Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Câu Thi Na, nơi Đức Phật nhập Đại Niết Bàn

19/06/201312:04(Xem: 8249)
Câu Thi Na, nơi Đức Phật nhập Đại Niết Bàn

Hình ảnh
Chiêm bái Thánh Tích Ấn Độ - Đài Loan
Do Tu Viện Quảng Đức Tổ Chức
(ĐĐ Nguyên Tạng hướng dẫn đoàn, từ ngày 8-29/11/2006)


Viếng thăm và đảnh lễ
Bảo Tháp & Chùa Đại Niết Bàn ở Kusinaga
nơi Đức Phật nhập diệt

Phái đoàn tuân thủ đúng theo quy định giờ giấc: 4-5-6, tức có nghĩa là thức chúng 4 giờ sáng, 5 giờ điểm tâm và 6 giờ lên xe, dường như hầu hết thời gian ở Ấn Độ phái đoàn đều áp dụng đúng thời khóa này, dù khó khăn cho nhiều đệ tử, thức khuya dậy sớm không nỗi, nhưng rồi mọi thứ đều đi qua nhẹ nhàng, vì tất cả đều hiểu rằng mình đi chiêm bái Phật tích chứ không phải đi nghỉ mát, vả lại từ Phật tích này đến phế tích khác cách nhau quá xa, nếu ngủ quá ngon giấc, thức dậy quá trưa, khởi hành quá trễ thì đến nơi sẽ quá tối, sẽ quá nguy hiểm, quá ngao ngán nếu phái đoàn về đến nơi trời sụp tối.... Phái đoàn phải thành kính cảm ơn, trân trọng biết ơn 4 vị tài xế người Ấn Độ, phải thành thật mà nói rằng các tài xế của Ấn Độ là số 1 trên thế giới, họ lái xe bus cũng như lái xe đạp, quá ư nguy hiểm, nhưng không bao giờ gây tai nạn.

Phái đoàn đã làm thủ tục xuất cảnh khỏi Nepal để đi về Kushinagar, hay còn gọi là Thành Câu Thi Na, nơi Phật bỏ lại thân tứ đại sau khi giáo hóa ở cõi giới ta bà này, hiện nay nơi này gọi là Kushinara hoặc Kasia, cách thành phố Gorakhpur 55 cây số, nằm ở phía đông tiểu bang Uttar Pradesh, cách Vườn Lâm Tỳ Ni khoảng 175 cây số, cách Bồ Đề Đạo Tràng trên 300 cây số, cách Thành Xá Vệ 274 cây số và cách Thành Ba La Nại 170 cây số. Phái đoàn đến đây khoảng 3 giờ chiều cùng ngày, 11-11-2006, ngày thứ 5 của chuyến đi chiêm bái. Phái đoàn xuống xe và đi kinh hành và niệm danh hiệu Đức Bổn Sư từ ngoài cổng chính. Cảnh trí buổi chiều nơi này rất đẹp và yên tỉnh lạ thường, cây cối vẫn xanh tươi, nhất là những cây Sa La hiện vẫn còn ở nơi khu rừng u tịch này. Quần thể kiến trúc khu thánh tích này rất lạ mắt, chánh điện thờ tôn tượng Niết Bàn có nét kiến trúc như một lâu đài hình khối ở Âu Châu, chứ không giống như một ngôi chùa có dáng dấp cổ truyền thường thấy ớ Á Đông, phía sau ngôi chánh điện là một Bảo Tháp to lớn thờ xá lợi của Đức Phật do bộ tộc Mallas ở nơi này xây dựng để tôn thờ, bảo tháp này được xây kín xung quanh nên không thể vào bên trong để chiêm bái xá lợi được.Phái đoàn kinh hành vào bên trong Chùa Đại Niết Bàn, và vẫn tiếp tục đi nhiễu ba vòng quanh Tôn Tượng Đại Niết Bàn, Đức Thế Tôn nằm trong tư thế kiết tường, mặt hướng ra cửa chánh phía Nam, đầu quay về hướng Bắc, tay phải của Ngài lót xuôi theo gò má phải, còn cánh tay trái được đặt xuôi trên hông trái, hai chân của Ngài chồng xếp lên nhau rất ngay thẳng, nghiêm trang. Pho tượng có chiều dài gần 10 mét, được tôn trí trên một cái bệ hình chữ nhật cao trên khoảng 6 tấc. Khuônmặt của Đức Thế Tôn rất đẹp nhưng sao buồn quá, có lẽ Người buồn cho chúng sinh vẫn tiền lộ mang mang, vẫn điêu linh trong biển khổ sinh tử luân hồi mà không biết đường về. Thầy Trưởng phái đoàn đã xúc động khi phủ phục năm vóc sát đất đảnh lễ trước tôn tượng, dường như 51 đệ tử trong phái đoàn đều rơi nước mắt trong giờ phút thiêng liêng này, Thầy đã tác bạch trước Đức Thế Tôn trong nước mắt “Đức Phật là người đầu tiên trong loài người báo trước ngày diệt độ 730 ngày, quả thật vậy, năm 78 tuổi trong một thời pháp tại Thành Tỳ Xá Ly, Phật đã báo cho đại chúng biết ngài sẽ thuận theo dòng sinh diệt tương tục của thế gian mà nhập diệt vào năm 80 tuổi. Ngài dạy rằng Phật được kim cang thân, còn bị vô thường hoại, huống những người thế gian, các hữu vi là vô thường, các con phải tinh tấn tu tập để mau đạt được giải thoát. Đức Phật bắt đầu khởi hành chuyến đi cuối cùng của đời ngài từ núi Linh Thứu ở thành Vương Xá, nước Ma Kiệt Đà ( nay là Bihar), ngài băng qua sông Hằng để đến thành Tỳ Xá Ly, tại đây Đức Phật tham dự mùa an cư cuối cùng của đời mình cùng với các đệ tử, sau 3 tháng kiết hạ, Đức Thế Tôn lại lên đường đi tiếp đến Bhandagrama và Hatthigrama, khi đến làng Pava, ngài đã thọ thực bửa cuối, một bát cháo nấm, do ông Thuần Đà (Cunda) cúng dường. Sau bửa ăn này Đức Phật đã ngã bệnh, không biết có phải do bát cháo hay do thân tứ đại của ngài đã đến hồi phải trả về cho tứ đại, Đức Thế Tôn đã cảm thấy pháp thể của ngài khiếm an hơn bao giờ hết, nên ngài phải nghỉ chân đến hai mươi lần trước khi về đến khu rừng Sala này. Đến nơi Đức Phật bảo Tôn giả A Nan trải ngoạ cụ giữa hai cây Sala trong khu rừng thuộc thành Câu Thi Na, đây là một trong tứ động tâm, nơi đây từng là kinh đô của người Mallas, chính tại nơi này Đức Phật đã thở hơi cuối cùng và đi vào cõi giới vô dư Niết Bàn đúng vào ngày trăng tròn tháng Vaishakha theo lịch Ấn Độ, tức là khoảng tháng tư hoặc tháng năm theo Tây lịch. Tại nơi đây Đức Phật đã nói Kinh Di Giáo, để lại lời di chúc cuối cùng của mình, Ngài đã ân cần nhắc nhở hàng đệ tử rằng: “sau khi Như lai diệt độ, các con phải trân trọng tôn kính tịnh giới, như mù tối mà được mắt sáng, nghèo nàn mà được vàng ngọc. Phải biết tịnh giới là đức thầy cao cả của các thầy. Nếu Như lai ở đời thì cũng không khác gì tịnh giới ấy”… “ Các con phải ý thức toàn bộ cuộc đời là chuyển biến vô thường, có kết hợp thì có tan rã, đừng lo buồn gì cả. Ngược lại, cuộc đời như thế thì các con phải nỗ lực tinh tấn để sớm cầu tự độ, đem ánh sáng trí tuệ diệt trừ hắc ám vô minh. Vũ trụ quả thật mong manh, không một thứ chi bền bỉ. Như lai được diệt độ thì cũng như trừ được cơn bịnh khủng khiếp”..” các con hãy thường nhất tâm, nỗ lực cần cầu tuệ giác giải thoát. Toàn thể vũ trụ, dầu pháp biến động hay pháp bất động, đều là trạng thái bất an và tan rã. Thôi, các con hãy yên lặng, không nên nói nữa. Thì giờ sắp hết, Như lai muốn diệt độ. Trên đây là những lời giáo huấn tối hậu của Như lai”..

Sau đó các đệ tử tụng bài Kinh Ý Nghĩa Niết Bàn và ngồi tịnh tâm mười phút quanh tôn tượng Niết Bàn, có thể nói đây là một pho tượng Phật Niết Bàn đẹp nhất trên trần gian này, khuôn mặt của Đức Thế Tôn đẹp và buồn. Có thể pho tượng là linh thiêng nhất. Vì pho tượng này đã được hàng triệu đệ tử Phật khắp năm châu bốn bể về tận nơi đây, chiêm bái và đảnh lễ, chắc chắn vì vậy mà pho tượng có một sức mạnh vô hình toát ra từ bên trong và phủ trùm xuống cảnh vật xung quanh, nghe nói bất cứ ai bước vào nơi chánh điện này đều rơi nước mắt khi đảnh lễ tôn tượng, và đây là một sự thật. Thiết nghĩ hàng Phật giáo đồ trên khắp thế giới nên về đây một lần để đảnh lễ Đức Thế Tôn để tưởng nhớ đến công hạnh độ sinh của Người. Và nếu muốn tạc tôn tượng Niết Bàn để chiêm ngưỡng phụng thờ tại quốc gia của mình, xin quý ngài, quý vị hoan hỷ, làm ơn làm phước vẽ giống y như pho tượng này, vì chỉ có pho tượng tại nơi đây mới có tư thế nằm nghiêng cát tường như lúc Đức Thế Tôn nhập diệt cách đây đúng hai ngàn năm trăm năm mươi năm. Có nhiều pho tượng Niết Bàn ở VN, và nhiều quốc gia khác trên thế giới, nhất là các quốc gia như Lào, Thái Lan... tạc tượng Niết Bàn rất xấu và rất mất oai nghi (với tư thế Phật nằm nghiêng và chống cùi chỏ lên gò má, chứ không để bàn tay xuôi theo gò má như tư thế nguyên thỉ của Đức Thế Tôn lúc thị hiện Niết Bàn tướng tại Ấn Độ). Được biết pho tượng này đã được ngài Haribhadra, một tăng sĩ thời Kumargupta (413-455) tức khoảng thế kỷ thứ 5 sau Tây lịch, đích thân tạc pho tượng độc đáo tuyệt mỹ này để tưởng niệm Đức Thế Tôn.... ......... Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

cauthina-51d
cauthina-50g
cauthina-50e
cauthina-50d
cauthina-50c
cauthina-50a
ad-cauthhina-11a
ad-cauthhina-10
ad-cauthhina-8
ad-cauthhina-6
ad-cauthhina-5
ad-cauthhina-4
ad-cauthhina-3
ad-cauthhina-2
ad-cauthhina-1

Thiền tọa xunh quang tôn tượng Niết Bàn Phật

cauthina-51e

Thiền tọa xunh quang tôn tượng Niết Bàn Phật

cauthina-52e
cauthina-51c
cauthina-50b
ad-cauthhina-20
ad-cauthhina-18
ad-cauthhina-17
ad-cauthhina-11

Phái đoàn chụp hình lưu niệm dưới cây Sala ngay phía trước Đại Tháp Niết Bàn

cauthina-51a
ad-cauthhina-16
ad-cauthhina-15
ad-cauthhina-14
ad-cauthhina-13
ad-cauthhina-12

Bảo Tháp tưởng niệm nơi trà tỳ nhục thân của Đức Phật

ad-cauthhina-37
ad-cauthhina-36
ad-cauthhina-35
ad-cauthhina-34
ad-cauthhina-32
ad-cauthhina-30
ad-cauthhina-29
ad-cauthhina-28
ad-cauthhina-26
ad-cauthhina-25
ad-cauthhina-24
ad-cauthhina-23
ad-cauthhina-22

(sẽ cập nhật nhiều hình ảnh khác trong thời gian sớm nhất)

---o0o---

Trở về Mục Lục hình ảnh chiêm bái Thánh Tích


---o0o---

Nhiếp ảnh: Giác Trí, Quảng Thanh, Quảng Hội, Bảo Minh Đạo, Sonam Wang, Deepak
Trình bày: Phổ Trí

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 4810)
Đường lên Tây Tạng. - Trình bày: Jordan Thiện, An Lạc & Nhất Tâm
09/04/2013(Xem: 15225)
Một sự tình cờ mà cũng là một cơ duyên khiến chúng tôi được gặp Thầy Huyền Diệu hai lần tại Thành phố Hồ Chí Minh vào cuối năm 2002. Thầy là người kín đáo trong giao tiếp và xem ra không muốn được người khác chú ý hay nhắc nhở tới mình.
09/04/2013(Xem: 8271)
Kính lễ Đức Thế Tôn. - Ví tính: Chúc Khâm Giác Anh Trình bày: Trúc Giang - Trúc San - Quảng Thanh
09/04/2013(Xem: 4631)
Nhìn qua cửa sổ, cái hồ còn dày đặc sương mù, thỉnh thoảng cơn gió thổi qua, rượt bắt, xua đuổi sương dạt về một hướng, hiện rõ trên mặt hồ những cơn sóng nhỏ, mỏng cánh như từng thìa nước. Sóng nhấp nhô, chơi vơi, nối lìền, từng đợt nầy kết nối với đợt sóng khác.
09/04/2013(Xem: 5403)
May mắn làm sao, hôm đó chúng tôi có dịp đi chùa Thầy vào đúng ngày mồng một. Mùa thu xứ Bắc, trời không một chút nắng, thỉnh thoảng có mưa lâm thâm. Người miền Nam ra Bắc chỗ nào cũng muốn đi, muốn đến.
09/04/2013(Xem: 5280)
Chùa Thầy tên chữ là “Thiên Phúc Tự” nằm ở chân núi Sài thuộc địa phận xã Sài Sơn – huyện Quốc Oai tỉnh Hà Tây, cách Hà Nội khoảng 20km về phía Tây Nam. Chùa được xây dựng vào thời vua Lý Nhân Tông (1072-1127) lưu dấu tu hành của một vị cao tăng thời Lý, Thiền sư Từ Ðạo Hạnh.
09/04/2013(Xem: 4989)
Aurangabad, Ấn Độ – Nếu bạn nghĩ rằng thời trang chỉ dành cho quần áo thì bạn nhằm rồi. Các hang động tráng lệ Ajanta và Ellora cách thành phố Aurangabad không xa lạ một trong số những địa điểm du lịch được ưa chuộng nhất vào thời gian Ấn Độ giành được độc lập.
09/04/2013(Xem: 5375)
Về Lumbini, khách hành hương thường đi từ Ấn Độ sang sau khi đã thăm viếng các thánh địa Bodh Gaya (Bồ Đề Đạo Tràng), Sarnath (vườn Lộc Uyển), Kausinara (Câu Thi La), vì Nepal có chính sách visa miễn phí cho các du khách chỉ ở trong vòng 3 ngày. Các công ty du lịch tận dụng điểm này để tiết kiệm chi phí.
27/01/2013(Xem: 6282)
100 địa danh du lịch nổi tiếng ở Pháp Quốc
01/01/2013(Xem: 3782)
New Delhi (phiên âm Việt ngữ Tân Đề Li) là tên của thủ đô nước Ấn Độ ngày nay. New Delhi có nghĩa là Delhi mới. Đã có mới ắt phải có cũ. Và chỉ khi sang Ấn Độ, sống ở thành phố này trong 3 ngày tôi mới biết có một khu gọi là Old Delhi (Cựu Đề Li). Và cả Old Delhi lẫn New Delhi nằm trong phần đất có tên là Lãnh thổ Thủ đô Quốc gia (National Capital Territory of Delhi).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]