Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

28. Tị nạn ở Ấn Độ

27/11/201312:01(Xem: 20532)
28. Tị nạn ở Ấn Độ

Tự truyện của mẫu thân Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14

Tác giả: Diki Tsering

Biên tập & giới thiệu:Khedroob Thondup

Nguyên tác: Cụ Bà Diki Tsering

Việt dịch: Thích Nguyên Tạng

Diễn đọc: Pt Quảng An



28. Tị nạn ở Ấn Độ










Có một cuộc đón rước long trọng ở Tawang, ngay bên kia biên giới Tây Tạng và Ấn Độ, nơi các viên chức Ấn Độ đến gặp chúng tôi. Không có người nào ở Ấn Độ biết là chúng tôi đã trốn khỏi Lhasa, trừ con trai tôi, Gyalo Thondup, vì cậu ta đã liên lạc với các chiến sĩ Khampa. Ở Tawang, một viên chức Ấn Độ biết nói một chút tiếng Hoa cứ nói "hang hao" (rất tốt) mỗi lần tôi cho ông ta bánh mì mà tôi đã nướng. Sau ba ngày ở Tawang, chúng tôi đi Bomdila, rồi đi Tezpur, nơi chúng tôi được Gyalo Thondup và các viên chức chính phủ chào đón, kể cả Thủ Tướng Nehru. Đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết pháp ở đó. Rồi chúng tôi đi Siliguri, nơi nhiều người Tây Tạng chào đón chúng tôi. Khi gặp con gái Jetsun Pema và các cháu, tôi không thể nói được gì cả, mà chỉ rơi nước mắt.

Ở Mussorie chúng tôi được dành cho một cuộc tiếp đón lớn. Các vệ sĩ và quân đội Ấn Độ giữ an ninh, và thật là thoải mái khi đã được an toàn. Chính phủ rất tử tế và đáp ứng mọi nhu cầu của chúng tôi. Chúng tôi có sự tự do riêng tư và được yên ổn ở đây, người Trung Quốc đã ở xa rồi, không làm cho tôi hoảng sợ được nữa, như họ đã làm trong mấy năm cuối cùng của tôi ở Lhasa. Chúng tôi đi chơi trong những công viên lớn và xem chiếu bóng. Tôi chưa bao giờ uống cà phê ở Lhasa, nhưng bây giờ cà phê là món đồ uống ưa thích của tôi ở các quán ăn. Tôi không thích xe kéo ở Ấn Độ, vì tôi không thích cảnh một người chạy bộ kéo một cái xe hai bánh với một hay hai hành khách ngồi ở trên. Thành phố Mussoorie có đầy người Tây Tạng, chúng tôi sống ở đó một năm. Đức Đạt Lai Lạt Ma tổ chức những cuộc họp báo và nói với nhiều người về tình trạng Tây Tạng.

Sau đó chúng tôi chuyển tới Dharamsala, và trú ngụ ở Swargashram. Ngôi nhà này thường bị dột nhiều. Hồi ở Trung Quốc tôi đã được chụp tia X quang và người ta nói rằng tôi có một khối u giống như một cái túi ở trong cổ họng, và những mảnh thức ăn có thể kẹt ở trong đó. Họ nói rằng cần phải giải phẫu khối u này, nhưng họ không giải phẫu vì tuổi của tôi đã cao. Tôi đã không tin họ, vì tôi thấy mình không có vấn đề gì với khối u này. Khi trở về Lhasa, trong một bữa tiệc đãi những người Trung Quốc, tôi bỗng cảm thấy hình như có một cái gì kẹt trong cổ họng của mình. Từ lúc đó, tôi có rắc rối với cổ họng. Ở Mussoorie tôi gặp khó khăn lớn khi ăn, và ở Dharamsala tình trạng của tôi càng trở nên xấu hơn.

Diki Tsering and taring

Cuối cùng Đức Đạt Lai Lạt Ma khuyên tôi đến nước khác để chữa căn bệnh này. Tôi không muốn đi, vì tôi nghĩ rằng mình sẽ chết trong cuộc giải phẫu. Rồi con trai Norbu của tôi đưa tôi đi khám bệnh ở Calcutta. Vị bác sĩ cũng nói về căn bệnh của tôi giống như các bác sĩ ở Trung Quốc, ông ta nói rằng tôi cần được giải phẫu. Một bác sĩ người Anh ở đó nói ông ta sẽ giải phẫu cho tôi nếu tôi đi Anh Quốc. Ông ta nói rằng tôi bị một chứng bệnh hiếm có, trong mười ngàn người mới có một người mắc phải. Vì vậy tôi trở về Dharamsala để chào từ giã Đức Đạt Lai Lạt Ma. Trên đường đi tôi gặp tai nạn xe hơi, vì chiếc xe bị nổ bánh. Tôi bị thương và bất tỉnh trong một tiếng đồng hồ.

Sau tai nạn này tôi giống như một em bé. Tôi không thể mặc quần áo mà cũng không thể ăn nếu không có sự giúp đỡ của một người hầu gái. Mười ngày sau tôi đi Anh Quốc, và đi cùng tôi là con trai Norbu và cô Taring, làm thông dịch viên cho tôi. Tới nơi, tôi đến bệnh viên ngay. Trong mười ngày đầu tôi được chữa những vết thương do tai nạn xe hơi, và sau đó tôi được giải phẫu. Một tuần sau tôi rời bệnh viện. Norbu đã trở về Ấn Độ sau mười ngày chúng tôi đến Anh Quốc.

Bà Gould, có chồng trước kia làm việc ở Lhasa trong sứ đoàn Anh Quốc, rất tử tế với tôi trong thời gian này. Bà thường đến thăm và đưa tôi đi ngoạn cảnh. Tôi ngụ ở một khách sạn ở gần biên giới trong ba tháng với cô Taring. Cô Taring rất tốt với tôi, và tôi biết chắc là cô đã phải trải qua một thời gian khó khăn. Có những khi tôi thức dậy trong đêm, cảm thấy nhớ những món ăn Tây Tạng, thế là cô Taring lại làm những món đó cho tôi trong bếp của khách sạn. Sau một số sai lầm thú vị, chẳng bao lâu cô đã nấu ăn giỏi. Tôi chú ý đến cái bếp ga mà tôi chưa bao giờ thấy ở Tây Tạng. Các nhân viên khách sạn cư xử với chúng tôi như người trong gia đình và chúng tôi thường làm những món ăn cho họ. Họ thích những món ăn này.

Một hôm cảnh sát đến cho chúng tôi biết là có những tên trộm cắp đang rình rập ở trong khu vực. Sợ quá Taring giấu tất cả những túi xách của chúng tôi xuống gầm giường. Tôi nói với cô rằng nếu một tên trộm lẻn vô phòng thì những thứ đầu tiên hắn thấy sẽ là mấy cái túi xách ở dưới gầm giường.

Diki and Dolma

Chúng tôi buồn khi phải rời khỏi khách sạn bên bờ biển, vốn đã là nhà của chúng tôi trong ba tháng. Gyalo Thondup và vợ đã bay sang thăm tôi rồi đưa tôi đi du lịch Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hồng Kông. Khi chúng tôi đến Hoa Kỳ, tôi nhận được tin mẹ tôi đã qua đời. Chúng tôi ở New York ba tuần rồi đi Washington, San Francisco, Nhật Bản và Hồng Kông trước khi trở về Ấn Độ. Tôi đã rời Ấn Độ trong bốn tháng rưỡi.

Norbu and his book

Khi chúng tôi trở về Dharamsala, con gái tôi, Tsering Dolma đang bệnh rất nặng. Cô ta đã mắc bệnh hai năm trước khi tôi đi Anh Quốc, và đã được giao việc trông coi Nhà Nuôi Trẻ Tây Tạng ở Dharamsala. Lúc đó chúng tôi không biết cô ta bị ung thư, nhưng cô ta vẫn luôn bị đau ở trong bụng. Cô ta đi Calcutta để chữa bệnh trong hai tháng, có tôi đi theo. Sau cùng cô ta được đưa đi Anh Quốc để điều trị.

Mười ngày sau khi đến Anh Quốc, con gái của tôi đã qua đời ở bệnh viện. Tôi đã có một giấc mộng kỳ lạ vào đêm cô ta chết. Trong giấc mộng tôi trông thấy những người ăn mày ở bên ngoài ngôi nhà của chúng tôi ở Dharamsala mặc y phục Tây Tạng một cách lỏng lẻo mà không cột dây lưng. Ở giữa họ là con gái của tôi, đang ăn cùng với họ. Tôi tức giận nghĩ "Cô ta đang làm cái gì ở đó vậy?". Rồi tôi giật mình thức dậy. Cô ta mặc một cái áo màu xanh buông lỏng. Tôi linh cảm là cô ta đã chết.

Chúng tôi nhận được điện báo tin buồn ba giờ sau đó. Khi con rể của tôi từ Anh Quốc trở về, tôi hỏi anh ta con gái tôi mặc y phục gì lúc qua đời. Anh ta nói rằng, vài phút trước khi cô ta ra đi, anh ta đã khoác lỏng lẻo một cái áo gấm màu xanh. Cô ta được hỏa táng ở đó và chúng tôi tổ chức tụng kinh cầu siêu cho cô ta. [1]

Pema

Năm 1960, Thubten Tigme Norbu nhận một chỗ giảng dạy tại Đại Học Washington ở Seattle, tiểu bang West America. Ở đó ông quyết định hoàn tục để lập gia đình. Sau đó ông là một giáo sư ở Đại Học Indiana và đã về hưu. Ông đã viết hai cuốn sách "Tibet is my country" và "Tibet".

Lobsang Samten cũng lập gia đình, và trông coi Trung Tâm Y Tế Tây Tạng cho đến khi qua đời vào năm 1985. Tsering Dolma là giám đốc Làng Thiếu Nhi Tây Tạng, nhà nuôi trẻ mồ côi và trẻ nghèo, cho đến khi bà qua đời, để lại chức vụ này cho em gái út là Jetsun Pema. Jetsun Pema đã viết cuốn "Tibet, my story", một cuốn tiểu sử tự thuật được xuất bản năm 1997. Gyalo Thondup là người có năng lực chính trị lớn trong cộng đồng người tị nạn Tây Tạng và là một doanh gia thành công với nhiều mối liên hệ quốc tế, và đã liên tục thu nhận sự ủng hộ trên khắp thế giới dành cho Tây Tạng cho tới khi ông về hưu.

Sức khỏe của bà Diki Tsering đã suy giảm trong những năm cuối cùng của bà. Vào năm 1980, em gái của bà từ Tây Tạng đến thăm, mang những tin buồn về những sự kiện và tình trạng ở quê nhà. Những người ở gần bên bà nói rằng bà không bao giờ hồi phục từ sự đau lòng vì nghe kể về sự hủy diệt người dân và những nơi chốn mà bà đã yêu thương.

Mùa đông năm đó bà Diki Tsering qua đời ở ngôi nhà của bà, Kaskmir Cottage, ở Dharamsala. Con trai Lobsang Samten và vợ của Tendzin Choegyal là Rinchen có ở đó với bà. Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma đến thăm bà lần cuối cùng, ngài khuyên bà đừng sợ và bà nói rằng mình không sợ. Ngài nhắc bà thiền quán về bức tranh "thangka" vẽ về chư Phật, chư Bồ Tát và trì chú. Cuối cùng bà muốn ngồi dậy và bà đã qua đời trong khi đang tham thiền. Toàn thể gia đình tụ họp để tổ chức lễ tang cho bà. Bà được hỏa táng ở Dharamsala, và người Tây Tạng ở khắp nơi cầu nguyện cho bà.



[1]Trong những năm cuối cùng của đời mình, bà Diki Tsering tiếp tục chăm sóc cho mọi người trong gia đình, đặc biệt là con út của bà, Tendzin Choegyal. Bà lo cho người con trai này được giáo dục tốt ở St.Josehp's College tại Darjeeling. Cuối cùng ông đã hoàn tục vì thấy không thể dung hòa được được nền văn hóa hiện đại mà ông đã chọn với đời sống tu hành. Hiện nay ông đang trông coi một nhà khách ở Dharamsala.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 3543)
Khao-khát cái tuyệt-đối, khinh-thường cái cái trương-đối; mong cầu cái vĩnh-viễn trường-tồn, ruồng-bỏ cái biến-chuyển vô-thường, người Viêt-Nam nói riêng và người Á-Châu nói chung đã được huân-tập mấy ngàn năm trong một thái-độ tư-tưởng như trên, nên đã xem thường lịch sử, là một môn học theo sát sự biên-chuyển vô-thường của sự thế, mà mục-đích là mong ghi chép một cách trung-thành những gì đã mất hút trong bóng tối của thời-gian.
09/04/2013(Xem: 15416)
Lịch sử Phật giáo đã có từ trên 2500 năm. Lúc đầu Phật giáo được triển khai từ Ấn Độ, rồi dần dần lan tràn ra hai ngả Bắc phương và Nam phương. Bắc phương là các nước Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản, cùng các nước thuộc địa vực Tiểu Á Tế Á. Nam phương là những nước Tích Lan1, Miến Điện2, Thái Lan, Ai Lao3, Cao Miên4, đảo Java, Sumatra trong Nam Dương5 quần đảo và hiện nay Phật giáo đã được phổ cập hầu khắp các nước trên thế giới.
09/04/2013(Xem: 14840)
Ngày nay trên khắp các châu lục người ta đều biết đến Phật giáo là tôn giáo được phát nguyên từ Ấn Độ. Duy có điều để hiểu về quá trình hình thành, truyền bá và phát triển của Phật giáo là như thế nào,thì phải cậy đến sử học. Muốn hiểu lịch sử của một quốc gia, một tôn giáo v.v... điều cần yếu là sự thật. Nhưng thế nào là sự thật? Nhất là sự thật lịch sử. Bởi thường thì người ta hay đứng trên một quan điểm nào đó để viết sử; nếu thiếu tinh thần khách quan và trách nhiệm, sự thật của lịch sử cũng theo đó mà bị dị dạng!
09/04/2013(Xem: 3488)
Như chúng ta đã biết qua trong bài học thứ nhất, cái của đạo Phật ở Ấn Ðộ, trong khi trưởng thànhđã chia thành hai thân cây lớn,một thân cây hướng về phía Nam, tức là Nam tôn Phật Giáo,trong thân cây hướng về phía Bắc, tức là Bắc phương Phật Giáo.
09/04/2013(Xem: 16018)
Ngày xưa khi còn là chú điệu, thỉnh thoảng đâu đó tôi có nghe người lớn nói về Tây Tạng, coi Tây Tạng như một nơi đầy những chuyện thần kỳ, huyền bí. Nào là ở Tây Tạng có “Phật sống”, có những “cậu bé” vừa tròn ba, bốn tuổi đã tự biết và nói trúng những gì thuộc về kiếp trước của mình. Có những vị Lạt-ma tọa thiền trên tuyết hồi lâu tuyết tự tan, hoặc nói là dân Tây Tạng sống chung với các vị Thánh có phép thần thông, dân Tây Tạng ai ai cũng tu niệm và đọc tụng thần chú đạt đến hiển linh v.v..
09/04/2013(Xem: 3999)
VNQL 2256/624 Trước TL (Đinh-Dậu) : Thái tử Tất-Đạt-Đa, vị Phật tương lai, giáng trần tại Kapilavastu, gần biên giới Nepal và Ấn Độ. VNQL 2274/606 B.C (Ất-Mẹo) : Vua Tịnh Phạn buộc Thái tử Tất-Đạt-Đa (19 tuổi) kết hôn với Công chúa Gia Du Đà La.
09/04/2013(Xem: 13497)
Có không ít người thường viện dẫn câu hỏi triết học: ‘Trứng sinh ra gà hay gà sinh ra trứng’ để phủ nhận đạo lý nhân quả trước sau. Vì đứng từ nghĩa tuyệt đối, mọi sự vật trên thế gian này chỉ là vòng lẫn quẩn không có cái nào trước, cũng không có cái nào sau. Hạt nẩy mầm thành cây, hay cây sinh ra hạt? Lấy nguyên tắc nào để xác định cái nào sinh ra cái nào. Cũng vậy, trứng sinh ra gà hay gà sinh ra trứng, câu trả lời nào cũng đúng và câu trả lời nào cũng sai cả. Phải chăng điều đó biểu thị giá trị nhận thức của con người trở thành vô nghĩa?
09/04/2013(Xem: 4238)
Dựa vào một số tác phẩm Purāna (văn học của Bà-la-môn giáo)[1] và Harsacarita, chúng ta thấy rằng, vua Brhadratha chính là vị hoàng đế sau cùng thuộc triều đại Maurya. Vị vua này bị vua Pusyamitra xác hại để cướp ngôi. Vua Pusyamitra là người đã từng nắm chức tổng tư lệnh trong quân đội dưới triều đại của vua Brhadratha. Ông đã cướp lấy ngôi vua thuộc vương quốc Magadha (Ma-kiệt-đà) và sáng lập nên triều đại Śunga. Kinh Divyāvadāna (A-dục-vương truyện) còn ghi lại rằng, vua Pusyamitra là người thuộc triều đại Maurya
09/04/2013(Xem: 6311)
Vì có nhiều người thắc mắc việc Ðạo Phật biến mất trên đất Ấn Ðộ, nơi nó đã ra đời và lớn mạnh đến tuyệt đỉnh. Do đó, chúng tôi xin dịch bài này của tác giả là một người Ấn Ðộ, cũng là một người trưởng thành trong xã hôị Ấn Ðộ Giáo, dưới quan điểm của một học giả hiện đại để cống hiến qúy vị.
08/04/2013(Xem: 8681)
Đức Phật dạy: “Nước trong bốn biển chỉ có một vị là vị mặn cũng như giáo lý của ta chỉ có một vị là giải thoát”. Mùi vị của nước trăm sông tuy có khác, nhưng chảy về biển cả thì chỉ là một vị mặn. Mục tiêu chính là Đức Phật xuất hiện ở đời là để giúp chúng sanh “chuyển mê thành ngộ” nghĩa là dứt bỏ những mê lầm tà vạy trở về con đường sáng giác ngộ chân lý, giác ngộ chân lý là được giải thoát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]