Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuệ Sỹ Đạo Sư, Thơ và Phương Trời Mộng

01/04/201319:24(Xem: 4193)
Tuệ Sỹ Đạo Sư, Thơ và Phương Trời Mộng

Bài giới thiệu sách
Tuệ Sỹ Đạo Sư, Thơ và Phương Trời Mộng
của tác giả Nguyên Siêu

tại San Diego ngày 17 tháng 9 năm 2006.

Kính thưa Ông Chủ tịch HHNVSD,
Kính thưa ông Thụ ủy Đại Biểu Đoàn HHNVSD,
Kính thưa quý vị quan khách,
Kính thưa tác giả tác giả Nguyên Siêu,
Kính thưa quý vị,

Tôi rất cám ơn Ban tổ chức đã mời tôi lên đây để nói đôi lời giới thiệu sách Tuệ Sỹ Đạo Sư, Thơ và Phương Trời Mộng của tác giả tác giả Nguyên Siêu. Đây là hai tập sách lạ, có thể xếp vào loại Tuyển tập tác phẩm của Tuệ Sỹ, nhưng với một phương pháp trình bày mới của tác giả Nguyên Siêu. Tôi sẽ đề cập rất ít về giá trị thơ, văn hay tư tưởng của Tuệ Sỹ. Giá trị đó dành cho quý vị thẩm định sau buổi hôm nay, nếu khi ra về quý vị có trong tay 2 tập sách Tuệ Sỹ Đạo Sư, Thơ và Phương Trời Mộng với rất nhiều thơ, văn của Tuệ Sỹ. Tuệ Sỹ là một học giả hiếm có trong thế hệ chúng tôi, thế hệ 60-70 tuổi. Tuệ Sỹ cũng là thi sĩ, một nhà tranh đấu với bản án tử hình của chế độ cộng sản năm 1984, nhưng quan trọng hơn cả Tuệ Sỹ là một thiền sư, một thiền sư nhập thế yêu nước, yêu dân tộc và hết sức tài bồi cho thế hệ trẻ.

Lúc mới nhận lời giới thiệu 2 tập sách Tuệ Sỹ Đạo Sư, Thơ và Phương Trời Mộng, hơn 600 trang, tôi vẫn yên tâm vì nghĩ rằng đây là hai tuyển tập, tôi không có bổn phận nói về Tuệ Sỹ! Tôi đã biết nói về một người đăïc biệt đa diện, đa năng như Tuệ Sỹ rất khó, rất mất công phu và không dám nhận! Thẩm định giá trịsách loại tuyển tập thì tương đối dễ, thông thường chỉ cần đọc kỹ bài tác giả giới thiệu các tác phẩm chọn đăng là xong! Đọc 844 trang Nguyễn Trãi toàn tập, hiểu Nguyễn Trãi thì khó, nhưng giới thiệu sách này chỉ cần đọc 23 trang đầu sách. Đọc hơn 4000 trang Phan bội Châu toàn tập, hiểu được văn chương của Phan Sào Nam mới khó, còn muốn giới thiệu thì quá dễ, chỉ cần đọc kỹ 37 trang đầu của soạn giả! Đọc xong hơn 600 trang Tuệ Sỹ Đạo Sư, Thơ và Phương Trời Mộng tôi mới thấy việc không dễ như vậy vì, như tôi đã nói, đây quả thật là 2 tuyển tập lạ, với cách trình bày rất mới của tác giả Nguyên Siêu.

Tôi không muốn nói nhiều về hình thức trang nhã của hai tuyển tập này. Nói cho cùng hình thức chẳng có nghĩa gì so với giá trị nội dung! Chỉ có vài điều đáng chú ý:

Chữ Đạo Sư có lẽ khá xa lạ với phần đông chúng ta, nhưng rất hợp với tác giả tác giả Nguyên Siêu, học trò của Tuệ Sỹ. Tuệ Sỹ cũng đã viết cuốn Tô Đông Pha - Những Phương Trời Viễn Mộng. Mấy chữ Phương Trời Mộng trong sách của tác giả Nguyên Siêu cũng phần nào cho chúng ta thấy lòng thông cảm của trò tác giả Nguyên Siêu với thầy Tuệ Sỹ! Với cả hai tác giả, và biết đâu với nhiều người có mặt hôm nay, cuộc sống vẫn phảng phất những phương trời mộng! Những phương trời mộng, rất đáng mong nhớ, rất đáng trân quý và rất thực, không mang tính cách của ảo mộng, nhất là đối với người xuất gia như hai thầy trò tác giả Nguyên Siêu-Tuệ Sỹ! Ngay cả chúng ta, ai chẳng có lúc thả hồn vào phương trời mộng, tìm kiếm một vẻ yêu kiều của cuộc sống trong mộng như người thiếu nữ đi tìm nấm linh chi trong rừng hoang bát ngát trong một bài thơ mà tôi vừa được đọc, như Elizabeth Taylor đi tìm Cây Nhân Sinh trong phim L’arbre de vie (Raintree County). Tìm được hay không lại là chuyện khác!

Bìa tập I với cảnh hoàng hôn, tập II với bóng trăng âm u, rất THƠ và rất MỘNG. Trên hai bìa đều có chữ tác giả Nguyên Siêu, đơn giản, không đề là Thích Nguyên Siêu, hay Thương tọa Thích Nguyên Siêu, một phần nào xác nhận hai sách này không phải là sách Phật học. Tôi cũng không thấy tiểu sử tác giả, những lời khen tặng như tôi đã từng thấy trong sách hiện nay, có sách đăng lời khen tặng còn dầy hơn chính bản! Có lẽ tác giả Nguyên Siêu không muốn lấy tư cách của một thiền sư, một nhà lãnh đạo tinh thần tại San Diego để viết sách. Tác giả viết vì một thôi thúc nội tâm muốn báo ơn một bậc thầy lỗi lạc và muốn ghi lại tư liệu của thầy, một nhân chứng của một chặng đường lịch sử “chưa bao giờ dân tộc cũng như đạo pháp bị vây khổn, áp bức đêán phải thất tán tha hương” như tác giả tâm sự. Và sự áp bức của chính quyền hiện tại không phải chỉ dành cho Phật giáo. Quý vị sẽ tìm thấy bản án tử hình dành cho Tuệ Sỹ, các bản án tù vô định cho các cha, các mục sư …

Với tâm sự đó, tôi thấy tác giả Nguyên Siêu rất dụng công trong việc sắp xếp các tác phẩm của Tuệ Sỹ. Tôi rất thông cảm nỗi khổ tâm đó. Gom góp các bài viết của Tuệ Sỹ, một thiền sư nổi danh, viết một bài giớiù thiệu tâng bốc chung chung, có lẽ nhiều người làm được. Giới thiệu của trò về thầy thì phải thân cận và hiểu thầy mới làm được, và rất khó làm như tác giả đã viết: “Nói về một người, hay đúng hơn, viết về một ngươì đã khó, mà viết về một nhân vật đặc thù lại càng khó hơn. Viết về một người Thầy của mình, những tưởng là dễ, ngờ đâu lại khó hơn gấp bội.” tác giả Nguyên Siêu đã sống với thầy mình trong những giây phút bi thảm nhất trong thập niên 70, vì vậy tác giả Nguyên Siêu có thể giới thiệu Tuệ Sỹ, trình bày văn chương tư tưởng của Tuệ Sỹ và chúng ta có thể tin những điều viết trong sách Tuệ Sỹ Đạo Sư, Thơ và Phương Trời Mộng của tác giả Nguyên Siêu.

Dụng công của tác giả Nguyên Siêu đã làm cho chúng ta thưởng thức thơ văn của Tuệ Sỹ một cách sống động, không khô khan như đọc một cuốn trích diễm hay tuyển tập khác. Trước mỗi phần, tác giả đã viết một đoạn văn chương, không chỉ hẳn về các tư liệu văn chương của Tuệ Sỹ, nhưng cho chúng ta một cái nhìn thân cận của một người gần và hiểu Tuêï Sỹ, giúp chúng ta thưởng thức văn tài cùng những lý do ẩn hiện trong văn chương đăng ở những trang sau. Những đoạn này không hẳn là đoạn văn giới thiệu, không hẳn là đoạn văn phê bình phân tích Tuệ Sỹ. Đây là những đoạn văn chân thành, cảm động của một người viết cho một người, và cho chúng ta. Cũng nhờ cách xếp đăït đó cuốn sách hoàn toàn không khô khan và phần văn chương của tác giả Nguyên Siêu đóng góp không nhỏ cho giá trị của cuốn sách về Tuệ Sỹ. Tôi xin lấy một thí dụ: Trong phần MỘT tập I, tác giả Nguyên Siêu viết về Tuệ Sỹ trong phần tôi tạm gọi là phần dẫn nhập: “Đó là chứng nhân của một thời. Con người gầy guộc của tuổi trẻ Việt Nam với một nỗi cô đơn kinh hoàng, một vùng trời trống vắng như tâm tư bị xô dạt xuống vực thẳm, chợt vươn vai vùng dậy để đứùng lên, để tập đi, tập nói, tập nhìn đời qua lương tâm sùng phụng, qua lương tri tinh khiết, trong ngần”. Từ những dòng chữ đó của tác giả, ta hiểu Tuệ Sỹ trong hai bài trong phần MỘT: Đạo Phật với Thanh Niên và truyện ngắn Piano Sonata 14, nói về một tình cảm “tinh khiết, trong ngần” của một chú điệu và một thiếu nữ đánh đàn trong đêm trăng. Trước khi dẫn nhập chúng ta vào thế giới văn chương của Tuệ Sỹ khởi đầu là truyện Gốc Tùng trong phần HAI, tác giả Nguyên Siêu đã cho chúng ta một đoạn văn của chính ông: “Bây giờ, trăng mồng 8 hãy còn non, e lệ sau áng mây đầu đỉnh núi. Gió nhè nhẹ, sóng êm đềm. Cái hùng vĩ của núi rừng, như cái bao la của biển cả đã đưa người đi vào đại dương, đưa người đi vào rừng xanh. Trời xanh, cây lá xanh, và giấc mơ xanh của người về từ miền núi cao, sương trắng…” Từ những dòng chữ cao khiết đó ta thấy thấp thoáng sự ý hiệp tâm đầu giữa tác giả và thầy. Tôi tin như vậy. Khi tôi đọc Gốc Tùng lần đầu, tôi cảm thấy hơi khó hiểu, sau khi đọc lại phần dẫn nhập, tôi thấy hiểu khá hơn!

Từ phần này, có lẽ sự khổ đau của Tuệ Sỹ dưới sự kìm kẹp của chế độ Cộng sản, với bản án tử hình năm 1984 đã làm cho tác giả Nguyên Siêu không bao giờ quên Thầy ông là một người TÙ, dù trong hay ngoài nhà tù. Chữ “người tù” được dùng đồng nghĩa với chữ “thầy tôi”. Phần BA dẫn ta đến gặp Tuệ Sỹ như Tueä Trung Thượng bỏ cà sa khoác chiến bào chống quân Mông cổ. Tác giả Nguyên Siêu chỉ viết dẫn nhập bằng nét chấm phá về dãy Trường sơn: “Gió thổi mạnh. Rừng cây rạp mình trong gió. Trường sơn nổi giận. Giông bão tơi bời. Trường sơn đó, một thời nào lừng lẫy, oai linh. Trường sơn đó bây giờ, cúi đầu tủi nhục. Người tù khơi lại ánh lửa sắp tàn, mong Trường sơn ngày mai rực sáng.” Sau đó tác giả đăng bài “Một khía cạnh của vấn đề nhân quyền tại Việt Nam: Tham nhũng Một quốc nạn”. Trong bài này, Người Tù đã có nhận xét rất chua xót: “Tại Việt Nam ngày nay, những người có thể nói thì ngọn bút đã bẻ cong; những người muốn nói thì ngòi bút đã bị bẻ gẫy. Nhưng tôi rõ một điều, và điều đó dã được ghi chép trong lịch sử: Trí thức chân chính của Việt Nam không bao giờ khiếp nhược. (Tuệ Sỹ)”. Phần BỐN, tiếp phần BA, tác giả Nguyên Siêu nói: “Người Tù đã quyết mở ra một sinh lộ cho dân tộc trong tử lộ của bản thân.” Rồi tác giả đăng Kháng Thư gửi Viện Kiểm Soát Nhân dân Tối cao và Giác thư gửi Nông Đức Mạnh và Phan văn Khải, trong đó hào khí bừng bừng qua từng dòng chữ đanh thép và bi hùng của Tuệ Sỹ: “Tôi muốn tự mình dẫn thân đến trước cổng bạo lực chuyên chính để cáo tri cùng quốc dân đồng bào, bày tỏ sự hèn kém, bất lực của mình trước vô vàn thống khổ mà đồng bào phải âm thầm chịu đựng”

Bản chất của Tuệ Sỹ là một thiền giả, một thi sĩ, một nhạc sĩ, tác giả Nguyên Siêu muốn dẫn ta đến gặp một thiền sư Tuệ Sỹ, một nhà Phật học uyên bác trong phần NĂM. Tác giả dùng một bài thơ của Tuệ Sỹ thay phần dẫn nhập “Hành trang là lãng du cát bụi đá mòn / là nỗi lạnh sương khuya / là chiêm bao gió lốc / là đỉnh đá tóc huyền sương mai / là hương tóc cũ là mộng kiêu hùng.”… Tiếp theo là truyện Sư Thiện Chiếu, Tánh Không Luận, và bài Tư tưởng Phật Giáo đối diện với hư vô của Tuệ Sỹ. Sau đó, tác giả Nguyên Siêu vẫn không trực tiếp giới thiệu Tuệ Sỹ, tác giả cho chúng ta thấy hình ảnh của Tuệ Sỹ qua ba nhân vật khác nhau: triết gia Phạm Công Thiện, một người cộng sản phản tỉnh Nguyễn Minh Cần và thi sĩ Bùi Giáng. Trong phần SÁU, tác giả Nguyên Siêu giới thiệu cho ta Đạo Sư Tuệ Sỹ. Thầy trò tác giả Nguyên Siêu-Tuệ Sỹ đã sống gần nhau, thông cảm nhau, cùng nhau vui buồn. Từ những dòng thân mật ta thấy một vị thầy nghiêm trang nhưng hoà ái. Tiếp theo là bài giới thiệu chính thức của tác giả Nguyên Siêu: “Tuệ Sỹ, Thơ và Con Đường Trung Đạo”, trong đó tôi đọc đuợc một câu trích dẫn Tuệ Sỹ rất đẹp, rất thơ khi nói về Tánh Không : “ Khi con bướm mùa hè dừng lại trên đoá hoa, khép lại đôi cánh và đong đưa theo cơn gió của cỏ nội hoa ngàn”, câu nói này của Tuệ Sỹ cùng diễn ý chỉ Thiền “khi đói thì ăn, khi khát thì uống”, nhưng thật diễm lệ đi thẳng vào lòng người! Phần nói về Tuệ Sỹ coi như đầy đủ với 2 bài bổ túc cho bức họa con người Tuệ Sỹ của Phan Tấn Hải và Lê Mộng Nguyên. Phần cuối của tập I là tuyển tập THƠ của Tuệ Sỹ: Phương trời Viễn Mộng, Giấc Mơ Trường Sơn, Tĩnh Tọa và Tĩnh Thất. Thơ Tuệ Sỹ có hay như Bùi Giáng nói không? Xin để quý vị đọc và tự thưởng thức, tôi không có ý kiến sợ làm mất nhã hứng của quý vị!

Tuệ Sỹ Đạo Sư, Thơ và Phương Trời Mộng Tập II cũng được viết như tập I, quảng diễn với chi tiết con người Tuệ Sỹ trình bày trong Tập I: một thiền sư nhập thế, yêu nước, không sợ bạo quyền, một thi sĩ, một học giả và một bậc thầy đáng kính. Tập II có nhiều tư liệu và có nhiều bài của nhiều tác giả viết về Tuệ Sỹ như Phạm Công Thiện, Nam Dao, Thích Phước An, Hoàng Quốc Bảo và Huỳnh Kim Quang. Trong thơ Tuệ Sỹ đăng trong tập II, 18 bài Ngục Trung Mị Ngữ rất đăïc biệt. Những tư liệu cũng cho biết thêm khá nhiều chi tiết về việc đấu tranh chống bạo quyền của Tuệ Sỹ. Vì vậy Tập II có nhiều giá trị tư liệu của một tuyển tập, nhưng có nhiều chỗ trích dẫn trùng hợp trong các bài viết về Tuệ Sỹ của các tác giả khác nhau.

Để kết luận, đọc Tuệ Sỹ Đạo Sư, Thơ và Phương Trời Mộng, không những quý vị biết được Tuệ Sỹ, một “hòn ngọc quý” như học giả Đào Duy Anh đã gọi Tuệ Sỹ, quý vị cũng như tôi rất ngạc nhiên được thưởng thức tài văn chương của tác giả Nguyên Siêu trong các bài dẫn nhập. Công trình biên soạn các tác phẩm của Tuệ Sỹ vì vậy cũng được giá trị thêm. Với cách làm việc như vậy, với tài văn chương như vậy, tác giả Nguyên Siêu đáng gọi là tác giả, thay vì là soạn giả cho 2 tập Tuệ Sỹ Đạo Sư, Thơ và Phương Trời Mộng.

Trân trọng kính chào quý vị.

Duyên Hà Lê Phục Thủy

 


---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/09/2024(Xem: 955)
Theo Tâm Thư của Tổng Vụ Từ Thiện Giáo Hội kêu gọi cầu nguyện và cứu trợ nạn nhân bị Bão Lụt ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam, làm cho hàng trăm người bị tử vong, mất tích, hàng triệu người sống trong cảnh hoang tàn đổ nát màn trời chiếu đất. Tin mới nhất cho biết toàn siêu bão số 3 và mưa lũ sau bão đã gây thiệt mạng và mất tích cho 201 người (143 người thiệt mạng, 58 người mất tích). Các tỉnh như Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội, Hòa Bình, Lạng Sơn, Bắc Giang, Tuyên Quang, Hà Giang, Lai Châu, Vĩnh Phúc, và Phú Thọ đều ghi nhận thương vong nghiêm trọng do thảm họa hậu bão Yagi.
12/05/2024(Xem: 8932)
Thời gian gần đây hiện tượng sư Thích Minh Tuệ tu theo hạnh Đầu Đà đi bộ từ Nam chí Bắc đã được quần chúng đủ mọi thành phần ngưỡng mộ. Họ chờ đón sư ở dọc đường, cúi đầu hoặc quỳ xuống lòng đường để đảnh lễ, tặng đồ ăn thức uống, có khi tháp tùng sư một đoạn đường dài. Có khi họ tụ tập quanh sư tại nơi nghỉ chân, có khi là nghĩa địa, một ngôi nhà hoang, hoặc dưới tàng cây, ngồi quanh sư để nghe sư thuyết pháp hoặc vấn hỏi một số vấn đề. Đặc biệt tại Thanh Hóa có cả xe chở mấy chục học sinh Tiểu Học, tung tăng chạy tới để chiêm ngưỡng và vái lạy sư. Và lần đầu tiên một vị sư thuyết pháp tại một nghĩa địa.
03/04/2024(Xem: 2866)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Xin thông báo tổng quát lịch Pháp thoại, khóa tu, Phật sự và hành hương của Thầy Tánh Tuệ năm 2024 Kính chia sẻ cùng chư Tôn đức, Pháp hữu và qúy Phật Tử lịch trình Hoằng Pháp, sinh hoạt tu học & Phật sự... với sự chia sẻ của Th Tánh Tụê cùng với sự hiện diện của chư Tôn đức tham dự trong tháng 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11- 2024
02/06/2022(Xem: 5074)
Cảm niệm Một Mùa Hoa Vô Ưu Bảy bước đi liên tòa kết nụ Chỉ đất trời thượng hạ tuyên ngôn "Như Lai vô thượng chí tôn Thân này kiếp chót vĩnh tồn vô sanh"
02/06/2022(Xem: 5058)
Nam Mô Lâm Tỳ Ni Viên Vô Ưu Thọ Hạ Thị Hiện Đản Sanh Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Ai là người biết tán dương & cúng dường Như Lai đúng nghĩa? Đức Phật dạy ta nên nhận biết chân lý giáo pháp qua thiền định thay vì đức tin mù quáng hay sợ sệt thần quyền. Vì vô minh, có vài tôn giáo làm cho con người lo sợ, tin có vị thần linh tối thượng kiểm soát tâm linh và đời sống của họ. Đức Phật đả phá thái độ nầy qua bài Kinh Pháp Cú : "Trong sạch hay ô nhiễm chính tự ta. Không ai có thể làm ta trong sạch hay ô nhiễm".
08/01/2022(Xem: 5621)
Nhận được Passport 10 năm vừa mới gửi về sau nhiều lần đắn do suy nghĩ có nên làm mới hay không(đã hết hạn 3 tháng rồi) giữa lúc đại dịch vẫn chưa khả quan lắm, tâm trí tôi miên man nghĩ tới hai chuyến hành hương sau cùng trước khi đại dịch xuất hiện: -Năm 2018 chuyến hành hương Chiêm Bái Danh Lam Phật Giáo tại Hàn quốc nhân mùa Anh Đào nở hoa ở Nhật Bản từ ngày 2/4/2018-16/4/2018 do TT.Thích Nguyên Tạng làm Trưởng Đoàn và Anh Tony Thạch làm phó trưởng đoàn. -Năm 2019 chuyến hành hương Miến Điện do TT Thích Tâm Thành hướng dẫn, lẽ ra tôi cũng được tham dự chuyến hành hương Bhutan vào năm này với TT Nguyên Tạng và Anh Tony Thạch nhưng sau chuyến hành hương Miến Điện tôi bị sưng đầu gối và không thể đi bộ nhiều nên đành xin hủy hẹn . .......Có thể nào mình lại có dịp một lần nữa sẽ tham dự một chuyến hành hương khác với Thầy và Anh Tony trong một chuyến tham quan và chiêm bái các địa danh của quý Tổ Sư Thiền Ấn, Trung và Việt Nam nơi mà hành trạng các Ngài còn ghi trong sử sác
10/11/2021(Xem: 11701)
Kính gởi đại chúng chương trình Phật Pháp Online Liên Châu lần thứ 7 với chủ đề "Pháp Tùy Pháp Hành - Thực hành chánh Pháp" sẽ trở lại vào thứ 5, ngày 25 tháng 11 năm 2021. Kính mời đại chúng cùng tham dự. kính nhờ quý vị chia sẻ thông tin này để quảng kết thiện duyên.
08/11/2021(Xem: 8823)
Sáng ngày 6/11/2021, tại thôn Nà Danh, xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng, Đại diện Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN, và các nhà tài trợ doanh nhân Phật tử Công ty TNHH ToTo, Cục Hải Quan Hà Nội, Công ty Cổ Phần TM&DV Ngọc Hà, Công ty TNHH Kentetsu World Express Việt Nam, Công ty Cổ Phần Tư Vấn Công Nghệ Thiết Bị và Kiểm Định xây dựng CONINCO, cùng Đại diện Đảng ủy, Ủy ban Nhân dân xã Lê Lai đã tiến hành Khánh thành trường Mầm non trên địa bàn xã.
01/05/2020(Xem: 5457)
Ủy ban tổ chức Lễ hội Quốc gia và Quốc tế đã quyết định hủy bỏ Đại lễ kỷ niệm Ngày Visak Bochea trên Núi Núi Oudong (Oudong Mountain), Núi Oudong (Oudong Mountain) là một ngọn núi nổi tiếng ở Campuchia với nhiều di tích Hoàng gia, Ngày Visak Bochea, một lễ hội rất quan trọng ở Vương quốc Phật giáo Campuchia, lễ hội năm nay lại rơi vào thời gian đại dịch Virus corona.
04/03/2020(Xem: 40797)
Lễ Dâng Y Kathina & Cúng Dường Phẩm Vật chư Tăng tại Bồ Đề Đạo Tràng India, Nhân Lễ tưởng niệm ngày đức Phật (thái tử Siddartha Gautam) xuất gia, được sự trợ duyên của chư Phật tử và quí thiện hữu hảo tâm, chúng tôi đã thực hiện một buổi Dâng Y Kathina và cúng dường phẩm vật đến chư Tăng thuộc 3 truyền thống Mật tông Kim cương thừa (金剛乘, vajrayāna), truyền thống chư Tăng Nguyên Thủy các nước Theravada và chư Tăng Ni truyền thống Đại Thừa (Mahayana) tại Bồ Đề Đạo Tràng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]