Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mùi hương trầm

12/02/201215:56(Xem: 14748)
Mùi hương trầm
MÙI HƯƠNG TRẦM
Nguyễn Tường Bách
(Ký Sự Du Hành Tại Ấn Độ, Trung Quốc, Tây Tạng)
Nhà Xuất Bản Trẻ TP. Hồ Chí Minh 2003

muihuongtram_nguyentuongbach

"Mùihương trầm" là ký sự du hành tại Ấn Độ, Trung Quốc và Tây Tạng của tác giảTS. Nguyễn Tường Bách. Tác giả vừa là nhà khoa học (tiến sĩ Vật lý tại Đức) vừalà một doanh nhân, vừa là một Phật tử mộ đạo. Vì vậy được du hành qua các địadanh lịch sử của Phật giáo làm niềm mơ ước của tác giả. Qua ký sự, tác giả giớithiệu những vùng đất tâm linh của Phật giáo đồng thời nói lên niềm cảm khái củamình trước các vùng đất thiêng liêng, và cảm xúc của ông về thế giới hiệnđại.

Có thể nói"Mùi hương trầm" là một quyển sách hay, nhẹ nhàng giúp độc giả cảmthấy thư thái và như cùng được tác giả lãng du qua những miền đất thánh của đạoPhật.

Nhữngtrích dẫn đặc sắc / Những lời nhận xét đặc biệt về sách

Bằng ngôn ngữbiểu cảm, “Mùi hương trầm” giới thiệu với người đọc một chuyến đi kỳ thú qua ẤnĐộ, Trung Quốc và Tây Tạng – những vùng đất chứa đựng sự huyền bí gắn liền nềnvăn hóa cổ xưa.

Chuyến duhành của tác giả Nguyễn Tường Bách như một cuộc hành hương về cội nguồn tâmlinh, bởi Ấn Độ, Trung Quốc và Tây Tạng đều là đất Phật. Nhưng đó không chỉ làchuyến đi để nhớ về chuyện xưa, chiêm bái những nơi còn ghi dấu tích của Phậtgiáo, mà là dẫn dắt người đọc khám phá văn hóa, phong tục và đời sống của nhândân ở nhiều vùng đất khác nhau. “Mùi hương trầm” có sự hòa quyện của đạo vàđời, của những triết lý thâm sâu và thực tế gần gũi của cuộc sống. Đọc “Mùihương trầm”, càng khâm phục sức đi của tác giả và nể trọng sự tinh tế, sâu sắccủa ông. “Đối với người nước ngoài, người Ấn Độ vừa có mặc cảm tự ty vừa tựtôn. Họ biết rõ bán đảo bao la của mình là cái nôi văn hóa và học thuật củaloài người. Nền văn minh, triết lý và tôn giáo của họ là nền tảng của nhiều nềnvăn hóa lớn trên thế giới, kể cả Âu Mỹ và Trung Quốc. Thế nhưng nước họ ngàynay thuộc loại lạc hậu nhất, đời sống dân chúng khốn khổ nhất. Họ có cái đaukhổ của một nhà quý tộc bị khánh kiệt” (trang 14). Hay những nhận định về TrungQuốc: “Đó là một đất nước với những con người có những giấc mơ kỳ lạ, dưới tayhọ phải phát sinh những công trình vĩnh cửu, những dự án xây dựng ngất trời,những cuộc phá hủy tận gốc mà Tần Thủy Hoàng với Vạn Lý Trường Thành và việcđốt sách chôn sống học trò chỉ là một ví dụ” (trang 162).

Những nhậnđịnh sâu sắc và miêu tả tinh tế trong “Mùi hương trầm” cho thấy tác giả có nềntảng kiến thức về văn hóa, tôn giáo, địa lý, con người, lịch sử phong phú. Ở ẤnĐộ, tác giả dẫn dắt người đọc đến những nơi Đức Phật đã đi qua bằng những câuchuyện đan xen giữa triết lý, huyền sử, lịch sử và hiện tại như “Bihar, vùngđất thánh”, “Đi dọc sông Hằng”, “Vui đẹp thay thành Vương Xá”, “Trên đỉnh LinhThứu”, “Lộc uyển”, “Lâm-tì-ni, khu vườn đã quên”... Tại Trung Quốc, tác giả lạiđưa người đọc đến những ngọn núi – nơi cư ngụ của các vị Bồ Tát. Thế nhưng, câuchuyện tôn giáo chỉ là một phần, quan trọng hơn, tác giả truyền đến người đọcsự ngưỡng mộ trước vẻ đẹp thiên nhiên, tình yêu cuộc sống với những chuyện cangợi con người. Ở nơi mà những vần thơ của Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị gắn liềnvới Ngũ Đài sơn, Quang Minh đỉnh, Nga Mi sơn hay Ngũ Nhạc (Trung sơn ở trungtâm, Thái sơn phía Đông, Hoa sơn phía Tây, Hành sơn phía Nam, Hằng sơn phíaBắc)... Đến Tây Tạng, tác giả vẽ lại những ngôi chùa, cung điện, đền thờ, thànhphố lẫn trong mây, được bao phủ bởi tuyết và những câu chuyện mang đậm thầnthái của vùng đất này: huyền bí và cuốn hút. Những chuyện kể về đền Potala vàdòng Đạt-lai Lạt-ma, chuyện về đô thị tàn tạ Gyantse... khiến người đọc nhưđược tận mắt nhìn thấy, chứng kiến, nhớ mãi trong lòng. Gấp sách lại, người đọcthấy luyến tiếc khi tác giả viết những dòng tạm biệt Tây Tạng: “Xe đã rời sôngYarlung Tsangpo để ngược về phía Bắc, hướng về Lhasa. Tôi sắp rời Tây Tạng đểtrở về đồng bằng. Nơi đó sẽ có một bầu khí quyển dễ thở hơn, nhưng phố phườngchật hẹp, mây mù và tiếng huyên náo của cuộc đời sẽ chờ đón tôi” (trang 369).

“Mùi hươngtrầm” là quyển sách xứng đáng hiện diện trong tủ sách những ai yêu thích khámphá văn hóa, triết học, tôn giáo và con người phương Đông.(http://www.sachhay.org)

MỤC LỤC

PHẦN THỨ NHẤT : DƯỚI CHÂN HY MÃ
Những bước đầu tiên
Tháng ngày ấp ủ
Con sông thiêng
Giấc mơ cẩm thạch
Đền Birla

PHẦN THỨ HAI: ẤN ĐỘ SUỐI NGUỒN THIÊNG LIÊNG
Bihar, vùng đất thánh
Đi dọc sông Hằng
Hoa Thị Thành
Na-lan-đà, đại học Phật giáo đầu tiên
"Vui đẹp thay thành Vương Xá"
Trên đỉnh Linh Thứu
Từ Linh Sơn, nhớ về Yên Tử

Dưới cây Bồ Đề
Thiền định, phương pháp nhận thức ưu việt
Vesali và vườn xoài của nàng Ambapali
Varanasi, thành phố thiêng liêng
Lộc Uyển

Dọc đường phương bắc
Rừng Sala tại Câu-thi-na
Xá-vệ và Cấp Cô Độc
Hạt cải cho Phật
Đường đi Nepal
Lâm-tì-ni, khu vườn đã quên
Kathmandou và khuôn mặt vàng

PHẦN THỨ BA : TRUNG QUỐC, XỨ SỞ CỦA BỒ-TÁT
Ánh sáng đến từ phương Tây
Vạn Lý Trường Thành
Linh Quang Tự và chiếc răng của Phật
Ung Hòa Cung và tiểu truyện về Trung Quốc Tây Tạng
Bình Thành và Động Vân Cương
Từ Hằng Sơn đến Quang Minh Đỉnh
Từ tiểu ni cô Nghi Lâm đến nàng Lý Ngư

Ngũ Đài Sơn
Còn đâu nước Thục
Nhân kiệt không đời nào thiếu
Nga Mi Sơn
Những kích thước vĩ đại
Đại Túc, thạch động ngủ quên

Trường Giang tam hiệp
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai
Cửu Hoa Sơn
Ngành sứ Trung Quốc và Cảnh Đức Trấn
Hàng Châu và Tế Điên Hòa Thượng

Cô Tô Thành Ngoại Hàn Sơn Tự
Ninh Ba, đầu nguồn của Thiền Tông Nhật Bản
Phổ Đà Sơn
Giã từ Trung Quốc

PHẦN THỨ TƯ: TÂY TẠNG HUYỀN BÍ
Đức hạnh cao quí
Tổ tiên Tây Tạng
Từ Liên Hoa Sinh đến Tông Khách Ba
Nóc nhà thế giới
Đền Jokhang

Điện Potala và dòng Đạt-lai Lạt-ma
Trong những con đường Lhasa
Tu viện Drepung - "Con trâu điên"
Trên cao nguyên
Gyantse, Đô thị tàn tạ
Kumbum, Man-đâla vĩ đại
Shigatse và dòng Ban-thiền Lạt-ma
Dọc sông Yarlung Tsangpo
Giã từ Tây Tạng

PHẦN THỨ NĂM: ĐOẠN KẾT

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/03/2011(Xem: 14687)
Khi chúng tôi mới gặp nhau, tôi là một thành viên tích cực của Câu lạc bộ Lotos, nhưng từ khi bắt tay vào việc soạn sách “Vén màn Isis” tôi đã chấm dứt hẳn mọi liên hệ với các hội hè đình đám...
08/03/2011(Xem: 13866)
Trong chuyến du hành sang Ai Cập, tác giả đã dày công thâu thập được nhiều kinh nghiệm huyền linh và thần bí. Ngoài ra tác giả còn trình bày những khía cạnh bí ẩn khác của xứ Ai Cập...
01/03/2011(Xem: 12736)
Trước cuộc du hành đầu tiên của tôi, phương Đông đã xâm chiếm tâm hồn tôi với một sự hấp dẫn vô cùng mạnh mẽ. Về sau, tôi quay sang việc khảo cứu các kinh điển của Á châu...
16/02/2011(Xem: 8496)
Bóng trúc bên thềm là tập hợp những trang tùy bút mà tôi đã trải lòng trong những năm gần đây. Chung quy không ngoài những chuyện thường ngày của cuộc sống...
16/02/2011(Xem: 9411)
Từ muôn trùng xa xôi diệu viễn, chúng tôi đã đến Ấn Độ bằng những tâm trạng vô cùng phức tạp. Những bước chân đàu dọ dẫm trên miền đất mới. Những ấn tượng sâu đậm chập chùng đã sống dậy trong tâm hồn chúng tôi. Là những đứa con của Phật, là những người đã chọn cho mình lối sống truyền thống của người thoát ly, dĩ nhiên chúng tôi luôn ao ước được đặt chân đến nơi đã từng là trụ xứ của người cha tinh thần của chúng tôi, của người cha hiền mà chúng tôi quen gọi là từ phụ.
23/01/2011(Xem: 9635)
Gần hai mươi sáu thế kỷ về trước, trong lúc chúng sanh đang lăn trôi trong biển đời sanh tử thì một ánh sáng kỳ diệu lóe lên nơi miền Bắc Ấn báo hiệu cho sự thị hiện kỳ diệu của một đấng Giác Ngộ. Đức Phật đã thị hiện chỉ nhằm một mục đích duy nhất là “khai thị cho chúng sanh được ngộ nhập tri kiến Phật.” Sau những năm tháng tu hành tầm cầu chơn lý, Đức Phật đã giác ngộ và giải thoát. Ngài đã mang hết những gì mình liễu ngộ ra mà trao truyền lại cho chúng ta, chỉ với một mục đích là những mong cho chúng sanh mọi loài đều có được cuộc sống an lạc và tự tại
07/01/2011(Xem: 4505)
Ngày nay, ngôi tháp Đại Giác đã một lần nữa sống lại với sự viếng thăm của hàng triệu khách hành hương chiêm bái trên toàn thế giới. Thanh thế của Thánh địa được lớn mạnh như thuở vàng son của Phật giáo. Con số các chùa chiền tự viện của những nước Phật giáo trên thế giới tăng lên rõ rệt tại Bồ-đề Đạo Tràng.
07/01/2011(Xem: 8259)
Ngày nay, Buddhagay là nơi thu hút giới Phật giáo và các phái đoàn hành hương đến viếng thăm quanh năm. Như một điều kỳ diệu, Buddhagay , một ngôi làng tầm thường, cổ xưa đã được chuyển hoá trong chốc lát. Giờ đây, Buddhgay đang hoạt động mạnh mẽ trong đời sống, và một lần nữa, Buddhagay có triển vọng sẽ là một trung tâm của Phật giáo thế giới. Thánh tích "Bồ-đề Đạo Tràng" (Buddhagay hay còn gọi là Bodhgay ) là địa danh chỉ cho nơi Đức Phật đạt được quả vị giác ngộ tối thượng (Sambodhi). Buddhagay cách thị trấn Gay cũ sáu dặm về phía Bắc, ngày nay cũng được biết với tên Brahmagay , nơi chiêm bái của tín đồ Ấn giáo (Hinduism). Có lẽ tín đồ Ấn giáo đã thêm thuật ngữ ‘Brahma’ vào địa danh của thánh tích này để phân biệt với Buddhagay , thánh tích của Phật giáo. Buddhagaya bây giờ là một thị trấn thịnh vượng, phía bắc giáp với Haripur, phía đông giáp với Mastipur, Dhondowa, Bhalua and Turi, phía nam giáp với Rampur và phía đông giáp với dòng sông Lilajan. Đây là một hình thức
07/01/2011(Xem: 3373)
Bodh Gaya được xem là đệ nhất thánh tích Phật giáo, đồng thời cũng là trung tâm Phật giáo lớn nhất ở Ấn Độ. Hằng năm tín đồ Phật giáo ở Ấn Độ và khắp thế giới lũ lượt hành hương về đây để chiêm ngưỡng cây bồ đề nơi Đức Phật ngồi thiền định, đông nhất là vào các ngày lễ truyền thống của Phật giáo. Nơi Đức Phật thành đạo
05/01/2011(Xem: 3536)
Đức Phật là vị A-la-hán đầu tiên. Các vị A-la-hán đệ tử của ngài đều giống ngài và các vị Bồ-tát ở chỗ sau khi chứng đạt giải thoát, tiếp tục cứu độ nhân loại thoát khỏi khối đau khổ của sanh tử luân hồi. Do đó, các cáo buộc cho rằng A-la-hán là tiêu cực, là ích kỷ, là tiểu thừa chỉ phản ảnh một sự hiểu biết phiến diện về lời Phật dạy nói chung, về các bậc A-la-hán nói riêng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]