Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

06-Nói về nghĩa "Bất giác" Ý tương tục và Ý thức

02/05/201316:41(Xem: 21429)
06-Nói về nghĩa "Bất giác" Ý tương tục và Ý thức


Phật Học Phổ Thông

HT. Thích Thiện Hoa


KHOÁ X - XI

LUẬN ĐẠI THỪA KHỞI TÍN

DỊCH NGHĨA VÀ LƯỢC GIẢI

--- o0o ---

Bài Thứ 6

Nói về nghĩa "Bất giác" (tiếp theo)
d. Nói về "ý tương tục" có 5 thứ:
1. Nghiệp thức (nghiệp tướng)
2. Chuyển thức (chuyển tướng)
3. Hiện thức (hiện tướng)
4. Trí thức (trí tướng)
5. Tương tục thức (tương tục tướng)
e. Nói về "ý thức"
Cảnh giới này duy có Phật mới biết được rốt ráo.

CHƯƠNG THỨ BA

PHẦN GIẢI THÍCH

NÓI VỀ NGHĨA "BẤT GIÁC"

(Tiếp Theo)

--- o0o ---

d. NÓI VỀ "Ý" TƯƠNG TỤC, có 5 thứ

CHÁNH VĂN

Trên đã nói "Tâm sanh diệt", (thức A lại da)tiếp theo đây sẽ nói "cái "Ý" làm nhơn duyên sanh diệt".

Tất cả chúng sanh đều từ nơi tâm (A lại da)mà sanh ra mý (Mạt ma)và ý thức (thức thứ 6). Nghĩa là do thức A lại da có vô minh bất giác (nghiệp tướng)nên sanh ra Năng kiến (chuyển tướng) và Năng hiện (hiện tướng)rồi tiếp tục sanh ra các niệm (lục thô), chấp lấy cảnh giới v.v...gọi là "Ý".

LƯỢC GIẢI

Đoạn này nói về sự quan trọng của "ý". Trong các nơi khác, khi nói đến "ý" thì thường dùng để chỉ riêng cho thức Mạt na, là thức sanh diệt tương tục thắng hơn các thức. Nhưng chữ "ý" ở luận này là chỉ chung cho cả 8 thức; vì cả 8 thức đều có nghĩa "sanh diệt tương tục".

Thức A lại da là gốc của sanh diệt, thức Mạt na làm nhơn duyên cho sự sanh diệt tương tục; còn ý thức thì khởi hoặc tạo nghiệp, làm cho chúng sanh nhiều kiếp sanh tử không dứt.

CÁI "Ý" CÓ 5 THỨ

CHÁNH VĂN

Cái "Ý" này lại có 5 thứ: Nghiệp thức(nghiệp tướng), Chuyển thức(chuyển tướng),Hiện thức (hiện tướng), Trí thức(trí tướng)và Tươmng tục thức(tương tục tướng).

a. "Nghiệp thức" là sự vô minh bất giác làm cho tâm vọng động (tức là Tự chứng phần của thức A lại da)

b. "Chuyển thức" là phần Năng phân biệt (Kiến phần của thức A lại da) do tâm vọng động chuyển sanh ra.

c. "Hiện thức" là sự hiện bày của cảnh giới ngũ trần bị phân biệt (Tướng phần của thức A lại da).Cảnh giới này không có trước sau, trong tất cả thời, mặc tình sanh khởi, thường hiện ở trước.

(3 thứcx này thuộc về Tam Tế)

d. "Trí thức" là cái biết phân biệt các pháp nhiễm tịnh.

e. "Tương tục thức" là niệm niệm sanh diệt tương tục không gián đoạn.

(2 thức này thuộc về 2 món. Thô trước, trong 6 món Thô)

năm thứ "ý" này, giữ gìn tất cả nghiệp lành dữ, từ quá khứ vô lượng kiếp về trước, cho đến ngày nay cũng không mất (trì chủng). Nó lại có công năng làm cho thành thục tất cả quả báo khổ vui về hiện tại cũng như tương lai, không sai mất (chấp thủ căn thân, thế giới và kiết sanh tương tục). Và nó công năng nhớ việc đã qua, nghĩ những việc hiện tại và suy tính những việc chưa đến (vị lai).

Bởi thế nên ba cõi (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới) đều hư ngụy, duy tâm tạo ra. Nếu rời tâm thì không có cảnh giới sáu trần này (ba cõi).

LƯỢC GIẢI

Đoạn này nói về nghĩa chử "ý", là chỉ cho một dòng sanh diệt tương tục không gián đoạn. Từ vô minh vọng động, sanh ra 3 món Tế, là Nghiệp tướng (nghiệp thức), Chuyển tướng (chuyển thức), Hiện tướng (hiện thức) và hai món Thô là Trí tướng (trí thức) và Tương tục tướng (tương tục thức).

Năm cái "ý" này có công năng giữ gìn thiện ác, quả báo khổ vui hiện tại và vị lai, làm cho không mất (đó là công năng trì chủng chấp thọ thân căn thế giới và kiết sanh tương tục của thức A đà na); nhớ nghĩ những việc đã qua và lo tính những điều chưa đến (đó là công năng của thức thứ 6), và một dòng sanh diệt, tiếp tục từ trước đến sau không gián đoạn, gọi đó là "ý". Bởi thế nên chữ "ý" này là chỉ chung cho cả 8 thức.

Tóm lại, từ vô minh vọng động, sanh ra thức A lại da. Từ thức A lại da lại tiếp tục sanh ra 7 thức trước; rồi cùng nhau làm nhơn làm duyên, lại thành ra một dòng sóng thức, sanh diệt tương tục vô tận, gọi đó là "ý". Cũng vì rõ nghĩa này, nên Cổ nhơn làm bài thơ có câu rằng: "...Nhứt ba tài động vạn ba tuỳ ..." (một lượng sóng vừa nổi lên, thì trăm ngàn lượng sóng đều nổi theo).

Nào ba cõi, nào 6 trần đều từ 8 thức này biến hiện. Bởi thế nên các pháp đều hư dối, duy tâm tạo ra; nếu rời 8 thức, thì các cảnh giới đều không còn.

CHÁNH VĂN

Nghĩa này thế nào?_ Do tất cả pháp đều từ vọng tâm của chúng sanh mà sanh khởi, nên tất cả sự phân biệt tức là phân biệt trong tự tâm. Nhưng tâm không có hình tướng gì cả, nên không thể thấy được nó. Phải biết, tất cả cảnh giới ở thế gian, đều do vô minh vọng tâm của chúng sanh mà được tồn tại, nên tất cả các pháp, đều khônhg có thật thể, mà chỉ vọng tâm huyễn hiện, như bóng trong gương.

Nếu vọng tâm sanh khởi, thì các pháp đều sanh khởi; vọng tâm diệt thì các pháp đều diệt (Tâm sanh tắc chủng chủng pháp sanh, tâm diệt tắc chủng chủng pháp diệt).

LƯỢC GIẢI

Tất cả các pháp đều do tâm của chúng sanh sanh ra, nên chúng snh phân biệt các pháp, tức là phân biệt ở nơi tự tâm. Kinh Lăng Nghiêm chép: "Tự tâm thủ tự tâm, phi huyễn thành huyễn pháp" (tự tâm chúng sanh trở lại chấp lấy tự tâm chúng sanh; tâm không phải huyễn mà trở lại thành pháp hư huyễn).

Tất cả các pháp đều không thật có, chỉ nương nơi tâm mà tồn tại, như hoa trong gương, như trăng dưới nước. Nếu tâm động thì các pháp sanh, tâm tịnh thì các pháp diệt. Trong Khế kinh chép: "tâm sanh tắc chủng chủng pháp sanh, tâm diệt tắc chủng chủng pháp diệt" là vậy. Tổ Qui Sơn nói: "Nhứt tâm không sanh thì muôn pháp đều dứt" (Nhứt tâm bất sanh vạn pháp câu tức). Bởi thế nên đoạn trước nói "Người quán vô niệm (không vọng niệm) thì hướng về trí Phật".

Đoạn này đã nói về "ý tương tục" rồi, tiếp theo dưới đây sẽ nói đến ý thức.

e. NÓI VỀ "Ý THỨC"

CHÁNH VĂN

Trên đã nói về "ý" rồi, tiếp theo đây nói về "ý thức". Ý thức tức là "thức tương tục". Bởi chúng phàm phu chấp trước rất nặng nề nơi Ngã và Ngã sở, nên khởi ra các món vọng chấp, leo chuyền theo sự vật, phân biệt cảnh giới sáu trần, gọi đó là "ý thức"(thức thứ sáu). Cũng gọi đó là "Phân ly thức", hay gọi "Phân biệt sự thức". Thức này nương nơi kiến (kiến hoặc)và ái (tư hoặc)phiền não mà được nuôi lớn.

LƯỢC GIẢI

Đoạn này nói về "ý thức".

So với 5 món "ý" nói trên, thì ý thức này thuộc về món thứ năm là "Tương tục thức"; trong Lục thô nó thuộc về Thô thứ hai là "Tương tục Tướng"; trong 8 thức nó thuộc về thức thứ 6.

_ Bởi thức này, niệm niệm tương tục, chấp Ngã và Ngã sở, leo chuyền theo các trần cảnh, phân biệt các sự vật, vọng chấp đủ điều, nên gọi là "Thức tương tục".

_ Bởi thức này phân biệt 5 trần cảnh (Sắc, Thinh, Hương, Vị và Xúc) mỗi cảnh riêng nhau, nên gọi là "Phân ly thức".

_ Bởi thức này phân biệt tất cả sự vật, nên cũng gọi là "phận biệt sự thức".

_ lại nữa, thức này nhờ 2 món phiền não là "Kiến" và "Ái" mà được nuôi lớn, "kiến" tức là kiến hoặc, thuộc về phân biệt hoặc. "Ái" tức là Tư hoặc, thuộc về Cu sanh hoặc. Do hai món phiền não này, nên ý thức mới khởi hoặc tạo nghiệp, quanh quẩn trong sanh tử luân hồi.

***

Trong "Môn sanh diệt" có 2phần, trên đã nói về phần thuận dòng vô minh (lưu chuyển), sanh ra các pháp sanh tử tạp nhiễm; sau đây sẽ nói, chính nơi pháp tạp nhiễm lưu chuyển đó, để chỉ sự trở lại thanh tịnh (hoàn tịnh) tuỳ theo trình độ của người, hoặc mau hay chậm không đồng.

CẢNH GIỚI NÀY DUY PHẬT MỚI BIẾT ĐƯỢC RỐT RÁO

CHÁNH VĂN

Do vô minh huân tập sanh ra thức. Cảnh giới này, chúng phàm phu không thể biết được; dù cho hàng Nhị thừa dùng trí huệ quán sát cũng không thể biết được; các vị Bồ Tát từ Sơ tín cho đến Tam hiền (Trụ Hạnh, Hướng)phát tâm quán sát, chỉ biết được chút ít; bực Thập địa Bồ Tát (Pháp thân Bồ Tát) cũng chỉ biết được từng phần; cho đến Đẳng giác Bồ Tát cũng không thể biết hết ; duy có Phật mới biết được rốt ráo.

Tại sao vậy?. _ Vì tâm này từ hồi nào đến giờ, tánh nó vẫn thanh tịnh, không có vô minh; song bị vô minhnlàm nhiễm ô (bất biến tuỳ duyên), vì thế nên rất khó biết. Bởi thế nên chỉ có Phật mới có thể biết được cảnh giới này.

Tóm lại, chơn tam (tâm tánh)vì thướng không vọng niệm, nên gọi là "bất biến" (chơn như). Song chúng sanh vì không ngộ nhập được chơn tâm (nhứt pháp giới)này, lại sanh vọng niệm nên gọi là "vô minh".

LƯỢC GIẢI

Người đang chiêm bao không bao giờ biết được chiêm bao; phải thức giấc rồi mới biết đó là cảnh chiêm bao; chúng sanh đang ở trong vòng vô minh vọng thức, không thể biết được vô minh vọng thức; bao giờ giác ngộ hoàn toàn, mới biết được rốt ráo cảnh giới của vô minh vọng thức.

Do vô minh huân tập vào chơn như, nên chơn vọng hoà hiệp biến thành thức A lại da. Chúng phàm phu vì đang ở trong vòng thức biến, nên không bao giờ biết được cảnh giới thức biến. Hàng Nhị thừa tuy dùng trí huệ quán sát, phá được ngã chấp; nhưng mây pháp chấp hãy còn dày bịt và che lối chơn tâm, nên cũng không thể thấy được cảnh giới ấy. Các bực Bồ Tát ở vị Tam hiền, mới phá được đôi phần phân biệt pháp chấp; nên chỉ biết được chút ít về cảnh giới này. Đến bực Thập địa Bồ Tát , hễ phá được một phần vô minh, chứng được một phần pháp thân, thì thấy được một phần của cảnh giới này, và cứ tuần tự như thế, cho đến khi nào phá được 10 phần vô minh, thì chứng 10 phần pháp thân và biết được cả 10 phần của cảnh giới này. (Thập địa Bồ Tát, do phá vô minh, chứng được pháp thân, nên gọi là "Pháp thân Bồ Tát"). Bực Đẳng giác Bồ Tát, vì còn vi tế vô minh, nên đối với cảnh giới này, biết cũng chưa tường tận. Đến quả vị Phật, do phá vô minh đã sạch hết, nên mới hoàn toàn biết được cảnh giới này; cũng như người đã hoàn toàn thức tĩnh, mới biết được rốt ráo cảnh mê mộng.

***

Trên đã nói nhơn duyên trở lại bản tâm thanh tịnh rồi, dưới đây sẽ lược nói đến địa vị nào, mới đoạn được hoặc gì, để trở lại bản tâm thanh tịnh.

---*^*---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/12/2010(Xem: 3811)
Mùa Xuân là mùa đâm chồi nẫy lộc của thiên nhiên. Cách đây hơn 25 thế kỹ, nhân loại cũng đã chứng kiến một hiện tượng “đâm chồi nẫy lộc” khác vĩ đại và tuyệt vời hơn nhiều. Không phải của thiên nhiên mà của trí tuệ, không phải làm đẹp cảnh vật mà làm sáng lên một con đường giải phóng chúng sinh thoát khổ. Hiện tượng khai hoa nở nhụy đó là sự thành hình của Tăng đoàn Phật giáo (Tăng già, Sangha) do chính Đức Phật khai sinh, nuôi dưỡng và uốn nắn để từ đó lớn lên, lan rộng, vượt thời gian, tồn tại cho đến ngày nay dưới những chiếc tăng bào nhiều màu sắc trên khắp mặt địa cầu.
26/12/2010(Xem: 3746)
Dân số thế giới: 7 tỷ, trong đó, Á châu: 4 tỷ (Trung Quốc có 1.3 tỷ, Ấn Độ có 1.1 tỷ). Đạo Phật: 500 triệu tín đồ, đa số ở Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á, và một phần của Nga. Việt Nam: dân số 84 triệu, Phật giáo 83% (70 triệu; gồm Bắc tông 78% và Nam tông 5%), Gia-tô giáo 7%, Cao Đài 2%, các đạo khác và vô tôn giáo 8%).
25/12/2010(Xem: 4674)
Lịch Sử Kết Tập Kinh Điển , Bình Anson minh họa bằng biểu đồ và hình ảnh
25/12/2010(Xem: 9490)
Phật giáo là một tôn giáo được đức Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) truyền giảng ở miền bắc Ấn Độ vào thế kỷ thứ 6 TCN. Do đạo Phật được truyền đi trong một hơn hay 2500 năm và lan ra nhiều nơi cho nhiều chủng tộc nên lịch sử phát triển của nó khá đa dạng về các bộ phái cũng như là các nghi thức và phương pháp tu học. Ngay từ buổi đầu, đức Thích Ca, người truyền đạo Phật, đã thiết lập được một giáo hội với các luật lệ hoạt động chặt chẽ của nó. Nhờ vào sự uyển chuyển của giáo pháp, đạo Phật có thể thích nghi với các hoàn cảnh chế độ xã hội, con người, và tập tục ở các thời kỳ khác nhau, nên ngày nay Phật giáo vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển ngay cả trong các nước có nền khoa học tiên tiến như Hoa Kỳ và Tây Âu.
24/12/2010(Xem: 6351)
Nếu ta dở bản đồ thế giới, ta sẽ thấy Á Châu chiếm một vùng đất mênh mông hình mặt trăng lưỡi liềm, hai đầu chỉa về hướng bắc, vòng trong đi theo duyên hải Biển Bắc Cực của xứ Scandinavia và Tây Bá Lợi Á. Vòng ngoài từ đông sang tây là bờ biển Thái Bình Dương Tây Bá Lợi Á qua Trung Quốc, các nước Đông Nam Á, bán đảo lục địa Ấn Độ, Iran, Tiểu Tế Á đến Âu Châu. Giáp ranh vòng ngoài của mặt trăng lưỡi liềm ấy, tại nhiều nơi, nhưng đứng ngoài, ta thấy các nước Ả Rập, Phi Châu và Mỹ Châu.
15/11/2010(Xem: 7423)
Năm 938 Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng kết thúc 1000 năm Bắc thuộc, bắt đầu thời kì tự chủ tiến tới xây dựng nền độc lập cho nước ta. Tuy nhiên tinh thần độc lập của nước Việt không phải bắt đầu từ sau chiến thắng ấy, mà nó đã tồn tại trong suốt thời gian Bắc thuộc, được thể hiện qua các cuộc khởi nghĩa của bà Trưng, bà Triệu cho đến Phùng Hưng, rõ ràng tinh thần quyết dành độc lập của dân Việt luôn được nuôi dưỡng, chắn chắn đó là đề tài luôn được người dân Việt bàn bạc sau lũy tre làng, trên những cánh đồng hay trong những câu chuyện đêm đêm bên bếp lửa. Tuy nhiên do chưa có một nhà nước để thống nhất các lực lượng, nên đã có nhiều nhóm hoạt động chứ không phải chỉ có phe nhóm của Ngô Quyền,
04/11/2010(Xem: 4356)
Vì có nhiều người thắc mắc việc Đạo Phật biến mất trên đất Ấn Độ, nơi nó đã ra đời và lớn mạnh đến tuyệt đỉnh. Do đó, chúng tôi xin dịch bài này của tác giả là một người Ấn Độ, cũng là một người trưởng thành trong xã hôị Ấn Độ Giáo, dưới quan điểm của một học giả hiện đại để cống hiến qúy vị.
22/10/2010(Xem: 7020)
Khi tìm những bài nói về về tương lai Phật giáo hoặc Phật giáo và tuổi trẻ, tôi lấy làm ngạc nhiên vì không dễ kiếmđược nhiều bài nói về đề tài phức tạp này để cốnghiến cho đọc giả của đặc san. Có lẽ do vì thống kê sinhhoạt Phật pháp không được đầy đủ và nền sinh hoạttại các chùa không mấy liên quan với nhau.
20/10/2010(Xem: 3465)
Không phải ngẫu nhiên mà phong trào phục hưng Phật giáo tại Ấn Độ, như chúng ta đã thấy được đề xướng bởi một nhân vật Tích Lan (1) là đại đức Anagarika Dharmapala. (2) Sự liên quan chặt chẽ giữa Phật giáo với chủ nghĩa quốc gia Tích Lan phát sinh từ lịch sử chính trị và tinh thần đặc biệt của Tích Lan. Phật giáo đã có mặt ở Tích Lan từ triều đại A Dục Vương, (3) thế kỷ thứ 3 trước Tây lịch. Vào lúc đó nhà vua đã đích thân gửi hoàng tử là Ngài Mahinda (4) sang vua Devanampiyatissa xứ Tích Lan (Lanka). Chẳng bao lâu, Phật giáo trở thành quốc giáo của vương quốc Lanka và tồn tại mãi đến khi người Anh chấm dứt vương quyền tại xứ này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]