Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cúng dường Tối Thắng Tôn

06/07/201504:36(Xem: 10309)
Cúng dường Tối Thắng Tôn


bat-com-huong-tich

CÚNG DƯỜNG
TỐI THẮNG TÔN




Khi Thầy Tuệ Sỹ còn nằm trong nhà tù của Cộng sản sau năm 1975, có viết nhiều bài thơ rất hay, trong đó có bài ngũ ngôn tứ tuyệt bằng Hán văn như sau:

                                                    Phụng thử ngục tù phạn

                                                    Cúng dường Tối Thắng Tôn

                                                    Thế gian trường huyết hận

                                                    Bỉnh bát lệ vô ngôn.

Tạm dịch

                                                   Dâng bát cơm tù nầy

                                                   Cúng dường lên Đức Phật

                                                   Thế gian đầy oán hận

                                                   Bưng bát khóc, không lời .

Tôi tạm dịch như vậy, có lẽ không đúng ý Ngài Tuệ Sỹ mấy, vì Ngài là một học giả về ngôn ngữ, một Thiền sư, một thi sĩ v.v… nên ít người qua khỏi được tri kiến của Ngài. Ở đây tôi chỉ muốn đóng góp phần mình một bài viết ngắn cho Kỷ Yếu của Khóa An Cư Kiết Đông tại chùa Pháp Bảo, Sydney, Úc Châu năm 2015 nầy, nên mượn mấy câu thơ của Thầy để dẫn nhập vậy.

Khi ở trong tù, dầu là tù ở thời nào và ở đâu, hay dưới chế độ nào đi chăng nữa thì sự tự do đã bị mất hẳn rồi. Chúng ta biết chắc chắn một điều là trong tù sẽ không có bất cứ một thứ cao lương mỹ vị nào cả, ngoại trừ cơm và nước mắt. Khi con người mất tự do rồi thì mới thấy sự tự do là quý và khi người ta già đi rồi thì nhìn lại tuổi thơ là thời gian đẹp nhất. Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta đã gặp không biết bao nhiêu là não phiền, khi ở trong những nơi lao lý như vậy chắc chắn con người còn tranh nhau cho sự sống nhiều hơn nữa, nên mới có tranh đấu, cấu xé lẫn nhau…Thế nào thì cuộc đời cũng đã vậy rồi, nên Thầy Tuệ Sỹ an nhiên ngồi lặng lẽ hai tay cầm bát cơm tù dâng lên để cúng dường Đức Phật trước khi dùng đến. Hình ảnh nầy với tôi thật là có giá trị tuyệt vời.

Ngày xưa khi Đức Phật còn tại thế, mỗi ngày vào lúc sáng sớm tinh sương Ngài cùng Tăng Chúng chia nhau ra thành từng đoàn người đi vào thành để khất thực, khi đầy bình bát rồi thì về lại Tịnh Xá trước giờ ngọ để thọ trai. Nghi thức nầy cứ lặp đi lặp lại hằng ngày và trong kinh Nam Truyền như Trường Bộ, Trung Bộ, Tạp A Hàm v.v…đều có kể lại rất tỉ mỉ từng cử chỉ, từng cách độ người của Đức Phật thuở ấy. Khi nào nhà vua hay các thí chủ cúng dường Ngài và Chúng Tăng thì Ngài thân hành đến những nơi như vậy để thọ thực, xong xuôi đâu đó thì Ngài nói một bài pháp ngắn và các vị thí chủ được bắt ghế ngồi bên cạnh Đức Phật để lắng nghe về những câu chuyện đạo đầy ý vị ấy. Đoạn Ngài trở về lại Tinh Xá. Còn bây giờ chư Tăng Ni bên Bắc Tông không thực hiện việc đi khất thực bên ngoài như chư Tăng bên Nam Tông nữa; nhưng trong những mùa An Cư Kiết Hạ, Kiết Đông hay Thọ Bát Quan Trai v.v… vẫn cử hành nghi thức cúng dường nầy vào mỗi buổi trưa. Đầu tiên tất cả mọi người đều dâng bát cơm cao lên trán cúng dường chư Phật và các vị Bồ Tát. Đây cũng là hình ảnh mà Thầy Tuệ Sỹ đã thể hiện. Kế đó là nghi cúng xuất sanh, Thị Giả tống thực cho chim thú v.v… Việc kế tiếp là lưu phạn, phần cơm nầy có ý để lại cho những người già, bịnh không đi khất thực được. Và cuối cùng, sau khi niệm tam đề ngũ quán, chư Tăng Ni và quý Phật Tử mới dùng cơm trong tỉnh thức.

Như vậy dầu có đi khất thực bên ngoài hay thực hiện nghi lễ nầy tại chùa hay các tự viện đều mang một ý nghĩa trang trọng giống nhau. Đó là: Bên trên cúng dường, với những loài bên dưới, chúng ta dùng lòng từ bi để bố thí cho chúng, người ngang ta không có điều kiện, ta cũng giúp đỡ họ. Cuối cùng mới đến phần mình. Đây là một nghi thức và một truyền thống hay. Dầu cho là Nam hay Bắc Tông, chúng ta cố gắng hành trì, thì hình ảnh của Đức Phật và Tăng Đoàn lúc nào cũng hiện hữu nơi cõi đời nầy vậy.

Năm nay kể từ ngày 1 đến ngày 11 tháng 7 năm 2015, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan có tổ chức Khóa An Cư Kiết Đông tại chùa Pháp Bảo, có hơn 50 Tăng Ni kiết giới an cư và có hơn 100 Phật Tử các nơi về tùng Hạ tu học thật là tinh tấn. Nhìn những hình ảnh cúng quá đường, kinh hành nhiễu Phật hay lúc tụng kinh hoặc khi nghe giảng pháp, những người ở xa rất ngưỡng mộ, vì lẽ tất cả chúng ta đều sống trong một xã hội phải chạy đua theo với thời gian, nhưng quý Ngài và quý vị Phật Tử đã thể hiện được sự cộng trú để cùng tu học trong 10 ngày như vậy quả là điều đáng tán thán biết bao!

Năm nay tại Hoa Kỳ, Canada cũng đã lần lượt tổ chức An Cư Kiết Hạ trong 10 ngày, như vậy tại các Đạo Tràng như Phật Học Viện Quốc Tế, chùa Pháp Vân v.v… có rất đông chư Tôn Đức Tăng Ni và quý Phật Tử về tham dự. Đây là một dấu hiệu đáng mừng của Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại ngày nay. Bên Âu Châu chỉ có Kiết Đông được 10 ngày, còn Kiết Hạ thì Giáo Hội tại đây kiết giới chung trong Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu mỗi năm tại mỗi nước khác nhau. Nhân cơ hội nầy tôi xin viết một bài ngắn về ý nghĩa của việc cử bát cúng dường để những vị nào cần tham cứu thì có thể đọc thêm và từ đó giúp cho mình mỗi khi có cơ hội mang bát cơm lên, hãy nghĩ về Đức Tối Thắng Tôn, mà  lúc nào chúng ta vẫn phải hằng tôn kính, dầu cho có bị những hoàn cảnh nghiệt ngã đi chăng nữa thì không bao giờ chúng ta quên ơn đức giáo hóa của Đức Phật cũng như chư Tổ, chư Tăng trong suốt bao đời nay. Như thế mới là một người Phật Tử chân chính.

Thích Như Điển

Viết nhân mùa An Cư Kiết Hạ năm 2015 tại chùa Viên Giác Hannover Đức Quốc.

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/04/2013(Xem: 11832)
Thứ bẩy vừa qua, 15 tháng ba năm 2008, Chư Tăng Ni và Phật tử chùa Phật Tổ, tỉnh Long Beach miền Nam California đã được hưởng một ngày mưa pháp. Đó là chặng dừng chân trong lịch trình hoằng hóa năm 2008 tại Canada và Hoa Kỳ của TT Phương trượng chùa Viên Giác Đức quốc và phái đoàn từ Âu châu, Úc châu và Mỹ châu. Năm nay, phái đoàn có sự tham gia của: TT Thích Như Điển, HT Thích Kiến Tánh, TT Thích Đổng Văn, ĐĐ Thích Giác Trí, Sư chú Hạnh Bổn (Đức quốc); TT Thích Thái Siêu, TT Thích Minh Dung, TT Thích Hạnh Tuấn, ĐĐ Thích Hạnh Đức, ĐĐ Thích Thánh Trí (USA); ĐĐ Thích Nguyên Tạng (Úc châu) và ĐĐ Thích Viên Giác (Na Uy).
27/03/2013(Xem: 18959)
Bộ Luận Đại Trí Độ do Ngài Bồ Tát Long Thọ tạo tác, nhằm tuyên bày giáo nghĩa thậm thâm vi diệu của Pháp Đại Thừa Bát Nhã Ba La Mật. Bộ Luận Đại Trí Độ này được Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập phiên dịch từ chữ Phạn ra chữ Hán. Trong thời gian phiên dịch, Ngài đã nhóm họp 500 vị Thiện hữu tri thức, cấm túc tại Tiêu Diêu Viên Đường ở Lâm Giang, nghiên cứu huyền chương, khảo chánh và lược dịch từ 1000 quyển, cô đọng thành 100 quyển. Bộ Luận Đại Trí Độ tiếng Việt gồm 5 tập, mỗi tập 20 quyển là bản dịch từ chũ Hán của Sư Bà Thích Nữ Diệu Không. Sau gần 5 năm làm việc liên tục mới phiên dịch hoàn tất từ Hán Văn ra Việt Văn với sự trợ giúp nhuận bút và biên tập của Pháp Sư Thích Thiện Trí (Giáo Sư của Giảng Sư Cao cấp PGVN & Học viện PGVN) và Cư Sĩ Tâm Viên Lê Văn Lâm.
20/10/2012(Xem: 4177)
Vào thời Đức Phật còn tại thế, Tăng đoàn dưới sự hướng dẫn của Ngài, sau nhiều tháng mùa nắng đi HOÁ DUYÊN khắp nơi, đến 3 tháng mùa mưa ( mùa hạ )ở Ấn Độ, Đức Phật quy tụ tăng đoàn lại một trụ xứ để THÚC LIỄM THÂN TÂM , TRAO DỒI GIỚI ĐỊNH TUỆ gọi là AN CƯ KIẾT HẠ, . Vừa thể hiện lòng Từ Bi, vì sợ mùa mưa là mùa côn trùng sanh sôi nẩy nở, nếu Tăng đoàn đi ra ở ngoài nhiều sẽ giẫm đạp lên gây tổn mạng chúng, vừa thực hiện tinh thần Trí Tuệ vì có thời gian vân tập lại với nhau, để quán chiếu lại tự thân,
13/08/2012(Xem: 5357)
Mùa An cư ba tháng, một tháng đã trôi qua rồi, quý vị tự kiểm điểm lại xem đã làm được gì và hai tháng còn lại sẽ làm gì. Một năm Phật dành chín tháng để chúng ta đi giáo hóa, ba tháng an cư tĩnh tâm để trưởng dưỡng đạo tâm, tăng cường đạo lực; vì chín tháng đi giáo hóa, tiếp cận với xã hội có nhiều điều phức tạp làm đạo tâm chúng ta bị sa sút. Thật vậy, khi đi giáo hóa gặp việc này việc khác, gặp người tin Phật, cũng gặp người chống phá Phật, khiến chúng ta phải đối phó, làm tâm Bồ-đề chúng ta bị suy yếu. Vì vậy chúng ta cần nuôi lại tâm Bồ-đề cho vững. Trong ba tháng an cư, chúng ta ngồi yên coi chín tháng mình đã làm gì, ở đâu, tiếp xúc với ai và cách đối phó của chúng ta có thích hợp với đạo hay không. Thích hợp với đạo là giữ được tâm thanh tịnh, còn không thích hợp với đạo thì phiền não sanh khởi, kiểm điểm lại thấy điều nào còn kém, phải sửa đổi.
23/07/2012(Xem: 7264)
Mùa An Cư Kiết Hạ năm nay được tổ chức tại Chùa Bát Nhã - Văn Phòng Của GHPGVNTNHK, Hòa Thượng Thích Nguyên Trí phát tâm bảo trợ. Cũng như những năm trước, đông đảo Chư Tôn Đức Tăng Ni vân tập về trường hạ An Cư tạo thành quang cảnh nhộn nhịp như đàn chim khắp bốn phương bay về tổ ấm. Người mang xách, kẻ kéo vali quay quần bên nhau thăm hỏi, vui mừng như ngày hội. Từ Ôn Thiền Chủ, Ban Chức Sự trường hạ cho đến quí Thầy Cô, Sa Di khu ô đuổi quạ, đều hiện rõ nét mặt vui tươi, hân hoan, chào đón bằng ánh mắt niềm nở, nụ cười tự nhiên, thanh thản. Nhiều chiếc xe đổ người trước cổng tam quan, ai cũng nhìn thấy câu biển ngữ nền vàng chữ đỏ...
03/07/2012(Xem: 2898)
Mùa Hạ là mùa Chư Tăng Ni câu hội nơi một Đạo Tràng an cư, hạn chế ngoại duyên, thúc liễm tu tập. Thời gian này, Chư Tăng Ni khắp nơi trên thế giới đang an cư ở những trú xứ thích hợp. Đây là lần đầu tiên tôi đến tham dự Trường Hạ Bát Nhã do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Hoa Kỳ tổ chức với sự hiện diện của Hội Đồng Giáo Phẩm và Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội cùng với 201 Tăng Ni trên khắp đất nước Hoa Kỳ, Canada và Việt Nam đồng về an cư.
24/06/2012(Xem: 11507)
Quay về nương tựa thắng duyên, Vào trong cửa Tịnh, lìa miền trần ô. Hòa trong thời khóa: “nam mô”, Vơi niềm tục lụy, chồi Bồ Đề sanh. Thích Minh Tuệ
23/06/2012(Xem: 8695)
Khóa An Cư Kiết Hạ Tại Chùa Bát Nhã Do GHPGVNTNHK Tổ Chức Từ 19-30/6/2012
19/06/2012(Xem: 4752)
Một thời, Thế Tôn trú ở Icchànangala, tại khóm rừng ở Icchànangala. Tại đấy, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo: Ta muốn sống độc cư Thiền tịnh trong ba tháng, không tiếp một ai, trừ một người đem đồ ăn lại. Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
19/06/2012(Xem: 7252)
Không như các tôn giáo khác có thể có những cấm điều hay định chế được thiết lập sẵn dựa theo chủ quan của vị giáo chủ, mọi định chế của Phật giáo đều xuất hiện sau khi Tăng đoàn đã được thành lập.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]