Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bạch Mã Cổ Tự Ngôi Già lam đầu tiên Phật giáo Trung Quốc

09/11/201203:21(Xem: 8604)
Bạch Mã Cổ Tự Ngôi Già lam đầu tiên Phật giáo Trung Quốc

Bach Ma Tu
Bạch Mã Cổ Tự 
Ngôi Già lam đầu tiên Phật giáo Trung Quốc
Thích Vân Phong

Ngôi Thánh địa Già lam Bạch Mã, ngôi chùa cổ xưa nhất ở Trung Quốc, tọa lạc khoảng 6 dặm Anh, cách Thành phố Lạc Dương, thuộc tỉnh Hà Nam, miền Đông Trung Quốc.

Ngôi Già lam Bạch Mã Cổ Tự được sáng lập từ thời Minh Đế của triều đại Đông Hán (từ năm 29 sau Công Nguyên đến năm 75 sau Công Nguyên), gắn liền với truyền thuyết thần kỳ về sự kiến tạo thuở sơ khai.

Theo sử Trung Hoa ghi chép, vào thời Đông Hán, niên hiệu Vĩnh Bình, Hán Minh Đế nằm mộng thấy một cảnh sơn xuyên tú lệ, vân thủy hữu tình và có một Thần nhân lấp lánh hoàng kim quang lâm cung điện. Khi tỉnh mộng, Hán Minh Đế triệu tập các quan cận thần đến để chia sẻ về giấc mơ của mình. 
 
Đại thần Phó nghị tâu rằng: “Muôn tâu Bệ Hạ! Vào ngày 08 tháng 04 năm thứ 24 thời Chu Chiêu Vương (971 trước Công nguyên) triều đại nhà Chu, tam thiên đại thiên thế giới đều chấn động. Ban đêm có những ánh hào quang ngũ sắc chiếu khắp trời Tây”.

Vị Thái sử họ Tô suy đoán rằng: “Đây là dấu hiệu của sự Đản sinh của một vị Đại Thánh ở Thiên Trúc. Vị Thánh nhân này lâm phàm để cứu khổ chúng sinh. Giáo pháp của Ngài sau một nghìn năm thì có thể bén rễ vào đất Trung thổ này. Giờ đây đã đến thời kỳ tiếp nhận ánh sáng đó. Hạ thần nghe nói có một vị Thánh ở Tây Vức, được thế gian tôn sùng kính ngưỡng tôn xưng là “Phật Thế tôn” mà Bệ hạ nằm mơ thấy”.

Trăm nghe không bằng mắt thấy, Hán Minh Đế chiếu chỉ cho một phái đoàn 12 người sang tận Tây Vức để tìm Phật Thế tôn để cầu Chính pháp Như Lai.

Đoàn 12 người đã trãi quan bao gian khó hiểm nguy, cuối cùng đến quốc gia Đại Nguyệt Thị (Tai Yueshi), vùng Tây Vức, nơi Phật Pháp hưng thịnh, giáo lý Phật đà được phổ cập từ Thành thị đến nông thôn, Vua quan cho đến thứ dân điều mộ đạo tu hiền, cơ sở tự viện Phật giáo có mặt khắp nơi. 
 
Đoàn người đã đảnh lễ và cung thỉnh hai vị Thánh tăng Thiên Trúc, Ca Diếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan về Trung Nguyên (Trung Hoa), đoàn mang về một số Kinh và tượng Phật. Năm thứ 10, niên hiệu Vĩnh Bình, triều Hán Minh Đế (67 sau Công nguyên), đoàn 12 người mới quay trở về Lạc Dương, Kinh đô của triều đại Đông Hán.

Hán Minh Đế vui mừng khôn xiết, thỉnh nhị vị Thánh Tăng vào cung thỉnh vấn, và sau đó đưa nhị vị Thánh Tăng nhập Già lam Tịnh địa Hồng Lô Tự, một Dinh thự quan chức của Bộ Ngoại Giao, và chiếu chỉ cho nhị vị Thánh Tăng dịch những các bộ kinh Tứ Thập Nhị Chương, Thập Địa Đoạn Kết, Phật Bổn Sanh, Pháp hải Tạng, Phật Bổn Hạnh. . .

Ca Diếp Ma đằng và Trúc Pháp Lan, Nhị vị Thánh Tăng đã dịch kinh và hoằng truyền Chính pháp Như Lai tại Bạch Mã Tự. Những bản kinh của nhị vị Thánh Tăng dịch từ Phạn sang Hán được sự trân quý và luôn cất giữ trong Đại Điện để chư Tăng và Phật tử Lễ bái Tôn thờ Pháp bảo.

Đến thời Đại Đường, Nữ hoàng Võ Tắc Thiên, Trung Hoa Phật giáo Quốc đạo, ngôi Già lam Tịnh địa Bạch Mã Cổ tự cực thịnh, chư Tăng có hơn một nghìn.

Vào thời nổi loạn của An Sử (755-763), Phật giáo bị pháp nạn, ngôi Già lam Tịnh địa Bạch Mã Cổ tự bị pháp hoại trầm trọng. Đến thời Hội Xương (840-846) tru diệt Phật giáo, ngôi Già lam Tịnh địa Bạch Mã Cổ tự chỉ còn tàn tích lưu lại với những mảnh đá vỡ khắc chữ.

Thời Tống Thái Tông (939 -997), Vua Gia Tĩnh nhà Minh (1507- 1567) và vua Khang Hy nhà Thanh (1662-1722) cũng đã liên tục việc trùng tu kiến thiết ngôi Già lam Tịnh địa Bạch Mã Cổ tự được nguy nga tráng lệ cho đến nay.

Ngôi Già lam Tịnh địa Bạch Mã Cổ tự đã được 1.943 tuổi, ngôi chùa đầu tiên của Phật giáo Trung Quốc, và được xem là “Cái nôi của Phật giáo” của Phật giáo Trung Quốc.

Chùm ảnh Ngôi Già lam Tịnh địa Bạch Mã Cổ tự, ngôi chùa đầu tiên của Phật giáo Trung Quốc, và được xem là “Cái nôi của Phật giáo” của Phật giáo Trung Quốc, trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc cùng vòng quanh thưởng lãm:

























































Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/12/2010(Xem: 3408)
Dân số thế giới: 7 tỷ, trong đó, Á châu: 4 tỷ (Trung Quốc có 1.3 tỷ, Ấn Độ có 1.1 tỷ). Đạo Phật: 500 triệu tín đồ, đa số ở Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á, và một phần của Nga. Việt Nam: dân số 84 triệu, Phật giáo 83% (70 triệu; gồm Bắc tông 78% và Nam tông 5%), Gia-tô giáo 7%, Cao Đài 2%, các đạo khác và vô tôn giáo 8%).
25/12/2010(Xem: 4428)
Lịch Sử Kết Tập Kinh Điển , Bình Anson minh họa bằng biểu đồ và hình ảnh
25/12/2010(Xem: 8137)
Phật giáo là một tôn giáo được đức Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) truyền giảng ở miền bắc Ấn Độ vào thế kỷ thứ 6 TCN. Do đạo Phật được truyền đi trong một hơn hay 2500 năm và lan ra nhiều nơi cho nhiều chủng tộc nên lịch sử phát triển của nó khá đa dạng về các bộ phái cũng như là các nghi thức và phương pháp tu học. Ngay từ buổi đầu, đức Thích Ca, người truyền đạo Phật, đã thiết lập được một giáo hội với các luật lệ hoạt động chặt chẽ của nó. Nhờ vào sự uyển chuyển của giáo pháp, đạo Phật có thể thích nghi với các hoàn cảnh chế độ xã hội, con người, và tập tục ở các thời kỳ khác nhau, nên ngày nay Phật giáo vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển ngay cả trong các nước có nền khoa học tiên tiến như Hoa Kỳ và Tây Âu.
24/12/2010(Xem: 5479)
Nếu ta dở bản đồ thế giới, ta sẽ thấy Á Châu chiếm một vùng đất mênh mông hình mặt trăng lưỡi liềm, hai đầu chỉa về hướng bắc, vòng trong đi theo duyên hải Biển Bắc Cực của xứ Scandinavia và Tây Bá Lợi Á. Vòng ngoài từ đông sang tây là bờ biển Thái Bình Dương Tây Bá Lợi Á qua Trung Quốc, các nước Đông Nam Á, bán đảo lục địa Ấn Độ, Iran, Tiểu Tế Á đến Âu Châu. Giáp ranh vòng ngoài của mặt trăng lưỡi liềm ấy, tại nhiều nơi, nhưng đứng ngoài, ta thấy các nước Ả Rập, Phi Châu và Mỹ Châu.
15/11/2010(Xem: 6696)
Năm 938 Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng kết thúc 1000 năm Bắc thuộc, bắt đầu thời kì tự chủ tiến tới xây dựng nền độc lập cho nước ta. Tuy nhiên tinh thần độc lập của nước Việt không phải bắt đầu từ sau chiến thắng ấy, mà nó đã tồn tại trong suốt thời gian Bắc thuộc, được thể hiện qua các cuộc khởi nghĩa của bà Trưng, bà Triệu cho đến Phùng Hưng, rõ ràng tinh thần quyết dành độc lập của dân Việt luôn được nuôi dưỡng, chắn chắn đó là đề tài luôn được người dân Việt bàn bạc sau lũy tre làng, trên những cánh đồng hay trong những câu chuyện đêm đêm bên bếp lửa. Tuy nhiên do chưa có một nhà nước để thống nhất các lực lượng, nên đã có nhiều nhóm hoạt động chứ không phải chỉ có phe nhóm của Ngô Quyền,
04/11/2010(Xem: 3983)
Vì có nhiều người thắc mắc việc Đạo Phật biến mất trên đất Ấn Độ, nơi nó đã ra đời và lớn mạnh đến tuyệt đỉnh. Do đó, chúng tôi xin dịch bài này của tác giả là một người Ấn Độ, cũng là một người trưởng thành trong xã hôị Ấn Độ Giáo, dưới quan điểm của một học giả hiện đại để cống hiến qúy vị.
22/10/2010(Xem: 6357)
Khi tìm những bài nói về về tương lai Phật giáo hoặc Phật giáo và tuổi trẻ, tôi lấy làm ngạc nhiên vì không dễ kiếmđược nhiều bài nói về đề tài phức tạp này để cốnghiến cho đọc giả của đặc san. Có lẽ do vì thống kê sinhhoạt Phật pháp không được đầy đủ và nền sinh hoạttại các chùa không mấy liên quan với nhau.
20/10/2010(Xem: 3194)
Không phải ngẫu nhiên mà phong trào phục hưng Phật giáo tại Ấn Độ, như chúng ta đã thấy được đề xướng bởi một nhân vật Tích Lan (1) là đại đức Anagarika Dharmapala. (2) Sự liên quan chặt chẽ giữa Phật giáo với chủ nghĩa quốc gia Tích Lan phát sinh từ lịch sử chính trị và tinh thần đặc biệt của Tích Lan. Phật giáo đã có mặt ở Tích Lan từ triều đại A Dục Vương, (3) thế kỷ thứ 3 trước Tây lịch. Vào lúc đó nhà vua đã đích thân gửi hoàng tử là Ngài Mahinda (4) sang vua Devanampiyatissa xứ Tích Lan (Lanka). Chẳng bao lâu, Phật giáo trở thành quốc giáo của vương quốc Lanka và tồn tại mãi đến khi người Anh chấm dứt vương quyền tại xứ này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567