Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tứ Động Tâm trên thế giới của “nhị nguyên”

21/06/201316:55(Xem: 5993)
Tứ Động Tâm trên thế giới của “nhị nguyên”

bandroll2

Tứ Động Tâm
trên thế giới của “nhị nguyên”


“Tình chỉ đẹp khi còn dang dở.”
Đời hết vui khi đã vẹn câu thề.”

Tôi đọc hai câu thơ của thi sĩ Xuân Diệu trên microphone để bắt đầu chia sẻ cảm tưởng của mình trên xe Bus 1. Ngày hôm đó, tôi còn nhớ rất rõ nơi tâm tư một rung cảm tự nhiên, quyến luyến, vì chỉ còn có vài ngày nữa là chia tay, ngàn trùng cách biệt nếu không muốn nói là “sinh ly tử biệt”.Chuyến hành hương Chiêm Bái Phật Tích do Sư Phụ Nguyên Tạng hướng dẫn sắp kết thúc, để lại sau lưng những kỷ niệm sẽ không bao giờ quên của người con Phật. Đúng vậy rồi, phải không các đạo hữu mến yêu của tôi ơi! Cuộc vui nào rồi cũng sẽ tàn, cuộc xum họp nào cũng có lúc phải chia tay, đó là cái nguyên lý đối đãi “nhị nguyên” mà thường ngày chúng tôi vẫn nghe Quý Thầy, Quý Sư Cô giảng về giáo lý của Đức Thế Tôn: ”Có thương thì phải có ghét, có hợp thì phải có tan…. Những gì đã một lần đi qua tâm, thì sẽ không bao giờ mất, nó còn mãi ở đó. Hạt mầm này nếu gặp duyên sẽ mọc rễ, thành cây, ra hoa kết trái, chờ ngày gặt hái.” Những hạt giống Bồ Đề gieo trên mảnh đất tâm tư của hơn chín mươi thành viên trong hai mươi mấy ngày chiêm bái đương nhiên là nhiều lắm…nó đang mọc rễ cho cây Từ Bi bắt đầu xanh lá, thể hiện bằng sự giúp đỡ lẫn nhau, bằng những chia sẻ vật chất, bằng những công hạnh cúng dường, bố thí, với tình thương yêu không mong đền đáp, những mong có buổi tao phùng dù chưa phải là ngày cuối cùng của một chuyến hành hướng về thăm xứ Phật.

IMG_0639


Bình minh trên sông Hằng

Tôi nhớ mãi buổi sáng trên bến sông Hằng, khi người phật tử cuối cùng đã rời thuyền bỏ bến, ông lái đò đứng ngớ ngẩn trông theo. Cảnh biệt ly của người ra đi không trở lại sao thấy xót xa, vời vợi. Có phải chăng trên thế giới Ta Bà này mọi sự gặp gỡ và ra đi đều không phải vô tình mà đã có định trước? nếu ai đã từng học giáo lý nhân quả nghiệp báo rồi, thì câu hỏi kia bị xem là thừa, như lời dạy của Thầy Trưởng Đoàn, nhưng trong lòng tôi sao cứ vương vấn một điều gì đó. Không mong cầu thì đâu tìm đến, không mời gọi thì ai chịu ghé qua, không đuổi xua thì người ta đâu ra đi mà không hẹn ngày tái ngộ! Nguyên lý của sự đối đãi nhị nguyên này tôi học từ giáo lý nhà Phật đã hơn một năm nay nhưng sao đứng bên sông Hằng mới thấy thấm thía. Bất giác tôi cảm hứng viết ra tám câu thơ ngay tối hôm đó và đã cao hứng chia sẻ với các thành viên thân yêu một lần trên xe Bus 1.

Cảm niệm nguyên lý nhị nguyên nơi bến sông Hằng

Khách đến thuyền đưa, khách đến nhiều
Thuyền về đón khách, đón thương yêu
Khách mong thuyền lại, trao tình thắm
Bến nhộn thuyền đông, khách dập dìu

Thuyền đi để lại khách mong chờ
Bến vắng thuyền kia khách dần thưa
Thuyền không về bến, vì vắng khách
Khách thiếu thuyền đưa, khách hững hờ.

Thiệt là ngao ngán làm sao! Cứ phải có đón mời thì mới ghé lại, nếu hững hờ thì người ta lại bỏ đi mất. Có cái nhân duyên đưa đẩy ở mọi không gian trên từng sát na của đời sống động vật hữu tình và vô tình đang vận hành đưa chúng sinh vào bánh xe luân hồi xoay mãi. Kết quả cuối cùng vẫn là cái đau khổ của sinh lão bệnh tử, của cảnh sinh ly tử biệt…..Của cái lưu luyến hôm nay, của những người trên xe Bus 1 này đây! Đúng rồi, cho nên Đức Phật mới phải xuống trần gian để kéo chúng ta ra, và ngày nay tôi mới có duyên theo Sư Phụ và phái đoàn ngược xuôi vất vả. Đi từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, thức khuya dậy sớm, từng phút giây hồi hộp để tránh đạp phải “mìn” trên những con đường gồ ghề khó đi ấy, mong nhìn tận mắt Tứ Động Tâm, nơi Đức Thế Tôn thể hiện, mang ánh sáng giải thoát đến chúng sinh đang đắm chìm trong khổ nạn mịt mờ!

Cảnh trí chỉ có Bồ Đề Đạo Tràng là hưng thịnh còn lại ba nơi thánh địa khác hầu như chỉ còn trơ những bức tường đổ nát và những đống gạch đỏ mọc rêu nằm trơ vơ cùng năm tháng. Cảm động làm sao! Sư Phụ bảo tôi: “con viết một bài cảm niệm hoặc viết một bài thơ về những Phật tích mà con đã viếng thăm, con cố gắng ghi lại cảm nhận của mình nhé.”Hummm, làm sao dám viết bài cảm niệm tri ân khi mà đã có rất nhiều bài cảm niệm đã được đăng trên net, những bài viết bởi các “trưởng lão”. Các ngài đã đặt lên ngòi bút điêu luyện nhịp nhàng như phượng múa rồng bay. Những bài cảm niệm đó đã thu lượm hết lời hoa mỹ gấm vóc của tự điển rồi. Chỉ còn những chữ “left over“ tôi đâu muốn mang vào bài viết của tôi để mà tri ân, để mà diễn tả “feeling”.

Nói đến hai chữ "left over" tôi lại nhớ tới "legend" của chữ này trên xe Bus 1. Hầu như tất cả thành viên trên Bus 1 đặt nickname tôi là "left over" từ ngày tôi kể chuyện huyền thoại của người Ấn Độ về nguồn gốc của đàn bà: Đàn bà được Thượng Đế tạo ra bằng sự nặn nhồi của các phần left over sau khi những phần này được moi ra từ thùng rác. Từ đó trở đi tôi rất có duyên với hai chữ "left over". Nhớ hôm tôi mang gói bánh chiên lên cho chú Tâm Quảng, chú đã mở lòng "từ bi" từ chối không ăn bánh chiên của bà chị Tâm Quả gởi cho vì có lẽ chú nhìn thấy tôi có "sinh tâm", chú từ chối khéo nói là bị "ho" không ăn những thứ có dầu mở. Không biết ai trên xe đã nhắc tôi bảo là "lấy độc trị độc" …Sau nhiều lần năn nỉ nhưng chú vẫn không chịu ăn. Hôm đó, tôi cũng bị "ho" nhưng vì trong lòng có được mấy hạt Bồ Đềnên đã hoan hỷ mang gói bánh đi mời các thành viên trên xe, những ai bị "ho" thì nên ăn bánh chiên để trị "ho". Cuối cùng phần bánh "left over" đã có duyên với tôi, chỉ có duyên gặp gỡ thôi chứ không có duyên vô bụng vì khi trở lại chỗ ngồi thì còn cái bao không. Tôi đoán hôm đó chắc chị Diệu An cũng "ho" nên mới "lấy độc trị độc", nhưng chị đã đính chính trong một email bảo rằng đã mang hai chiếc bánh đi cúng dường Cụ Tâm Thái và Sư Cô để cho tôi được thêm phước. Chắc tại không được thưởng thức bánh chiên "left over" hôm đó nên bây giờ dù đã hơn hai tuần lễ trôi qua tôi vẫn còn bị "ho"!

IMG_9567


Lưu dấu kỷ niệm xe bus 01 tại Phật Đài Thích Ca Lộ Thiên (Đài Trung, Đài Loan)

Những kỷ niệm buồn vui gieo vào lòng nhau bao nhiêu vương vấn, mang cho người ta những mong cầu, mong cầu buổi tao phùng tuy ngày vui chưa hết. Đó là cái đối đãi nhị nguyên rõ rệt và là yếu tố đưa đến luân hồi mà chúng ta học Phật đều nhìn thấy rõ. Dù biết vậy, nhưng có mấy ai tránh khỏi “Ái”, “Thủ”, “Hữu” đâu? Và tôi đang ngồi chốn này đây, tỉ tê viết dòng tâm sự với ngôn ngữ vụng về kể cho ai nghe nỗi lòng đang ngổn ngang trăm mối, không còn lại những danh từ hoa mỹ để tôi gởi lời tri ân đến Sư Phụ và hai Sư Cô cũng như để chia sẻ với các bạn đạo những hân hoan cho bao ngày “lia thia quen chậu”. Xin hướng tâm hồn về Tứ Động Tâm với dòng lưu bút của con với những ngày về thăm xứ Phật.

Vịnh Lâm Tỳ Ni

Bóng nước in tường gạch đỏ son

Nghìn năm mặt nước vẫn như gương

Thâu cả đất trời cùng vũ trụ

Mang về bến giác một tình thương.

Bảy bước chân đi bảy đóa hoa

Trên trời, dưới đất, chỉ mình “TA“

Có-không, không-có, đều không có

Vạn vật, vì ta mới có “TA”.
DSCF2378



Toàn cảnh vườn Lâm Tì Ni ngày nay

Thái Tử Siddhartha bên dòng sông Anoma

Đây nắm tóc, gởi về dâng Vương Phụ

Dứt đoạn đời cung điện gấm hoa xưa

Con ra đi những mong tìm chân lý

Diệt tử, sinh, lão, bệnh, khổ biệt ly

Đầy tâm tình gởi về em chốn ấy

Nuôi con thơ nơi cung điện tóc hoa cài

Đừng mong mỏi, ta đi tìm chân lý

Cứu em cùng con dại, một ngày mai

Một ngày mai, một ngày không xa lắm

Ánh đạo nhiệm mầu soi nẽo trầm luân

Cứu muôn loài đang lầm than đau khổ

Ta sẽ về cho ánh sáng mãi bình minh

Vịnh Bodhgaya - Nơi Đức Thế Tôn Thành Đạo

Ánh sáng chan hòa khắp mọi nơi

Đây bờ bến giác cảnh vui tươi

Bố Đề cổ thụ luôn xanh lá

Vạn vật cười đùa trong nắng mai

Giác Ngộ tháp kia cao vút cao

Tấm lòng Từ Phụ, ghi ơn sâu

Bốn chín ngày đêm trong thiền định

Đạt quả Bồ Đề tối thượng cao

Sạch hết âu lo, sạch nợ duyên

Có cũng là không, chẳng nhị nguyên

Chỉ có chân như, tâm phẳng lặng

Thoát vòng sinh tử, hết lụy phiền

IMG_1782


Bảo Tháp Đại Giác Ngộ vào ban đêm


Vịnh Vườn Lộc Uyển

Đây Sarnath một chiều nắng ấm

Tôi trở về tìm lại dấu chân xưa

Bao ngàn năm bánh pháp luân lăn chuyển

Vẫn còn đây tháp đỏ phủ rêu mờ

IMG_1175


Diệu Nhẫn - SC Tâm Vân - SC Diệu Trang - Diệu An - Quảng Tuệ Nguyện trước Tháp Lộc Uyển

Tôi bật khóc khi nghe Thầy kể lại

Đức Thế Tôn tìm đến bạn hiền xưa

Bao ngày tháng trên đường mòn cô quạnh

Ngài tìm về chốn cũ khóm hoa xưa

Năm người bạn vẫn mỏi mòn tìm kiếm

Con đường nào sẽ đưa đến chân như

Đức Thế Tôn đã giảng bài Tứ Đế

Phép nhiệm màu hoá cảm bạn đồng tu

Từ độ ấy, thành hình ngôi Tam Bảo

Chốn vườn Nai, Bát Chánh Đạo bắt đầu

Mang chánh pháp chỉ đường người tăm tối

Ánh đạo vàng rạng tỏa khắp năm châu.

Vịnh Cậu Thi Na (Kusinagar)

Rừng sala chiều nao im tiếng gió,

Đứng rũ buồn cành là phủ màu tang.

Tiễn Đức Thế Tôn về cõi Niết Bàn

Ôi thương nhớ, Từ Phụ ơi! Giờ ly biệt!

IMG_4301


Phái đoàn tụng Kinh Di Giáo bên tôn tượng Nhập Niết Bàn

“Này A Nan, lấy cho ta miếng nước.

Dìu ta về rừng trước mặt, gốc sala.

Thân tứ đại, trả về cho tứ đại.

Đừng trách người thợ sắt tối hôm qua!”

Lạy Đức Thế Tôn, con rơi nhiều nước mắt,

Khi viết dòng cảm niệm Câu Thi Na,

Con hình như vẫn thấy Người trước mặt,

Buổi chiều nào Người dưới gốc Sala.

Theo Sư Phụ về thăm thánh tích

Con viết dòng cảm niệm Câu Thi Na!

Câu Thi Na! Câu Thi Na!

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Maryland, December 15, 2008

Đệ tử Helen Quảng Tuệ Nguyện kính dâng.

IMG_8492


Diệu Nhẫn - Sư Phụ - Quảng Tuệ Nguyện
(hình chụp trước chùa của Đức Dai Lai Lama

----o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/06/2013(Xem: 5303)
TTCN - Chúng tôi có mặt nơi “xuất xứ” bài thơ Phong kiều dạ bạc vào một sáng đầu thu, khi những chiếc lá ngô đồng đầu tiên vừa lẳng lặng lìa cành và in những đốm thu vàng vào những phiến đá xanh xám trên đường phố Tô Châu.
25/06/2013(Xem: 6904)
Tô Châu-Hàn Sơn Tự: 25/10 : đi thăm Hàn Sơn Tự ở Tô Châu, tham quan xưởng tơ lụa nối tiếng ở Tô Châu
25/06/2013(Xem: 4102)
Phổ Đà Sơn – Ning Ba: 24/10 : dùng sáng xong, trở về Ninh Ba (bằng tàu biển), đi Phong Hóa viếng thăm Đạo Tràng Phật Di Lặc, tối về nghỉ đêm ở Tô Châu.
25/06/2013(Xem: 4000)
Viếng thăm Phổ Tế Tự, Pháp Vũ Thiền Tự (nơi có Tịnh Thất ẩn tu của Ấn Quang Đại Sư), Phật Đảnh Tự. Ăn tối và đi chợ đêm mua Phật cụ, y áo… với giá rất rẻ. Nghỉ đêm thứ nhất tại Phổ Đà Sơn.
25/06/2013(Xem: 4587)
Phương danh Phật tử góp phần công đức lấp tấm kính mica để bảo vệ dấu chân của Đại Sư Kim Kiều Giác (hóa thân của Bồ Tát Địa Tạng) trên núi đá Bái Kinh Đài, Cửu Hoa Sơn
25/06/2013(Xem: 4642)
Phương danh Phật tử cúng dường trong chuyến hành hương (số tiền được chia đều để cúng dường 30 ngôi chùa trong chuyến hành hương này)
25/06/2013(Xem: 6849)
Mt. Putuoshan lies to the east of Zhoushan City. Zhoushan City is situated on Zhoushan Island that in turn gives its name to a group of some four hundred small islands off the east coast of China in Zhejiang Province.
25/06/2013(Xem: 5530)
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH HƯƠNG TỨ ĐẠI DANH SƠN, TRUNG QUỐC, 21 NGÀY
25/06/2013(Xem: 4163)
Danh Sách Phái Đoàn hành hương chiêm bái Tứ Đại Danh Sơn, Trung Quốc (Từ ngày 21/10 đến 9/11/2009)
25/06/2013(Xem: 5203)
Tất cả quý Phật tử tại Mỹ (dù ở bất cứ tiểu bang nào) phải có mặt tại phi trường quốc tế Los Angles, California lúc 8 giờ tối để làm thủ tục lên máy bay (hãng China Southern Airline) lúc 11.50 tối 20-10-2009 để bay đến Quảng Châu, Trung Quốc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]