Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đường Tăng Thỉnh Kinh

09/04/201313:52(Xem: 13470)
Đường Tăng Thỉnh Kinh


Đường Tam Tạng Thỉnh Kinh

Võ Đình Cường

Sàigòn 2002
---o0o---

LỜI GIỚI THIỆU (^)

(Lần tái bản năm 2000)

Quyển sách này được tác giả VÕ ÐÌNH CƯỜNGbiên soạn, nhà Xuất bản HƯƠNG ÐẠO ấn hành lần thứ nhất vào năm 1960 với tựa đề là HUYỀN TRANG.

Mục đích của quyển sách nhằm giới thiệu cuộc hành hương thỉnh Kinh đơn thân độc mã đầy uy dũng của vị cao tăng HUYỀN TRANG. Ngài phải đi qua một lộ trình thăm thẳm diệu vợi vượt qua địa hình hiểm trở, bao vùng khí hậu khắc nghiệt, độc hại cũng như bao thử thách do con người, ma chướng gây nên. Nhờ niềm tin dũng mãnh, tài năng siêu việt và ý chí kiên cường, Ngài đã vượt thắng tất cả.

Ðất nước Trung Quốc tự hào về vị cao tăng sự nghiệp thỉnh kinh của Ngài là một sự kiện lịch sử hiển nhiên. Các vị học giả, các nhà nghiên cứu trên thế giới đều nhất trí đánh giá Ngài không những là một trong các nhà thám hiểm bậc nhất mà còn là một nhà ngôn ngữ học thiên tài. Trước đây, nhà văn Ngô Thừa Ân của Trung Quốc đã đưa những nhân vật tưởng tượng, hư cấu như TÔN HÀNH GIẢ, SA TĂNG, BÁT GIỚI vào truyện TÂY DU KÝ với dụng ý tạo sự hấp dẫn nhằm dễ dàng phổ biến sâu rộng trong quần chúng. Tuy nhiên, ý niệm tốt đẹp này cũng có mặt phản tác dụng vì đã tạo ra sự ngộ nhận trong quần chúng về Ngài HUYỀN TRANG. Sự ngộ nhận được nhân lên khi khán giả màn ảnh nhỏ truyền hình được xem bộ phim truyện TÂY DU KÝ nhiều tập do các nhà làm phim Trung Quốc thực hiện - bà DƯƠNG KHIẾT- đạo diễn. Bộ phim này đã đạt đỉnh cao nghệ thuật, làm nổi bật một TỀ THIÊN ÐẠI THÁNHcó nhiều thần thông quán thế, trí tuệ siêu phàm; còn ÐƯỜNG TAM TẠNG, một nhân vật lớn của lịch sử, lại trở thành hình tượng thứ yếu, thu động và có lúc phạm sai lầm.

Nhân lần tái bản này, chúng tôi đã đề nghị và được tác giả chấp nhận đổi tựa đề quyển sách là ÐƯỜNG TAM TẠNG THỈNH KINH cho phù hợp với từ thường dùng của quần chúng về Ngài HUYỀN TRANG,một nhân vật vĩ đại của giới Phật giáo cũng như giới học giả thế giới.

Trân trọng xin giới thiệu cùng chư độc giả.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 01 năm 2000
VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM.


LỜI CẢM TẠ CỦA SOẠN GIẢ (^)

(Nhân lần xuất bản thứ nhất, năm 1960)

Trong khi cuốn Huyền Trang này sắp lên khuôn thì chúng tôi được Thượng tọa Thích Thiện Siêu (1) từ Nha Trang gởi vào cho chúng tôi một tập tài liệu rất đầy đủ về Ngài Huyền Trang mà ông Lương Khải Siêu, một học giả trứ danh của Trung Hoa, đã sưu tầm và đã được Thượng tọa Thiện Siêu dịch ra Việt văn. Trong tập tài liệu có ghi rõ năm tháng sinh, mất và những biến chuyển lớn nhỏ trong đời Ngài, những tên nước, dặm đường mà Ngài đã đi qua, những kinh luận mà Ngài đã học và đã dịch những tài liệu này giúp cho chúng tôi đỡ băn khoăn bối rối trước những năm tháng, niên hiệu, địa danh, dặm đường mà mỗi sách nói một khác. Chẳng hạn như về tuổi thọ của Ngài, có sách bảo là Ngài tịch năm 56 tuổi, có sách là 65 tuổi, có sách là 61 tuổi, có sách 69 tuổi ... Chúng tôi rất vui mừng nhận thấy những niên kỷ, địa danh, những biến chuyển của đời Ngài trong tập Huyền Trang của chúng tôi đem so với trong tập tài liệu nghiên cứu rất công phu của Lương Khải Siêu hầu hết đều đúng cả. Tuy thế chúng tôi không đồng ý hẳn với ông Lương Khải Siêu ở một vài điểm. Chẳng hạn như theo ông Lương Khải Siêu thì Ngài Huyền Trang khỏi hành Tây du vào năm Trinh Quán nguyên niên mới đúng. Nhưng theo chúng tôi thì Ngài khởi hành Tây du vào năm Trinh Quán thứ ba, và chúng tôi có một tài liệu quý báu để quyết chắc như thế; đó là tờ biểu chính tay Ngài Huyền Trang viết cho vua Ðường Thái Tông, khi ở Vu Ðiền để báo tin Ngài về nước. Trong tờ biểu có câu: "Tôi đã lấy ngày tháng tư năm Trinh Quán thứ ba mạo phạm hiến chương, lẻn đi Thiên Trúc ..." (2) Không lẽ Ngài khởi hành đi từ năm Trinh Quán nguyên niên mà Ngài lại viết trong tờ biểu là năm thứ ba? Và như thế vì lý do gì?

Về địa danh ở Ấn Ðộ thì mỗi soạn giả Trung Hoa phiên âm một cách, có nhiều khi rất khó đọc, khó nhớ. Ðể độc giả có một ý niệm rõ ràng về địa thế những xứ ở Ấn Ðộ, chúng tôi đã lựa nhưng địa danh thông thường mà độc giả đã từng nghe, từng quen biết qua các kinh điển Phật giáo. Ðịa danh nào không có trong kinh điển, thì chúng tôi lựa các tên nào phiên âm sát với giọng đọc Ấn Ðộ nhất. Ngoài ra, những địa danh nào không cần thiết thì chúng tôi bỏ qua không nói đến để khỏi làm rối trí độc giả.

Kèm theo tập tài liệu quý báu của ông Lương Khải Siêu nói trên, Thượng tọa Thích Thiện Siêu lại còn gởi cho chúng ta một bản dịch bài Tựa "Ðại Ðường Tam Tạng Thánh Giáo" của Ðường Thái Tông (3). Bài tựa này trước kia ông Ðông Châu đã có dịch đăng trong Nam Phong số 143 tháng 10 năm 1929, nhưng chúng tôi thấy chưa vừa ý vì có nhiều chỗ không được sáng sủa. Nay bài tựa ấy được Thượng tọa Thích Thiện Siêu, hợp tác cùng Thượng tọa Thích Trí Thủ (4) gia công dịch lại, và gởi cho, chúng tôi vô cùng sưng sướng và cảm động. Chúng tôi cảm động và sung sướng vì nhận thấy công việc biên soạn của chúng tôi đã có được một tiếng dội nhanh chóng và quý báu; và vì cảm thông được, qua cử chỉ trao tặng tài liệu ấy, tất cả một đức tánh hoan hỷ trước những công tác có lợi ích chung, mà chỉ những vị tận tụy với Phật Pháp như quý Thượng tọa mới có được.

Chúng tôi rõ biết quý vị Thượng tọa không muốn được (hay bị) nhắc nhở đến nhiều, vì thế nên chúng tôi dừng bút ở đây. Nhưng trong lòng chúng tôi vẫn còn ân hận vì chưa nói hết được sự cảm tạ chân thành của mình.

VÕ ÐÌNH CƯỜNG
Saigon, ngày 7-5-1960

Chú thích:

(1) Nay là Hòa thượng Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Giáo dục Tăng Ni GHPGVN.
(2) Xem bài biểu của Ngài Huyền Trang.
(3) Xem bài tựa trong tập này
(4) Tức cố Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN nhiệm kỳ I


Chân thành cảm ơn Đạo hữu Bình Anson đã gởi tặng tập sách này
Trình bày : Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/02/2022(Xem: 4370)
“Glocalization” là một thuật ngữ, một ngôn ngữ lai giữa toàn cầu hóa và bản địa hóa, sự xuất hiện đồng thời của cả khuynh hướng phổ cập hóa và cụ thể hóa trong các hệ thống xã hội, chính trị và kinh tế đương đại. (Joachim Blatter & Munro 2013) Toàn cầu hóa đã được sử dụng rộng rãi theo cách tiêu cực, để giải thích những hậu quả không mong muốn đương thời, do nỗ lực của các cơ sở kinh tế và chính trị xuyên quốc gia, từ các liên minh quân sự và kinh tế như Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cho các tập đoàn đa quốc gia như Huawei, McDonald's, Nestle, Starbucks và Toyota. Mặt khác, bản địa hóa đã nhận được sự ưu ái của công chúng và truyền thông bởi nó được sự tôn trọng rõ ràng đối với sự đa dạng, bảo tồn di sản và truyền thống địa phương và 'đôi khi' quan tâm đến lợi ích của thiểu số.
10/02/2022(Xem: 4898)
Tôi đào thoát khỏi Tây Tạng vào ngày 31 tháng 3 năm 1959. Kể từ đó tôi sống lưu vong ở Ấn Độ. Trong giai đoạn 1949-50, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã gửi một đội quân đến xâm lược đất nước của tôi. Trong gần một thập kỷ, tôi vẫn là nhà lãnh đạo chính trị cũng như tinh thần của người dân và cố gắng thiết lập lại mối quan hệ hòa bình giữa hai quốc gia của chúng tôi. Nhưng nhiệm vụ được chứng minh là bất khả thi. Tôi đã đi đến một kết luận không mấy vui vẻ rằng tôi có thể phục vụ người dân của mình tốt hơn từ bên ngoài.
09/02/2022(Xem: 17691)
Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam Sử Lược (trọn bộ hai tập, do Hòa Thượng Giới Đức biên soạn)
08/02/2022(Xem: 4177)
Tại làng baho swabi, quận Swabi, nay là Khyber Pakhtunkhwa, các nhà khảo cổ và Bảo tàng KP đã phát hiện một Bảo tháp Phật giáo 1800 tuổi, các di vật và đồ tạo tác. Theo Daily Pakistan, đã được phát hiện hơn 400 cổ vật và Bảo tháp Phật giáo có niên đại 1800 năm.
18/01/2022(Xem: 4124)
Ấn bản nhiếp ảnh của bộ sách "Sao lục Phật tổ Trực chỉ Tâm thể Thiết yếu" (초록불조직지심체요절, 抄錄佛祖直指心體要節), là giáo trình tiêu biểu để giảng dạy cho học chúng trong chốn thiền môn tự viện Phật giáo Đại thừa, sẽ được chuyển thành một cơ sở dữ liệu văn hóa 3D. Tác phẩm văn học Thiền Phật giáo Bắc truyền nêu trên là bộ sách in kim loại lâu đời nhất thế giới.
14/01/2022(Xem: 3259)
Mạng lưới quốc tế Phật giáo Nhập thế “Ái hữu cho Hòa bình” (Buddhist Peace Fellowship, 和平團契, BPF), trụ sở hiện nay tại thành phố Oakland, tiểu bang California, Hoa Kỳ, là tổ chức phi lợi nhuận dành riêng cho phật tử tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường và thay đổi xã hội tiến bộ. Các tổ chức phi lợi nhuận BPF là chi nhánh quốc tế của “The Fellowship of Reconciliation” (FoR or FOR) với phương châm hoạt động hướng tới hòa bình toàn cầu, giúp đỡ người dân gặp khó khăn tại các quốc gia như Myanmar, Bangladesh, Tây Tạng và Việt Nam.
08/01/2022(Xem: 3720)
Đại học Phật giáo Nālandā Malaysia -Giáo dục toàn diện, Phát triển Con người toàn diện" (Nālandā Institute Malaysia -Holistic Education for Integral Human Development). Đại học Phật giáo Nālandā Malaysia (NIM) đã được hình thành vào tháng 01 năm 2006, nhằm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng Phật giáo, để có một cơ sở giáo dục Phật giáo tại Malaysia. Cố vấn tinh thần cho Hội Phật giáo Nālandā, Hòa thượng Tiến sĩ Kirinde Sri Dhammananda Nayaka Thera đáng kinh, đã cho thấy sự ủng hộ rõ ràng với ý tưởng của Ngài.
08/01/2022(Xem: 6085)
Taxila: Trong một cuộc khai quật một Bảo tháp Phật giáo tại Ban Faqiran, nhà Khảo cổ học của Bộ Liên bang Khảo cổ học đã phát hiện đồ cổ quý hiếm, trong đó có một đồng xu bằng đồng từ thời Vương triều Mughal, một đế quốc Hồi giáo (chịu ảnh hưởng từ nền văn hoá Ba Tư) ở Tiểu lục địa Ấn Độ đã ra đời vào năm 1526, nắm quyền kiểm soát trên phần lớn tiểu lục địa trong các thế kỷ 17 và 18, và cáo chung vào giữa thế kỷ 19.
08/01/2022(Xem: 3202)
Ung Chính lên ngôi lấy hiệu "Thuận Trị Hoàng đế, 順治皇帝" từ nhỏ đã thích đọc kinh sách Phật giáo, quảng giao tăng chúng, tinh thông Phật lý. Vua học thiền với Quốc sư Chương Gia, được hướng dẫn Thiền tọa liên tục trong hai ngày, đương thời Quốc sư Chương Gia (章嘉國師) khen ngợi vua có Chủng Tính Tối Thượng Thừa, khuyến khích bế quan nhập Thất Thiền tu, 14 ngày đêm miên mật tham cứu công án thoại đầu...
08/01/2022(Xem: 4992)
Bengal cổ đại là một trung tâm chính của Phật học, nghệ thuật và chủ nghĩa đế quốc; quả thực, đạo Phật là nền tảng của di sản văn hóa và ngôn ngữ của Bengal - bài thơ đầu tiên ở Bengali là Charyapada, được sáng tác bởi Chư tôn thiền đức Tăng già Phật giáo thời bấy giờ. Các Charyapada là tập hợp các bài thơ Thần kỳ, những bài tán thán sự chứng ngộ trong Kim Cương thừa truyền thống của Phật giáo mật tông ở các nơi Assam, Bengal, Bihar và Orissa. Theo các học giả đương đại, thuật ngữ Dharma trong tiếng Bengal có nghĩa là "Bauddha Dharma" (Buddhadharma) hoặc Phật pháp (佛法) và thuật ngữ Dharmapuja có nghĩa là "Buddhapuja". Khi Phật giáo bắt đầu suy tàn ở nhiều nơi khác nhau của Ấn Độ, nơi trú ẩn cuối cùng của Phật giáo là ở Bengal.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567