Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vua Trần Nhân Tôn và Huyền Trân Công Chúa

12/12/201520:54(Xem: 11981)
Vua Trần Nhân Tôn và Huyền Trân Công Chúa

 Trần_Nhân_Tông

 

Vua Trần Nhân Tôn và Huyền Trân Công Chúa

 

Vua Trần Nhân Tôn

Vua Trần Nhân Tôn

Đệ nhất quân vương đất trời Nam

An dân, an quốc, bình thiên hạ

Quốc Tổ, quốc Tông, đã định ban

Vua Trần Nhân Tôn

Vua Trần Nhân Tôn

Xứng danh bậc nhất đấng minh quân

Quốc ngoại, hai phương đều khiếp vía

Quốc nội, một phương vững như thần

Vua Trần Nhân Tôn

Vua Trần Nhân Tôn

Phía Bắc, tan xương giặc Nguyên Mông

Phía Nam, Chiêm Thành xin quy phục

Rạng danh bậc nhất thời Nhà Trần

Xuyên qua lịch sử huy hoàng

Thảm nhung tô thắm giống dòng Việt Nam

Quê hương cẩm tú danh lam

Son vàng thếp ngọc, sắt chàm châu pha

Năm ngàn năm, đất nước ta

Vững như bàn thạch, một nhà Việt Nam

Năm ngàn năm, dân tộc ta

Bắc Nam Trung, quyện câu ca muôn đời

Dù cho vật đổi sao dời

Việt Nam muôn thuở, không dời đổi thay

Dù cho Nam Bắc Đông Tây

Việt Nam sông núi, không lay bụi hồng

Dòng lịch sử, năm ngàn năm văn hiến

Nước non nầy, trang lẫm liệt hùng anh

Trời, còn ê ẩm màu xanh

Đất, còn e úng ngọn ngành thấp cao

Ngàn năm Bắc Thuộc lộn nhào

Trăm năm Tây Thuộc cào cào lăn quay

Ngoại lai, ngoại nhập, biết tay

Xâm lăng, xâm thực, mặt mày nát tan

Sách, không còn chỗ luận bàn

Sử, không còn chỗ sử vàng đẹp hơn

Nay, ta nhắc Vua nhà Trần

Tự Phật Hoàng, hiệu Nhân Tôn

Làm Vua, hơn các Vua

Xuất gia, thành Sư Tổ

Trúc Lâm Đầu Đà, núi Yên Tử

Giác Hoàng Điều Ngự, nước Đại Nam

Dân Việt tôn xưng “Đức Cù Đàm”

Dòng Thiền Việt Nam khai Phật tích

Ta bổng nhớ, hỡi Huyền Trân Công Chúa

Tuyệt giai nhân, với nét ngọc cành vàng

Nhớ câu “Cây quế giữa rừng”

Tiếc thay không tựa bách tùng kiêu sa



huyen tran cong chua

Bởi nghe lời dạy Vua Cha

Bởi thương cuộc sống cửa nhà muôn dân

Bắc, còn nghiệt ngã phong trần

Nam, yên bờ cõi, gá thân ngọc ngà

Nay, ai sinh ra, lớn lên, trưởng thành

Đang sống hay xa những tỉnh Miền Trung

Miền thùy dương nhưng khô cằn sỏi đá

Lúa mòn gốc rạ

Đèo xéo ruộng đồng

Sông dài biển rộng

Muối mặn mềm môi

Xa xa bóng núi lưng đồi

Trăng ngàn vòi vọi, dõi soi sao mờ

Có nhớ không Châu Ô, Châu Lý

Có nhớ ai sắc nước hương trời

Đêm dài ngày ngắn chơi vơi

Ai nghiêng nắng đổ mưa rơi tháng ngày

Cảm thôi, đã quý thương thay

Huống chi sương gió bụi bay bốn mùa

Bảy trăm năm trước, đèn khi mờ khi tỏ

Bức rèm thưa, nhòa dấu lệ trăng khuya

Giọt dài, giọt ngắn chia lìa

Giọt khô, giọt ướt, đầm đìa mắt mơ

Bảy trăm năm sau, xây điện ngọc bệ thờ

Khói hương trầm, linh linh hồn Công Chúa

Xin chắp tay, chân thành dâng luyến nhớ

Đàn Nam Ai, hòa điệu lý hò khoan

Huyền Trân dấu ấn thấm son

Nhân Tôn triện ngọc không mòn thời gian

Tâm nguyền, tâm hạnh, tâm đan

Muôn đời ghi nhớ, hò khoan, khoan hò

Sông Gianh, còn đó con đò

Bến Hải, còn đó ai cho ấm lòng

Thu Bồn, còn đó ước mong

Hương Giang còn đó, chờ trông ai về

Nước non, nặng một lời thề

Non non nước nước không hề chia xa

Quê hương gấm vóc sơn hà

Muôn đời rạng rỡ một nhà Việt Nam.

 

Ngày 14-11-2008

TNT Mặc Giang

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 27630)
Song song với công việc biên mục Châu bản triều Nguyễn, Ủy ban Phiên Dịch Sử Liệu Việt-Nam đã lập một kế hoạch riêng để hiệu đính và phiên dịch các bộ sử Việt Nam. Theo kế hoạch dự định ấy, các phiên dịch viên trong Ủy ban đã tham khảo các truyền bản tàng trử tại các thư viện Nhật Bản, Trung Hoa và Anh Quốc, làm xong một hiệu bản của bộ An Nam Chí Lược và hoàn thành một bản phiên dịch Việt văn.
09/04/2013(Xem: 25863)
thống thuộc được, bèn phân giới hạn ở góc tây nam, có 15 bộ lạc là: 1) Giao Chỉ, 2) Việt Thường Thị, 3) Vũ Ninh, 4) Quân Ninh, 5) Gia Ninh, 6) Ninh Hải, 7) Lục Hải, 8) Thanh Tuyền, 9) Tân Xương, 10) Bình Văn, 11) Văn Lang, 12) Cửu Châu, 13) Nhật Nam, 14) Hoài Nam, 15) Cửu Đức2.
09/04/2013(Xem: 136876)
Thời Hoàng Đế dựng muôn nước, lấy địa giới Giao Chỉ về phía Tây Nam, xa ngoài đất Bách Việt. Vua Nghiêu sai Hy thị1 đến ở Nam Giao2 để định đất Giao Chỉ ở phương Nam. Vua Vũ chia chín châu3 thì Bách Việt4 thuộc phần đất châu Dương, Giao Chỉ thuộc về đấy. Từ đời Thành Vương nhà Chu [1063-1026 TCN] mới gọi là Việt Thường thị5, tên Việt bắt đầu có từ đấy.
09/04/2013(Xem: 22942)
Vua Thái Tổ, thụy hiệu Thống Thiên khải vận thánh đức thần công duệ văn anh vũ khoan minh dũng trí hoằng nghĩa chí nhân đại hiếu Cao Hoàng Đế. Vua họ Lê, tên húy là Lợi, người làng Lam Giang, huyện Lương Giang, phủ Thanh Hoa. Cụ Tằng Tổ của vua tên húy là Hối, sau truy tôn là "Cao thượng tổ Minh Hoàng Đế". Tính cụ chất phát ngay thẳng, giữ mình như người ngu, nhưng hiểu biết rất sâu xa, có thể biết trước những sự chưa thành hình.
09/04/2013(Xem: 15370)
Đây là một cuốn tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi,ghi chép về sự thống nhất vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh trả lại Bắc Hà cho Vua Lê. Đây là tác phẩm biết theo thể chí - 1 lối văn ghi chép sự vật, sự việc, do một số tác giả kế tục nhau viết, trong những thời điểm khác nhau. Toàn bộ tác phẩm gồm có 17 hồi.
09/04/2013(Xem: 29165)
Hồng Bàng thị. Đầu là Kinh Dương Vương, tương truyền là vua trước tiên của nước Việt ta. Kinh Dương Vương sinh Lạc Long Quân. Hùng Vương là con Lạc Long Quân. Nguyên xưa, Đế Minh, cháu ba đời Viêm đế Thần Nông thị1, đi tuần sang Nam, đến Ngũ Lĩnh2, lấy Vụ tiên nữ, sinh con là Lộc Tục có đức tính hoàn toàn. Đế Minh yêu Lộc Tục lắm, muốn truyền ngôi cho, nhưng Lộc Tục cố nhường cho anh là Nghi. Bấy giờ mới lập Đế Nghi làm vua nối ngôi, thống trị phương Bắc (Trung Quốc), phong Lộc Tục làm Kinh Dương Vương, thống trị phương Nam.
09/04/2013(Xem: 18970)
Vua Thái-tổ Cao-Hoàng-đế của ta, ứng Trời, thuận người, nhân thời mở vận, khởi nghĩa ở núi Lam, quét nhanh lũ giặc Minh. Kịp khi Kiền-khôn đã trở lại như cũ, Vũ-trụ đã thay-đổi sang mới, khi ấy mới làm sách "Thực lục". Trong đó: nào ý trời xui-khiến, nào việc người chăm-nom; nào vì nghĩa cất quân; nào ra nguy vào hiểm; nào khi lấy ít địch nhiều; nào khi lấy thực đánh hư; nào khi làm giấy tờ phản-gián để quấy-rối tình giặc; nào khi lấy lời-lẽ phủ-dụ để yên-ủi lòng dân.
09/04/2013(Xem: 12362)
Vua Thái-tổ Cao-Hoàng-đế của ta, ứng Trời, thuận người, nhân thời mở vận, khởi nghĩa ở núi Lam, quét nhanh lũ giặc Minh. Kịp khi Kiền-khôn đã trở lại như cũ, Vũ-trụ đã thay-đổi sang mới, khi ấy mới làm sách "Thực lục". Trong đó: nào ý trời xui-khiến, nào việc người chăm-nom; nào vì nghĩa cất quân; nào ra nguy vào hiểm; nào khi lấy ít địch nhiều; nào khi lấy thực đánh hư; nào khi làm giấy tờ phản-gián để quấy-rối tình giặc; nào khi lấy lời-lẽ phủ-dụ để yên-ủi lòng dân.
09/04/2013(Xem: 14219)
Thiền uyển tập anh, sao dùng nghĩa đó? Xin thưa, dùng sự anh tú của nó làm nghĩa vậy. Sao thế? Người theo Thiền tôn cố nhiên là nhiều, nhưng kẻ biết lẽ huyền thật ra lại hiếm: chính như một con phụng giữa bầy gà, một cây lan trong đám cỏ. Nếu chẳng phải phú bẩm anh dị, tri kiến siêu quần, làm sao thấu được ý chí huyền vi, để có thể làm lãnh tụ cho kẻ hậu học và mô thức cho người đời sau?
09/04/2013(Xem: 26573)
Từ khi được hoàn thành đến nay, Việt Điện U Linh Tập đã gây một tiếng vang không nhỏ trong giới văn học Việt Nam, mặc dầu chưa được khắc in một cách chính thức, tác phẩm đã được sao đi chép lại nhiều lần, đã được các học giả tiếm bình, tăng bổ, tùng biên, trùng bổ, đã trở thành những bản thần tích của nhiều thần từ miền trung châu và nhất là đã cung cấp nhiều tài liệu cho lịch sử. Một tác phẩm như vậy là một tác phẩm đã có nhiều người đọc, có ảnh hưởng lớn và cần phải được chúng ta chú trọng đến hơn. Phần dẫn nhập này sẽ đề cập đến soạn niên của tác phẩm, tác giả và những bản chép tay, nội dung, giá trị và ảnh hưởng của Việt Điện U Linh Tập.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567