Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lạc Sơn Đại Phật ( cao 71 mét)

24/06/201320:14(Xem: 4257)
Lạc Sơn Đại Phật ( cao 71 mét)


Hình ảnh hành hương chiêm bái
TỨ ĐẠI DANH SƠN TRUNG QUỐC


LẠC SƠN ĐẠI PHẬT

Chiều ngày 4-11-07, phái đoàn đã có mặt dưới chân núi Lạc Sơn, đoàn phải lấy hai tàu nhỏ để đi ra xa để có thể nhìn thấy được pho tượng Di Lặc cao 71 mét này. Được biết hơn 1.400 năm về trước, tại núi Lạc Sơn Đại Phật này, nơi hợp lưu của 3 con sông Mân giang, Đại Độ hà và Thanh Y giang, nơi thủy tai từng xảy ra nhiều lần, vi muốn diệt trừ thủy họa, nên trong năm đầu niên hiệu Khai Nguyên đời vua Đường Huyền Tông (713 sau Tây lịch), Hòa Thượng Hải Thông đã tập hợp tài công vật lực để tạc pho tượng lớn trên vách núi. Công trình vĩ đại này phải mất đến 90 năm mới hoàn thành. Đây là tượng Phật điêu khắc đá lớn nhất thế giới. Tượng Phật ngồi xếp bằng dựa lưng vào núi, nhìn xuống 3 dòng sông. Tượng cao 71m, riêng đầu cao 14,7m, chỉ một bàn chân của tượng đã rộng 5,5m, dài 11m, trên đó đủ chỗ cho hàng trăm người ngồi. Người đời miêu tả tượng Phật vĩ đại này bằng câu nói: “Núi là một vị Phật, Phật là một quả núi”. Để che mưa chống gió cho pho tượng Phật khổng lồ này là một tòa “Đại tượng các” bằng gỗ cao 13 tầng. Do thời gian và chiến loạn, tòa Đại tượng các huy hoàng ngày xưa không còn tồn tại. Từ đời Minh, Thanh về sau, tượng bị gió mưa bào mòn, xâm thực hàng trăm lỗ, không còn nhìn rõ mặt mũi. Từ năm 1962, Chính phủ Trung Quốc đã cho sửa chữa toàn diện, từ đó chân dung trang nghiêm, thanh tú của pho tượng Phật hoành tráng này mới được phục hồi, và được liệt vào danh mục văn vật trọng điểm cấp quốc gia. Hiện nay tổ chức UNESCO của Liên Hiệp Quốc cùng với các chuyên gia Trung Quốc đã tiến thêm một bước nâng cấp trong công tác duy tu bảo hộ văn vật đã có hơn 1.200 năm lịch sử

(đoàn viếng thăm chiều chủ nhật 4-11-2007)
Nhiếp ảnh: Thiện Hưng - Quảng Hội - Thục Đức - Chánh Quang Nhật - Phước Lộc


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/06/2013(Xem: 5165)
Hình ảnh ngày 31-10-2009 Phái đoàn viếng thăm: NGŨ ĐÀI SƠN, NƠI HÓA HIỆN CỦA BỒ TÁT ĐẠI TRÍ VĂN THÙ THÙ TƯỢNG TỰ (chùa thờ tôn tượng bồ tát Đại Trí Văn Thù, cao khoảng 8 mét, được xem là pho tượng Văn Thù Bồ Tát đẹp nhất trên trần gian này)
26/06/2013(Xem: 3718)
Hình ảnh ngày 30-10-2009 Phái đoàn viếng thăm: - Bồ Tát Đảnh - Hiển Thông Tự Tháp Viện Tự tại Ngũ Đài Sơn
26/06/2013(Xem: 7457)
Ấn Quang Đại Sư, húy Thánh Lượng, biệt hiệu Thường Tàm, người khoảng cuối đời nhà Thanh sang kỷ nguyên Dân Quốc, con nhà họ Triệu ở Hiệp Tây.
26/06/2013(Xem: 4360)
Tế Tỉnh Đại Sự, tự Triệt Ngộ, hiệu Nạp Đường, người đời Thanh, con nhà họ Mã ở huyện Phong Nhuận.
26/06/2013(Xem: 4451)
Từ thuở bé ngài không ăn cá thịt. Sau khi xuất gia, tham cứu câu Niệm Phật Là Ai? Được tỏ ngộ, và nói: "Tôi đã tỉnh giấc mơ!".
26/06/2013(Xem: 4165)
Hành Sách Đại sư, tự là Triệt Lưu, người đời nhà Thanh, con của Tưởng Toàn Xương, một bậc lão nho ở vùng Nghi Hưng. Cha ngài là bạn phương ngoại với đức Đức Thanh Hòa Thượng, tức Hám Sơn Đại Sư.
26/06/2013(Xem: 5047)
Trí Húc Đại sư tự Ngẫu Ích, người đời Thanh, họ Chung, nhà ở Ngô huyện. Thân phụ trọ trì chú Đại Bi và Bạch Y, mộng thấy đức Quán Âm đại sĩ trao cho một đứa bé trai mà sanh ra ngài.
26/06/2013(Xem: 4631)
Tỉnh Thường đại sư, tự Thứu Vi, người đời Tống, con nhà họ Nhan ở Tiền Đường. Khi lên bảy, ngài gặp duyên lành xuất gia và mới mười bảy tuổi đã thọ giới cụ túc.
26/06/2013(Xem: 4383)
Diên Thọ Đại sư, tự Xung Huyền, người đời Tống, con của họ Vương ở Tiền Đường. Lúc thiếu thời, ngài thích tụng kinh Pháp Hoa, cảm đến bầy dê quỳ mọp nghe kinh.
26/06/2013(Xem: 4626)
Thiếu Khang đại sư họ Châu, người đời nhà Đường, ở vùng núi Tiên Đô xứ Tấn Vân. Từ buổi sơ sanh, ngài im lặng không nói. Năm bảy tuổi nhân lễ trai hội, ngài theo mẹ vào chùa lạy Phật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567