát khỏi khối đau khổ của sanh tử luân hồi. Do đó, các cáo buộc cho rằng A-la-hán là tiêu cực, là ích kỷ, là tiểu thừa chỉ phản ảnh một sự hiểu biết phiến diện về lời Phật dạy nói chung, về các bậc A-la-hán nói riêng.
05/01/2011(Xem: 3237)
Khi nghĩ về Đức Phật, là Phật Tử, không ai lại không nhớ về bốn thánh tích quan trọng. Đó là vườn hoa Lâm Tỳ Ni (Lumbini Nava), dưới cây hoa Vô Ưu, thành Ca Tỳ La Vệ (Kapilavastu) nay thuộc nước Nepal phía Bắc Ấn Độ, nơi Thái Tử Sĩ Đạt Ta (Siddhartha Gautama) đản sanh. Thứ hai là Bồ Đề Đạo Tràng (Boddha Gaya), tại Buddh Gaya, nay thuộc tiểu bang Bihar, miền Bắc Ấn Độ, nơi Đức Phật thành đạo. Thứ ba là vườn Lộc Uyển (Migadaya nay gọi là Sarnath thuộc xứ Utta Pradesh) (1), nơi Đức Phật thuyết pháp lần đầu tiên . Thứ tư là Câu Thi Na(Kusinagara), nơi Đức Phật nhập Niết Bàn . Nhân ngày Đức Phật Thành Đạo xin sơ lược đôi nét về Bồ Đề Đạo Tràng để ghi nhớ nơi Đức Từ Phụ sau 49 ngày đêm tham thiền nhập định đã thành bậc vô thượng chánh đẵng chánh giác. Kể từ đó sau 49 năm Ngài thuyết giảng kinh pháp đà để lại cho nhân loại một kho tàng kinh điển vĩ đại quí giá.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567