Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trần Quý Cáp qua Đà Nẵng hoài cảm

14/08/201819:53(Xem: 5003)
Trần Quý Cáp qua Đà Nẵng hoài cảm


Trần Quý Cáp qua Đà Nẵng hoài cảm

       Châu Yến Loan

 

 

Trần Quý Cáp là một trong ba lãnh đạo kiệt xuất của phong trào Duy Tân, một phong trào cách mạng rất sôi nổi của những năm đầu thế kỷ XX.

  

Tran Quy Cap

                                      

Thuở nhỏ, ông tên là Trần Nghị, sinh năm 1870 trong một gia đình nông nghiệp thuần phác, thân phụ vừa làm ruộng vừa đọc sách, quê ở thôn Thai La, làng Bất Nhị, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (Nay là xã Điện Phước huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). Tuổi trẻ, Trần Nghị rất thông minh, hiếu học, năm 20 tuổi, ông đã nổi tiếng văn chương, được các bạn đồng song kính mến. Đến học với cụ Cử Lê Cung ở làng Nông Sơn, ông rất xuất sắc được cụ Đốc học Mã Sơn Trần Đình Phong nghe tiếng chọn về học ở trường Đốc Thanh Chiêm, được cấp học bổng và cho đổi tên thành Trần Quý Cáp, tự Dã Hàng, biệt tự Thích Phu, hiệu Thai Xuyên, ông là một trong sáu học sinh lỗi lạc của cụ Đốc học Mã Sơn gồm Phạm Liệu, Nguyễn Đình Hiến, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Quang,  Trần Quý Cáp.

Tuy học giỏi, nhưng đường công danh rất lận đận, ông đi thi từ năm Giáp Ngọ (1894) nhưng mãi đến năm 1904 ông mới được đặc cách cho thi Hội rồi thi Đình đỗ Nhất Giáp Tiến sĩ cùng khoa với Huỳnh Thúc Kháng. Đạt được thành tích xuất sắc nhưng Trần Quý Cáp không ra làm quan để vinh thân phì gia mà dấn thân vào con đường cách mạng và trở thành một trong ba lãnh đạo của phong trào Duy Tân là Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp.

Năm 1908 ông chuyển vào Ninh Hoà làm Giáo thọ chưa được bao lâu, thì cuộc biểu tình chống sưu khất thuế nổ ra ở Quảng Nam rồi lan nhanh đến các tỉnh khác của Trung kỳ từ Phú Yên đến Hà Tĩnh. Mặc dù phong trào chưa nổi lên ở Khánh Hoà và dù không có bằng chứng cụ thể Trần Quý Cáp vẫn bị  Pháp và quan lại Nam triều bắt và xử chém một cách vội vàng.

Ông thọ hình ngày 17 tháng 5 năm Mậu Thân (1908) bên cầu Phước Thạnh, sông Cạn, tỉnh Khánh Hoà trong tư thế hiên ngang của người anh hùng thung dung tựu nghĩa.

 

Ngày 03 tháng 10 năm 1888, Pháp đã ép vua Đồng Khánh ký một đạo dụ giao ba thành phố Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng cho Pháp làm nhượng địa. Đà Nẵng bị tách ra khỏi Quảng Nam và đổi tên thành Tourane. Trước cái trò cướp đất diễn ra ngay ở tỉnh nhà, Trần Quý Cáp không sao ngăn được nỗi niềm đau xót, phẫn nộ nên đã sáng tác bài thơ “Đà Nẵng hoài cảm” để bày tỏ nỗi lòng của mình .

 

                    Đà Nẵng hoài cảm

                   Thử địa do hà động chiến phong ,

                   Chỉ kim đáo xứ huỷ xà tung .

                   Thuyền lâm nội phụ tam tài sắc ,

                   Xa tẩu trùng quan nhứt lộ thông .

                   Cố quốc sơn hà lân địch lý ,

                   Thuỳ gia lầu các tịch dương trung .

                   An năng tái khởi Trần Hưng Đạo ,

                   Cọng vãn Đằng giang vĩ đại công .

  

Bản dịch của một vị lão nho:

 

                   Chinh chiến vì đâu nảy họa tai ?

                   Mà nay thấy những dấu lang sài.

                   Cờ ba sắc nhoáng tàu vô cửa,

                   Xe một đường thông ải suốt dài.

                   Tiếng địch gọi hồn non nước cũ,

                   Bóng chiều chói rạng phố lầu ai ?

                   Ước chi nay có Trần Hưng Đạo,

                   Lập lại Đằng Giang trận thứ hai.

 

Bản dịch của Nguyễn Thiếu Dũng:

 

                   Đất ấy vì đâu nổi chiến tranh ?

                   Giờ đây heo rắn dẫm tan tành.

                   Tàu vào bến cảng cờ ba sắc,

                   Xe vượt đèo cao một lộ nhanh.

                   Nước cũ non sông sầu nhượng địa,

                   Nhà ai lầu gác bóng chiều hanh.

                   Làm sao sống lại Trần Hưng Đạo,

                   Cùng diễn Đằng Giang trận đại thành.

 

 phaptancong_danang

                   

                                                                         Pháp tấn công Đà Nẵng năm 1858 (nguồn Wikipedia)

 

 Bài thơ mở đầu bằng một câu hỏi khẩn thiết gây xốn xang lòng người :

 

                   Thử địa do hà động chiến phong ?

                   (Đất ấy vì đâu nổi chiến tranh ?)

 

Hỏi nhưng không phải để tìm câu trả lời mà chính là để oán hận, tố cáo tội ác của kẻ thù. Bởi vì, là người Việt Nam ai mà không biết thực dân Pháp đem quân đánh đánh vào Đà Nẵng, chiếm nước ta để khai thác tài nguyên, làm giàu cho nước họ khiến cho cuộc sống bình yên của người dân từ bao đời nay trong phút chốc đã tan thành tro bụi.

“Đất ấy vì đâu nổi chiến tranh ?”

Chính là do lòng tham của Pháp cũng như một số đế quốc phương Tây lúc bấy giờ, đã đua nhau xâm chiếm các nước nhược tiểu để bành trướng thế lực. Cách hỏi này khiến ta nhớ đến Đặng Trần Côn. Đầu thế kỉ XVIII , trước những cuộc chiến tranh phong kiến gây ra bao đau thương, tang tóc cho nhân dân, câu hỏi nhức nhối này cũng đã từng được ông nêu lên trong tác phẩm Chinh phụ ngâm:

 

                   " Xanh kia thăm thẳm từng trên ,

                   Vì ai gây dựng cho nên nỗi này "

                                                ( Bản dịch của Phan Huy Ích )

 

So với các nước Tây phương khác như Bồ Đào Nha, Anh, Hòa Lan, Pháp đến Đàng Trong chậm hơn nhưng lại chú ý đến Đà Nẵng hơn ai hết.

Vào năm 1737, Dumas, Toàn quyền Pháp ở  Pondichery (Ấn Độ) đã gởi về Paris một tờ trình nói về sự trù phú của hai xứ Đàng Trong và Đàng Ngoài. Đến năm 1740, ông lại đề nghị Giám mục Beaume đứng ra làm trung gian thương lượng với Chúa Nguyễn để mua Đà Nẵng làm căn cứ thương mãi. Nhưng đề nghị này không được thực hiện.

Ngày 30 tháng 12 năm 1817, theo lệnh của vua Louis XVIII tàu Cybèle trang bị 52 đại bác, do đại tá Hải quân Kergariou chỉ huy đã cập bến Đà Nẵng và những năm sau đó nhiều chiến thuyền Pháp đã đến Đà Nẵng với mục đích thương thuyết với triều đình Huế nhượng Đà Nẵng cho Pháp  nhưng đều bị các vua nhà Nguyễn từ chối. Sau nhiều lần thất bại về ngoại giao, Pháp không còn nhân nhượng nữa, mà quyết tâm dùng vũ lực xâm chiếm nước ta vào năm 1858 mà Đà Nẵng là cái đích đầu tiên.

Đà Nẵng là một hải cảng rộng nhất và đẹp nhất của Việt Nam, với ưu thế giao thông hàng hải và vị trí chiến lược quan trọng, Đà Nẵng có sông Hàn là sông lớn nên việc vận chuyển bằng đường thuỷ tiện lợi. Đà Nẵng còn là yết hầu của hai tỉnh Thừa Thiên và Quảng Nam mà Quảng Nam còn có quốc lộ 14 là con đường xuyên sơn thông lên vùng cao nguyên. Lấy được Đà Nẵng làm nhượng địa, Pháp đã nắm trọn ưu thế về miền núi lẫn miền biển để khai thác kinh tế và khống chế  về quân sự. Như vậy chiếm Đà Nẵng là một mục tiêu nằm trong kế hoạch lâu dài của chính quyền thực dân Pháp.

“ Thử địa do hà động chiến phong ?” Trần Quí Cáp hỏi cũng chính là trả lời rồi!

Trước cảnh quê hương đã thay chủ đổi ngôi, Trần Quí Cáp không khỏi đau lòng khi nhìn thấy kẻ thù nghênh ngang ra vào thành phố , tàu thuyền của chúng giương cờ tam tài tự do cập bến, đường sắt thông thương  xuyên Hải Vân :

                    " Thuyền lâm nội phụ tam tài sắc ,

                      Xa tẩu trùng quan nhứt lộ thông "

                   ( Tàu vào bến cảng cờ ba sắc ,

                      Xe vượt đèo cao một lộ nhanh )

              danang_chauyenloan

                 

                                                                              (http://forum.dng.vn/showthread.php?t=2180)

  

Hai câu thơ chỉ thuần tả cảnh, tác giả không trực tiếp nói ra nỗi căm giận của mình đối với quân thù như Nguyễn Đình Chiểu nhưng thông qua những hình ảnh ngang tàng của chúng  trên quê hương đã ngầm nói lên sự phẫn nộ của Trần Quí Cáp cũng mãnh liệt chẳng khác nào Nguyễn Đình Chiểu :

 

                   " Bữa thấy bòng bong che trắng lốp : muốn tới ăn gan ;

                     Ngày xem ống khói chạy đen sì : muốn ra cắn cổ ."

                                     ( Văn tế Nghĩa sỹ Cần Giuộc )

 

Hai câu luận bộc lộ tình cảm đau buồn của ông một cách kín đáo mà sâu sắc:

                   

                " Cố quốc sơn hà lân địch lý ,

                 Thuỳ gia lầu các tịch dương trung ."

                ( Nước cũ non sông sầu nhượng địa ,

                  Nhà ai lầu gác bóng chiều hanh.)

 

Trung kì là xứ bảo hộ nhưng dẫu sao trên danh nghĩa vẫn của triều đình Huế còn Đà Nẵng là nhượng địa thì chính thức là của Pháp rồi. Non sông nước cũ của ta đã ở trong lòng địch (địch lý). Thử hỏi ai mà chẳng đau, chẳng tiếc chứ có riêng gì Trần Quý Cáp.

 

Trong lịch sử nước ta, trận Bạch Đằng dưới sự chỉ huy của Trần Hưng Đạo năm 1288 là một chiến công hiễn hách. Chiến thắng Bạch Đằng tiêu biểu cho tinh thần chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc, là niềm tự hào vô biên của dân tộc Việt Nam. Nhưng tinh thần bảo toàn lãnh thổ đó đến đầu thế kỷ XX đã bị tiêu trầm, sĩ khí rụt rè như gà gặp cáo (Sĩ khí rụt rè gà phải cáo- Trần Tế Xương). Làm sao vực dậy “tinh thần Bạch Đằng” để dân trí bớt mê muội, đó chính là mối quan tâm đặc biệt của các chí sĩ cách mạng thời bấy giờ. Trần Quý Cáp nói:

 

                    " An năng tái khởi Trần Hưng Đạo ,

                Cọng vãn Đằng Giang vỹ đại công "

                   ( Làm sao sống lại Trần Hưng Đạo ,

                    Cùng diễn Đằng Giang trận đại thành )

 

Tức là muốn làm sống lại trang sử oai hùng của dân tộc để thức tỉnh lòng dân đang thờ ơ trước vận mệnh của đất nước.

 

Lam Giang có một đối chiếu rất hay khi cho rằng nỗi đau buồn, lo lắng của Trần Quí Cáp cũng là tâm sự u uất của vua Thành Thái:

 

                    Kỷ độ tang thương kỷ độ kinh

                    Kim triêu hồi thủ bất thăng tình!

                    Ngưu hồ dĩ định tam triều cuộc

                    Long đỗ nhưng lưu bách chiến thành.

                    Nùng lĩnh phù vân kim cổ sắc,

                    Nhĩ hà lưu thủy khốc ca thanh,

                    Cầm Hồ,đoạt sáo nhân an tại,

                    Thùy vị giang sơn tẩy bất bình?

 

Bản dịch của Nguyễn Thiếu Dũng:

 

                   Mấy độ tang thương, mấy độ rầu,

                   Đến nay ngoảnh lại cả lòng đau!

                   Còn đâu trăm trận gan rồng cọp,

                   Hổ thẹn ba triều kiếp ngựa trâu.

                   Nùng lĩnh phù vân mờ cổ sắc,

                   Nhĩ hà lưu thủy khóc ca lâu.

                   Bắt thù, đuổi giặc người đâu tá,

                   Non nước nào ai rửa hận sầu?

 

Làm sao cho nước nhà sạch bóng quân thù ?

Trần Quí Cáp đã hiến dâng cả cuộc đời của mình cho sự nghiệp "Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh "để cứu nước, tiếc thay phong trào Duy Tân sớm bị dập tắt, chí sĩ Trần Quí Cáp đã  hy sinh anh dũng khi ước vọng chưa thành .

                                                                   

                                                                                      Châu Yến Loan

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/09/2011(Xem: 3392)
Hòa thượng Thích Giác Lượng, nguyên là Trị Sự trưởng Trị sự Đoàn GHTGKSVN, Giáo Đoàn 3 tại Trung Phần từ năm 1971 cho đến khi vượt biên năm 1980. Viện trưởng Viện Hành Đạo GHPGTGKS Thế giới, 1993, Phó Chủ tịch Hội Đồng Điều Hành Văn phòng 2 Viện Hóa Đạo, Đặc trách Giải Trừ Pháp Nạn, nhiệm kỳ 1997-2001, chủ nhiệm kiêm chủ bút Đặc San và Giai Phẩm Pháp Duyên (1983- 93), chủ bút tạp chí Nguồn Sống (1987- 91), chủ trương nhà xuất bản Nguồn Sống (từ năm 1988), thành viên Ban Chỉ Đạo kiêm chủ tịch Điều Hành Hội Đồng Hợp tác Tôn Giáo Bắc Cali, nhiệm kỳ 1994- 95 và 2000- 01, Chủ tịch Ủy Ban Quốc tế vận Nhân Quyền và Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam, chủ tịch Phong Trào Phật giáo Yểm trợ PG Hòa Hảo Quốc nội (nay đổi tên là Phong trào Yểm trợ PGHH Quốc nội). HT Giác Lượng là một trong những nhân vật không ngừng đấu tranh cho tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam. HT đến Úc Châu lần này để tham dự buổi Đại Hội Giáo Hội PG Việt Nam trên Thế giới, được tổ chức tại Melbourne,và Đại Hội Liên Hữu Phật
10/08/2011(Xem: 47227)
Lịch Sử Việt Nam (trọn bộ) An Nam Chí Lược - Lê Tắc Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - Lê Văn Hưu, Phan Chu Tiên, Ngô Sĩ Liên Đại Việt Thông Sử - Lê Quý Đôn Đại Việt Sử Lược_Khuyết Danh - Nguyễn Khắc Thuần Hoàng Lê Nhất Thống Chí - Ngô Gia Văn Phái Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - Quốc Sử Quán Triều Nguyễn Lam Sơn Thực Lục - Nguyễn Trãi biên soạn - Lê Thái Tổ đề tựa Quốc Triều Chánh Biên Toát Yếu - Cao Xuân Dục Thử Viết Lại Cổ Sử Việt Nam - Trương Thái Du Thiền Uyển Tập Anh - Lê Mạnh Thát Việt Điện U Linh Tập - Lý Tế Xuyên Việt Nam Sử Lược - Trần Trọng Kim Việt Sử Tiêu Án - Ngô Thời Sỹ Việt Nam Nam Phật Giáo Sử Ca - Thích Nhật Tân Việt Nam Thi Sử Hùng Ca (thơ) Thích Nhật Tân
10/08/2011(Xem: 6917)
Bài kệ "Hữu cú vô cú" đã có nhiều người dịch, ngoài các bản dịch còn có bản giảng giải của Hòa Thượng Thích Thanh Từ. Tuy nhiên theo thiển ý của tôi hầu hết các bản dịch cũng như lời giảng vẫn còn nhiều chỗ chưa rõ ràng, nhất quán và thỏa đáng. Vì vậy tôi xin dịch và giảng lại bài này trong cách hiểu biết của tôi.
06/08/2011(Xem: 5359)
Vua Thái Tổ, thụy hiệu Thống Thiên khải vận thánh đức thần công duệ văn anh vũ khoan minh dũng trí hoằng nghĩa chí nhân đại hiếu Cao Hoàng Đế. Vua họ Lê, tên húy là Lợi, người làng Lam Giang, huyện Lương Giang, phủ Thanh Hoa. Cụ Tằng Tổ của vua tên húy là Hối, sau truy tôn là “Cao thượng tổ Minh Hoàng Đế”. Tính cụ chất phát ngay thẳng, giữ mình như người ngu, nhưng hiểu biết rất sâu xa, có thể biết trước những sự chưa thành hình. [tờ 7b] Nguyên trước ở thôn Như Áng, một hôm, cụ đi chơi, thấy đàn chim liệng vòng quanh trên một khoảng đất nơi dưới núi Lam sơn, trông hình như một đám người tụ hội. Cụ tự nghĩ: “Chỗ này tất là nơi đất lành”,
02/08/2011(Xem: 5954)
Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục_Quốc Sử Quán Triều Nguyễn
22/07/2011(Xem: 3485)
Từ một người đi tìm vàng ở California, ông đã trở thành ký giả người Việt đầu tiên trên đất Mỹ. Ông là Trần Trọng Khiêm, người làng Xuân Lũng, phủ Lâm Thao, Phú Thọ. Trần Trọng Khiêm sinh năm Tân Tỵ (1821), tức năm Minh Mạng thứ 2, là con của một gia đình thế gia vọng tộc ở phủ Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ nhưng trong người lúc nào cũng sẵn máu phiêu lưu. Năm ông 21 tuổi, vợ ông bị một viên chánh tổng âm mưu làm nhục rồi giết hại. Sau khi giết tên chánh tổng báo thù cho vợ, ông xuống Phố Hiến (Hưng Yên), xin làm việc trong một tàu buôn ngoại quốc và bắt đầu bôn ba khắp năm châu bốn bể.
07/07/2011(Xem: 30937)
Lời Ban Biên Tập: Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”. Cho nên chúng tôi lưu trữ vào Thư Viện Hoa Sen CÁC BẢN DỊCH TỪ KHO DỮ LIỆU BỘ NGOẠI GIAO, BỘ QUỐC PHÒNG, CƠ QUAN TÌNH BÁO TRUNG ƯƠNG & CÁC NGUỒN KHÁC đã giải mật. Các tư liệu này có liên quan đến sự kiện lớn trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Sự việc này chắc chắn sẽ có những ý kiến ủng hộ và chống đối, nhưng lịch sử vẫn là lịch sử. Ban biên tập website Thư Viện Hoa Sen chân thành cảm tạ nhà văn Cư sĩ Nguyên Giác, Cư sĩ Nguyễn Kha, và Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications đã gửi tặng các phiên bản vi tính điện tử và trân trong giới thiệu đến toàn thể quý độc gỉa trong và ngoài nước.
02/07/2011(Xem: 9663)
Trải qua hơn 25 thế kỷ, đạo Phật tồn tại đến ngày nay là do sự truyền thừa từ đức Phật đến chư tổ. Tổ lại truyền cho tổ, ‘Tổ tổ tương truyền’ tiếp diễn từ đời nầy sang đời khác. Sự truyền thừa được thể hiện qua hai phương diện giáo lý và thật hành. Về phần giáo lý thì mỗi tông phái đều sáng lập giáo nghĩa, tông chỉ riêng biệt và đều lấy kinh điển của Phật làm nền tảng. Về phần thật hành hay phần sự có khác biệt là tùy theo giáo nghĩa và tư tưởng của mỗi tông. Mỗi tông phái đều truyền bá và xiển dương pháp môn của mình trong tông môn và quần chúng Phật tử. Mỗi tông phái của đạo Phật được ví như mỗi loại hoa của vườn hoa Phật pháp. Mỗi loại hoa có nét đẹp và hương thơm riêng biệt, để khoe sắc hương, nhưng tất cả đều ở trong vườn tịnh của Phật pháp. Cũng như vậy, mỗi tông phái đều là của đạo Phật và đều cùng mang một vị, đó là vị ‘giải thoát’. Trong phần sưu tập về tông phái Thiên thai, chúng tôi chia thành hai giai đoạn chính. Đó là sự sáng lập tông phái ở Trung Quốc, sau nhiều thế kỷ
16/06/2011(Xem: 15813)
Thế Giới chỉ bắt đầu chú ý nhiều tới vấn đề Việt Nam và tới "những người Phật Giáo '' sau khi Hoà Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại ngã tư Phan Đình Phùng ở Sài Gòn ngày 11.6.1963 để kêu gọi dư luận thế giới chú ý đến những khổ đau của dân chúng Việt Nam dưới những đàn áp của chính quyền Ngô Đình Diệm . Sở dĩ sự tự thiêu của Hoà Thượng Quảng Đức đã khiến Tây phương xúc động và ngạc nhiên nhiều hơn Đông Phương là vì hoàn cảnh văn hoá và tôn giáo Tây phương khác với hoàn cảnh văn hoá và tôn giáo Đông phương.
31/05/2011(Xem: 23918)
Trước khi thành Thiền sư, Trúc Lâm đại sĩ đã từng làm vua nước Đại Việt. Đó là vua Trần Nhân Tông, người đã từng đẩy lui cuộc xâm lăng của quân Mông Cổ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]