Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật giáo trong Văn hóa châu Âu và Ý

25/03/202010:29(Xem: 7492)
Phật giáo trong Văn hóa châu Âu và Ý

Phật giáo trong Văn hóa châu Âu và Ý

 Buddha_31

Vào năm 325 trước Công nguyên, Quốc vương của Macedonia,  Alexandros Đại đế (Tại vị 336 - 323 TCN) đã chinh phục Đế chế Ba Tư, bao gồm cả Tiểu Á, Syria, Phoenicia, Gaza, Ai Cập, Bactria và Lưỡng Hà và mở rộng biên cương đế chế của ông đến xa tận Punjab thuộc Ấn Độ ngày nay, và thông tin về Phật giáo đã đến với phương Tây từ đó. Nhưng sự việc đã diễn ra trực tiếp giữa Phật giáo và triết học phương Tây và tư tưởng tôn giáo chủ yếu là ở Vương quốc Ashoka Maurya (274-236 TCN).

 

Theo “Đại Sử Ký” (Mahavamsa) của Sri Lanka cho biết: Khoảng năm 325 Trước Công Nguyên, sau khi kết tập kinh điển lần thứ 3, Anh minh Phật tử Hoàng đế Ấn Độ vĩ đại Ashoka và Đại Lão Hoà thượng Moggaliputta-Tissa (Mục Kiền Liên Tử Đế Tu) đã cử  9 đoàn “Như Lai sứ giả” đi hoằng dương Phật pháp.

 

(Tăng đoàn thứ 8 do Ngài Sona và Ngài Uttara đã đến Việt Nam, sau khi yết kiến vua Hùng tại Kinh đô Văn Lang (Việt Trì – Phú Thọ ngày nay-dịch giả thêm vào đoạn chữ nghiêng này).

 

Trên thực tế, vị Anh minh Phật tử Hoàng đế Ấn Độ vĩ đại Ashoka đã ban hành sắc chỉ cho chư tôn đức tăng già và các nhà truyền giáo không những đến các quốc gia Sri Lanka, Myanmar, Việt Nam và Campuchia, và lan tỏa đến Alexandria (thành phố lớn thứ nhì của Ai Cập, và là hải cảng lớn nhất xứ này, là nơi khoảng 80% hàng xuất khẩu và nhập khẩu của cả nước phải đi qua. Alexandria cũng là một trung tâm du lịch lớn), Cộng hòa Ả Rập Syria và Cộng hòa Hy Lạp. Đáng tiếc là chúng tôi không có thông tin rõ ràng về kết quả của các quá trình hoằng dương chính pháp vào các thời điểm đó. Dường như khá độc lập với nhau, cả hai nền văn hóa đã sinh ra một số đáng chú ý bởi những ý tưởng tương tự, nhà Hiền triết Pythagoras (tiếng Hy Lạp: Πυθαγόρας; sinh khoảng năm 580 đến 572 TCN - mất khoảng năm 500 đến 490 TCN), một nhà triết học người Hy Lạp và là người sáng lập ra phong trào tín ngưỡng có tên học thuyết Pythagoras. Ông thường được biết đến như một nhà khoa học và toán học vĩ đại.

 

Các môn đồ Pythagoras cũng nổi tiếng vì lý thuyết luân hồi của tâm hồn, và chính họ cũng cho rằng các con số tạo nên trạng thái thực của mọi vật. Họ tiến hành các nghi lễ nhằm tự làm trong sạch và tuân theo nhiều quy định sống ngày càng khắt khe mà họ cho rằng sẽ khiến tâm hồn họ tiến lên mức cao hơn gần với Thượng đế. Đa số những quy định thần bí liên quan tới tâm hồn đó dường như liên quan chặt chẽ tới truyền thống Orpheus. Những tín đồ Orpheus ủng hộ việc thực hiện các lễ nghi gột rửa tội lỗi và lễ nghi để đi xuống địa ngục.

 

Pythagoras có liên hệ chặt chẽ với Pherecydes xứ Syros, nhà bình luận thời cổ được cho là người Hy Lạp đầu tiên truyền dạy thuyết luân hồi tâm hồn. Các nhà bình luận thời cổ đồng ý rằng Pherecydes là vị thầy có ảnh hưởng lớn nhất tới Pythagoras. Pherecydes đã trình bày tư tưởng của mình về tâm hồn thông qua các thuật ngữ về một pentemychos ("năm góc" hay "năm hốc ẩn giấu") - nguồn gốc có lẽ thích hợp nhất giải thích việc các môn đồ Pythagoras sử dụng ngôi sao năm cánh làm biểu tượng để nhận ra nhau giữa họ và biểu tượng của sức mạnh bên trong (ugieia). Các học giả cũng lưu ý rằng các mẫu Plato song song với quan điểm Phật giáo.

 

Kể từ đó, việc giao thoa trao đổi văn hóa đã phát triển mạnh mẽ và ngày nay ánh sáng từ bi trí tuệ đạo nhiệm mầu Phật pháp mà không có quốc gia người châu Âu nào không được biết đến và thực  hành ở mức độ này hay mức độ khác.

 

Từ trước đến nay, Phật giáo luôn hòa nhập với văn hóa của các quốc gia mà nó có sức lan tỏa. Các quốc gia này đồng hóa các yếu tố Ấn Độ giáo ở Ấn Độ, các nguyên tắc Đạo giáo Nho giáo ở Trung Hoa, Thần đạo ở Nhật Bản và ở Tây Tạng, nó đã pha trộn một số ảnh hưởng vào các nguồn gốc giảng dạy của các vị giáo thọ sư Phật giáo địa phương. Tất cả những việc ban cho và nhận được này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng Phật giáo vào các nền văn hóa địa phương.

 

Có lẽ ở châu Âu và Ý cũng vậy, một kết nối với văn hóa truyền thống phương Tây sẽ giúp sự hiểu biết và phổ biến của Phật giáo. Ngược lại, một bài trình bày về giáo pháp như một học thuyết kỳ lạ và bí truyền có thể làm cho sự hiểu biết như vậy trở nên khó khăn hơn.

 

Ngay cả ngày nay, nhiều người châu Âu, bao gồm những người đã học, xem xét những lời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni như một thứ gì đó đặc biệt ở phương Đông, và như vậy, định mệnh không lấy giữ trong văn hóa phương Tây. Tuy nhiên, như những người trong chúng ta đều đã biết khi tham khảo Phật giáo, như một giảng dạy dựa trên sự thanh lọc tâm trí, hài hòa tâm lý, tinh thần trí tuệ và từ bi tâm, nó có một giá trị phổ quát. Về cơ bản Tâm trí của người châu Âu là không khác với suy nghĩ của người Trung Hoa, Nhật Bản hay Myanmar. Chỉ có các sự khác biệt trong môi trường văn hóa hời hợt trong đó chính tâm trí nó thể hiện.

 

Tại châu Âu có một truyền thống khoa học quay trở lại, nhà thiên văn học, vật lý học, toán học và triết học người Ý, người đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng khoa học Galile (15/2/1564 – 8/1/1642) và triết gia, nhà khoa học, nhà toán học người Pháp, được một số người xem là cha đẻ của triết học hiện đại, René Descartes (1596–1650); một truyền thống tôn giáo được nhào nặn bởi Kitô giáo; một truyền thống triết học bị ảnh hưởng bởi  nhà triết học và bác học thời Hy Lạp cổ đại, học trò của Platon và thầy dạy của Alexandros Đại đế, Aristotélēs (384-322 TCN) và Immanuel Kant (22/4/1724-12/2/1804, một trong những triết gia quan trọng nhất của nước Đức, hơn nữa là một trong những triết gia lớn nhất của thời kỳ cận đại (Neuzeit), của nền văn hóa tân tiến và của nhiều lĩnh vực nhân văn khác; một truyền thống văn học và nghệ thuật đã tạo ra kiệt tác của Dante Alighieri (1265 – 1321), chính trị gia, nhà thơ lớn người Ý vào giai đoạn Hậu kỳ Trung Cổ, nhà lý thuyết ngôn ngữ, nhà lý thuyết chính trị; William Shakespeare (1564-1616), một nhà văn và nhà viết kịch Anh, diễn viên,  được coi là nhà văn vĩ đại nhất của Anh và là nhà viết kịch đi trước thời đại; Ludwig van Beethoven (1770-1827), nhà soạn nhạc cổ điển người Đức; Raphael (1483-1520), họa sĩ và kiến trúc sư nổi tiếng người Ý và Cervantes (1547-1616), tiểu thuyết gia, nhà thơ và nhà soạn kịch người Tây Ban Nha.

 

Đây là một di sản văn hóa phong phú và đa dạng mà Phật giáo cần phải tìm thấy tại Châu Âu, giống như nó tự bản địa hóa trong cơ chế rất tốt với các nền văn hóa truyền thống của châu Á. Cuộc gặp gỡ giao thoa giữa phương Đông và phương Tây có thể là Sự kiện ở một số khu vực màu mỡ nhất cho cả Châu Á. . . và Phật giáo có thể trình bày chất xúc tác ở phương Tây cho một sự chuyển đổi văn hóa cần thiết mà là đặc trưng của nửa sau của thế kỷ  20.

 

Chúng tôi tìm thấy những ví dụ quan trọng trong tất cả các lĩnh vực: vật lý, y học, tôn giáo và tâm lý học. Nhiều người coi phương Tây và có lẽ thế giới đang đứng trước một chủ nghĩa nhân văn mới, một thời Phục hưng mới. Kể từ khi Đại đế Ashoka (A Dục), vị minh quân thánh triết Ấn Độ, trị vì Đế quốc Maurya từ năm 273 đến 232 trước CN, một trong những nhân vật sáng chói nhất trong lịch sử Phật giáo. Là vị hoàng đế nổi tiếng nhất của triều đại Maurya ông đã thống nhất gần toàn thể bán lục địa Ấn độ.  Dưới triều đại của ông, văn hóa được phát triển cao độ và cũng là lần đầu tiên trong lịch sử nước Ấn mà sử liệu thật phong phú ghi chép bằng chữ viết còn lưu lại đến ngày nay. Nghệ thuật tiêu biểu và đặc trưng nhất cho nền văn hóa Ấn độ nói chung cũng đã phát sinh trong thời kỳ này, một quân vương ủng hộ Phật giáo, ông đã lập nhiều bia đá ghi lại những thánh tích trong cuộc đời Phật Thích Ca Mâu Ni, và theo truyền thống Phật giáo, hương thơm tiếng tốt của ông gắn liền với việc lưu truyền Phật giáo. Đại đế Ashoka đã tác động ảnh hưởng lớn của Phật giáo đối với những nhân vật nổi tiếng đó, môi trường tiếp nhận nó đã được nâng cao chung trong lương tâm  đạo đức. Điều này chính xác là yếu tố đạo đức, và như vậy những gì đã mất ở các quốc gia hậu công nghiệp, mất mát bởi gốc rễ của sự bất ổn xã hội, nêu cao tinh thần lớn trong những phát triển xã hội lành mạnh này.

 

Tuy nhiên, bất kỳ nỗ lực nào cũng nên tránh sự dễ dàng trong sự pha trộn Phật giáo với văn hóa châu Âu. Nếu bản thân Phật giáo tự “thích nghi” quá triệt để để làm mất đi bản chất quan trọng của nó, thì nó sẽ chứng minh vô dụng với phương Tây và có hại cho chính nó. Các yếu tố cơ bản của giáo lý Tứ Diệu đế; Bát Chính đạo, trong tất cả các khía cạnh của Tam vô lậu học (Giới, Định, Tuệ); các Ba La Mật (Pāramitā); Niết bàn (Nbbāna- रिररवाव) và Tính không (Śūnyatā- शून्यता) – những yếu tố cần phải được hoàn thành, không có sự thay đổi, vì chúng đã được truyền đi từ thế hệ này sang thế hệ khác. Thay vào đó, cuộc gặp gỡ giả định trước một định nghĩa rõ ràng và một ứng dụng nghiêm ngặt hơn của nguyên tắc thiết yếu của Phật pháp.

 

Đặc biệt, đối với Cộng hòa Ý (Italia), sự tác động và tầm quan trọng của Phật giáo nằm ở ba lĩnh vực chính. Trước hết, Phật giáo đã được nghiên cứu bởi các học giả, đặc biệt là các nhà chuyên gia bắt tay vào việc nghiên cứu châu Á và tâm lý học. Nghiên cứu Nhân học và Triết học, thay vì triết học nghiêm ngặt, đã thống trị lĩnh vực nghiên cứu châu Á. Các liên hệ sớm nhất giữa quốc gia Ý và Phật giáo mang ít thành quả.  Ví dụ, Marco Polo (1254-1324 TCN), một thương gia, một trong những du hành gia vĩ đại nhất gốc Venezia (Ý), một những người châu Âu đầu tiên đến Trung Quốc (nơi mà Marco Polo gọi là Katai) bằng Con đường tơ lụa cũng như đến thăm vị khả hãn Mông Cổ Hốt Tất Liệt, đã báo cáo về Phật giáo khi trở về từ chuyến đi rộng khắp Trung Hoa và chuyến du hành của ông tại Đảo quốc Phật giáo Sri Lanka.

 

Vào thế kỷ 18, Linh mục Hippolyte Desideri (1684-1733), một nhà truyền giáo người Ý, nhà truyền giáo nổi tiếng nhất châu Âu đến thăm Tây Tạng, người châu Âu đầu tiên nghiên cứu và hiểu thành công ngôn ngữ và văn hóa Tây Tạng, trong nhiều năm sống ở Vương quốc Cao nguyên Phật giáo Tây Tạng. Ông đã mang về quê hương nước Ý một số tinh hoa văn hóa tâm linh, phong tục tập quán và Kim Cương thừa Mật tông Phật giáo Tây Tạng, những thông tin quý giá như vậy đối với các học giả vẫn còn khép kín trong nhà thờ. 

 

Một trong những người Ý xuất gia tu học Phật pháp trở thành vị tăng sĩ Phật giáo Ý với pháp danh Lokanātha Thera, ngài tục danh Salvatore Cioffi (1897-1966) và với sự hứng thú và quan tâm đặc biệt đến triết học Phật giáo sau khi đọc bản kinh Pháp Cú (Dhammapada).

 

Gia đình cùng với cha mẹ và sau anh em trai, Ngài di cư đến Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ vào năm 1900 và cư trú tại Brooklyn.

 

Năm 1922, Ngài thi đỗ Cử nhân về Khoa học từ Đại học New York và tiếp tục nghiên cứu sinh tại Học viện Cooper và Đại học Rockefeller. Ngài là nhà phân tích hóa học tại Procter & Gamble. Trong thời gian này, ngài đọc kinh Pháp Cú (Dhammapada) và đã định hướng, từ đó quyết định cải đạo sang Phật giáo, điều này sẽ quyết định toàn bộ cuộc đời tiếp theo của Ngài.

 

Năm 1925, Ngài từng bước chân an lạc hành hương chiêm bái các Thánh tích Phật giáo Ấn Độ và sau đó đến Sri Lanka và cuối cùng đến Myanmar, nơi Ngài chính thức gia nhập Tăng đoàn Phật giáo Myanmar với pháp danh Lokanātha Thera và bắt đầu phát tâm chuyên tu hạnh đầu đà, khổ hạnh, khất thực và ẩn tu suốt bảy năm trời.

 

Năm 1928, Ngài bắt đầu với cam kết không bao giờ hông bén chiếu và trong tư thế ngủ ngồi, một thói quen Ngài duy trì trong suốt cuộc đời.

 

Vào những thập niên 1930, Ngài đã xây dựng mối quan hệ với Tăng đoàn Phật giáo Thái Lan và Sri Lanka, tổ chức các nhóm hành hương chiêm bái Phật tích Bồ Đề Đạo tràng, Ấn Độ.

 

Ngài kết pháp lữ với Hòa thượng U Wisara (1889-1929) Phật giáo Myanmar, người tổ chức phong trào chống chống thực dân đế quốc Anh trong bất bạo động với việc tuyệt thực 166 ngày và đã trút hơi thở trong ngục thất, hy sinh cho Thánh tử đạo.

 

Vào ngày 10 tháng 6 năm 1942, với tuyên bố chiến tranh Vương quốc Anh, Ngài Lokanātha Thera với tư cách là vị tăng sĩ gốc Ý và bởi các mối quan hệ của Ngài với các nhà hoạt động độc lập Ấn Độ và Myanmar, đã bị giam trong một trại tập trung của chính quyền Anh quốc. Vào tháng 1 năm 1942, Nhật Bản xâm chiếm Myanmar, Ngài Lokanātha Thera được chuyển đến một trại tập trung khác ở Patna và Bihar.

 

Sau đệ Nhị thế chiến và độc lập của Myanmar, Lokanātha Thera vị tăng sĩ gốc Ý dành toàn bộ thời gian và sức lực của mình để kêu gọi, gây quỹ cho các hoạt động Phật giáo: giúp đỡ và bảo trợ các Phật sự hoằng pháp, việc tu học của chư tăng Phật giáo Myanmar, phát hành kinh sách và các ấn phẩm về Phật giáo Nguyên thủy, xây dựng Tháp thờ vì hòa bình thế giới tại Yangon và các công trình Phật giâo khác.

 

Lokanātha Thera vị tăng sĩ gốc Ý đại diện Phật giáo Myanmar tham gia các Hội nghị Phật giáo quốc tế do Hội Liên hữu Phật giáo Thế giới tổ chức vào tháng 5 năm 1950, Đại hội đại biểu bao gồm 27 quốc gia tham dự.

 

Hóa duyên ký tất, Phật sự viên thành, Ngài thị hiện chút bệnh duyên và trút hơi thở tại Myanmar, nhập thể tánh Chân Như vào ngày 25 tháng 5 năm 1966.

 

Một nhà Phật học người Ý nữa là Giáo sư Giuseppe Tucci (1894-1984), một nhà Đông phương học người Ý, nhà học giả Ấn Độ và nghiên cứu về Đông Á, chuyên về văn hóa lịch sử Phật giáo Tây Tạng sau thời gian lưu trú khá dài tại các quốc gia Tây Tạng, Ấn Độ, Afghanistan và Iran. Trong thời kỳ đỉnh cao của mình, Giáo sư Giuseppe Tucci là người ủng hộ chủ nghĩa phát xít Ý và ông đã sử dụng những miêu tả lý tưởng về truyền thống châu Á để hỗ trợ các chiến dịch tư tưởng của Ý. Giáo sư Giuseppe Tucci thông thạo một số ngôn ngữ châu Âu, tiếng Phạn, tiếng Bengal, tiếng Pali, tiếng Prakrit, tiếng Trung và tiếng Tây Tạng và ông đã giảng dạy tại Đại học Rome La Sapienza cho đến khi qua đời. Ông được coi là một trong những người sáng lập của lĩnh vực nghiên cứu Phật giáo. Với nhiều kỹ năng của ông như nhà thám hiểm, nhà leo núi, nhà triết học, với cá nhân Cam kết tôn giáo, ông đã làm tăng sự quan tâm và nhiệt tình đối với Phật giáo.

 

Giáo sư Giuseppe Tucci trở về quê hương nước Ý, xuất bản các tác phẩm về hành trình của mình và thành lập Viện Trung – Viễn Đông vào năm 1933.

 

Năm 1955, ông kiến nghị hợp nhất Viện Ý – Phi ở Rome thành Viện châu Phi và phương Đông nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa giữa Ý và các quốc gia châu Á.

 

Theo đó, nhiều năm ấn phẩm dịch thuật và công trình Phật giáo của Viện được hiệu chỉnh bởi các bậc Đạo sư Phật giáo Tây Tạng, trong đó có Hòa thượng Geshe Jampel Senghe – lần đầu tiên đến Ý để hoàn thiện các công trình học thuật cho Viện này và sau đó là các chuyến vân du hoằng pháp của những vị Lạt Ma Phật giáo Tây Tạng ở châu Âu. Một thời gian sau, Hòa thượng Geshe Jampel Senghe thành lập Viện Phật giáo Samantabhadra, vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay.

 

Kể từ đó, nhiều vị Lạt Ma đến chia sẻ các Phật sự, giảng dạy ngôn ngữ và văn chương Tây Tạng tại Viện Đông phương học Naples; mở trung tâm tu học Phật pháp tại Arcidosso, gần Grosseto (Tuscany).

 

Mặc dù ngày càng ít  có ý nghĩa so với các đại cường quốc khác ở châu Âu, Nghiên cứu Phật giáo tại Ý dù sao cũng đã phát triển trong nửa sau của những năm 1960. Đáng chú ý, phần lớn họ bắt đầu thu hút các nhà tâm lý học, những người đang tìm kiếm sự quan tâm đến sự thực hành thiền Phật giáo như chiến lược tự hóa giải những nổi khổ niềm đau nội tại và cân bằng trong cuộc sống.

 

Từ những thập niên 1960, các trung tâm Phật giáo hiện diện khắp nơi tại nước Ý.

 

Đầu những thập niên 1980, Hiệp hội Phật giáo Ý chính thức được thành lập. Là thành viên của Liên minh Phật giáo châu Âu (European Buddhist Union, EBU), Hiệp hội tổng hòa hoạt động của tất cả các trường phái Phật giáo hiện diện tại Ý và được Chính phủ nước Cộng hòa Ý công nhận vào năm 2007.

 

Theo một nghiên cứu quốc gia năm 2007, có khoảng 160.000 Phật tử tại Ý (0,3% dân số). Số tiền có thể đã giảm trong những năm kể từ khi dân số Phật giáo Ý hiện ước tính khoảng 112.500.

 

Trung tâm Phật giáo Soka Gakkai Internationnal với 93.000 thành viên, đây là nơi nghiên cứu tu học Phật pháp, để giúp sự hài hòa nội tâm, thắp sáng ánh từ bi trí tuệ. Một tổ chức Phật giáo có sự tác động ảnh hưởng trong bối cảnh của các tôn giáo thiểu số tại Ý mà Chính phủ Nước Cộng hòa Ý đã trao cho vị thế đặc biệt của Hiệp hội Phật giáo vào năm 2015, Trung tâm Phật giáo Soka Gakkai Internationnal là một tổ chức trong hệ thống tôn giáo quốc gia chính thức, ngang hàng với Giáo hội Công giáo và 11 nhóm tôn giáo khác, và hiện tại nó đã được tham khảo ý kiến của Chính phủ vào những dịp đặc biệt của Trung tâm Phật giáo Soka Gakkai Internationnal cũng được phép bổ nhiệm các vị tu sĩ Phật giáo trong quân đội và nhận tài trợ công từ người nộp thuế.

 

Năm 2015, Hiệp hội Phật giáo này được công nhận trong hệ thống tôn giáo quốc gia Ý, bên cạnh 11 nhóm tôn giáo khác tại Ý và được Chính phủ tham vấn trong các hoạt động tôn giáo, văn hóa. 

 

Đất nước Italia được biết đến với hơn 96% số người dân theo Công giáo, với tòa thánh Vatican nằm trong lòng thành phố thủ đô Roma.

 

Cộng hòa Ý, một nước cộng hoà nghị viện đơn nhất tại châu Âu,  là một quốc gia Công giáo truyền thống mạnh mẽ và là trung tâm điểm của Tòa thánh Vatican, mảnh đất màu mỡ cho một cuộc đối thoại tôn giáo đang phát triển Phật giáo-Kitô giáo. Cuộc đối thoại này là bắt đầu với bài viết trên các tạp chí chuyên ngành và đã phát triển đều đặn thông qua các sáng kiến khác, như các cuộc trao đổi giữa các quốc gia, nơi các vị giáo phẩm Thiên Chúa giáo và Phật giáo chia sẻ các thời kỳ sống cùng nhau thực hành trong các môi trường tu viện ở châu Á cũng như châu Âu. Trong sự trỗi dậy của Vatican II cuộc đối thoại liên tôn giáo này đã vượt qua chủ nghĩa lịch sử giáo phái, và khoan dung tôn giáo trong cống hiến cho nhân loại về các vấn đề hòa bình thế giới, giải trừ quân bị, quyền con người, sự tự do tôn giáo và dân sự. Sự phát triển của giai đoạn mới này trong đối thoại đã chạm đến các vị trí chính thức trong hệ thống phân cấp Công giáo. Đức Tổng Giám Mục Marcello Zago, Tổng Thư Ký Bộ Phúc Âm Hóa các Dân Tộc dành cho những người không theo đạo Cơ Đốc, một người sinh viên Phật giáo kỳ cựu phụng sự một cách nhiệt thành, bản thân đã dành nhiều năm ở châu Á, nói rằng Kitô hữu và Phật tử có thể giúp nhau “cùng phát triển” vì “cho rằng cuộc đối thoại liên tôn giáo, tình cảm và làm sâu sắc đức tin của chính mình và sự tôn trọng chân thành đối với đức tin khác”.

 

Các sáng kiến như Ngày cầu nguyện thế giới vì Hòa bình được Đức Giáo hoàng John Paul II kêu gọi ở Assisi, Ý vào ngày 27 tháng 10 năm 1986, đánh dấu một giai đoạn mới trong cuộc đối thoại liên tôn giáo. Đây là một cam kết không chỉ tôn trọng lẫn nhau và đối thoại, mà còn với những tuyên bố chung trong hành động “Nhân danh Hòa bình trên Thế giới”. Cầu nguyện cho hòa bình phải được tuân thủ theo “hành động vì hòa bình”, Đức Giáo hoàng John Paul II tuyên bố, người tài trợ cho việc tập hợp Kitô giáo, Phật giáo và các nhà lãnh đạo tôn giáo khác trên thế giới.

 

Và có lẽ là khu vực ảnh hưởng quan trọng nhất, một phần ba, xoay quanh Phật giáo và xã hội rộng lớn. Như đã đề cập trước đây, thời kỳ then chốt của văn minh phương Tây có nổi lên một phong trào văn hóa. Phong trào được đánh dấu bằng sự suy giảm của chủ nghĩa tiêu dùng và hướng đến một cuộc sống chất lượng tốt hơn, một Nhận thức và quan tâm đến môi trường hệ sinh thái rộng rãi, và quan tâm đến thực phẩm tự nhiên, y học toàn diện, nghiên cứu phát triển năng lượng sạch để thay thế những năng lượng gây ô nhiễm, đoàn kết với thế giới thứ ba và ý thức hòa bình ngày càng tăng để hoàn thành các mục tiêu này.

 

Phong trào này chủ yếu liên quan đến thế hệ trẻ và có thể chứng minh là một lực lượng chính trong việc chuyển đổi nền văn minh hiện tại. Thật thú vị khi nói chung các giá trị đang hướng đến Phật giáo như một cách khả thi để mang lại một nền hòa bình, hiệu quả và sự chuyển hóa toàn diện của bản thân và thế giới nói chung.

 

Chính trong Phật giáo đương đại, chúng ta thấy một cuộc thảo luận mới mở ra về vấn đề cam kết với quá trình chính trị-xã hội; và mới nổi trong số các xu hướng và các phong trào trong xã  hội, một số cho thấy sự tương đồng với thái độ của Phật giáo. Ví dụ, một người gọi “sinh thái toàn vẹn”, tìm cách phối hợp cân bằng giữa xã hội và cải cách môi trường, thanh lọc tâm trí không kém phần cần thiết bằng phương tiện thực hành thiền định Phật giáo, do đó vượt qua được sự phân đôi giữa công việc bên trong và xã hội hôn ước.

 

Ý tưởng độc đáo và đặc biệt hấp dẫn mà triết học Phật  giáo mang lại cho xã hội thay đổi là thế này: làm sạch môi trường bên ngoài cũng như môi trường bên trong cho thật tốt. Nói đến việc cải thiện thế giới trước tiên phải cải thiện con người và tâm trí của chính mình. Với sự quan tâm như vậy, trong những thập kỷ qua những người trẻ tuổi đã bắt đầu tham gia một cách nghiêm túc trong việc thực hành thiền định Phật giáo, cùng với việc nghiên cứu các giáo lý Phật học. Một số đã đi du lịch đến phía đông; những người khác đã mời các vị giáo thọ đến và tổ chức các khóa tu học Phật pháp tại Ý. Kết quả cho thấy các vị thiền sư, Pháp sư Phật giáo, ban đầu các vị này đến trong thời gian ngắn, sau đó thành lập trung tâm Phật học ở các thị trấn khác nhau tại Ý và phát triển các chương trình tu học Phật pháp dài hạn.

 

Sự quan tâm ngày càng tăng đối với Phật giáo, cho đến nay có đến khoảng 10 nghìn đến 15 nghìn người tham gia tu học Phật pháp, đã mong muốn và thúc đẩy các nhóm khác nhau gặp gỡ, tham gia đối thoại và tham gia các sáng kiến chung. Một định kỳ Phật giáo toàn quốc uy tín với danh xưng “Ba La Mật Đa- Pāramitā), mang lại tiếng nói và không gian cho tất cả các nhóm khác nhau trong sự tu học Phật pháp. Một tổ chức Viện Văn hóa Di Lặc (Buddhismo Roma - Fondazione Maitreya) hiện đang tồn tại để giúp giới thiệu Phật pháp tại Ý bằng cách giúp đỡ, để xác định vị trí và cung cấp các cơ sở để đào tạo và hỗ trợ một Tăng đoàn Phật giáo phương Tây. Phật tử tại Ý cũng đã thành lập “Liên đoàn Phật giáo Ý” (Italian Buddhist Union, UBI), đây là một phần của Liên minh Phật giáo Châu Âu, với 18 trung tâm Phật giáo tham gia. Đây là một cơ quan pháp lý phục vụ nhiều chức năng bao gồm làm việc với Văn phòng Chính phủ để xúc tiến sự gia nhập và cư trú của chư tôn đức tăng già ngoại quốc, và thực hiện giáo lý Phật đà có sẳn trong các trường công và các tổ chức khác.

 

Mỗi người được tiếp cận với Phật giáo đều thay đổi trong hành trình. Những người yếu hơn từ bỏ động lực; những người khác đào sâu khảo cứu và phát triển tầm nhìn rộng hơn về thực tế và tiềm năng tinh thần của chính họ. Một số đã chọn một cam kết suốt đời và thụ giới phẩm từ các trưởng lão Phật giáo. Tuy nhiên, Phật giáo vẫn còn bắt đầu trong giai đoạn tại Ý. Chỉ với việc thành lập các tu viện và phát triển mạnh trong việc tiếp nhận người xuất gia tu học, giáo dục đào tạo những vị tăng ni đúng phong cách tu hành Phật đạo, Phật pháp sẽ được truyền đạt một cách chính xác và bắt nguồn từ đất nước Ý và sinh hoa hoa thơm trái ngọt vì lợi ích chung của cả quốc gia dân tộc.

 

Cộng hòa Ý, một cường quốc khu vực, đại cường quốc giữ vai trò nổi bật trong các vấn đề kinh tế, quân sự, văn hoá và ngoại giao khu vực và toàn cầu, một thành viên sáng lập và chủ đạo trong Liên minh châu Âu, và là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế, như Liên Hiệp Quốc, NATO, OECD, OSCE, WTO, G7, G20, Liên minh Địa Trung Hải. Ý sở hữu 55 di sản thế giới UNESCO, đứng đầu thế giới, và là nước đứng thứ năm về số lượng du khách nước ngoài ghé thăm mỗi năm. 

 

Tác giả: Pháp sư Như Hành (Heng Ru-茹衡)(*)

Thích Vân Phong dịch

(Nguồn: 法界佛教總會中文網站)

 

(*) Thượng tọa Pháp sư Như Hành (Heng Ru-茹衡) người gốc Ý. Ngài xuất gia và thụ tam đàn cụ túc giới năm 1989 tại Vạn Phật Thánh Thành, Vạn Phật Thánh Thành, California, Hoa Kỳ.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/11/2014(Xem: 32060)
Nói "Chùa Khánh Anh sau 30 năm" có nghĩa là đã bắt đầu bước sang năm thứ 30+1... Thật vậy, chùa Khánh Anh bắt đầu sinh hoạt từ Lễ Phật Đản 1974, tức 1 năm trước biến cố lịch sử 30/4/1975. Tại sao lại không phải là sau ngày 30/4/75 như nhiều nơi khác, và nhiều chùa khác ở hải ngoại? Thưa quý vị và bà con cô bác, đó mới là có chuyện để kể lại. Và cái đoạn này có nhiều chuyện để kể lắm. Nghĩa là nguyên nhân do đâu, và từ bao giờ đưa đến việc thành lập chùa Khánh Anh trước năm 75 và sinh hoạt cho đến ngày hôm nay?
25/10/2014(Xem: 20858)
Trong bất cứ một cộng đồng nào đều có nhiều tầng lớp khác nhau, nhiều chủng loại con người khác nhau sống cùng trong đó, thì chắc chắn luôn có sự hiện diện của nhiều mặt tư tưởng khác nhau, phát sinh nhiều vấn đề liên quan. Vì vậy để gìn giữ một cuộc sống yên bình cho một cộng đồng, con người phải có nhiều phương pháp để hòa giải mọi sự khác biệt. Xuyên suốt trong lịch sử của loài người, đã có rất nhiều lời đề xuất để giải quyết, thậm chí phải sử dụng đến phương sách bạo động, chẳng hạn như chiến tranh, xung đôt nhằm giải quyết sự khác biệt.
21/10/2014(Xem: 10575)
Hans Küng, sinh năm 1928 tại Sursee, Thụy Sĩ, là Giáo sư Thần học hồi hưu thuộc Đại học Tübingen, Đức. Ông đã sáng lập Hiệp hội Đạo đức Thế giới (Stiftung Weltethos) mà hiện nay ông đang là Chủ tịch Danh dự. Với nhiều công trình nghiên cứu khoa học về các tôn giáo và các đóng góp to lớn về nỗ lực liên tôn cho hoà bình thế giới, ông được nhiều giải thưởng cao qúy và được vinh danh là một nhà tư tưởng quan trọng nhất đương đại. "Auf den Spuren des Buddha" là một trích đoạn từ trong tập hồi ký: “Erlebte Menschlichkeit, Erinnerungen“, Piper, München, Zürich, 2. Aufl. 2013, 377-403.
18/10/2014(Xem: 43843)
Uống trà là một nét đẹp văn hóa truyền thống của Á Đông theo phương châm“Bình minh nhất trản trà". Cách đây hàng ngàn năm, con người đã biết đến trà như một loại nước uống mang lại sự sảng khoái, thanh khiết cho tinh thần, là cách để khai tâm mở trí. Người ta xem chén trà là đầu câu chuyện, là gợi mở tâm linh, là giao thoa văn hóa và kết nối lòng người.
16/10/2014(Xem: 10399)
Chaman Lan và một số học giả Hoa Kỳ cho rằng không phải ông Columbus đầu tiên tìm ra Châu Mỹ mà chính những người di dân Hindu từ Ấn Độ. Lý luận mới lạ này được dựa vào một số truyền thống thịnh hành ở Trung Mỹ và Mexico. Nhưng giả thiết này thiếu sự ủng hộ của bằng chứng văn học. Tuy nhiên chúng ta cũng có ít nhất là một điểm được ghi lại trong lịch sử Trung Hoa nói đến một đoàn tu sĩ Phật Giáo đến Châu Mỹ vào thế kỷ thứ 5 sau Tây lịch và đã đưa Phật Giáo vào dạy cho những người dân ở đó.
17/08/2014(Xem: 20257)
Tín đồ Phật giáo tin rằng có một con người thật được tôn xưng là đức Phật, hay Đấng Giác Ngộ, đã nhận ra được trí huệ sáng suốt xa xưa, hay nói đúng hơn là từ vô thủy, của con người. Và ngài đã làm được điều này ở Bihar, Ấn Độ, vào khoảng từ năm 600 cho đến 400 trước Công nguyên – thời gian chính xác không được biết.
17/08/2014(Xem: 8516)
Vào thời đại Silla (Tân La) ở Hàn Quốc, khoảng hơn Nghìn năm trước, có một cậu bé tên là Kim Đại Thành (Kim Dae-seong 김대성-金大城) sống ở làng Moryang. Vì hoàn cảnh gia đình gặp phải khó khăn về kinh tế, cho nên cậu phải rày đây mai đó làm thuê mướn để đổi lấy bát cơm manh áo và phụ giúp gia đình. Một hôm, sau khi dự buổi thính pháp đàm của một vị Pháp sư giảng giáo lý Phật đà, cậu liền về nhà thuyết phục mẹ mình cúng dường mảnh ruộng vườn, tài sản duy nhất của gia đình để tích phúc đức.
26/05/2014(Xem: 10583)
New Delhi, India – Nhà truyền bá Phật giáo Toàn cầu đầu tiên của thế giới Anagarika Dharmapala và người đàn ông được nói đều nhiều nhất ở Ấn độ ngày nay, và có lẽ những người có quyền thành lập chính sách và đưa ra quyết định, Thủ tướng Ấn độ, ông Narendra Modi, đều có một số điểm chung. Cả hai đều sinh ngày 17 tháng 09 mặc dầu cách nhau 86 năm. Anagarika Dharmapala sinh ngày 17 tháng 09 năm 1864 và Narendra Modi chào đời ngày 17 tháng 09 năm 1950.
28/04/2014(Xem: 12546)
Chào mừng Đại lễ Phật Đản Vesak LHQ 2014 tổ chức tại Việt Nam, được sự hỗ trợ của Ban thư ký Đại lễ Vesak, một ê kíp gồm nhiều đạo diễn, quay phim kỳ cựu của Truyền hình An Viên (AVG) đã thực hiện bộ phim tài liệu 10 tập có nhan đề "Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc".
27/11/2013(Xem: 50402)
"Đức Đạt Lai Lạt Ma, Con Trai Của Tôi" là một tập tự truyện của Mẫu Thân Đức Đạt Lai Lạt Ma. Đây là một tập sách hấp dẫn do Cụ bà Diki Tsering, Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma kể lại những chi tiết sinh động trong cuộc đời của mình, từ một phụ nữ nông thôn bình thường, bỗng chốc đã trở thành một người đàn bà có địa vị cao nhất trong xã hội, làm Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, người lãnh đạo quốc gia Tây Tạng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]