Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Xe Bus số 01 với những khuôn mặt khó quên

21/06/201315:58(Xem: 5092)
Xe Bus số 01 với những khuôn mặt khó quên
bandroll2 (1)

XeBus số 01
với những khuôn mặt khó quên

Về lại Melbourne rồi mà trong đầu vẫn còn mang mang, hồi tưởng đến kỷ niệm những ngày trên đất Phật, nhớ đến lời căn dạy mỗi ngày của Thầy trưởng đoàn, câu kinh của hai Sư Cô, nhớ đến từng khuôn mặt Phật tử đến từ tứ phương, nhất là đoàn xe bus số 1 “Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười”, nhớ xóm nhà lá mà tôi có duyên gặp gỡ, mối thâm tình có lẽ trong cuộc đời mấy ai được, sẽ theo đó để làm hành trang trau dồi và làm đẹp thêm trên con đường tu tập.

Tất cả mọi việc không qua chữ Duyên, đúng ra lúc đầu tôi và cô bạn Túy Hồng ở Adelaide nằm trong danh sách xe bus số 1, nhưng vì lý do kỹ thuật nên được đổi sang xe số 2, trong thời gian ở đây tôi được quen với Sư Cô Diệu Trang cô có tiếng nói thật nhỏ nhẹ, đạo hữu Tâm Thành, Diệu An, Diệu Thiện, ... (Úc), hai bác Minh Trí, Diệu Tâm (Minnesota), nghe bác trình bài những tác phẩm mà bác sáng tác trên đường hành hương, đúng là người nghệ sĩ với tâm đạo. Đến Bồ Đề Đạo Tràng, hai đứa lại được yêu cầu trở về đoàn xe số 1, cho nên rất hoan hỉ và mừng thầm, vì trên xe số 1 phần đông là “phe ta” và “mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười”.

Ngày đầu tiên trở về xe số một, không khí sum họp vui vẻ, đoàn được nghe Thầy trưởng đoàn giải thích thêm về các thánh tích, nhưng hôm sau Thầy lại đổi sang xe số 3, thay vào đó Sư cô Diệu Trang và vài ngày sau là Sư cô Tâm Vân. Đường đi dài, chông gai và bụi bậm, thế cho nên hai sư long thể bất an, viêm họng, trông hai sư mệt hẳn ra, vì thế buổi sáng và chiều quý Phật tử trong xe phải tiếp cô tụng kinh.

Trên xe số 1 gồm Phật Tử ở khắp nơi như Việt Nam, Hoa kỳ, Úc Châu, Canada, sau khi Thầy đi rồi, buồn quá, nên Helen và chị Diệu Nhẫn (Hột Xoài) bảo đoàn cùng nhau giúp vui văn nghệ trong tình thần tu và học hỏi. Tôi đề nghị để biết rõ hơn về nhau, nên mỗi địa phương giới thiệu về ngôi chùa nơi mình đang sinh hoạt, chú Trí Viên nói nhiều về ngôi chùa Phật Ân tại Minosota, không ngờ quý đạo hữu nơi đây, tu tinh tấn quá, chùa không Thầy trụ trì mà hàng tuần Phật tử đều gặp gở nhau, tu bát quan trai, sám hối, ngôi chùa đã trả xong và đang tu bổ. Cô Hoằng Huệ nói về Houston nơi rất nhiều Phật tử thọ Bồ Tát Đạo, cô rất hiếu khách cho điện thoại, địa chỉ mời Phật tử về tham quan, khi đến nơi cô sẽ đích thân ra phi trường đón. Chú Thiện Hưng nói về Tu Viện Quảng Đức, gia đình chú theo Thầy Tâm Phương khi chùa còn căn nhà nhỏ.

Chú Tâm Quảng “cô đơn” vì là Phật tử duy nhất trong nhóm từ Canada, chú chia sẻ về tấm lòng Bồ Tát vì chúng sanh củaThầy Thích Nguyên Thảo, trụ trì chùa Hoa Nghiêm, ởGreater Vancouver, năm 2004 Thầy bán tu viện ở Mission khoảng $500K và được chính quyền Canada tặng thêm $500K, giúp đỡ các nạn nhân Á Châu trong cơn sống Thần. Thầy cũng đã nhanh chóng gởi 9 ngàn Gia Kim để giúp đỡ gia đình các ngư phủ bị Trung Cộng bắn chết tại Thanh Hóa. Thế mới biết lòng từ bi của Thầy không còn giới hạn không gian.

Những ngày sau đó là phần văn nghệ, hát ca, ngâm thơ, kể chuyện vui, đọc truyện, ... Cô Tâm Vân tuy rất mệt nhưng vẫn tập đoàn hợp ca bản “Phật đang trong ta” đúng vậy tất cả cũng đều do tâm mà ra, “Đường đi khó bỗng nhiên bình yên”.

Người để cho đoàn đáng noi theo là Cụ Tâm Thái, quá khâm phục trí nhớ dai và hạnh tu tinh tấn của Cụ, những bài sám, kinh Di Đà, ...., cụ thuộc làu, tay không ngưng lần chuổi, những lời kinh như chất chứa từ kiếp nào trong tiềm thức Cụ. Trong khi đám trẻ tối tăm quá, đọc đi đọc lại những bài chú mà vẫn không nhớ.

Nha sĩ Diệu An Xuân Đào thì ôi! Quá đa tài, ngoài nghề nhổ răng bệnh nhân, nghề phó nhòm (chị là một ba phó nhòm chính của đoàn), thêm tài ca hát, bản nhạc Chân Nguyên, chị hát càng nghe càng thấm thía, đúng thế “cuộc đời như khói, như sương” nhưng người sao mãi đắm chìm trong biển đời đau khổ. Thêm một nghề khác mà không mấy ai được năng khiếu là ca cổ nhạc, rất mùi mẩn, tài tụng kinh, đọc truyện…, trên xe nghe chị đọc cuốn Kinh Na Tiên Tì kheo, đối thoại của Ngài Na Tiên Tỳ Kheo và vua Di Lan Đà, Sức Mạnh Của Lòng Từ (Thầy Nguyên Tạng soạn dịch), ..., người nghe ai cũng muốn phát tâm tu theo. Chị lúc nào cũng vui vẻ và hoan hỉ chụp hình cho đoàn, những tấm nametags mà đoàn mang bên mình là do chị làm, không biết còn tài nào nữa mà chị chưa “bật mí’? Đoàn được những tấm hình đẹp trên xứ phật là do công của ba phó nhòm, Quảng Trí Thắng, Diệu An và Thiện Hưng. Quý hoá quá! Xin tán thán công đức không lường nơi ba phó nhòm.

Bác sĩ Nguyên Đức (Minosota), đúng là tu hạnh bồ tát, khi mọi người mang hành lý cá nhân nặng bên mình, bác lại mang một ba lô nặng trên lưng, nào là thuốc cảm, trụ sinh, tiêu chảy, ho, nhức đầu, cúm, kem xoa vết thương, băng keo cá nhân,.... Mỗi khi di chuyển đến khách sạn mới, bác để tên và phòng mình lại ở reception, “welcome bệnh nhân” , do đó bệnh nhân bớt ngại khi gỏ cửa xin thuốc, đã vậy hôm sau bác đi hỏi thăm tiến triển từng bệnh nhân ra sao? Hình như bác không ngại hay phiền toái khi lo cho bệnh nhân, đúng là “Lương y như từ mẫu’. Bác bảo phải chữa bệnh từng người, bệnh không hết sẽ lây sang người khác, sau này mới biết thêm bác lại có khiếu kể chuyện tiếu lâm và hát cũng hay lắm.

Chú Thiện Hưng đang là một giáo viên trung học tại Melbourne, Úc, chú đang xin nghỉ phép để tham dự chuyến đi này. Chú là một trong ba phó nhòm của đoàn, phụ nhận diện và khiêng phụ hành lý cho các bác lớn tuổi, rồi lại chụp hình cho mọi người, nhất là trong lúc chụp hình đoàn thì chú , anh Quảng Trí Thắng và chị Diệu An luôn là người cuối vào đoàn để chụp, nghe dì Mười Ngọc Hoa (Mẹ của Thiện Hưng) bảo chú không khoẻ trước khi đi, nên dì rất lo, nay đến nơi đất Phật, thấy chú chưa ngã bệnh nên dì mừng lắm, chú ca hát rất hay, nhớ chú nhất là bài “Chuyện tình Lan và Điệp” lời đạo. Khi về đến Melbourne, Úc Châu, chú Thiện Hưng có phone lên chùa trình với Thầy Trưởng Đoàn rằng là bản than của chú là thực nghiệm được sự mầu nhiệm của chuyến hành hương này, Đức Phật trên cao đã từ bi gia hộ cho chú đã không những không ngã bệnh tại Ấn Độ mà hiện tại trong người cảm thấy rất khỏe mạnh như người chưa bao giờ biết bệnh là gì. Nghe Thầy kể trước ngày lên đường chú Thiện Hưng bệnh thấp khớp (đau xương cổ và hai chân) kinh niên bộc nhiên tái phát và trở nên tệ hại, có lúc chú muốn hủy bỏ chuyến hành hương này, nhưng lòng chú không muốn, vì lòng khát khao ao ước bao nhiêu năm nay, muốn về thăm quê hương tâm linh một lần trong đời, chính vì tấm lòng chí thành tha thiết này đã cảm ứng mười phương chư Phật đã gia hộ cho chú được sở cầu như nguyện

Cô Mỹ Hạnh Nguyên Nhật Khánh (em ruột của Thiện Hưng) người phụ Thầy rất nhiều việc trong chuyến đi này, từ việc hành chánh giấy tờ cho đoàn trước khi đi, quay phim suốt cuộc hành trình, ai thiếu phòng hay phàn nàn về khách sạn cũng réo cô, thế nhưng cô vẫn vui vẻ giúp đỡ. Ở Melbourne trước khi đi cô điện thoại nhắc từng người giờ giấc ra phi trường, lên đến Dharamsala lại ngã bệnh, nói không ra tiếng, nên trong khi mọi người đi shopping cô phải nghỉ dưỡng sức rồi tiếp tục quay phim.

Chị Hồng Hạnh Tú Hoài một thành viên trong ban Hương Đăng của tu viện Quảng Đức, giới thiệu món canh chua ở xứ down under, đang ở Ấn Độ, hằng ngày ăn cà ri, nay nghe canh chua Việt nam, làm ai cũng nhớ nhà. Chị Hữu Chân Mỹ Lương tiết lộ bí mật vì chị dễ thương, có tài năn nỉ nên bán rất nhiều vé trong các buổi cơm chay gây quỹ, vậy chùa nào đang bán vé gây quỹ, phải “photocopy” khiếu của chị. Chị Linh Hoa bảo sau lần đi này, về chị sẽ lên tu viện Quảng Đức nhiều hơn, chị cũng là người rất năng nổ trong việc cơm chay gây quỹ phụ chị Hữu. Chị Thanh và dì Bảy bảo ai sao tôi vậy, chùa có Phật sự thì có mặt mẹ con chị

Khi Thầy tán dương công đức của những vợ chồng đồng đạo, cùng nhau tu tinh tấn thì đoàn xe số một không kém ai, xe có cô chú Trí Viên-Diệu Thủy, Ông bà hội trưởng xóm nhà lá Minh Huệ-Diệu Lý, Cô Chú HoằngMinh, Hoằng Huệ, hai bác Minh Chơn-Diệu An, anh chị Quảng Nghiệp-Diệu Thanh, ...

Các cụ lớn tuổi có Cụ Tâm Thái, cụ Bạch Vân, Phật tử đi cùng gia đình có chú Thiện Hưng-Mỹ Hạnh-dì mười, chị Thanh-dì Bảy, độc mã từ xứ lạnh quanh năm có chú Tâm Quảng người có biệt tài kể chuyện vui, và solo độc thân là đám nhà lá ngồi cuối xe.

Văn nghệ trên xe thì rất xuất sắc, tự biên tự chế, nhớ đâu hát đó, chị Helen Quảng Tuệ Nguyện có giọng ngâm thơ rất ấm, nhớ nhất là màn kịch chị đóng trong vai Thái tử, cùng bác Tâm Quảng trong vai Sa Nặc, đêm xuống mang con ngựa Kiền Trắc trốn khỏi hoàng cung “Đêm tối rồi, thái tử định đi đâu?”.

Không quên chị Diệu Nhẫn và Quảng Như với giọng cười giòn to, ai đang buồn ngủ, nghe hai giọng cười này, chắc phải tỉnh ngủ, không biết cô Mỹ Hạnh có thâu lại hai giọng cười vui này không, post lên cho mọi người nghe? Cô Diệu Thủy với thanh âm Bắc kiêu sa, nói chuyện rất nhỏ nhẹ, giàu tình cảm, cô ngâm thơ rất hay, cám ơn cô rất nhiều về lời khuyên về việc ăn chay. Bác trí Viên nhà mình, tuy ít nói, nhưng câu nào nói, đáng nhớ câu đó, nhớ mãi khi Sư Cô Tâm Vân đi rồi, bác cho phần tụng kinh sớm chiều, mở màn là câu “I’m taking over now”.

Chị Diệu Thanh có tài đặt nhạc, hôm sinh nhật Thầy, chị sáng tác bài hát rất hay “Tu đi kẻo muộn”,Anh Nông ít nói nhưng nghe cô Diệu Kim bảo, vườn hoa ở chùa Phật Ân, anh chăm sóc tươm tắc, trồng nhiều bầu và bí. Chị Diệu Lý mang theo tập nhạc đời với lời đạo, được tận dụng tối đa trên xe, chị hát những bản dân ca đậm tình quê hương rất hay, thêm tài ngâm thơ. Bác Minh Chơn luôn khen đám nhà lá tu tinh tấn, tuổi nhỏ đã biết đi hành hương nên tôi bạch “Thưa bác, tụi con gây quá nhiều nghiệp chướng, ráng sửa thân, nên hành hương sám hối”.

Đến đây phải nói một tí về xóm nhà lá, nhóm ngồi những băng cuối xe bus có chú Thiện Hưng, chị Diệu Nhẫn, Quảng Như, Túy Hồng, Như Hoàng, Mỹ Hạnh, Helen, anh Tony, .... .Nhóm ồn ào, thích ca hát (giúp vui đoàn), vì thế cô Diệu Kim, Diệu Thủy tính tình trẻ trung nên nhập xóm, trẻ già hát ca vui, trò chuyện, trao đổi ưu tư và học đạo với nhau, như quen tự bao giờ. Thật vậy chắc hẳn là những kiếp trước đã gặp nhau và cũng đã hẹn lại gặp nhau chiêm bái xứ Phật. Nhóm Minnesota rất có duyên với phật tử TVQD, trước đây nhóm đã từng hành hương Trung Quốc do tu viện tổ chức.

Riêng anh Minh Huệ, với máu văn nghệ và tiếu lâm, khi nghĩ ra chuyện gì vui, là chạy xuống kể xóm nhà lá nghe, anh bảo, “Anh chịu đám trẻ này, để anh kể chuyện vui cho mấy em nghe”nên nhập bọn ngồi hàng ghế dưới xóm vui ca. Anh cũng có nhiều nghề, tụng kinh rõ ràng, gỏ mỏ đúng nhịp, hát cải lương rất mùi, anh được đề nghị làm hội trưởng xóm nhà lá, có vui cùng hưởng, có hoạ, Thầy la “ anh đại diện lãnh nhận”, Chị Diệu Nhẫn phó nội vụ, chú Thiện Hưng chạy vòng ngoài nên giữ vai trò phó ngoại vụ. Lúc tôi tuyên bố trình làng ban chấp hành, khi giới thiệu chú, chú bảo “Ủa! vậy hả, em không biết”, thế nên tôi bị chú Tâm Quảng “kê tủ đứng”:-“Như Hoàng ơi! Răng lạ rứa, bầu bán chi, nội bộ với nhau không biết, ai nhiệm vụ gì!”

Chú Thiện Hưng này thiệt, làm bể mánh, đã signal chú trước rồi cơ mà. Nhớ câu thần chú “Butachi” của anh Minh Huệ sẽ là kỷ niệm vui nhớ mãi, vì những ngày ở Bồ Đề Đạo Tràng, đoàn bị muỗi cắn nhiều quá, rất ngứa nhưng không dám đập muỗi, nên anh bảo đọc câu thần chú “Bu ta chi, xa ta ra”, có nghĩa là bu ta làm chi, hãy xa ta ra, nhưng khi đến Dharamsala không có con muỗi nào bu lại cắn, nên chị Diệu Nhẫn chế ra câu thần chú mới “Bay đi đâu, bu ta đi” nghĩa là muỗi bay đi đâu? hãy bu lại đây.

Riêng cô Quảng Như lại có câu thần chú cố ăn để dưỡng sức: “Ăn cho nó bổ, ăn cho mau xuống lổ, để rồi bớt khổ”.

Nhớ mãi bản nhạc “Chuyện tình Lan và Điệp”,chú Thiện Hưng vừa dứt tiếng, chị Hột-Xoàn (Diệu Nhẫn), vô câu vọng cổ “Điệp ơi! Sao lại đến đây...”, bài vọng cổ vừa dứt, bác sĩ Chúc Hân Lâm Kim Loan tiếp tục vô câu vọng cổ mới, rất mùi và nhịp nhàng, cả đoàn vổ tay thật vui, không ngờ bác sĩ ca vọng cổ cũng mùi lắm chứ! Chị Hột-Xoài trong cơn khẩu hứng tiếp tục bản “Hàn Mạc Tử”, thế thì trên xe hàng ghế đầu chị Diệu An phó nhòm cũng không kém, vô tiếp câu vọng cổ. Sau đó chị Diệu Lý với bài “Tuyết Đông Sơn, Bạch Thu Hà”.Không hiểu bằng cách nào qua bao nhiêu năm tại hải ngoại, các chị còn nhớ được những bài ca cải lương, dân ca dân tộc, thật đáng quý.

Nhớ mãi bác sĩ Nguyên Đức, trong những ngày chót tại Đài Loan, B/S bảo hôm nay về đây, bệnh nhân khỏe rồi, nên bác sĩ sẽ “chịu chơi” hết mình, bác hát tặng đoàn hai bản nhạc “Chuông Khuya” và “Cành dương liễu tươi mềm” của Thầy Thích Viên Giác, bác lại nhờ xóm nhà lá, hát phụ bác lúc điệp khúc “Nam mô đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn Quan Thế Âm Bồ Tát”. Hình như từ trước đến nay, chưa bao giờ xóm nhà lá hát hay như vậy. Bác lại tặng tôi hết chai thuốc tiêu chảy “Made in USA” và khuyên “Này nhé! Bao chót thuốc, về đến Úc, nếu còn bệnh, nhớ đến xem bác sĩ”. Bác cũng hứa năm sau bác và cô Diệu Kim sẽ du lịch thăm xứ Down Under, nếu có đủ nhân duyên sẽ hành hương Nhật Bổn-Đại Hàn năm 2010. Giây phút chót trên xe Bác kể chuyện tiếu lâm khám bệnh nhân. Bác cùng b/s Chúc Hân và bác Tâm Quảng mang bệnh “tiêu chảy” của Như Hoàng ra “tố khảo” làm cả đoàn cười vui nhộn, ôi! kỹ niệm sao vui và dễ thương quá.

Tối thứ năm 26 tháng 11 , Sư cô Tâm Vân chia tay mọi người, cô chia sẽ về sức khoẻ của cô, nhân duyên đưa cô vào nhà Phật, nếu có chí nguyện sẽ thành, cô mời khi đoàn về Việt Nam nhớ ghé chùa Thiên Long, nơi cô đang lưu trú và sinh hoạt.

Ngày cuối rất buồn, sáng thứ sáu ngày 27 tháng 11, nhóm nhà lá không dằn được nước mắt khi tạm biệt Sư cô Tâm Vân, cụ Tâm Thái, cụ Diệu Lan và chị Diệu An về lại Việt Nam, Chị Diệu Nhẫn, Quảng Tuệ Nguyện Helen về lại Mỹ, xe bus từ từ lìa khách sạn, đoàn chia tay mà lòng bịn rịn. Sau bốn tuần tại đất Phật, xin cám ơn Thầy trưởng đoàn, hai sư cô, anh Tony và các Phật tử đã cùng nhau sống yên hoà trong tình Đạo Pháp.

Cuộc vui nào cũng tàn, không bao lâu nữa xe lại ngừng lại phi trường đưa đoàn người trở về xứ sở cư ngụ, tôi đề nghị mọi người trong đoàn cố ghi lại hình ảnh cuối cùng, giới thiệu và nói chút cãm tưởng về cá nhân mình về chuyến hành hương. Nhớ lời chú Trí Viên nói “Đã đi nhiều chuyến hành hương, nhưng trên chuyến xe bus số một lần này, lại vương trong lòng đậm đà tình cảm”. Không khí thật cảm động, “Dây thân ái lan rộng muôn nhà,Tuy sắp xa nhưng tim không xa”,xin chào tạm biệt các đồng đạo thân thương, đã là Phật tử chắc sẽ có duyên gặp nhau.

Hè, Melbourne-2008
Như Hoàng Thiện Thành

bus-1


Hình ảnh tập thể xe Bus 01 chụp tại Phật Quang Sơn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/07/2014(Xem: 7509)
Việt Nam đứng thứ 124/125 đất nước được xếp hạng, thấp hơn nhiều các quốc gia ở Đông Nam Á. Trong khi danh hiệu "Quốc gia đáng sống nhất" thuộc về Ireland Bảng xếp hạng "Quốc gia đáng sống" dùng để đo những đóng góp của mỗi quốc gia cho hành tinh và nhân loại. Có 7 phương diện được xét đến đó là "đóng góp về khoa học công nghệ, đóng góp về văn hóa, đóng góp vào hòa bình và an ninh thế giới, trật tự thế giới, bảo vệ môi trường hành tinh, đóng góp vào sự phồn vinh và bình đẳng của thế giới, đóng góp về y tế sức khỏe. từ văn hóa đến đóng góp để cái thiện hành tình và nâng cao sức khỏe cộng đồng".
27/06/2014(Xem: 6676)
Nữ Phật tử Aung San Suu Kyi, vị lãnh đạo đất nước Myanmar đã nhận được sự chào đón nồng nhiệt tại Tu viện Dharmakirti Thành phố Kathmandu, thủ đô Nepal vào tuần trước. Giáo viên và học sinh Trường Trung học Prabhat địa phương đã kết thành hàng rào danh dự để nhiệt liệt tiếp đón vị danh nhân đã từng đoạt giải Nobel Hòa bình, vị lãnh đạo dân chủ của Myanmar, nổi tiếng thế giới. Nhân dịp này, Bà đã có được một chuyến trở về viếng thăm ngôi nhà cũ của mình. Nơi mà trước đây bốn mươi năm (1974) Bà đã từng lưu lại 9 tháng.
06/06/2014(Xem: 11468)
Ai cũng biết, Ấn Độ là một nước có một nền văn minh rất lâu đời. Hơn thế nữa, nơi đó còn sản sanh ra các triết gia, các đạo gia và có rất nhiều tôn giáo và thần linh. Có thể nói Ấn Độ là một nước tôn giáo, triết học và thi ca. Tôn giáo nổi tiếng và thạnh hành nhứt trước khi Đức Phật Thích Ca ra đời, phải nói đó là Bà La Môn Giáo, mà hiện nay gọi là Ấn Độ giáo. Đồng thời, Ấn Độ còn có nhiều danh lam thắng cảnh với ngọn núi Hy mã lạp sơn hùng vĩ cao nhất thế giới. Đất đai rộng rãi là một bán đảo lớn có trên 5 triệu cây số vuông và với một dân số hơn cả tỷ người. Dân số được xếp loại đứng hàng thứ nhì chỉ sau Trung Quốc. Có thể nói, vị thế Ấn Độ giống như hình tam giác mênh mông, đáy ở phía Bắc, tức dãy núi Hy mã lạp sơn quanh năm tuyết phủ; đỉnh thì ở phía Nam, tức đầu đảo Tích Lan, quanh năm nóng như thiêu. Phía Tây là Ba Tư mà dân chúng, ngôn ngữ, thần thánh đều rất gần với Ấn Độ.
10/05/2014(Xem: 14098)
Tập sách Phù Tang Ký Sự do Đại Đức Thích Phước Thái biên soạn, ghi lại cuộc hành trình trong chuyến đi Nhật Bản lần đầu tiên của tác giả và của đoàn. Tổng số người đi là 25 người đa số là những liên hữu trong đạo tràng Quang Minh. Mục đích của chuyến đi nầy, nhằm thực hiện cầu an, cầu siêu cho các nạn nhân thiên tai sóng thần đã xảy ra vào ngày 11 tháng 3 năm 2011, tại tỉnh Miyagi thành phố Sendai thuộc miền Đông Bắc Nhật Bản. Ai cũng biết đó là trận thiên tai sóng thần ác liệt đã gây ra thiệt hại nặng nề về tài sản và sinh mạng. Có hơn 15.000 người chết và trên 3.000 người bị mất tích. Đồng thời, đoàn cũng cỏn đến thăm viếng thuyết giảng và ủy lạo cho 24 gia đình nghèo tại chung cư Hiệp Hội Từ Thiện. Ngoài ra, đoàn còn đi tham quan chiêm bái những danh lam thắng cảnh ở một vài nơi khác. Tất cả đã được tác giả ghi lại từng ngày, từng nơi, mà đoàn đã đi qua và thực hiện. Ngoài việc ghi chép theo lịch trình thời gian ra, tác giả còn cho chúng ta biết qua một vài vấn đề có liên quan đến đ
03/05/2014(Xem: 11390)
Tứ Đại Danh Sơn theo truyền thuyết, là những nơi có các vị Đại Bồ Tát: Văn Thù, Phổ Hiền, Quán Âm, Địa Tạng, hiện thân tu hành để hóa độ chúng sanh. Đó còn là những nơi thắng cảnh nổi tiếng tuyệt vời vượt thời gian qua nhiều phương diện của Phật giáo Trung Quốc từ xưa tới nay. Vì thế, mà hằng năm có nhiều đoàn du lịch đến những nơi nầy để tham quan chiêm bái. Xưa nay, đã có biết bao tác phẩm xưng tán ca ngợi hết lời nhiều điều mầu nhiệm thiêng liêng ở những nơi thắng tích nầy. Tuy nhiên, mỗi tác phẩm chuyên tải mỗi cách nhìn khác nhau. Có những tác phẩm chuyên sâu trong lãnh vực khảo cứu nặng phần triết lý, hay lịch sử. Có những tác phẩm chỉ diễn tả những phong cảnh núi non hay chuyên sâu trong lãnh vực phong hóa, mỹ thuật. Dù nhìn từ góc độ nào tự nó cũng đã mang lại cho nhơn sinh nhiều điều tìm hiểu, học hỏi thú vị.
22/03/2014(Xem: 8878)
Choáng ngợp kỳ quan Phật giáo trắng tinh như cổ tích Choáng ngợp kỳ quan Phật giáo trắng tinh như cổ tích Với màu trắng tinh khiết và lối kiến trúc độc đáo, ngôi chùa đã trở thành biểu tượng văn hóa của đất nước Phật giáo Thái Lan.
17/03/2014(Xem: 6302)
Đoàn chư Tăng, Ni và Phật tử đi từ nhiều tiểu bang ở Hoa Kỳ và nhiều tỉnh ở Canada có 80 người do Hòa thượng Thích Thái Siêu, Viện chủ Niệm Phật đường Fremont, California làm Trưởng Đoàn. Đoàn chư Tăng, Ni và Phật tử đi từ nhiều tỉnh, thành ở Việt Nam có 74 người do Thượng tọa Thích Nhật Từ, Trụ trì chùa Giác Ngộ làm Trưởng Đoàn. 154 thành viên của đoàn từ nhiều nơi đã tập trung tại New Delhi, đáp chuyến bay đi Patna, Bihar (Ấn Độ), mở đầu chuyến hành hương tại thành Tỳ Xá Ly (Vaishali). Đoàn đã đến viếng hơn 100 địa điểm, trong đó các địa điểm tham quan chính tại 3 quốc gia là:
09/03/2014(Xem: 7454)
Key Gompa là một tu viện Phật giáo Tây Tạng nằm trên đỉnh một đỉnh đồi đẹp như tranh vẽ ở độ cao 4.166m so với mực nước biển, gần sông Spiti, trong thung lũng Spiti của tiểu bang Himachal Pradesh, Ấn Độ.Amusing Planet
07/03/2014(Xem: 8336)
Chúng tôi lên tham quan Golden Rock, một ngôi chùa tháp rất linh thiêng nằm trên một tảng đá vàng. Đoàn dự kiến 10h tối sẽ về khách sạn. Tuy nhiên, do cảnh quá đẹp, không khí linh thiêng, tinh thần tuyệt vời nên tận gần 24h đêm chúng tôi mới rời Golden Rock để về khách sạn.
09/02/2014(Xem: 5112)
1- Theo truyền thống Phật giáo, hành hương là nghi thức thắp hương đi nhiễu chung quanh tháp và điện Phật và cũng chỉ việc thắp hương lễ bái trước tượng Phật, Bồ tát... Đây là cách hiểu nguyên ủy của từ “hành hương”, còn về sau này, nội hàm của “hành hương” mở rộng hơn nhiều, thậm chí đến nay hành hương đôi khi được đánh đồng với du lịch văn hóa, nhất là các tuyến du lịch tham quan các di tích lịch sử tôn giáo - tín ngưỡng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567