Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hồn Nước

20/08/201606:00(Xem: 6997)
Hồn Nước

vn map 2
HỒN  NƯỚC

LÊ  BẢO  KỲ

Hồn Nước là danh từ kép rất đa dạng, cho nên trước khi nói về Hồn Nước, ta phải nói đến chữ Hồn.

   Hồn, là danh từ đơn, để chỉ cho sức mạnh tinh thần, cái biết nhạy cảm của tâm ý con người trong đời sống vật chất thường nhật, tất cả do tâm chỉ đạo hành động mọi việc, do đó mới có ra danh từ kép “linh hồn”. Kể cả muôn loài thú lớn, nhỏ cũng có cái Hồn nhưng, thấp hơn loài người. Hồn cấp thấp này, được chia ra hai thứ Hồn : Sinh hồn và Giác hồn. Sinh hồn, là của những loài vật nhỏ như các loài kiến, ong, bướm, sâu bọ v.v… Giác hồn, là của những loài vật lớn như các loài cọp, voi, khỉ đột, chó, chim muôn v.v…Chúng có tâm biết tìm kiếm thức ăn cho bản thân và bảo vệ mạng sống. Hai loài Khỉ và Chó có  tâm biết rất tinh khôn hơn các loài thú bốn chân, nhất là Chó biết phân biệt chủ của nó và người lạ, liền sủa, tấn công. Con khỉ biết hái dừa, đập vào đá, dừa bể, uống nước, moi cơm ăn và bắt chước làm theo các việc nhỏ dễ làm của con người.

 Tất cả loài Người và muôn Thú đều có Hồn. HỒN, chính là năng lực chỉ đạo hành động sinh hoạt kiếm sống. Riêng loài người, phát minh, sinh sản ra vô vàn vật thể hữu dụng cho kiếp sống thực tại, cũng như bảo vệ bản thân suốt trên vận hành sống luôn được tồn tại. Qua đây cho ta được hiểu rõ về vai trò của chữ HỒN, là chủ đạo sống và bảo vệ đời sống. Hồn được xuất phát từ đáy lòng (tâm ý) của loài Người và muôn thú sau khi bản thể được hiện hữu trong thực tại trên vũ trụ sau khi trái đất thành hình. Do vì có Hồn, cho nên tất cả muôn loài và con người đều tham sống, sợ chết.

  Loài người, là linh vật tối thượng có Hồn cao nhất trên tất cả muôm loài, chúa tể muôn loài. Nếu không nói rằng; ở thuở ban đầu khi còn ăn lông, ở lỗ, loài người đã có khái niệm về chết, sống mỗi khi đối diện những tia chớp giữa đám mây sám đen trong trời chiều mùa hạ và nghe tiếng sấm sét của trời, đất, trước khi mưa, giữa cơn mưa. Tất cả đều cảm thấy hãi hùng sợ chết, vì cho rằng đang có một đấng thần quyền, linh thiêng nào đó đang đe dọa mạng sống. Cũng từ đó đã nảy sinh Hồn Nước đầu tiên ngay trên mảnh đất đang ở, để nương tựa vào đó, mông cầu bảo vệ mạng sống.

   Hồn Nước đầu tiên của loài người trong thời cổ đại (thượng cổ). Đó là một đấng siêu nhiên tự hiện hữu trong tâm hồn con người một cách vô tướng không hiện thực, khi nhìn lên cây đa có cội già cho bóng mát trưa hè, ngọn núi cao, dòng sông xanh, và đối diện mặt trời ban ngày, đêm tối, đêm trăng… Tất cả, đều cho rằng có đấng siêu nhiên đang có mặt ngay trên mảnh đất của mình rất linh thiêng cao cả, có năng lực bảo vệ và kể cả trừng phạt, nếu con người có thái độ vô lễ. Đó là Hồn Nước mang tính trừu tượng. 

  Sau khi loài người thoát khỏi kiếp sống ăn lông, ở lỗ, được có nhà cửa, sống thành từng bộ lạc,  sanh con, đẻ cháu. Rồi tiến lên có làng, xã, quốc gia có biên cương, có chính quyền. Chính loài người trong thời điểm có chính quyền và quốc gia này, thì Hồn Nước của loài người được tiến lên ở nấc thang hiện thực ngay tại quê hương, xứ sở của mình. Nói rõ hơn, đất nước của một dân tộc đều có Hồn, gọi là Hồn Nước. Hồn Nước do dân tộc của nước đó tạo ra vô số vật thể mang tính hiện thực nhân tạo và thiên nhiên, vốn sẵn có từ bao đời. Tất cả đang hiện hữu khắp đó đây trong bản thể đất nước: núi cao, sông dài, hải đảo, cây rừng, ruộng đồng, lâu đài, nhà cửa, v.v…

Hồn Nước hiện thực của loài người rất đa dạng, không có nước nào giống nước nào. Tất cả do dân tộc của nước đó tự phát minh, sinh sản ra Hồn nước.  Hồn nước đầu tiên, đó là  nguồn gốc Tổ tiên, nếu không nói là giả định, để biểu tượng. Hồn Nước biểu tượng đều ở ngôi vị linh thiêng tối thượng, gọi là “Hồn Thiêng Tổ Quốc- Đất Nước- Dân Tộc. Như dân tộc Nhật Bổn tự cho mình là dòng giống của Trời,Thiên tử cho nên quốc huy của Nhật là mặt trời, tròn và đỏ nằm giữa vải trắng của lá cờ. Cờ là biểu tượng Hồn Nước cao quý nhất.

  Hồn Nước Linh Thiêng Tối Thượng Tổ Quốc của dân tộc Việt Nam ta, là con Rồng Cháu Tiên, Lạc Long Quân, Âu Cơ. Cha là Lạc Long Quân. Mẹ là Âu Cơ, đã sanh ra một trăm trứng, trăm con. Năm mươi con theo mẹ xuống biển, năm mươi con theo cha lên núi. Nếu không nói rằng; biển và núi, là hai thứ Âm Dương có sức mạnh tinh anh phát sinh ra vô số vật chất lợi ích thiết thực, giúp cho muôn thú, và loài người, trong đó có dân tộc Việt Nam luôn được sống và tồn tại do âm, dương. Qua đó cho ta thấy câu truyện cổ tích “ Sơn tinh, Thủy tinh Việt Nam” là câu truyện Hồn Nước thứ hai của dân tộc Việt Nam. Nếu không nói rằng; Tổ tiên Việt Nam ta đã hiểu rõ về tinh túy dịch lý của Âm Dương Sơn, Thủy (Sơn tinh thủy tinh), mà người mẹ là ÂU CƠ xuống biển, biểu thị cho âm là thủy tinh. Người Cha là LẠC LONG QUÂN lên non, biểu thị cho dương, là sơn tinh. Hai đấng sinh thành của Tổ tiên Việt Nam, là Lạc Long Quân, Âu Cơ, là Hồn Nước chính tông, linh thiêng, tối thượng nhất nằm sâu trong tâm hồn dân tộc Việt Nam không thể bị mất.

   Nhờ bốn Hồn Nước Sơn tinh, Thủy tinh, Lạc Long Quân, Âu Cơ đó, mà dân tộc Việt qua nhiều thế hệ, dù cho bị suy vong đến đâu, nhưng chỉ tạm thời, rồi cũng sẽ được tiếp tục hưng thịnh, bình định Tổ quốc trở lại. Điều này được các sử gia  Việt Nam đã ghi lại trong trang sử. Tức là dân tộc bị ngăn cách bởi ngoại xâm, được Minh Vương trong lòng dân tộc ra đời thống nhất đất nước, rồi lại nội chiến, phân ly, rồi lại thống nhất dân tộc. Mấy lần như vậy. Bao giờ dân Việt Nam ta chấm dứt hẳn tình trạng Ly, Hợp nói trên ?

   Ngoài hai câu truyện Lạc Long Quân- Âu Cơ, Sơn Tinh Thủy Tinh. Còn có nhiều hình ảnh hiện thực để biểu tượng cho Hồn Nước Việt Nam. Như tại Ải Nam Quan, đã có một Miếu, trong đó thờ một vị Thần Nam, để trấn giữ biên cương Tổ quốc : rừng, núi, đất đai. Tại đầu nguồn sông Hồng có một Miếu, trong đó thờ một Thần Nữ, để bảo vệ sông, biển, hải đảo. Hai Miếu này, được xây dựng dưới đời nhà Trần. Kể từ sau đó,mỗi lần phương bắc đem quân xâm lược Việt Nam ta, lần nào chúng cũng bị phơi thây hằng ngàn quân, (Tướng và sĩ ) ngay địa đầu giới truyến do hành quân đúng chiến thuật của các vị anh hùng : Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo…  Như vua Trần Nhân Tông đích thân cầm quân một cách tài tình, đã tiêu diệt sạch quân Nguyên, không sống sót một tên, Tướng Toa Đô Tàu bị quân ta chặt đầu vào ngày 24 tháng Sáu, năm 1258. Thấy thủ cấp của Tướng Toa Đô vẫn mở mắt, Vua Trần Nhân Tông liền cởi áo giáp của mình, đắp lên đầu nó.

   Cũng như Đại đế Quang Trung hành quân thần tốc Thành Thăng Long vào sáng mồng 6 Tết năm Kỷ Dậu, 1789.Làm cho giặc Tàu không thấy đường để thoát, đạp nhau té ngả trên đường, bị quân ta chém chết. Số chạy trước, khi qua cầu phao ở sông Hồng, chúng chen nhau, làm cho cầu phao bị đứt dây, rớt xuống sông cả ngàn tên, bị nước nhận chìm, cuốn trôi ra biển, trong đó có tên Tướng Hốt Thất Liệt.

  Hồn Nước Thần Kim Quy(Rùa Vàng) Trả Thanh Kiếm cho vua Lê. Câu truyện Rùa Vàng trả thanh Kiếm báu lại cho Vua Lê, được mang ý nghĩa Hồn Nước rất linh thiêng, gọi là “Hồn Thiêng Tổ Quốc”. Câu truyện kể rằng; vua LÊ vốn có thanh kiếm, đang du thuyền trên hồ, bỗng thấy con Rùa lớn mai vàng nổi trên mặt nước, Rùa đến gần thuyền vua Lê, cắn lấy thanh kiếm rồi lặn mình xuống hồ. Kể từ đó Vua Lê bị mất kiếm. Nhưng, thỉnh thoảng vua vẫn du thuyền trên hồ, mà không thấy Rùa nổi lên. Một ngày đẹp trời nọ, vua du thuyền trên hồ, bỗng nhiên thấy Rùa nổi lên có ngậm thanh kiếm, đến gần thuyền, ngẩng đầu lên. Thấy vậy, Vua bèn đưa ta vào cáng thanh kiếm, Rùa hả miêng, Vua lấy lại thanh kiếm. Để tôn thờ Rùa, vua Lê đặt tên “HỒ HOÀN KIẾM” và cho xây dựng một Tháp nhỏ hai tầng giữa hồ, được gọi là Thần Tháp Rùa.

     Hai Hồn Nước Biểu Tượng Tinh Thần Bất Khuất Dân Tộc Việt: Lá Cờ và bài Ca (quốc thiều). Cờ và bài Ca, tuy hai mà một, gắn liền, hòa hợp, tương quan nhau, có Cờ Tổ quốc là có bài Ca. Cờ là một tắm vải, bài Ca là lời, ngôn ngữ, trong đó chứa đựng tinh thần bất khuất của toàn dân luôn luôn yêu nước vô bờ bến, thương nòi giống, thề nguyền chống ngoại xâm, bảo vệ quê hương, bình định Tổ quốc (Nòi giống lúc biến phải cần giải nguy), sẵn sàng đứng lên đáp lời sông núi, ra quân phất Cờ, xông tới  diệt thù, đem lại hòa bình cho dân tộc… Bài Ca là những lời trân quý tôn thờ Tổ Quốc, được hát lên dưới Cờ, cho nên âm điệu du dương, hùng hồn và tha thiết khi cất cao lên, khi xuống thấp như những lời tưởng niệm đối với chư Anh linh, chiến sĩ đã nằm xuống vì hạnh phúc, tự do cho đồng bào Ta.

    Hồn Nước Việt qua 4 lá Cờ. Một- Cờ LAU. Lá Cờ Lau của dân tộc Việt Nam trong quá khứ xa xưa, dưới đời vua Đinh Tiên Hoàng.  Cờ LAU, được xem là Cờ đầu tiên của dân tộc Việt Nam, do tướng Đinh Bộ Lĩnh lấy lau rừng làm cờ để ra hiệu tiến quân diệt giặc Minh. Do vậy nhạc sĩ Hoàng Quý đã sáng tác bài ca Bóng Cờ Lau, để ghi nhớ ơn Tướng Đinh Bộ Lĩnh phất Cờ Lau : Ta cùng nhau đi thăm nơi rừng xưa, oai linh đứng muôn đời. Giữa nơi sông cùng núi. Và sân đá tường rêu. Rải gan sương cùng mưa. Ngàn bông lau reo đưa theo gió chiều phất phới. Hay bóng cờ Lau năm xưa còn đâu đây. Kìa bao tiếng trâu xa còn vọng trong khói mờ. Dè chừng như tiếng loa rừng cây. Hoa Lư ơi ! Non lau còn trong sương gió đến muôn đời không rứt lời ca. Với tiếng gió Hoa Lư ơi. Muôn năm còn trong sương gió. Đứng oai hùng cùng với nước nhà.

   Cờ Việt Nam (Quốc kỳ VN) dưới triều đại Hoàng Đế Quang Trung.

Vua Quang Trung, khi điều binh ra Bắc dẹp chúa Trịnh, đánh vô Nam dẹp chúa Nguyễn, để thống nhất sơn hà, đều dùng lá Cờ hình tam giác trong lúc tiến quân. Cờ tam giác, gọi là cờ hình đuôi nheo. Ba cạnh tam giác từ ngoài vào, là màu Xanh của bầu trời, và biển cả. Tiếp đến là màu vàng, biểu thị cho màu da của dân tộc và màu đỏ, biểu thị cho huyết thống dân tộc. Cuối cùng ở giữa là tam giác lớn, chỉ một màu vàng. Hai bên cạnh lớn dài của cờ, có những tua xanh, đỏ, vàng. Đó là Cờ thứ Hai của dân tộc Việt Nam

   Cờ Tam giác đuôi nheo này, cũng được hiện hữu nửa đời triều đại nhà Nguyễn Gia Long, Minh Mạng nhưng, thay vì tam giác vàng ở giữa, thì các vua nhà Nguyễn thay vào đó tam giác màu đỏ. Ba cạnh bên : xanh, đỏ, vàng.

   Cờ Việt Nam thứ Ba. Đó là một miếng vải vàng, chỉ có sọc đỏ ngắn 1/3 ở giữa, theo chiều dài cờ hình chữ Nhật. Cờ này, do cụ Phan Thanh Giản tạo ra trong lúc bối rối, bằng cách lấy cái áo vàng của mình, trên đó có sọc đỏ, cắt ra, may lại làm cờ Việt Nam trước khi sang Pháp để hội nghị với vua Nã Phá Luân, để đòi lại ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định và Định Tường do quân Pháp đánh chiếm năm 1863.

    Cờ Việt Nam thứ Tư, là lá cờ màu vàng có ba sọc đỏ nằm ngang theo chiều dài của cờ. Cờ vàng ba sọc đỏ, là hậu thân của cờ vàng một sọc đỏ ngắn của cụ Phan Thanh Giản, được chính quyền Quốc Gia Việt Nam do Hoàng Đế Bảo Đại làm Quốc Trưởng từ năm 1948 tái tạo lại thành ba sọc, để biểu tượng cho dân Việt ba miền Bắc, Trung, Nam. Cờ vàng ba sọc đỏ được tiếp tục hiện hữu qua hai triều đại Đệ Nhất và Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa.

  Quốc Huy, chính là Hồn Nước của môt dân tộc. Quốc Huy của Việt Nam Cộng Hòa, là bông Lúa.

  Quốc Thiều Việt Nam Cộng Hòa, là bài hát : “Này công dân ơi, đứng lên đáp lời sông núi, đồng lòng cùng đi, hy sinh tiếc gì thân sống….Nòi giống lúc biến phải cần giải nguy….Này công dân ơi mau hiến thân dưới cờ,…Xứng danh ngìn năm dòng giống Lạc Hồng”

     Hồn Nước ở những con sông dài trên đất Việt, cũng được biểu thị Hồn Nước của dân tộc Việt Nam, đó là những sông Cửu Long, Hồng Hà, Hương Giang, Sông Đồng Nai, còn gọi Sông Sài Gòn.

     Nói đến Sông Cửu Long, đồng bào Ta ai cũng thương nhớ đến: Cửu Long chín nhánh miền Tây. Ruộng đồng bát ngát trái cây dồi dào. Toàn dân nước Việt đồng bào. Ra đi thương nhớ thuở nào Cửu Long” (Thơ Lê Bảo Kỳ). Những nhánh sông con lớn có tên: sông Tiền, sông Hậu, Vàm cỏ đông, Vàm cỏ tây. “ Cửu Long đất mẹ phù sa. Muôn đời lúa tốt nước ra, nước vào. Cá tôm bơi lội bên nhau. Cửu Long Hồn Nước biết bao là tình”.(Thơ Lê Bảo Kỳ).

     Sông Hồng Hà. Thường gọi Sông Hồng vì dòng nước luôn hồng. Ai về miền Bắc, nhớ đi đò trên sông Hồng, để nhìn Hồn Nước hồng của con sông. Hồn Nước huyết thống bất khuất của dân tộc Việt từ khi lập quốc cho đến nay, đã hơn một lần ghi lại trang sử chiến công oai hùng  trên sông Hồng dưới thời Quang Trung Đại Đế- Nguyễn Huệ (1789, Tết Kỷ Dậu).Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Hai Bà Trưng…

    Hồn Nước Sông Lam. Ai về Hà Tịnh, Nghệ An, đi thuyền trên sông Lam, sẽ được nghe tiếng Hồn Nước qua tiếng hát của các cô gái xứ Nghệ ca ngợi về dòng sông Lam : “Ai đi mô cũng nhớ về Hà Tịnh, nhớ núi Hồng Lĩnh. Nhớ dòng sông Lam…”(ca dao muôn đời của dân xứ Nghệ Tịnh).

    Hồn Nước Sông Bến Hải, tức là sông Hiền Lương. Sông Bến Hải, đã một thời trước đây, nó vừa chảy vừa “đau lòng con nước, nước” khi nước Mẹ bị chia đôi Bắc Nam. Hồn Dân Tộc ba miền cũng đau nhói từng cơn theo vận nước, khi Hồn Nước đã bị cắt đôi. Nhưng, con sông Bến Hải, vẫn cứ vững dòng nước chảy một cách âm thầm, nổi trôi dưới bầu Tổ Quốc suốt 21 năm, Hồn Nước vẫn là Việt Nam. “Nước chiều khi xuống khi lên. Đò Em một chiếc, lòng Em một lòng. Dù cho chín đục, mười trong. Con sông Bến Hải vững dòng này thôi”(Người viết thấy lời thơ này trong tập San cỡ mươi trang, không tên vào năm 1955, tại Nha Trang- không có tên tác giả).

   Hồn Nước sông Hương –Huế.

Dân Việt ba miền, nếu ai đó, đã một lần đến thăm xứ Huế, ắt hẳn có đi thuyền trên dòng sông Hương, đã được nghe Hồn Nước từ đáy sông vang lên trong những câu hò mái nhì của các nữ nghệ sĩ gốc Huế, thật lâm ly. “Hò ơ, ớ hò. Chợ Đông Ba đem ra ngoại Vại. Cầu Tường Tiền đúc lại mon. Hởi ai lỡ vận chồng con. Đến đây kết nghĩa vuôn tròn với ta”. “Thuyền trôi nước cũng đi theo. Nam Ai hò điệu, khách nghe nỗi sầu.Thuyền đi qua mấy nhịp cầu. Đêm nào cầu cũng nghe câu hát hò. Sông Hương đẹp lắm ai ơi. Năm canh, sáu khắc muôn đời không thay…”(Trích từ Thi Phẩm Nữ Vương Về Lại Vườn Hoa. Đêm Trên Sông Hương- Trang 54- Lê Bảo Kỳ).  

   Những ngọn núi cao trên ba miền nước Việt, cũng được biểu thị cho Hồn Nước. Như ngọn núi Lang Biang Đà Lạt, núi Chứa Chang Long Khánh, núi bà Đen Tây Ninh, núi Yên Tử Việt Bắc,  Ngũ Hành Sơn, Hải Vân Đà Nẵng, núi Hàm Rồng, Chu Pao Pleiku Gia Lai…

   Hai ngọn núi đã ghi đậm Hồn Nước lớn nhất, đó là núi Lang Biang- Đà Lạt, và Yên Tử cao nguyên Việt Bắc.

  Đích thực, đã hơn bốn mươi năm rồi, mà người Đà Lạt dù ở đâu, không quên, vẫn còn nhớ, thấy trong lòng; hình ảnh của những chàng trai, sinh viên Sĩ Quan Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt. Khóa nào cũng phải một lần leo lên tận đĩnh Lang Biang một cách không mệt mỏi, dù cho đổ mồ hôi trước khi mãn khóa. (Ca li Võ Bị anh còn nhớ. Nhớ lại ngàn thông em đứng trông- Thơ Lê Bảo Kỳ).

  Núi thứ hai đã ghi đậm Hồn Nước dân tộc Việt, nay vẫn còn đậm nét hơn xưa, đó là núi Yên Tử. Đích thực, đối với người Việt Nam trong và ngoài nước, ai chưa đi, hoặc không đi đến núi Yên Tử nhưng, vẫn thấy hình ảnh Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông tạm gác áo Cà Sa trên chánh điện, sau khi nhìn thấy dân tộc đang bị quân Nguyên phương bắc xâm lược nước ta, liền xuống núi điều binh khiển tướng đánh tan quân Nguyên vào ngày 24 tháng Sáu, năm, 1285, như lịch sử đã ghi. Còn ai đã đi đến chùa Đồng núi Yên Tử, càng thấy rõ hơn Hồn Nước vĩ đại ngày xưa đó.

  Hồn Nước ở những loại Cây, như cây Tre, cũng được biểu thị cho Hồn Nước dân tộc Viêt Nam, vì Tre là loài thực dụng thiết thực đối với dân tộc ta, cả ngàn đời qua, nay còn tiếp tục, cho nên Tre đã và đang gắn liền với dân tộc Việt Nam trong đời sống thường nhật. Điều này được nghe qua lời ca: “ Yêu quê ta, yêu lũy tre làng đẹp xinh.”(không rõ tác giả). Tre non gọi là Măng. Măng cho người dân Việt trong các bữa ăn, được biến chế ra nhiều món : Gỏi, kho với cá, hầm với thịt, làm chua…Đó là món ăn Quốc hồn. Tre già thì gia dụng: đan thúng mủng, rổ rá, làm cột, kèo, vách nhà, sạp nằm.

  Hồn Nước về lá Trầu. Cây Trầu. Trầu, là loại cây leo, có lá lớn hơn bàn tay, mùi cay nòng. Ấy thế, mà dân Việt Nam ta, các bà, các ông ở tuổi trung, cao niên ưa ăn cho vui cái miệng, nhất là cùng nhau ăn, để nói chuyện đời, chuyện duyên nợ của con cái ở tuổi thanh xuân, chứ không phải ăn để no bụng, đúng là “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Do vậy mà trong thuở xa xưa nọ, thi sĩ  Nguyễn Khuyến nói lời chịu lỗi với khách tới chơi “Đầu trò tiếp khách Trầu không có. Bác đến chơi đây ta với ta”. Cây Cau, thân cao, lá xòe ra như cánh hạc, ra hoa, kết trái. Hột cau, cũng chỉ để ăn với trầu cho vui cái miệng thôi. Vì thế  mới có tích truyện “Trầu Cau”. Hay bà hàng xóm này sang chơi nhà bà hàng xóm kia. Họ hỏi nhau : “Bao giờ chị cho tôi ăn trầu con gái út chị ?”. Đó là Hồn Nước ở lãnh vực văn hóa Việt Nam, các nước khác không có.

  Quốc Hồn về các thứ rau. Rau Đay, rau Sắng, rau Muống, , rau Điêng Điểng, rau Mòng tơi.

Bốn thứ rau trên của dân tộc ba miền. Miền Bắc ưa ăn rau Đay và rau Sắng. Rau Sắng là thứ rau hoang dã nhưng, ngon. Mộc ở vùng chùa Hương. Người Bắc ăn rau Sắng cả ngàn đời nay. Vì thế Thi sĩ Tản Đà mới nói : Muốn ăn rau Sắng chùa Hương, tiền đò ngại tốn. Con dường ngại xa. mình đi ta ở lại nhà. Cái dưa thì khú, cái cà thì thâm.

       Hồn Nước về thực phẩm. Thực phẩm mang Hồn Nước của dân tộc Việt, là những thức ăn có phẩm chất dân tộc, nếu không nói “Thức ăn Việt Nam không cao lương mỹ vị” nhưng, đợm tình quê hương, chang chứa trong tâm hồn do mang tính Quốc Hồn. Như những thứ: bánh Chưng, bánh Tét, bánh Dầy, chả Giò, nước Mắm, Phở, v.v... Nước Mắm, PHỞ, là hai thức ăn tuyệt xảo của dân Việt Nam, được gọi là món ăn Quốc túy, tức là tinh túy hơn các món ăn khác. Cho nên những người ngoại quốc, nhất là Mỹ, mỗi lần gặp các thanh niên Nam, Nữ  Việt Nam, họ chỉ nói : “Nước Mắm, PHỞ ”. Phe Ta trả lời “Yes”, we are Viet Nameses. Cả hai đều nở nụ cười tình trên đôi môi.

   Hồn Nước Việt Nam, được biểu thị qua Văn học (Truyện Kiều Thi phẩm bất hủ của đại thi hào Nguyễn Du). Bên cạnh đó cũng có Lục vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu), Cung Oán Ngâm Khúc (Nguyễn Gia Thiều), Ca Dao, Tục Ngữ,… đều mang sắc thái Hồn Nước. Như những câu: Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn quen. Lên non mới biết non cao, cha mẹ nuôi con mới biết công lao mẫu từ. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Tiên học lễ hậu học văn…

  Hồn Nước về Đền đài, Lăng, Miếu, Chùa, nhà Thờ, Thánh thất…Và hình tượng các vị anh hùng dân tộc: Trần Hưng Đạo, Quang Trung Nguyễn Huệ, Trần Nguyên Hãn, Lý Thường Kiệt, Hai Bà Trưng,…Tất cả cơ sở và hình tượng này thuộc tâm linh, được thấy khắp đó đây trên ba miền nước Việt, do người dân kiến tạo nên, để cho các thế hệ nương tựa tinh thần vào đó qua nghi thức tế lễ tưởng niệm, tri ân, cầu nguyện cho bản thân, gia đình luôn được an lành, đất nước luôn được thái bình, thịnh vượng ,dân tộc được an cư lạc nghiệp.

  Dân tộc Việt Nam trong và ngoài nước đều thấy, biết tại Hà Nội có chùa Một Cột, chùa Trấn Quốc, nhà Thờ Chung, đền Quan Thánh bên Hồ Hoàng Kiếm, Tháp Rùa, Văn miếu. Trong Văn miếu  có thờ tượng Chu Văn An, bậc Thầy văn học của dân Việt. Biết đến đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương, được xây dựng ở Phú Thọ  và bên cạnh viện bảo tàng Sài Gòn. Biết ở Huế có chùa Linh Mụ, Từ Đàm, khu Vân Lâu. Ở Sài Gòn có nhà Thờ Đức Bà, còn gọi là Vương Cung Thánh Đường, chùa Xá Lợi. Lăng Ông Tả quân Lê Văn Duyệt, lăng Cha Cả. Ở Tây Ninh có Thánh Thất Cao Đài. Ở miền Tây có chùa An Hòa Phật Giáo Hòa Hảo, chùa Bà Chúa xứ. Ở huyện Phú Phong Bình Định có đền thờ QUANG TRUNG ĐẠI ĐẾ – Nguyễn Huệ. Còn tượng Trần Hưng Đạo và Hai Bà Trưng, thì được thấy khắp nơi đó đây trên đất Việt và hải ngoại Hoa Kỳ. Hình hai vị anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ, Trần Hưng Đạo, cũng được thấy trên tờ giấy bạc 500 Việt Nam Cộng Hòa ngày xưa.

   Người Việt Nam ta vốn có tình tự dân tộc rất sâu đậm trong lòng, cho nên đang ở bất cứ nơi đâu trên quê hương. Nhất là ở hải ngoại Mỹ. Pháp, Canada, Úc…Mỗi khi thấy một vật thể hay hình tượng mang tính Hồn Nước, như thấy một vùng Tre sau ngôi chùa Nhật ở HAWAII khi đến thăm. Liền cảm thấy xúc động, nhớ quê hương La Ngà, nơi có nhiều loại tre (nứa, lồ ô).

    Trên quê Việt Nam, từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mâu, lên đến cao nguyên trung phần. Đâu đâu cũng có những vật thể hiện thực mang tính Hồn Nước Việt tộc ở lãnh vực : Ẩm thực, y phục, lễ lạc, văn học, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc, đền đài, lăng tẩm, bài ca tân, cổ, khúc nhạc tình tự quê hương, cây Nêu, xin xăm, bói quẻ ngày Tết… Tất cả, tùy theo thời đại qua các thế hệ tiền bối, hậu lai mà có trước, có sau. Sau hay trước đều có Hồn Nước. Tính chung tất cả với số lượng cả ngàn thứ có tên khác nhau nhưng, chung Hồn Nước do toàn dân kiến tạo và thiên nhiên vốn sẵn có, đã được kể trên. Hồn nào của Nước bị mất, bị vỡ, cũng làm cho toàn dân đau lòng cả.

   Trong số hằng ngàn vật thể mang tính Hồn Nước trên đất Mẹ VN, đã và đang bị mất Hồn. Như cây cầu bị gãy, con sông khô dòng nước, ruộng đồng lúa chết, một hải đảo bị mất, v.v…đều làm cho toàn dân Việt Nam bị mất Hồn theo. Nước bị mất Hồn, do từ nhiều nguyên: Cá nhân người dân và thiên tai, làm cho toàn dân cảm thấy đau lòng, chao đảo tâm hồn. Vì Hồn Nước luôn gắn liền với dân, dân sống được là nhờ Hồn Nước. Hồn Nước như nước uống, như máu thịt của dân.

    Người dân tại một đất nước, bất cứ nơi đâu, trên thế giới, không riêng gì Việt Nam. Trong lúc đang sống, sống với hằng ngàn Hồn Nước trên đất Mẹ, thì ra sức duy trì, gìn giữ, chăm sóc, bồi đắp, tái tạo, quan tâm thăm viếng qua những ngày, tháng, không khi nào lơ là, bỏ quên. Cho nên, khi ra đi đâu đó, gần hay xa, thì đem lòng thương nhớ và mang theo tất cả Hồn Nước vào lòng, không thiếu một Hồn nào. Nhất là, một khi Nước bị mất Hồn dù nhỏ hay lớn, toàn dân ai cũng cảm thấy đau lòng, xót dạ, sống không ngui, ăn, ngủ không yên. Sau đó tiếp tục làm lại mọi việc như thường lệ cho đất nước nhưng, vẫn cứ bị mai một. Tức là không đúng phẩm, lượng do chưa có tỉnh Hồn. Nói như ngôn ngữ Việt Nam, “ Các việc làm của Anh, Chị, Em, Chú, Bác, các bạn…trong lúc này về : Văn hóa, văn học, xã hội, giáo dục, y tế, những bài ca, bài hát tân, cổ nhạc, thực phẩm, cây trái v.v… Tất cả, “Chả Có Ra Hồn Gì Cả ! ” Vì Hồn Nước, cũng chính là Hồn của dân, do dân tạo ra. Cho nên Hồn Nước bị mất, Hồn dân cũng bị mất theo.

 

 

 

     

 

  

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/10/2023(Xem: 5872)
Hội Nam Kỳ nghiên cứu Phật học trong đó có Ngài Khánh Hòa có liên đoàn Học Xã ra đời tức là hội Lưỡng Xuyên Phật học được thành lập năm 1934 ở tại Bến Tre. Hội này quý Thầy giảng dạy cho chư Tăng, chư Ni cũng có những học đường, bắt đầu thỉnh Đại Tạng Kinh ở bên Trung Quốc về bây giờ chúng ta căn cứ theo Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh. Tại sao gọi là Đại Chánh? Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh có tất cả 100 tập. Từ tập 1 tới 65 có Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tạp A Hàm, Tăng Nhất A Hàm và những bộ kinh thuộc về Mật Tạng, Hòa Thượng Tịnh Hạnh cũng đã cho dịch ra thành 187 tập. Từ tập 188 cho đến tập thứ 202 nay mai sẽ được xuất bản. Riêng Thanh Văn Tạng nó có tính cách Hàn Lâm. Trong thời gian qua HT Tuệ Sỹ đã cho dịch thành Thanh Văn Tạng rồi trong tương lai sẽ có Bồ Tát Tạng, tiếp theo nữa sẽ là Mật Tạng.
04/07/2023(Xem: 7662)
Hôm nay ngày 22.6.2023. Trước đây thầy Hạnh Tấn làm Thư ký ở trong ban Hoằng Pháp của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu. Chỗ này tôi xin xác định một chút cho Quý Vị rõ về hai cơ cấu, hai vai trò không phải là một. Ôn Tâm Huệ là trưởng ban truyền bá giáo lý Âu Châu; Thầy Hạnh Tấn làm thư ký cho ban truyền bá giáo lý Âu châu thuộc về Hội Đồng Hoằng Pháp của giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu. Khi mà ôn Tuệ Sỹ thành lập Hội Đồng Hoằng Pháp vào năm 2021
03/05/2023(Xem: 141942)
Chết và tái sinh. Thích Nguyên Tạng (sách, tái bản 2007) Phật giáo khắp thế giới . Thích Nguyên Tạng (sách) Pháp Sư Tịnh Không, người truyền bá giáo lý Tịnh Độ (sách) Từ bi và nhân cách . Dalai Lama. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Pháp ngữ của Hòa Thượng Tịnh Không . T. Ng. Tạng dịch (sách) Hỏi hay đáp đúng . Ven. Dhammika. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Các Bộ Phái Phật Giáo ở Ấn Độ. Dr.Nalinaksha Dutt.T Ng. Tạng dịch (sách)
03/04/2023(Xem: 11499)
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan được thành lập năm 1999 tại Sydney với nhiệm kỳ 4 năm sinh hoạt Phật Sự. Đến nay đã trải qua hơn 20 năm thăng trầm hành hoạt với 6 kỳ Đại Hội trước đây, lần lượt được tổ chức tại: Chùa Pháp Bảo (1999), Chùa Pháp Quang (2003), Chùa Phổ Quang (2007), Chùa Pháp Hoa (2011), Tu Viện Quảng Đức (2015 và 2019). Và mới đây, Đại Hội Khoáng Đại Kỳ 7 được tổ chức tại Chùa Thiên Ấn, vùng Canley Vale, tiểu bang New South Wales, từ ngày 4 đến ngày 5 tháng 6 năm 2022.
18/02/2023(Xem: 6214)
Tôi nghĩ là người Phật tử, ai cũng muốn một lần được đến Ấn Độ để chiêm bái Phật tích, những Phật tích quan trong là nơi đức Phật Đản sinh, đức Phật Thành đạo, đức Phật chuyển Pháp luân và đức Phật nhập Niết Bàn. Bốn nơi đó thường được gọi là Tứ động tâm, nghĩa là 4 nơi thường làm cho người Phật tử xúc động, khi chiêm bái khi tưởng nhớ đến đức Thế Tôn. Chừng 10 năm trước, Đại đức Thích Minh Hiển từng du học ở Ấn Độ, tổ chức đi chiêm bái Phật tích, chúng tôi ghi danh đóng tiền tham gia, nhưng giờ chót, chúng tôi quyết định không đi, lần khác Đại đức Thích Hạnh Lý, trụ trì chùa Từ Ân, thành phố Louisville, Kentucky tổ chức đi chiêm bái Phật tích có thông báo cho chúng tôi, nhưng chúng tôi cũng không tham gia được.
07/11/2022(Xem: 7477)
Tình tự quê hương như là chất liệu để nuôi sống đời mình, nên Hòa Thượng Tuệ Sỹ chỉ ở đó mà không đi đâu hết. Sinh ra giữa lòng đất Mẹ, chắc một ngày mai kia có chết, thì chết trong giữa lòng đất mẹ ấy, mà đã không ra đi như bao người đã ra đi. Có lẽ sinh ra nơi nào thì chết ở nơi đó. Đây là cái khí khái của bậc Đại Sỹ. Dù quê hương có đọa đầy mưa nắng, thì cũng nguyện là người làm mưa nắng để vun xới cho quê hương được tươi mát.
13/03/2022(Xem: 24500)
Hành hương và chiêm bái Phật tích Ấn Độ là nhân duyên hy hữu và là một ước mơ ngàn đời của người đệ tử Phật trên khắp năm châu bốn bể. Nay ước mơ đó đã đến với Tăng Ni và Phật tử Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu. Như chương trình đã sắp đặt trước cả năm, phái đoàn hành hương Ấn Độ gồm 51 người do Tu Viện Quảng Đức tổ chức đã lên đường đúng vào ngày 7-11 năm 2006. Phái đoàn do Đại Đức Phó Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng, Sư Cô Hạnh Nguyên và Đạo Hữu An Hậu Tony Thạch (Giám đốc công ty Triumph Tour) hướng dẫn cùng với 38 Phật tử từ Melbourne, 6 từ Sydney, 1 từ Perth và 5 đến từ Texas, Cali, Hoa Kỳ.
09/02/2022(Xem: 23785)
Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam Sử Lược (trọn bộ hai tập, do Hòa Thượng Giới Đức biên soạn)
08/01/2022(Xem: 6613)
Bengal cổ đại là một trung tâm chính của Phật học, nghệ thuật và chủ nghĩa đế quốc; quả thực, đạo Phật là nền tảng của di sản văn hóa và ngôn ngữ của Bengal - bài thơ đầu tiên ở Bengali là Charyapada, được sáng tác bởi Chư tôn thiền đức Tăng già Phật giáo thời bấy giờ. Các Charyapada là tập hợp các bài thơ Thần kỳ, những bài tán thán sự chứng ngộ trong Kim Cương thừa truyền thống của Phật giáo mật tông ở các nơi Assam, Bengal, Bihar và Orissa. Theo các học giả đương đại, thuật ngữ Dharma trong tiếng Bengal có nghĩa là "Bauddha Dharma" (Buddhadharma) hoặc Phật pháp (佛法) và thuật ngữ Dharmapuja có nghĩa là "Buddhapuja". Khi Phật giáo bắt đầu suy tàn ở nhiều nơi khác nhau của Ấn Độ, nơi trú ẩn cuối cùng của Phật giáo là ở Bengal.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]