Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cảm niệm tri ân Diệu Kim - Nguyên Đức

21/06/201316:21(Xem: 5320)
Cảm niệm tri ân Diệu Kim - Nguyên Đức
bandroll2

Cảm Niệm Tri Ân
Thầy Trưởng Đoàn Thích Nguyên Tạng


Nam Mô A- Di- Đà -Phật.

Kính bạch Thầy,

Công đức của Thầy dẫn dắt các Phật tử hành hương chiêm bái Phật tích Ấn Độ- Nepal – Đài Loan 2008 thật vô lượng, không thể diễn tả hết bằng ngôn ngữ của chúng sinh. Hai chị em chúng con, Diệu Kim và Nguyên Đức chỉ xin đặc biệt bày tỏ cảm niệm tri ân Thầy đã dạy cho chúng con, những người sơ học Phật pháp hiểu rõ hơn về bốn đức tính Tứ Vô Lượng Tâm qua công hạnh của Thầy trong chuyến hành hương này.

Theo chúng con biết thì Tứ Vô Lượng Tâm, Từ, Bi, Hỷ, Xả, là bốn công hạnh tu tập tương quan mật thiết với nhau, mà chư Phật và chư Bồ Tát thực thi để mang lợi ích an lạc, giảm bớt khổ não, hoạn nạn cho vô lượng chúng sanh trong thế giới Ta bà này.

Tâm từ của Thầy bao trùm giúp cả phái đoàn đông đảo Phật tử này được thỏa tâm nguyện hành hương chiêm bái các Phật tích trên đất Phật, đảnh lễ Đức Đạt Lai Lạt Ma và chiêm bái Phật cảnh tại Đài Loan. Cùng với sự trợ lý đắc lực của Đạo hữu Tony Thạch, Thầy đã lo liệu chu tất, tổ chức, dẫn dắt cả đoàn chúng con, kinh hành, niệm Phật, đảnh lễ, chiêm bái các Phật Tích. Đặc biệt Thầy đã giảng giải về các Phật tích, phế tích tạo thêm niềm tín tâm thâm sâu mạnh mẽ trong mỗi chúng con, cho chúng con thấy rõ Đức Phật và Giáo Pháp của Ngài là sự thật sống động nằm đằng sau Tàng Kinh Các, thư viện và lịch sử hơn hai ngàn năm trăm của Phật Giáo.

Tâm Bi bao gồm lòng đau xót trước những cảnh ưu sầu khổ não, hoạn nạn của chúng sinh và dốc chí ra tay cứu vớt họ. Thầy thương Phật tử đau bịnh không chiêm bái được một Phật tích nào đó, Thầy thăm hỏi, an ủi, khuyên giải, khích lệ, cầu nguyện cho Phật tử được bớt bịnh, khỏi bịnh và an lành; và Thầy cũng thường nhắc nhở hai thành viên bác sĩ (Chúc Hân & Nguyên Đức) trong đoàn chăm sóc, chữa trị cho “ bệnh nhân” để các vị này có đủ sức khỏe tiếp tục chuyến hành hương. Lòng từ bi của Thầy rộng lớn bao la, bao trùm tất cả chúng sinh không phân biệt chủng tộc, tôn giáo v.v…Một thí dụ điển hình là Thầy đã bố thí cho người phu xe Ấn Độ tại khu du lịch Taj Mahaj, khi Thầy đi xe thồ từ khách sạn đến internet cafe để post hình của phái đoàn vào quangduc.com, tiền lệ phí cho việc phu xe chỉ có 10 Rubees, nhưng Thầy đã giúp cho người phu xe già này trọn đủ số tiền (4000 Rubees) mua luôn cái xe thồ (rickshaw) để khỏi phải thuê xe mà hằng ngày không kiếm đủ số tiền thuê nên nợ nần cứ chồng chất lên mãi.

Tâm Hỷ bao gồm lòng vui thích trước cái vui của người khác, trước sự thành công của chúng sinh.Thầy thật vui, cười rất tươi khi Phật tử bớt bịnh, hết bịnh, sức khỏe bình phục để tiếp tục chuyến hành hương. Thầy vui khi cả đoàn hoan hỷ hoàn tất lịch trình chiêm bái mỗi ngày và kinh hành, niệm Phật, đảnh lễ ngiêm trang, chỉnh tề, đẹp đẽ.

Tâm Xả bao gồm lòng vị tha, tha thứ cho mọi người, tự mình hy sinh để giúp cho chúng sinh an lạc. Thầy làm việc hăng say ngày đêm, không quản ngại mệt nhọc, khó khăn. Lúc đoàn gặp phiền não về việc chìa khóa phòng khi về đến khách sạn, không những Thầy đã không phiền trách ai trong đoàn mà Thầy còn nói “ tại Thầy thiếu tu nên mới có sự cố“, càng làm chúng con cảm động hơn. Tại buổi họp kết thúc chuyến hành hương, Thầy tán dương công đức của tất cả mọi người đã tham dự và hoàn tất chuyến hành hương. Lòng Thầy rất quảng đại, cao cả.

Công hạnh của Thầy trong suốt chuyến hành hương, hoặc bằng lời nói, hoặc bằng việc làm, cũng như nét mặt nụ cười vui tươi, khoan dung hiền từ, ấm áp của Thầy chính là những bài Pháp sống động quí báu mà Thầy đã ban cho chúng con. Qua chuyến hành hương này, chúng con hiểu thêm được ý nghĩa sâu xa, cao cả của Tứ Vô Lượng Tâm mà trước đây chúng con vẫn thường “nghe quen tai, nói quen miệng”. Qua thân giáo, khẩu giáo và ý giáo, Thầy đã ban cho chị em chúng con và thành viên của phái đoàn bài Pháp, chúng con sẽ luôn luôn ghi nhớ để khích lệ, thúc dục chúng con phát tâm tinh tấn dỏng mãnh hơn nữa trên bước đường tu học.


Minnesota, ngày 12 tháng 12 năm 2008


Chúng con kính lễ Thầy.

Diệu Kim và Nguyên Đức

DSCF7052

Đạo hữu Diệu Kim Đàm Thị Thanh Quý
(Ban Thủ Quỹ của phái đoàn)

DSCF4457

Bác Sĩ Nguyên Đức Đàm Quang Hiển
(Ban Y Tế của phái doàn)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/07/2011(Xem: 13387)
Ngài giáng sinh nơi vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini), thành đạo ở Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya), thuyết bài Pháp đầu tiên tại vườn Lộc Uyển (Sarnath) và nhập Niết Bàn tại Câu Thi Na...
09/07/2011(Xem: 13125)
Có lẽ danh từ “Phật đảo“ tôi dùng cho xứ đảo Đài Loan có hơi lạ tai với các bạn, vì từ đó đến giờ ta chỉ nghe nào là “Hải đảo chiều mưa“ hay “Ốc đảo cô đơn“, chứ chưa ai dám dùng từ chứa nhiều cường điệu như thế! Nhưng quả thật là như thế các bạn ạ! Một cụm đảo gần chín mươi chín hòn nhỏ to đủ cỡ, không lấy gì làm lớn cho lắm nằm chơ vơ giữa biển mà đi đến đâu cũng thấy những tượng Phật vĩ đại và Chùa chiền với tầm vóc đáng ngại, nhìn vào phải bái phục khen thầm, ấy là chưa kể tinh thần tu học nghiêm mật và trật tự của Phật tử Đài Loan.
07/07/2011(Xem: 6814)
“Đông du” ngày nay đã trở thành một từ quen thuộc. Không chỉ đối với các nhà thám hiểm, khách du lịch, người khảo sát văn hóa, mà cả những nhà khoa học, nhà triết học.
30/06/2011(Xem: 9526)
Từ ngày tôi được quy y thọ tam quy ngũ giới với Sư phụ tôi, được Người truyền cho Giới Hương đầu tiên trong ba nén hương Giới Định Huệ; đến nay đã gần 14 năm, nhưng tôi chưa bao giờ có nhân duyên được theo Thầy đi hành hương đến một xứ sở nào. Nếu phải nói lý do tại sao? Thôi thì đành dùng tạm bốn chữ “chưa đủ nhân duyên“.
06/05/2011(Xem: 4799)
Kumbhalgarh - Vạn Lý Trường Thành của Ấn Độ Nằm phía tây Ấn Độ, pháo đài Kumbhalgarh là thành trì quan trọng thứ hai dưới triều đại Mewar, được xây dựng từ thế kỷ 15 và mất cả trăm năm để hoàn thành.
04/05/2011(Xem: 4032)
Lâm Tỳ Ni đã từng là nơi mà những nhà chiêm bái học giả như Ngài Pháp Hiền vào thế kỷ thứ V và Ngài Huyền Trang vào thế kỷ thứ VII...
26/04/2011(Xem: 18957)
Những công trình đồ sộ được xây bằng tay, không hề có sự hỗ trợ của máy móc, xe kéo, thậm chí cả dụng cụ kim loại nhưng có sức sống cả ngàn năm
21/03/2011(Xem: 12683)
Ở xứ Tây Tạng, tạo hóa và dân sự dường như bảo nhau mà giữ không cho kẻ lạ bước vào! Núi cao chập chùng lên tận mây xanh có tuyết phủ...
18/03/2011(Xem: 5325)
Đây là một cuốn nhật ký ghi chép cuộc hành trình đi về Ấn Độ để học đạo. Tác giả nhân khi chùa Văn Thù Sư Lợi tổ chức chuyến đi hành hương các Phật tích tại Ấn đã tháp tùng theo...
15/03/2011(Xem: 3815)
Hôm nay là đêm 31-12-2008, chúng tôi chuẩn bị bước sang năm mới tại nhà Ngari Khangtsen. Mọi người tụ họp tại phòng ăn sau khi đã được về phòng của mình ngơi nghỉ lấy sức sau hai ngày đi đường bằng xe buýt. Có nhiều thức ăn đã được quý thầy nấu và dọn sẵn, một bên thức ăn chay và một bên thức ăn mặn. Thầy Kunchok Rabgye là bếp chánh. Thức ăn có súp, cari, cơm chiên, đồ xào, nhưng món nào cũng có nêm cà ri. Tôi có vào nhà bếp xem thì thấy nhà bếp rất đơn sơ. Khi nhận được xà bông rửa chén, quý thầy rất mừng vì xà bông cục nhỏ của Ấn không ra bọt, rất khó cho việc rửa chén bát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]