Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những Quan Điểm Khác Nhau trong Đạo Phật

25/10/201407:48(Xem: 17875)
Những Quan Điểm Khác Nhau trong Đạo Phật


Dao Phat_Thich Nghiem Quang



NHỮNG QUAN ĐIỂM KHÁC NHAU
TRONG ĐẠO PHẬT VÀO THỜI
ẤN ĐỘ CỔ XƯA
Người dịch: Vương Thị Minh Tâm
Nguyên tác:
DISSENT AND PROTEST
IN THE ANCIENT INDIAN BUDDHISM
Tác giả: Đ.Đ –TS. Thích Nghiêm Quang



Mục lục

LỜI GIỚI THIỆU
LỜI NÓI ĐẦU
Chương 1: LỜI DẪN
Chương 2: LỊCH SỬ ĐỨC PHẬT VÀ NGƯỜI BIỆT GIÁO
I. Quan điểm chung
II. Cuộc đời Đức Phật trong tạng kinh Pali
– Thành lập Tăng già
– Tăng già, nhà nước, và hàng cư sĩ
III. Đề Bà Đạt Đa, kẻ biệt giáo đầu tiên
– Quan hệ của Đức Phật và Đề Bà Đạt Đa
– Chân dung Đề Bà Đạt Đa trong tạng kinh Pali
– Chân dung Đề Bà Đạt Đa trong truyền thuyết
– Đề Bà Đạt Đa và năng lực siêu nhiên
– Đề Bà Đạt Đa, nguyên nhân của sự ly giáo
– Nghiên cứu để tìm ra chân dung thực của Đề Bà Đạt Đa
Chương 3: SỰ BẤT ĐỒNG VÀ PHẢN KHÁNG TRONG HỘI ĐỒNG GIÁO HỘI PHẬT GIÁO ĐỆ NHẤT
I. Quan điểm chung
II. Quan điểm của các học giả phương Tây về Giáo hội đệ nhất
– Quan điểm phê phán của Finot và Obermiller về quan điểm của Oldenberg
– Thẩm định quan điểm của Finot
– Nghiên cứu về giả thuyết của Oldenberg
– Quan điểm của Poussin về Giáo hội đệ nhất
– Sự phê phán trong quan điểm của Poussin
III.Quan điểm truyền thống về Giáo hội đệ nhất
– Sơ lược tiểu sử Tăng thống
– Nguyên nhân tổ chức Giáo hội đệ nhất
– Sự loại bỏ ngài A Nan
– Những lỗi nhỏ của ngài A Nan
– Sự kiện Kiều Phạm Ba Đề
IV.Biên bản lưu của Giáo hội
– Tứ binh luật kinh
– Ngũ giáo luật kinh
– Kinh luật tạng
V. Những người biệt giáo
Chương 4: SỰ BẤT ĐỒNG VÀ PHẢN KHÁNG TRONG HỘI ĐỒNG GIÁO HỘI PHẬT GIÁO ĐỆ NHỊ
I. Quan điểm chung
II. Lịch sử Giáo hội Phật giáo đệ nhị
III. 10 điều luật trong kinh Pali và Tây Tạng
– Tiểu sự luật
IV.Quan sát về 10 điều luật
V. Vài điều khó hiểu trong Giáo hội – động cơ đứng sau Giáo hội
– Nghi vấn về ban lãnh đạo Giáo hội và quan điểm của các học giả về tính lịch sử
VI. Đại Thiên – người phản kháng
Chương 5: KIỂM TRA LẠI CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ SỰ TIẾP CẬN VIỆC NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ LY GIÁO TRONG THỜI CỔ ĐẠI ẤN ĐỘ
I. Quan điểm chung
II. Phân tích việc thành lập kinh Pali và Đại thừa
– Cấu trúc của Kinh Pali
– Sự thành lập Kinh Đại thừa
– Phật kinh và Đại thừa kinh
III.Phương pháp được đề nghị để tiếp cận người phản kháng trong đạo Phật thời Ấn Độ cổ đại
Chương 6: KẾT LUẬN




Lời cám ơn chân thành của
tôi xin gởi đến:

- Giáo sư K.T.S Sarao
- Thượng tọa TS. Satyapala, Trưởng khoa Phật Học, Đại học Delhi.
- HT. Thích Từ Mẫn, vị ân sư.
- Cố TT. Thích Minh Lãm.
- Tăng chúng Việt Nam.
- Các huynh đệ, và tất cả những người bạn, người thân yêu mà tôi không thể kể hết,
đã giúp tôi trên con đường tu học.
Nguyện tất cả chúng ta đều trọn thành Phật đạo.
Delhi, tháng Ba năm 2004,
Tỳ Kheo Thích Nghiêm Quang
– Trần Đông Nhật.

Lời giới thiệu
Trong bất cứ một cộng đồng nào đều có nhiều tầng lớp khác nhau, nhiều chủng loại con người khác nhau sống cùng trong đó, thì chắc chắn luôn có sự hiện diện của nhiều mặt tư tưởng khác nhau, phát sinh nhiều vấn đề liên quan.
Vì vậy để gìn giữ một cuộc sống yên bình cho một cộng đồng, con người phải có nhiều phương pháp để hòa giải mọi sự khác biệt. Xuyên suốt trong lịch sử của loài người, đã có rất nhiều lời đề xuất để giải quyết, thậm chí phải sử dụng đến phương sách bạo động, chẳng hạn như chiến tranh, xung đôt nhằm giải quyết sự khác biệt.
Trong tập sách này, Đại Đức Tiến sĩ Thích Nghiêm Quang đã mạnh dạn tìm đến và nghiên cứu một phương cách mà đạo Phật đã sử dụng trong lịch sử sinh thành để giải quyết những vấn đề như vậy. Đây là một công trình nghiên cứu có thể là đầu tiên về những sự chống đối và phản kháng, đặc biệt trong cộng đồng Phật giáo. Tôi cho rằng sự nghiên cứu này cho ra một giá trị, đồng thời cũng là tiếng nói gợi mở về một thách thức lớn lao cho thế giới tiến bộ của chúng ta ngày nay từ những chân lý mà Đức Phật và đạo Phật đã tạo ra cùng lịch sử con người. Mong sao: Bình yên cho mỗi người và cho mọi người là hạnh phúc và đạo lý của tất cả chúng ta.
Với những vấn đề nêu trên, tôi thành thật muốn chia sẻ những suy xét cẩn trọng, và những điều thú vị trong tác phẩm này đến với bạn đọc.
Sài Gòn, tháng 10 năm 2008,
Giáo Sư – TS. LÊ MẠNH THÁT
Phó Viện Trưởng, Học viện Phật giáo Việt Nam.


Lời nói đầu
Đạo Phật là một tôn giáo toàn cầu, sống động đầy tính khoa học mà chưa có một tôn giáo nào có thể vượt qua. Một tôn giáo không mang tính riêng lẻ khi đem lại lợi ích cho toàn nhân loại.
Sau khi giác ngộ, đức Phật đã đi khắp Ấn Độ trong 45 năm để thuyết giảng giáo pháp mà Người đạt được. Lời dạy của Người được lưu giữ trong Tam Tạng Kinh. Đức Phật đã mang hòa bình đến cho Ấn Độ, một xã hội đầy chia rẽ, mâu thuẫn và nhiều đẳng cấp trong thời đại phong kiến ở thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên. Lời dạy của Người là chánh Pháp luôn mang tính thực tế, xuyên suốt từ đó cho đến ngày nay. Từ nơi chánh Pháp, chúng ta có thể áp dụng để từ bỏ mọi điều xấu xa trong các lãnh vực xã hội, kinh tế, đạo đức, v.v…
Do tính lý thuyết trong sáng đó, đạo Phật trở thành một trường phái thanh cao, hài hòa, tượng trưng cho sự bình đẳng, dân chủ, và tự do ngôn luận. Lời Phật dạy không chỉ là triết lý căn bản mà còn là sự chỉ dẫn thực tiễn, khẳng định tầm quan trọng và hữu ích cho đời sống hàng ngày của chúng ta. Chỉ những người nào sống hết lòng với kinh Phật sẽ cảm nhận sự sâu sắc đó. Phương pháp tu tập của Người là quá trình tự quan sát và nghiên cứu. Triết lý của Người được miêu tả như một lời nhắc bảo: “Hãy đến để thấy” và “hãy nhận biết bằng chính mình”. Và do vậy, triết lý này được xem như là phương tiện giúp chúng ta đạt đến giác ngộ. Khi con người đã đạt đến mục đích tối thượng thì kinh Phật sẽ là một bè gỗ được bỏ lại phía sau.
Mục đích trình bày trong cuốn sách này là miêu tả những quan điểm khác nhau của sự phản kháng và chống đối trong đạo Phật ở thời cổ đại Ấn Độ. Giáo sư Sarao đã nói rằng: “Tách ra không có nghĩa là sa sút mà chính là phát triển”. Rõ ràng là chủ đề này rất rộng lớn so với sự hạn chế trong một cuốn sách, vì vậy tôi đã cố gắng nghiên cứu để trình bày với bạn đọc theo một cách có thể nhất. Tư liệu đều thu thập từ kinh điển truyền thống và kể cả các công trình nghiên cứu ở thời đại ngày nay.
Đạo Phật được nhận định là một tôn giáo không mang tính riêng lẻ và xa cách xã hội. Chúng ta có thể nhìn thấy kinh điển Phật giáo đã phản ánh sự thành lập và phát triển Tăng chúng. Ngay từ buổi ban đầu, tu sĩ Phật giáo có khuynh hướng xa rời xã hội. Tuy nhiên Đức Phật phản đối khuynh hướng này. Trong quá trình thành lập Tăng Già, Đức Phật đã tính đến địa lý, văn hóa, ngôn ngữ và các tầng lớp theo từng địa phương của các Tăng sĩ. Ngay khi Giáo hội vừa được phát triển thì trong tổ chức của Tăng Già đã bắt đầu rối ren, và mất đi tư tưởng chính thống của một tổ chức cộng đồng lý tưởng. Luật Tăng thống và luật Ly giáo là một chứng cứ.
Trong đó, sự chống đối và phản kháng của Đề Bà Đạt Đa ở thời Đức Phật và nguyên nhân chia rẽ trong Giáo hội. Sau đó là các luận điểm chính yếu sẽ được phân tích qua từng chi tiết trong cuốn sách này, cũng như các giới hạn của những nghiên cứu trước đây liên quan đến Giáo hội như là một biểu tượng của sự ly giáo hoặc sự chia rẽ trong Phật giáo.
Tôi cho rằng sự chống đối và phản kháng trong đạo Phật thời xa xưa là một biểu tượng dân chủ trong Tăng chúng. Quả là hợp lý để nói rằng đạo Phật là một tôn giáo có tổ chức đầu tiên đặt nền tảng trên nguyên tắc bình đẳng trong thời Ấn Độ cổ xưa.
Delhi, tháng Ba năm 2004,
Tỳ Kheo Thích Nghiêm Quang Kính bút.


Xem nội dung sách dưới dạng PDF: 
Những Quan Điểm Khác Nhau Trong Đạo Phật tác giả Đại ĐứcTiến Sĩ Thích Nghiêm Quang
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 13834)
Lịch sử Phật giáo đã có từ trên 2500 năm. Lúc đầu Phật giáo được triển khai từ Ấn Độ, rồi dần dần lan tràn ra hai ngả Bắc phương và Nam phương. Bắc phương là các nước Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản, cùng các nước thuộc địa vực Tiểu Á Tế Á. Nam phương là những nước Tích Lan1, Miến Điện2, Thái Lan, Ai Lao3, Cao Miên4, đảo Java, Sumatra trong Nam Dương5 quần đảo và hiện nay Phật giáo đã được phổ cập hầu khắp các nước trên thế giới.
09/04/2013(Xem: 13303)
Ngày nay trên khắp các châu lục người ta đều biết đến Phật giáo là tôn giáo được phát nguyên từ Ấn Độ. Duy có điều để hiểu về quá trình hình thành, truyền bá và phát triển của Phật giáo là như thế nào,thì phải cậy đến sử học. Muốn hiểu lịch sử của một quốc gia, một tôn giáo v.v... điều cần yếu là sự thật. Nhưng thế nào là sự thật? Nhất là sự thật lịch sử. Bởi thường thì người ta hay đứng trên một quan điểm nào đó để viết sử; nếu thiếu tinh thần khách quan và trách nhiệm, sự thật của lịch sử cũng theo đó mà bị dị dạng!
09/04/2013(Xem: 3150)
Như chúng ta đã biết qua trong bài học thứ nhất, cái của đạo Phật ở Ấn Ðộ, trong khi trưởng thànhđã chia thành hai thân cây lớn,một thân cây hướng về phía Nam, tức là Nam tôn Phật Giáo,trong thân cây hướng về phía Bắc, tức là Bắc phương Phật Giáo.
09/04/2013(Xem: 14635)
Ngày xưa khi còn là chú điệu, thỉnh thoảng đâu đó tôi có nghe người lớn nói về Tây Tạng, coi Tây Tạng như một nơi đầy những chuyện thần kỳ, huyền bí. Nào là ở Tây Tạng có “Phật sống”, có những “cậu bé” vừa tròn ba, bốn tuổi đã tự biết và nói trúng những gì thuộc về kiếp trước của mình. Có những vị Lạt-ma tọa thiền trên tuyết hồi lâu tuyết tự tan, hoặc nói là dân Tây Tạng sống chung với các vị Thánh có phép thần thông, dân Tây Tạng ai ai cũng tu niệm và đọc tụng thần chú đạt đến hiển linh v.v..
09/04/2013(Xem: 3648)
VNQL 2256/624 Trước TL (Đinh-Dậu) : Thái tử Tất-Đạt-Đa, vị Phật tương lai, giáng trần tại Kapilavastu, gần biên giới Nepal và Ấn Độ. VNQL 2274/606 B.C (Ất-Mẹo) : Vua Tịnh Phạn buộc Thái tử Tất-Đạt-Đa (19 tuổi) kết hôn với Công chúa Gia Du Đà La.
09/04/2013(Xem: 11937)
Có không ít người thường viện dẫn câu hỏi triết học: ‘Trứng sinh ra gà hay gà sinh ra trứng’ để phủ nhận đạo lý nhân quả trước sau. Vì đứng từ nghĩa tuyệt đối, mọi sự vật trên thế gian này chỉ là vòng lẫn quẩn không có cái nào trước, cũng không có cái nào sau. Hạt nẩy mầm thành cây, hay cây sinh ra hạt? Lấy nguyên tắc nào để xác định cái nào sinh ra cái nào. Cũng vậy, trứng sinh ra gà hay gà sinh ra trứng, câu trả lời nào cũng đúng và câu trả lời nào cũng sai cả. Phải chăng điều đó biểu thị giá trị nhận thức của con người trở thành vô nghĩa?
09/04/2013(Xem: 3812)
Dựa vào một số tác phẩm Purāna (văn học của Bà-la-môn giáo)[1] và Harsacarita, chúng ta thấy rằng, vua Brhadratha chính là vị hoàng đế sau cùng thuộc triều đại Maurya. Vị vua này bị vua Pusyamitra xác hại để cướp ngôi. Vua Pusyamitra là người đã từng nắm chức tổng tư lệnh trong quân đội dưới triều đại của vua Brhadratha. Ông đã cướp lấy ngôi vua thuộc vương quốc Magadha (Ma-kiệt-đà) và sáng lập nên triều đại Śunga. Kinh Divyāvadāna (A-dục-vương truyện) còn ghi lại rằng, vua Pusyamitra là người thuộc triều đại Maurya
09/04/2013(Xem: 5907)
Vì có nhiều người thắc mắc việc Ðạo Phật biến mất trên đất Ấn Ðộ, nơi nó đã ra đời và lớn mạnh đến tuyệt đỉnh. Do đó, chúng tôi xin dịch bài này của tác giả là một người Ấn Ðộ, cũng là một người trưởng thành trong xã hôị Ấn Ðộ Giáo, dưới quan điểm của một học giả hiện đại để cống hiến qúy vị.
08/04/2013(Xem: 7306)
Đức Phật dạy: “Nước trong bốn biển chỉ có một vị là vị mặn cũng như giáo lý của ta chỉ có một vị là giải thoát”. Mùi vị của nước trăm sông tuy có khác, nhưng chảy về biển cả thì chỉ là một vị mặn. Mục tiêu chính là Đức Phật xuất hiện ở đời là để giúp chúng sanh “chuyển mê thành ngộ” nghĩa là dứt bỏ những mê lầm tà vạy trở về con đường sáng giác ngộ chân lý, giác ngộ chân lý là được giải thoát.
08/04/2013(Xem: 16032)
Thật ngạc nhiên là ngay từ năm 1859 tức là hơn một thế kỷ trước, các học giả Âu châu đã quan tâm tới sự xuất hiện của các Bộ phái Phật giáo (PG) ở Ấn Ðộ, tuy nhiên họ chỉ nói tới tên của những phái này mà không bình luận gì cả. Bài viết sớm nhất là của St. Juliesn "Danh sách mười tám Bộ Phái Phật Giáo" đăng trong tạp chí Journal Asiatique vào năm 1859. Bài viết này được tiếp theo bởi M.V.Vasilief năm 1860, Rhys Davids và Oldenberg năm 1881, H. Kern năm 1884 và I.P.Minayeff năm 1884.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567