Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

6. Sự mở rộng

10/03/201103:52(Xem: 3608)
6. Sự mở rộng

LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO
Edward Conze - Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải
 

Chương I: Thời kỳ 500 NĂM trước công nguyên

6. SỰ MỞ RỘNG

Suốt thời kỳ thứ nhất, Phật giáo nói chung vẫn còn là một tôn giáo riêng của Ấn Độ. Vào khoảng năm 250 năm trước Công nguyên, vua A-dục gửi các phái bộ đến chỗ những hậu duệ của Alexander Đại đế, nghĩa là các vương quốc của Hy Lạp ở Ai Cập, Macedon, Cyrene và Epirus. Những phái bộ này không để lại dấu vết nào và rất có thể họ đã không đạt được kết quả gì.

Sự hiểu biết khá mơ hồ về Phật giáo mà chúng ta tìm thấy trong các tác giả Hy Lạp có thể được giải thích bởi những cuộc tiếp xúc về sau này, vốn chỉ diễn ra trong mối quan hệ mậu dịch phát triển mạnh mẽ vào thời đại La Mã giữa Ấn Độ và Địa Trung Hải.

Chỉ có hoạt động của phái đoàn do vua A-dục phái đi Tích Lan là mang lại kết quả. Sau khi được Mahinda, con vua A-dục, truyền vào Tích Lan khoảng năm 240 trước Công nguyên, Phật giáo đã tồn tại nơi đây trong một thời gian lâu hơn bất cứ nơi nào khác. Từ đó về sau, Phật giáo đã trở thành quốc giáo của nước này. Chỉ có Phật tử mới có quyền chính thức trở thành một vị vua, và đảo Lanka được xem như là của chính đức Phật. Nhà vua có bổn phận bảo vệ Tăng-già, và những quyền lợi lớn lao được dành cho các tự viện dưới hình thức hiến cúng, sự tôn kính, và không bị ai can thiệp vào nội bộ. Mặc dù hầu hết các nhà vua đều là cư sĩ, nhưng họ vẫn là quan tòa tối hậu trong việc phân xử bất cứ sự bất đồng nào giữa tất cả những tín đồ Phật giáo.1 Về phần của tăng sĩ, nói chung thường giúp đỡ các nhà vua, và tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng cho những điều các nhà vua muốn thực hiện.

Mối quan hệ gần gũi giữa Tăng-già với Nhà nước đã có những điều bất lợi. Từ thế kỷ 2 trước Công nguyên trở đi, điều đó không những đã đưa tinh thần của chủ nghĩa dân tộc vào Phật giáo Tích Lan và làm cho giới tăng sĩ có khuynh hướng thiên về chính trị, mà còn dẫn họ đến chỗ nhiệt tình ủng hộ những cuộc chiến tranh của các vị vua. Giới tăng lữ đã nói chắc với vua Dutta Gamani1 rằng việc giết hàng ngàn kẻ thù là không thành vấn đề, vì đã là những kẻ không có đức tin2 thì những kẻ thù ấy thật sự chẳng hơn gì súc vật. Tăng sĩ tháp tùng theo quân đội của nhà vua này, bởi vì “sự hiện diện của các vị tỳ-kheo đem đến cho chúng ta cả sự tốt lành và sự che chở”, và chính nhà vua đã gắn một viên ngọc xá-lợi vào cây giáo của mình.

Trong một thời gian dài, tín đồ Phật giáo Tích Lan tiếp tục giữ quan hệ chặt chẽ với Ấn Độ qua các cảng Bharukaccha và Surparaka ở miền Tây. Dần dần, toàn bộ kinh tạng được đưa vào Tích Lan, và cho đến cuối thời kỳ đầu, hoặc có thể muộn hơn, thì có cả những kinh sách mới biên soạn bằng tiếng Pli của các bộ phái chính. Chẳng hạn như phần đầu của cuốn “Di-lan-đà vấn đạo”.3 Trong thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên, Kinh tạng và các tác phẩm chú giải, vốn trước đó chỉ được truyền miệng, đã được ghi chép lại ở chùa Aluvihara “để Phật pháp có thể tồn tại lâu dài”.

Chiến tranh và nạn đói kém đã làm giảm đi dân số của nước này, và việc truyền miệng kinh tạng bị lâm nguy. Thánh ngữ của kinh tạng là tiếng Pli, trong khi các phần chú giải là bằng tiếng Tích Lan.

Tích Lan trở thành quê hương của một bộ phái được biết đến như là Thượng tọa bộ,4 rất được quan tâm trong lịch sử Phật giáo, một phần vì kinh tạng của họ được giữ lại đầy đủ, và một phần vì sự cách biệt về mặt địa lý nên tương đối ít bị ảnh hưởng bởi nhiều sự phát triển sau này. Tuy vậy, không rõ là họ đã bắt nguồn từ bộ phái nào của Ấn Độ. Có lẽ họ giống với Phân biệt bộ, và được phát sinh từ một trong những chi nhánh của bộ phái này.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/07/2012(Xem: 9089)
Thiền sư Nhật Dōgen Kigen (Đạo Nguyên Hy Huyền) (1200-1253), cũng thường được gọi là Eihei Dōgen, là vị tổ sáng lập tông Tào Động (Nh: Sōtō) tại Nhật. Hiện nay Thiền tông (Zen) tại Nhật có hai tông thịnh hành nhất là tông Lâm Tế (Rinzai) và tông Tào Động
29/06/2012(Xem: 5521)
Biện đạo thoại (Bendōwa, 辨 道 話) là một trong những phẩm chánh của tác phẩm Shōbōgenzō (Chánh pháp nhãn tạng 正 法 眼 藏) do Dōgen (Đạo Nguyên 道 元) là vị tổ sáng lập tông Tào Động (Sōtō) Nhật Bản viết.
30/05/2012(Xem: 5226)
Giáo lý Phật Đà được truyền đến Tây Tạng dưới sự bảo trợ của một dòng truyền thừa cổ xưa các vị vua.
30/05/2012(Xem: 6002)
LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO & HỒI GIÁO TẠI AFGHANISTAN · Địa lý · Sự hiện diện của Phật Giáo vào buổi đầu · Trường phái Nhất Thiết Hữu Bộ và Vương quốc Graeco-Bactrian · Thời đại Kushan · Người White Huns và Turki Shahis · Tây Thổ Nhĩ Kỳ (The Western Turks) · Thời đại Umayyad và sự mở đầu của Hồi giáo · Liên minh Tây Tạng · Đầu thời kỳ Abbasid · Cuộc nổi loạn chống lại đế chế Abbasids · Triều đại Tahirid, Saffarid, và Hindu Shahi · Triều đại Samanid, Ghaznavid, và Seljuk · Triều đại Qaraqitan và Ghurid · Thời kỳ Mông Cổ (Mongol)
29/05/2012(Xem: 15811)
Đây là cuốn sách đầu tiên ghi lại lịch sử Phật Giáo ở Úc Châu và ảnh hưởng của Phật Giáo đối với đời sống văn hóa và tâm linh của người Úc... Thích Nguyên Tạng
16/04/2012(Xem: 7202)
ột vài người có thể nghĩ rằng, Rime (Rimed, phát âm là Remay) là một truyền thống riêng biệt của Phật giáo Tây Tạng, hay đây là một truyền thống mới, tách biệt khỏi tám dòng truyền thừa thực hành hay năm truyền thống chính. Nhưng sự thật thì không phải thế.
16/04/2012(Xem: 4796)
Lịch sử của dòng Sakya bắt nguồn từ các vị trời giáng sinh từ cõi Tịnh Quang trong coi trời Sắc giới đến ngự tại các rặng núi tuyết của Tây Tạng vì lợi lạc của chúng sinh.
16/04/2012(Xem: 6126)
Đức Kyabje Trulshik Rinpoche, Ngawang Chökyi Lodrö, là hóa thân của ngài Zhadeu Trulshik Rinpoche ở Dzarong, và cũng là hóa thân của đức Kim Cương Thủ và đức Văn Thù.
07/04/2012(Xem: 6450)
Trong cuối kỷ nguyên hai mươi đầu thế kỷ 21 đầy biến động chính trị trọng đại trên thế giới cũng như ở nhiều quốc gia, mà chúng tôi chỉ trình bày với mức tối thiểu về một khía cạnh Tôn giáo trong những năm tháng gần đây, nhất là đối với Phật Giáo Việt nam ở hải ngoại. Còn đề tài trên chắc chắn phải dành một chỗ rộng hơn, hay là có nhiều bậc thức giả mổ xẻ nhiều hơn trong những dịp có thể.
19/03/2012(Xem: 3544)
Có thể nói nguyên nhân sâu xa và then chốt nhất của sự biến mất truyền thống Tăng bảo trong Phật giáo Nhật Bản hiện tại là bản thể giới luật của Tăng không được coi trọng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567