Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tại Sao Phật Giáo Suy Tàn Ở Ấn Độ?

18/06/201818:58(Xem: 11636)
Tại Sao Phật Giáo Suy Tàn Ở Ấn Độ?

bodedaotrang-11-s
Vì sao Phật giáo suy tàn ở Ấn độ?

 

 

Theo học giả Sthiti Das, có 12 nguyên nhân chánh như sau:
 

1) Giáo đoàn đồi trụy

 

Theo thời gian, phần nhiều các giáo đoàn Phật giáo trở nên đồi trụy. Tăng lữ và tín đồ đã biến chất thành xa hoa và hưởng thụ. Họ tích trữ của cải và vàng bạc, trở nên tham lam và đua đòi vật chất. Rồi họ sống đời vô kỷ luật. Gương xấu và nếp sống bê tha của họ khiến cho dân chúng chán ghét. Người ta không thích đạo Phật nữa.

 

2) Ấn giáo Canh tân

 

Phật giáo đã giáng một đòn mạnh vào Ấn giáo. Trước viễn ảnh tuyệt chủng, Ấn giáo bắt đầu cải cách. Họ bỏ bớt hệ thống lễ nghi rườm rà để làm cho Ấn giáo đơn giản và hấp dẫn hơn. Họ nhìn nhận Đức Phật là một vị thần của Ấn giáo, kể cả chấp nhận thuyết "Bất Hại" của Phật giáo. Điều nầy lấy đi hương thơm của đóa hoa Phật giáo. Và làm cho sự suy tàn của Phật giáo là điều không thể tránh khỏi.

 

3) Chia rẽ trong hàng ngũ tín đồ.

 

Thỉnh thoảng có sự chia rẽ trong hàng ngũ tín đồ Phật giáo. Nhiều môn phái xuất hiện như Tiểu thừa, Đại thừa, Mật tông, Đại thừa Cải cách vv..làm cho Phật giáo mất đi tính thuần túy. Ảnh hưởng của Mât phái (Tantrism) làm cho người ta chán ghét. Phật giáo không còn đơn thuần và trở nên phức tạp, đủ làm cho người ta xa lánh. Và sự suy tàn của nó chỉ là vấn đề thời gian.

 

4) Sự áp đặt Phạn ngữ

 

Tiếng Pali và Prakrit là ngôn ngữ của đa số dân Ấn Độ, là phương tiện để phổ biến giáo pháp của Phật. Thế nhưng Phạn ngữ đã thay thế chúng trong kỳ Kết tập lần IV dười thời Hoàng Đế Kaniska. Phạn ngữ là thứ tiếng khò hiểu trước đó đã gây ra sự suy tàn của Ấn giáo. Bây giờ, khi Phật giáo dùng thứ tiếng đó, ít người có thể hiểu đươc. Nên họ đã xa rời kinh sách Phật giáo.

 

5) Sự thống trị của Bà-la-môn giáo

 

Theo thời gian, tín ngưỡng Bà-la-môn giáo lại trổi dậy. Tướng Pushyamitra Sunga của vị vua cuối cùng triều đại Maurya, đã ám sát nhà vua và lập nên triều đại Sunga.Ông liền làm lễ tế ngựa, khuyến khích tín ngưỡng Bà-la-môn. Nguyên tắc Bất Hại của Phật giáo bị bãi bỏ. Nhiều chùa chiền Phật giáo bị tàn phá. Tăng ni bị giết hại. Phật giáo bị đình chỉ. Rồi triều đại Guptas của Bà-la-môn giáo lại đến mở ra thêm con đường suy tàn của Phật giáo.

 

6) Vai trò của các Bà-la-môn sư

 

Vua Harsavardhan đuổi hết các sư Bà-la-môn trong kỳ Đại hội Tôn giáo tại Kanauj. Kumarila Bhatta cầm đầu các vị sư nầy, chạy qua Deccan. Dưới sự  lãnh đạo của Bhatta, Bà=la-môn giáo đã phục hưng. Luận sư Adi Sankaracharya cũng đã hồi sinh và tăng cường Ấn giáo. Ông đã đánh bại nhiều đối thủ Phật giáo trong khi đi giảng thuyết tại nhiều nơi trên toàn xứ Ấn-độ.

 

Như vậy, sự thắng thế của Ấn giáo trên Phật giáo đã được thành lập. Chiều hướng nầy tiếp tục với các nỗ lực của các sư như Ramanuja, Nimbarka, Ramananda, vv,,,Ấn giáo đã tái lập được sự vinh quang, và vị thế trong lòng người dân Ấn..Với sự thất bại của Phật giáo.

 

7) Rạn nứt trong Giáo hội Phật giáo

 

Sự chia rẽ trong Giáo Hội khiến cho tăng tài không thể xuất hiện. Những gương sáng như ngài A-nan, Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên trở nên rất hiếm hoi. Tinh thần và nghị lực truyền giáo đã biến mất. Như vậy, sự suy tàn của Phật giáo đến với sự thiếu vắng của những nhà truyền giáo và cải cách nhiệt thành.

 

8) Sự thờ phượng đức Phật

 

Đại thừa Phật giáo khởi đầu sự thờ phượng tượng ảnh của đức Phật. Cách thờ phượng nầy đi ngược với nguyên tắc của Phật giáo là chống lại các nghi lễ phức tạp của Ấn giáo. Sự mâu thuẫn nầy khiến cho người ta tin rằng Phật giáo đã nghiêng hẳn về phía Ấn giáo. Do đó tính quan trọng của Phật giáo mất dần

 

9) Mất đi sự ủng hộ của vua chúa

 

Theo thời gian, Phật giáo đã mất dần sự ủng hộ của các quân vương. Sau Asoka, Kaniska và Harsavardhan, không có vị vua nào đáng kể đã đến bảo trợ Phật giáo. Sự ủng hộ của nhà vua là điều nhiệm mầu để cho bất cứ tôn giáo nào có thể phát triển. Sự thiếu vắng điều kiện nầy đã lót đường cho sự suy tàn cuối cùng của Phật giáo.

 

10) Hung-nô xâm chiếm

 

Sự xâm chiếm Ấn-độ của quân Hung-nô đã làm rung chuyển Phật giáo. Các tướng Hung-nô như Toamana và Mihirakula hoàn toàn chống lại nguyên tắc Bất Hại. Họ tàn sát nhiều Phật giáo đồ ở vùng Tây Bắc Ấn-độ. Giáo dân chỉ có con đường là bỏ đạo hay chạy trốn. Không ai dám rao truyền lời dạy của Phật trong thời gian nầy. Do đó Phật giáo trở nên suy yếu và cạn kiệt.

 

11) Sự xuất hiện của các vị vua hiếu chiến

 

Sự xuất hiện của các vị vua tàn bạo nầy là lý do quan trọng cho sự suy thoái của Phật giáo.Các triều đại như Bundela, Chahamana, Chauhan, Rathore, vv...đều ưa thích chiến tranh.   Họ không thể dung thứ Phật giáo đồ trung thành với nguyên lý Bất Hại. Phật tử sợ bị ngược đãi nên phải trốn khỏi Ấn-độ. Phật giáo suy yếu và đối diện sự điêu tàn.

 

12) Sự xâm chiếm của quân Hồi giáo

 

Sự xâm chiếm của các đạo quân Hồi giáo gần như đã tận diệt Phật giáo. Từ năm 712, họ liên tục và nhiều lần tấn công Ấn-dộ. Tăng ni Phật giáo buộc phải chạy trốn và lánh nạn ở Nepal và Tây Tạng. Cuối cùng Phật giáo gần như biến mất khỏi Ấn-độ, nơi nó sinh ra,

 

 

Thích Phước Thiệt dịch theo tài liệu “Top 12 causes for the decline of Buddhism” của Stithi Das. - 18/06/2018

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/10/2010(Xem: 7100)
Hạnh phúc tôi nhỏ nhoi Một góc đời xa lạ Như một thoáng môi cười Ngọt ngào xanh mắt lá.
06/10/2010(Xem: 5097)
Phong trào phục hưng đạt được động lực khi một số người con của đất nước trở thành những Tăng sĩ Phật giáo và phục sinh lại sự quang vinh cổ thời của Tăng già.
03/10/2010(Xem: 7202)
Giữa thế kỷ thứ I trước công nguyên đến thế kỷ thứ I sau công nguyên, hai thuật ngữ Đại thừa (Mahayana) và Tiểu thừa (Hinayana) xuất hiện trong Diệu pháp liên hoa kinh...
03/10/2010(Xem: 10358)
Thiên Thai giáo quán tông, Thiên Thai một tông chuyên xiển dương Kinh Pháp Hoa. Theo Ngài Trí Giả, sách Quán Tâm luận ghi rằng, đảnh lễ Thầy Long Thọ. Nghiệm đó để biết rằng Trí Giả xa bái Long Thọ làm sơ Tổ; gần thời bẩm bái Huệ Văn - Bắc Tề, làm tổ thứ hai; Huệ Văn truyền xuống Nam Nhạc Huệ Tư, là tổ thứ ba. Huệ Tư truyền cho Trí NghiễmĐức An (Trí Giả), Trí Giả là tổ thứ tư. Lấy nhất niệm hoằng truyền 3 nghìn cõi, trong viên mãn thực hành giáo quán, dù trải qua ở quan quyền, nhà giàu sang v.v… những lợi lộc, nhưng quy về gốc Thiên Thai ở Quốc Thanh, nên gọi là Tông Thiên Thai.
26/09/2010(Xem: 8161)
Phong trào phát triển một đường lối Phật Giáo mới, về sau này được gọi là Mahayana (Đại thừa), bắt đầu thành hình trong thời gian 250 năm, từ năm 150 TCN đến 100 CN...
26/09/2010(Xem: 7862)
Phật Quốc Ký Sự
24/09/2010(Xem: 7809)
Khi nói tới Thiền tông thì tên tuổi của tổ Lâm Tế đượcnhắc nhở đến nhiều nhất vì dòng Thiền của tổ vẫn cònđược truyền tiếp mạnh mẽ cho tới ngày nay. Tại NhậtBản hai tông Zen, tức Thiền tông, còn tồn tại đến nay làtông Lâm Tế (Nhật: Rinzai) và Tào Ðộng (Nhật: Soto). TạiViệt Nam thì trừ vài chùa là thuộc tông Tào Ðộng còn lạiđều thuộc tông Lâm Tế. Như vậy nói tới Thiền tông thìkhông thể không biết về đường lối tu hành do tổ Lâm Tếtruyền lại.
23/09/2010(Xem: 6333)
Theo đúng giáo lý bất hại của đức Phật, vua Asoka nêu bật tầm quan trọng, tính cách thiêng liêng của cuộc sống không chỉ giữa loài người mà cả với loài vật.
22/09/2010(Xem: 15936)
Về tôn giáo, A Dục Vương chủ trương bao dung và tôn kính tất cả mọi tôn giáo cùng giúp đỡ cho các đạo giáo phát triển. Riêng với Phật Giáo, nhà vua tích cực bảo vệ...
31/08/2010(Xem: 6545)
"Niệm Phật, niệm Pháp niệm tăng, nhằm tự nhắc nhở mình, không làm các việc ác, siêng làm các việc lành, tâm luân hướng thượng. Khi nhớ nghĩ đến ba điều cao thượng trên, các tâm lý bất thiện như tham, sân, si không có cơ hội phát sinh,các ý niệm thuần thiện sanh khởi,hiện tại sống an lành, chân chánh." (Kinh Trung Bộ).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]