Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Xuất gia gieo duyên

22/06/201900:21(Xem: 7510)
Xuất gia gieo duyên

Xuất gia gieo duyên


Ngày tôi đi tu nghiệp về môn Khoa học ở Penang trên đường về, tôi đã ghé Bangkok- Thái Lan, nơi được mệnh danh là xứ sở của Chùa tháp.

 

Một buổi sáng sớm, trên xe đến thăm những nơi đã định trong chương trình, người hướng dẫn đã chỉ vào một Tăng đoàn rất dài đang trên đường đi khất thực, giải thích rằng trong số những khất sĩ ấy chưa hẳn tất cả là những vị xuất gia trọn đời, vì theo truyền thống Phật giáo nguyên thủy, các nước như Campuchia, Lào, Thái Lan, Miến Điện thanh niên phải vào Chùa, cạo đầu trong một thời gian ngắn dài tùy hoàn cảnh mỗi người. Đó là bổn phận trong cuộc đời của họ, như một biểu tượng cho sự trưởng thành. Đến tuổi lấy vợ, nếu người nam nào chưa thực hiện điều này, có thể sẽ bị gia đình nhà gái từ chối gả con cho.

Họ cho rằng trong khoảng thời gian xuất gia sẽ tôi luyện được những chàng rể có một tâm hồn lương thiện, một người Chồng đạo đức, một người Cha gương mẫu biết lo cho gia đình, có trách nhiệm với bản thân và xã hội. 

 

Rồi tôi đã được một cô học trò ngày xưa kể cho nghe về cuộc viếng thăm Miến Điện của cô ấy, một vương quốc có hằng ngàn tháp Chùa nguy nga tráng lệ mà tôi vẫn ước ao được một lần đặt chân đến. 

Cô đã cho tôi coi cuốn Video cô đã thâu trong suốt cuộc hành trình của cô, tôi đã được ngắm nhìn những thớt voi đi trước những xe kết đầy bông hoa tươi thắm, trang hoàng rực rỡ, có đàn ca múa hát rất vui nhộn. Hướng dẫn viên địa phương cho biết vì đang là mùa hè, nhiều gia đình đang tổ chức những cuộc rước kiệu đưa các con của họ vào Chùa tu gieo duyên trong mùa nghỉ. Đặc biệt tại đây không chỉ có con trai mà những em gái cũng được hưởng quyền lợi ấy. 

Các em được mặc những bộ quần áo với trang sức lộng lẫy như những ông vua, thái tử, như các bà hoàng, công chúa, có những người hầu cầm quạt, che lọng theo hộ tống. Gương mặt các ông cha bà mẹ và các em trông thật rạng rỡ tươi vui!

 

Sau cuộc rước, các em sẽ vào những ngôi Chùa đã quy định, sau phần nghi lễ long trọng, có sự tham gia của gia đình, các em sẽ được cạo tóc, bỏ những bộ quần áo sang trọng để khoác lên người những tấm y màu nâu đỏ cho nam giới và màu hồng cho nữ giới. Trong suốt thời gian này các em sẽ ở lại Chùa để học Kinh, đọc kệ, tu tâm dưỡng tánh và đi khất thực như một khất sĩ đích thực. 

 

Đây quả thật là một tập tục, một nền văn hóa quá đẹp, mang ý nghĩa về tâm linh quá lớn! 

Hôm sau, người hướng dẫn đoàn đã cho xe ngừng bên vệ đường, nơi có một đoàn Sa di đầu trần, chân đất đang bưng bình bát đi độ nhật. 

 

Tuy còn rất trẻ, họ đã có những phong thái rất ung dung, đĩnh đạc, chờ mọi người lần lượt cúng dường xong, đã cùng đọc lên những câu kinh chúc lành. Giọng họ thanh thoát, trong sáng, vang vọng trong buổi sáng tinh sương, làm cho cả đoàn ai nấy đều cảm động, lòng tràn ngập yêu thương và an bình!

 

Ngày tôi còn nhỏ, chưa biết gì về Phật pháp tuy vậy tôi đã thích đi sinh hoạt Gia Đình Phật Tử nhưng tôi chưa bao giờ nghe chuyện xuất gia để gieo duyên. Ra nước ngoài, tôi càng thấy cần tìm một nơi để gửi gắm tâm linh. Tôi bắt đầu đến các Chùa sinh hoạt, làm công quả. Tôi tham dự những ngày Huân Tu, Thọ Bát Quan Trai, có mặt trong các Khóa Tu học Phật Pháp Âu Châu trên nhiều quốc gia. Nhờ sự chỉ dẫn của các Ân Sư, tôi biết chỉ có Bát Chánh Đạo mới diệt được khổ, tập để đắc đạo trong Tứ Diệu Đế, một chân lý cao siêu màu nhiệm mà Chư Phật đã tìm ra và vạch rõ cho chúng sanh nương theo, hòng thoát vòng sinh tử luân hồi. Tôi cũng hiểu nếu xem Năm Uẩn đều là Không, vượt qua được Sông Ái dài muôn dặm (nghĩa là diệt được thất tình lục dục của thế gian: tham, sân, si, hỷ, nộ, ái, ố) một khi thân không còn bám víu, tâm không còn vướng mắc như bài Kinh Bát Nhã hằng tụng thì tôi có thể đến được bờ giải thoát! Biết vậy nhưng thực hiện cho được, khó khăn biết chừng nào! 

 

Tôi biết đời người quá ngắn, một khi mất đi, không biết có tìm lại được không? Cũng vì lẽ đó, các Tăng Ni, các vị lãnh đạo tinh thần đã tạo nhiều phương tiện giúp các Phật tử chưa đủ duyên "cắt ái, từ thân" có thể xuống tóc tu tại gia hoặc làm lễ thế phát xuất gia trong một thời gian ngắn dài nào đó tùy phát nguyện của mỗi người, gọi là tu gieo duyên vì các nghịch cảnh trong cuộc sống, chưa thực hiện được hoàn toàn đời sống xuất gia nên xin được kết duyên lành với chí nguyện xuất trần.

 

day 1-chua lien tam-le the phat (5)

day 1-chua lien tam-le the phat (67)

day 1-chua lien tam-le the phat (78)


Đầu tháng 6 vừa qua, Chùa Liên Tâm ở Phần Lan đã tổ chức khóa tu gieo duyên ngắn hạn 5 ngày, trong đó 12 Nữ và 9 Nam đã tự nguyện xuống tóc. Nhìn hình ảnh Hòa Thượng Phương Trượng chứng dám những mái tóc xanh dần dần rơi xuống thật trang nghiêm và thật cảm động! 

 

Dù biết rằng xuất gia gieo duyên là gieo những hạt giống tốt, trồng những duyên lành, là phương tiện giúp những ai cầu mong giải thoát trong hiện tại và vị lai. 

Tôi biết hết, hiểu hết, ai nhìn tôi cũng tưởng lầm tôi là người học Đạo lâu năm, thâm sâu Phật pháp vậy mà tôi vẫn không tu gieo duyên được bởi vì tôi không đủ can đảm cắt bỏ "mái tóc dài thả gió lê thê" của mình, đành tự an ủi là chưa đủ nhân duyên, chứ thực ra tôi thấy mình hèn! Đó là chưa kể mỗi ngày chỉ rụng có vài sợi tóc, chồng tôi đã vội vã đi mua thuốc dưỡng tóc về bắt tôi uống! 

 

Nhìn 9 vị Sa Di và 12 Sa Di Ni vừa được xuống tóc, tôi thấy lòng mình ấm áp, hoan hỷ ngập tràn! 

 

Tôi thật tâm ngưỡng mộ vô vàn, thành tâm tán thán và cầu mong hạnh nguyện của các vị sớm thành tựu viên mãn!

 

Ngay trong giây phút linh thiêng này, tôi chợt nhớ đến lời dạy yêu thương vô bờ bến và tràn đầy khích lệ của Đức Bổn Sư, cách đây hơn 2500 năm:

"Như Lai là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành".

 

Thế thì, tôi vẫn tiếp tục con đường đang đi, cố tu tâm và sửa mình, tiếp tục học hỏi các vị Minh Sư, gần gũi bạn lành, nuôi dưỡng hạt giống bồ đề tâm, để không ngay trong kiếp này thì trong một kiếp nào đó, hy vọng hạt giống xuất gia trong tôi cũng sẽ sớm đơm bông kết trái như lời phát nguyện mà tôi vẫn một lòng hướng đến! 

Ước mong sẽ được như vậy!!! 

 

 

Giữa tháng 6/2019.

Nguyên Hạnh HTD.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/07/2016(Xem: 11156)
Chùa Đức Viên tọa lạc tại thành phố San Jose, tiểu bang California được Sư Bà Thích Đàm Lựu sáng lập vào năm 1980. Chùa có trường Việt ngữ Đức Viên hoạt động vào ngày chủ nhật hàng tuần. Trường có 70 giáo viên và 500 học sinh (13 lớp sáng và 13 lớp chiều). Hàng năm, chùa tổ chức hai khóa tu thiếu nhi mùa hè và mùa đông. Khóa tu thiếu nhi mùa hè năm nay được chùa tổ chức từ ngày 05 tháng 7 đến ngày 08 tháng 7 với 325 thiếu nhi tham dự. Ban Tổ chức khóa tu gồm quý Ni sư: Đàm Nhật, Đức Hòa, Thiền Quang cùng toàn thể Ni chúng chùa Đức Viên. Các em được chia thành 15 nhóm, có 30 Sư cô và 20 anh chị phụ trách. Chương trình tu học và sinh hoạt của các em hàng ngày từ 7g00 đến 19g00: 07g00. Tập trung tại trai đường.
15/07/2016(Xem: 22712)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 17 của Giáo Hội PGVNTN Hải Ngoại tại UĐL-TTL sẽ tổ chức tại Tu Viện Quảng Đức (2016)
09/12/2015(Xem: 7375)
Sáng ngày 05/12/2015, lần lượt các đoàn, các đại biểu tham dự chương trình Hội Thảo Hoằng Pháp vân tập về TP Vũng Tàu. Một số khách sạn được BTC đặt sẵn, vẫn chưa có phòng cho các đại biểu, bởi lẽ, 12g khách lưu trú mới trả phòng, vì thế, chư Tăng Ni đều tản mát trên đường phố biển, như đàn bướm dạo vườn hoa.
21/11/2015(Xem: 12385)
Tu Viện Quảng Đức sẽ tổ chức Khóa Huân Tu Niệm Phật trong 3 ngày tại Tu Viện Quảng Đức, khai mạc lúc 9 giờ sáng, Thứ Sáu, 4-12-2015 và kết thúc bế mạc vào lúc 5 giờ chiều Chủ Nhật 6-12-2015. Chương trình tu học mỗi ngày gồm có công phu, tụng kinh, niệm Phật, tọa thiền, lễ sám và nghe Pháp. Mọi phương tiện, ăn uống, ngủ nghỉ… đều miễn phí. Trân trọng kính mời quý Phật tử đồng hương hoan hỷ dành thời gian về tham dự Khóa Huân Tu này, xin quý vị liên lạc về Tu Viện để ghi danh trước, điện thoại: 03. 9357 3544, hoặc qua email: quangduc@quangduc.com.
27/06/2015(Xem: 9962)
Qua 4000 năm Văn Hiến của dân tộc thì trên 2000 năm, Phật giáo có mặt, đồng hành cùng dân tộc. Tính từ thời lập quốc họ Hồng Bàng – Kinh Dương Vương tên nước là Xích Quỷ (năm 2879 trước c.n) đến thời nhà Lý vào năm 1010-1225 đã là 4000 năm, đến nay cũng gần 5.000 năm. Từ thời lập quốc ở Trường Giang, bị Hoa tộc lấn dần cho đến Hùng Vương qua 18 đời, đất nước Văn Lang chỉ còn lại Bắc Việt và Bắc Trung Việt ngày nay.Quê hương vốn ở Hồ Động Đình, do Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh 100 con lập quốc. Kinh Dương Vương là con của Đế Minh và Vụ Tiên, là cháu ba đời của Thần Nông, mà Thần Nông là một trong Tam Hoàng thời thượng cổ.Như thế, Lạc Long Quân là con của Kinh Dương Vương, Kinh Dương Vương là họ Hồng Bàng, lấy quốc hiệu là Xích Quỷ. Kinh Dương Vương truyền ngôi cho Lạc Long Quân, Lạc Long Quân truyền cho Hùng Vương, lấy quốc hiệu là Văn Lang. Từ thời kinh Dương Vương lập quốc đến nay, dân tộc trãi qua 11 lần thay danh đổi hiệu:
27/04/2015(Xem: 9958)
Thư Mời Tham Dự Khóa Tu Mùa Hè tại San Jose, California
24/04/2015(Xem: 7389)
Cũng bởi vì tiếng kêu thảm thiết “Bệ hạ ơi! Cứu thiếp!“ của một con mãng xà, hóa sanh của bà hoàng hậu độc ác Hy Thị, đêm về báo mộng với vua Lương Võ Đế mà hậu thế chúng ta mới có bộ Kinh Lương Hoàng Sám gồm 10 cuốn để sám hối tội lỗi. Bộ kinh này đã làm nền tảng cho khóa An Cư Kiết Đông kỳ 2 được tổ chức tại chùa Linh Thứu từ ngày mùng 5 đến 11 tháng Giêng năm 2015.
29/12/2014(Xem: 25884)
Tiếp nối đường hướng GHPGVNTN-HN tại UĐL-TTL bảo tồn văn hóa dân tộc và phát huy Phật Pháp tại hải ngọai, giúp tạo phương tiện cho ngày càng đông hơn quý Nam Nữ Phật tử, quanh năm bận rộn, khó có cơ hội cùng nhau hòa hợp tu tập nghiêm túc, dài hạn và nghiên tầm, học hỏi, chia xẻ Giáo lý Phật đà cách sâu sắc; Tùy thuận yết ma tăng sai trong phiên họp Thường niên của Gíao Hội ngày 31/12/2013, thừa hành tinh thần Quyết Định số 39-04/HĐĐH/HC/QĐ do Hòa thượng Hội Chủ ký ngày 1/1/2014; và sau thời gian thăm dò, tìm kiếm, cũng như hội ý nhiều lần với một số chư Tôn đức trong Ban Tổ Chức trong việc chọn địa điểm thích hợp cho Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 14, cho năm 2014;
22/10/2014(Xem: 5340)
Mỗi năm một lần như thế, Chi Hội Phật Tử Việt Nam tỵ nạn tại Reutlingen và vùng phụ cận tổ chức lễ Thọ Bát Quan Trai dưới sự chứng minh của Hòa Thượng và chư tôn đức Tăng Ni. Năm nay ngoài Hòa Thượng Phương Trượng chùa Viên Giác ra còn có Qúy Đại Đức Thích Hạnh Hòa, Đại Đức Thích Hạnh Định, Đại Đức Thích Hạnh Bổn và Ni Trưởng Thích Nữ Như Viên Trụ Trì Niệm Phật Đường Tam Bảo cũng đã hiện diện. Về phía giới tử có 51 vị ghi danh chính thức và ở lại qua đêm, giữ gìn giới Bát Quan Trai suốt trong 24 tiếng đồng hồ. Khách vãng lai suốt trong hai ngày nầy độ 80 Phật Tử nữa. Đây cũng là con số đáng khích lệ, vì hai ngày ấy xe lửa của Đức đình công đòi tăng lương, nên đa phần những người nào có xe hơi mới đến được.
15/08/2014(Xem: 5264)
Chắc là sắp sắp lại được thiền và được có những cảm xúc tuyệt diệu như lần này mà thôi Tôi luôn tự nghĩ mình là người có nhiều duyên lành với Phật pháp. Tôi có một người mẹ chuyên tâm học Phật và mở lối cho tôi đến với con đường tu tập từ khi còn rất nhỏ. Tôi có cơ hội nhiều lần đi chùa lễ Phật, tụng kinh. Tuy nhiên, tôi lại chưa từng có cơ hội được trải nghiệm một khóa tu dù chỉ một ngày và chưa từng có một giây ngồi thiền trước khi đến với Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567