Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mùi hương trầm

12/02/201215:56(Xem: 14749)
Mùi hương trầm
MÙI HƯƠNG TRẦM
Nguyễn Tường Bách
(Ký Sự Du Hành Tại Ấn Độ, Trung Quốc, Tây Tạng)
Nhà Xuất Bản Trẻ TP. Hồ Chí Minh 2003

muihuongtram_nguyentuongbach

"Mùihương trầm" là ký sự du hành tại Ấn Độ, Trung Quốc và Tây Tạng của tác giảTS. Nguyễn Tường Bách. Tác giả vừa là nhà khoa học (tiến sĩ Vật lý tại Đức) vừalà một doanh nhân, vừa là một Phật tử mộ đạo. Vì vậy được du hành qua các địadanh lịch sử của Phật giáo làm niềm mơ ước của tác giả. Qua ký sự, tác giả giớithiệu những vùng đất tâm linh của Phật giáo đồng thời nói lên niềm cảm khái củamình trước các vùng đất thiêng liêng, và cảm xúc của ông về thế giới hiệnđại.

Có thể nói"Mùi hương trầm" là một quyển sách hay, nhẹ nhàng giúp độc giả cảmthấy thư thái và như cùng được tác giả lãng du qua những miền đất thánh của đạoPhật.

Nhữngtrích dẫn đặc sắc / Những lời nhận xét đặc biệt về sách

Bằng ngôn ngữbiểu cảm, “Mùi hương trầm” giới thiệu với người đọc một chuyến đi kỳ thú qua ẤnĐộ, Trung Quốc và Tây Tạng – những vùng đất chứa đựng sự huyền bí gắn liền nềnvăn hóa cổ xưa.

Chuyến duhành của tác giả Nguyễn Tường Bách như một cuộc hành hương về cội nguồn tâmlinh, bởi Ấn Độ, Trung Quốc và Tây Tạng đều là đất Phật. Nhưng đó không chỉ làchuyến đi để nhớ về chuyện xưa, chiêm bái những nơi còn ghi dấu tích của Phậtgiáo, mà là dẫn dắt người đọc khám phá văn hóa, phong tục và đời sống của nhândân ở nhiều vùng đất khác nhau. “Mùi hương trầm” có sự hòa quyện của đạo vàđời, của những triết lý thâm sâu và thực tế gần gũi của cuộc sống. Đọc “Mùihương trầm”, càng khâm phục sức đi của tác giả và nể trọng sự tinh tế, sâu sắccủa ông. “Đối với người nước ngoài, người Ấn Độ vừa có mặc cảm tự ty vừa tựtôn. Họ biết rõ bán đảo bao la của mình là cái nôi văn hóa và học thuật củaloài người. Nền văn minh, triết lý và tôn giáo của họ là nền tảng của nhiều nềnvăn hóa lớn trên thế giới, kể cả Âu Mỹ và Trung Quốc. Thế nhưng nước họ ngàynay thuộc loại lạc hậu nhất, đời sống dân chúng khốn khổ nhất. Họ có cái đaukhổ của một nhà quý tộc bị khánh kiệt” (trang 14). Hay những nhận định về TrungQuốc: “Đó là một đất nước với những con người có những giấc mơ kỳ lạ, dưới tayhọ phải phát sinh những công trình vĩnh cửu, những dự án xây dựng ngất trời,những cuộc phá hủy tận gốc mà Tần Thủy Hoàng với Vạn Lý Trường Thành và việcđốt sách chôn sống học trò chỉ là một ví dụ” (trang 162).

Những nhậnđịnh sâu sắc và miêu tả tinh tế trong “Mùi hương trầm” cho thấy tác giả có nềntảng kiến thức về văn hóa, tôn giáo, địa lý, con người, lịch sử phong phú. Ở ẤnĐộ, tác giả dẫn dắt người đọc đến những nơi Đức Phật đã đi qua bằng những câuchuyện đan xen giữa triết lý, huyền sử, lịch sử và hiện tại như “Bihar, vùngđất thánh”, “Đi dọc sông Hằng”, “Vui đẹp thay thành Vương Xá”, “Trên đỉnh LinhThứu”, “Lộc uyển”, “Lâm-tì-ni, khu vườn đã quên”... Tại Trung Quốc, tác giả lạiđưa người đọc đến những ngọn núi – nơi cư ngụ của các vị Bồ Tát. Thế nhưng, câuchuyện tôn giáo chỉ là một phần, quan trọng hơn, tác giả truyền đến người đọcsự ngưỡng mộ trước vẻ đẹp thiên nhiên, tình yêu cuộc sống với những chuyện cangợi con người. Ở nơi mà những vần thơ của Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị gắn liềnvới Ngũ Đài sơn, Quang Minh đỉnh, Nga Mi sơn hay Ngũ Nhạc (Trung sơn ở trungtâm, Thái sơn phía Đông, Hoa sơn phía Tây, Hành sơn phía Nam, Hằng sơn phíaBắc)... Đến Tây Tạng, tác giả vẽ lại những ngôi chùa, cung điện, đền thờ, thànhphố lẫn trong mây, được bao phủ bởi tuyết và những câu chuyện mang đậm thầnthái của vùng đất này: huyền bí và cuốn hút. Những chuyện kể về đền Potala vàdòng Đạt-lai Lạt-ma, chuyện về đô thị tàn tạ Gyantse... khiến người đọc nhưđược tận mắt nhìn thấy, chứng kiến, nhớ mãi trong lòng. Gấp sách lại, người đọcthấy luyến tiếc khi tác giả viết những dòng tạm biệt Tây Tạng: “Xe đã rời sôngYarlung Tsangpo để ngược về phía Bắc, hướng về Lhasa. Tôi sắp rời Tây Tạng đểtrở về đồng bằng. Nơi đó sẽ có một bầu khí quyển dễ thở hơn, nhưng phố phườngchật hẹp, mây mù và tiếng huyên náo của cuộc đời sẽ chờ đón tôi” (trang 369).

“Mùi hươngtrầm” là quyển sách xứng đáng hiện diện trong tủ sách những ai yêu thích khámphá văn hóa, triết học, tôn giáo và con người phương Đông.(http://www.sachhay.org)

MỤC LỤC

PHẦN THỨ NHẤT : DƯỚI CHÂN HY MÃ
Những bước đầu tiên
Tháng ngày ấp ủ
Con sông thiêng
Giấc mơ cẩm thạch
Đền Birla

PHẦN THỨ HAI: ẤN ĐỘ SUỐI NGUỒN THIÊNG LIÊNG
Bihar, vùng đất thánh
Đi dọc sông Hằng
Hoa Thị Thành
Na-lan-đà, đại học Phật giáo đầu tiên
"Vui đẹp thay thành Vương Xá"
Trên đỉnh Linh Thứu
Từ Linh Sơn, nhớ về Yên Tử

Dưới cây Bồ Đề
Thiền định, phương pháp nhận thức ưu việt
Vesali và vườn xoài của nàng Ambapali
Varanasi, thành phố thiêng liêng
Lộc Uyển

Dọc đường phương bắc
Rừng Sala tại Câu-thi-na
Xá-vệ và Cấp Cô Độc
Hạt cải cho Phật
Đường đi Nepal
Lâm-tì-ni, khu vườn đã quên
Kathmandou và khuôn mặt vàng

PHẦN THỨ BA : TRUNG QUỐC, XỨ SỞ CỦA BỒ-TÁT
Ánh sáng đến từ phương Tây
Vạn Lý Trường Thành
Linh Quang Tự và chiếc răng của Phật
Ung Hòa Cung và tiểu truyện về Trung Quốc Tây Tạng
Bình Thành và Động Vân Cương
Từ Hằng Sơn đến Quang Minh Đỉnh
Từ tiểu ni cô Nghi Lâm đến nàng Lý Ngư

Ngũ Đài Sơn
Còn đâu nước Thục
Nhân kiệt không đời nào thiếu
Nga Mi Sơn
Những kích thước vĩ đại
Đại Túc, thạch động ngủ quên

Trường Giang tam hiệp
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai
Cửu Hoa Sơn
Ngành sứ Trung Quốc và Cảnh Đức Trấn
Hàng Châu và Tế Điên Hòa Thượng

Cô Tô Thành Ngoại Hàn Sơn Tự
Ninh Ba, đầu nguồn của Thiền Tông Nhật Bản
Phổ Đà Sơn
Giã từ Trung Quốc

PHẦN THỨ TƯ: TÂY TẠNG HUYỀN BÍ
Đức hạnh cao quí
Tổ tiên Tây Tạng
Từ Liên Hoa Sinh đến Tông Khách Ba
Nóc nhà thế giới
Đền Jokhang

Điện Potala và dòng Đạt-lai Lạt-ma
Trong những con đường Lhasa
Tu viện Drepung - "Con trâu điên"
Trên cao nguyên
Gyantse, Đô thị tàn tạ
Kumbum, Man-đâla vĩ đại
Shigatse và dòng Ban-thiền Lạt-ma
Dọc sông Yarlung Tsangpo
Giã từ Tây Tạng

PHẦN THỨ NĂM: ĐOẠN KẾT

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/06/2013(Xem: 6186)
Trước nhất, chúng tôi xin thân gởi đến quý Thân Hữu, quý Phật Tử gần xa, lời tán thán công đức luôn nhắc nhở khuyến khích chúng tôi viết quyển sách này. Những vị này đã nghe tôi kể lại tỉ mỉ cuộc hành trình nơi xứ Phật, những điều mắt thấy, tai nghe và đi tìm hiểu phong tục tập quán lạ, cũng như vào trong làng sâu, gần như chưa có sách nào đề cập đến.
01/05/2013(Xem: 3602)
Bác tài xế taxi đêm qua đưa chúng tôi một vòng “Delhi by night” sáng hôm sau đến đúng giờ đợi chúng tôi ở ngoài đường. Tôi đưa thiệp của bác taxi cho các gác dan của khách sạn để họ gọi bác vào. Các khách sạn loại đắt tiền ở Ấn Độ thường nghiêm nhặt về an ninh. Trên đường ra phi trường nội địa, xe chạy ngang qua khu vực Dinh Tổng Thống rồi tới con đường rất đẹp với mấy lớp cây xanh hai bên. Bác tài nói đây là con đường tập trung tất cả các tòa đại sứ. Tôi nhìn phía bên trái và đọc được tên của hơn một tá tòa đại sứ các quốc gia trên các bảng hiệu cắm bên đường.
09/04/2013(Xem: 7173)
Hành hương chiêm bái Phật tích Ấn Độ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH HƯƠNG CHIÊM BÁI PHẬT TÍCH Tổng cộng 26 ngày từ 04-11 đến ngày 29.11.2008
09/04/2013(Xem: 5901)
Phái đoàn hiện tại đã hoàn tất mọi thủ tục và chờ ngày lên đường, đoàn gồm có 74 người: 38 người từ Melbourne, 1 từ Adelaide, 17 từ Perth, 6 từ Sydney, 9 từ Hoa Kỳ và 2 từ Việt Nam.
09/04/2013(Xem: 4845)
Tất cả quý Phật tử tại Mỹ (dù ở bất cứ tiểu bang nào) phải có mặt tại phi trường quốc tế Los Angles, California lúc 8 giờ tối để làm thủ tục lên máy bay (hãng China Southern Airline) lúc 11.50 tối 20-10-2009 để bay đến Quảng Châu, Trung Quốc.
09/04/2013(Xem: 5720)
Phái đoàn viếng thăm Tân Hưng Cổ Tự ở miền Đông Bắc Nam Triều Tiên
09/04/2013(Xem: 4498)
Hành Hương Phật tích Ấn Độ 2010 do HT Thích Bảo Lạc (Chùa Pháp Bảo, Sydney, Úc Châu) hướng dẫn từ ngày 2 đến 20/11/2010.
09/04/2013(Xem: 5284)
Hình ảnh Ðại Ðức Thích Phổ Huân Trụ Trì Chùa Pháp Bảo, Sydney, Úc Châu Và Ðạo Hữu Tony Thạch (Triumph Tour) Hướng dẫn phái đoàn hành hương Chiêm Bái Phật Tích Ấn Ðộ Từ ngày 1/2/2012 đến 24/2/2012.
09/04/2013(Xem: 11630)
Chân thành cảm ơn Đạo hữu Võ Văn Tường đã gởi tặng Trang Nhà Quảng Đức tập sách giá trị này. Xin chân thành giới thiệu đến bạn đọc xa gần.
09/04/2013(Xem: 12055)
Chân thành cảm ơn Đạo Hữu Võ Văn Tường đã gởi tặng tập sách Những Ngôi Chùa Nổi Tiếng ở TP. HCM và 200 ảnh những ngôi chùa nổi tiếng 3 miền Bắc, Trung, Nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]