Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tổng Hợp Thông Tin Cần Biết Rõ Thêm Về Bồ Tát Thích Quảng Đức

02/06/202307:49(Xem: 10122)
Tổng Hợp Thông Tin Cần Biết Rõ Thêm Về Bồ Tát Thích Quảng Đức


bo tat quang duc (2)
TỔNG HỢP THÔNG TIN CẪN BIẾT RÕ THÊM

VỀ BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC



• “Trái Tim Bất Diệt”

Sự kiện tự thiêu của Hoà thượng Thích Quảng Đức để bảo vệ Chánh pháp và cầu nguyện hòa bình, qua truyền thông, lập tức đã gây chấn động thế giới, làm thay đổi cục diện ở Việt Nam sau đó.

Sau khoảng 15 phút an nhiên thiền định trong biển lửa, nhục thân của Ngài đã được thỉnh về chùa Xá Lợi làm tang lễ, rồi cung thỉnh về làm lễ trà tỳ (hoả thiêu) tại Đài hỏa táng An Dưỡng Địa ở Phú Lâm (Sài Gòn), sau khi nhục thân biến thành tro thì quả tim vẫn còn. Quả tim lại được đưa trở lại lò thiêu với ngọn lửa trên 4.000 độ, trong nhiều giờ liền, nhưng vẫn không cháy, trở thành một khối rắn như đá với hình dáng nguyên vẹn một cách huyền diệu, lạ thường.

Chư tôn đức trong Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo đã hội ý và quyết định cung thỉnh “Trái tim bất diệt” của Bồ-tát trở về chùa Xá Lợi để tôn thờ, rồi chuyển qua thờ tại Việt Nam Quốc Tự.

Sau đó, khi Hòa thượng Thích Từ Nhơn được Đức Tăng thống Thích Tịnh Khiết giao nhiệm vụ thiêng liêng là bảo quản tôn thờ Trái tim bất diệt, vì lo sự an toàn, Hòa thượng Từ Nhơn đã đề nghị được gửi vào một Ngân hàng Pháp quốc tại Sài Gòn để được bảo mật. Trái tim bất diệt đã được tôn trí trong một tháp bằng đồng và có dán niêm phong có chữ ký của Đức Tăng thống Thích Tịnh Khiết. Quả tim vẫn còn nằm trong chiếc hộp, trên hộp có bảo quản bằng một sợi dây bằng đồng hình chữ thập và có hai hàng chữ: “Lệnh niêm phong của Đức Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất. Nghiêm cấm không ai được mở khi chưa có lệnh”.

bo tat quang duc (3)

Sau năm 1975, theo quy định chung, Ngân hàng Nhà Nước tiếp quản các ngân hàng ở Sài Gòn, trong đó có việc tiếp nhận và gìn giữ trái tim Bồ-tát Thích Quảng Đức đang được gửi bảo mật tại Ngân hàng Pháp Quốc, bấy giờ đã trở thành Chi nhánh Ngân hàng Nhà Nước phía Nam, thành phố Hồ Chí Minh.
Đến năm 1991, một lần nữa, Trái tim bất diệt được giao lại Ngân hàng Nhà Nước - Chi nhánh phía Nam Tp.HCM gìn giữ trước sự chứng kiến của đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN), chính quyền, ngân hàng…

Văn bản bàn giao - ký gửi lúc 11 giờ trưa ngày 26-4-1991, bên đứng tên ký gửi là Hòa thượng Thích Thiện Hào (lúc bấy giờ là Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự (HĐTS) GHPGVN, Trưởng ban Trị sự Thành hội Phật giáo Tp.HCM; Hòa thượng Thích Từ Nhơn (lúc đó là Phó Trưởng ban Tăng sự Trung ương) và Thượng tọa Thích Giác Toàn (lúc đó là Ủy viên Kiểm soát Trung ương GHPGVN).

Bên cạnh còn có các vị đại diện: ông Trịnh Thanh Tùng - Vụ phó Vụ phát hành kho quỹ Ngân hàng Nhà nước, bà Nguyễn Thị Thu Hồng - Thủ kho Ngân hàng Nhà nước, bà Trần Thị Kim Liên - Kế toán Ngân hàng Nhà nước, ông Nguyễn Văn Ngọc - Vụ phó Vụ tôn giáo Trung ương, ông Phạm Văn Hùng - Giám đốc Bảo tàng Cách mạng Tp. HCM, ông Bùi Văn Hàn - Cục phó Bộ nội vụ, ông Đỗ Quốc Dân - Phó ban Tôn giáo Tp. Hồ Chí Minh.

Nhị vị HT. Thích Thiện Hào và HT. Thích Từ Nhơn đã viên tịch, nay còn một nhân chứng duy nhất đại diện Giáo hội trong lễ bàn giao ký gửi trên là HT.Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Hòa thượng cho giới truyền thông biết:

“Tôi nhớ lúc có đủ mọi người, đại diện ngân hàng đã cẩn thận mang một chiếc tháp bằng đồng, cao chừng gần nửa thước, rộng khoảng 0,3 đến 0,4 mét; còn nguyên niêm phong có chữ ký và khuôn dấu của Đức Tăng thống Thích Tịnh Khiết và Hòa thượng Thích Từ Nhơn. Đại diện của ngân hàng cho biết Nhà Nước đã bảo quản tốt từ sau ngày 30-4-1975, nay chuyển lại cho đại diện Phật giáo. Chư tôn đức giáo phẩm sau hơn một giờ bàn bạc đã đi đến thống nhất là gửi lại Ngân hàng Nhà Nước để bảo quản. Bảo tháp bằng đồng bên trong tôn trí xá lợi Trái tim Bồ tát được giữ nguyên niêm phong và bàn giao gửi lại theo văn bản trước sự chứng kiến của nhiều người”.

Từ đó đến nay, Trái tim bất diệt vẫn ở trong Kho Lưu trữ đặc biệt của Ngân hàng, chưa một lần mở cửa, hoặc được cung thỉnh để Tăng Ni, Phật tử, người tôn kính Ngài được đảnh lễ, chiêm bái.

Cho đến sáng ngày 23-5-2019 (nhằm 19-4 âl), Chư tôn đức Hội đồng Chứng minh (HĐCM), HĐTS do Trưởng lão HT.Thích Đức Nghiệp, Phó Pháp chủ HĐCM; HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS dẫn đầu đã đến Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam tại TP.HCM - nơi đang gìn giữ xá lợi Trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức - để đảnh lễ tưởng niệm.

Buổi chiều cùng ngày, đoàn cung thỉnh do Trưởng lão HT.Thích Trí Quảng, Phó Pháp chủ kiêm Giám luật HĐCM, Trưởng BTS GHPGVN TP.HCM dẫn đầu, cùng đi có HT.Thích Thiện Pháp, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS; HT.Thích Thiện Tâm, Phó Chủ tịch HĐTS và chư tôn đức HĐTS GHPGVN, các Ban, Viện T.Ư; Ban Thường trực BTS Phật giáo TP, các ban chuyên môn trực thuộc đã tiến hành lễ cung thỉnh Xá lợi tro cốt, mô hình (biểu tượng) Trái tim bất diệt, Y bát, bộ kinh Pháp hoa của Bồ tát trì tụng trước đây ở chùa Quan Thế Âm (quận Phú Nhuận) về bảo tháp 13 tầng, cao 63 mét tại Việt Nam Quốc Tự để an vị tôn thờ mãi mãi.

• Bức ảnh lịch sử
Bức ảnh “Hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu” thật là một hình ảnh bi hùng bi tráng, vô cùng thiêng liêng của lịch sử Phật giáo toàn thế giới!
Bức ảnh do Malcolm Browne, phóng viên duy nhất của Hãng thông tấn AP của Hoa Kỳ, cơ quan báo chí lớn nhất của thế giới, chụp được khi ông kịp có mặt tại ngã tư Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt, vào lúc 10 giờ sáng ngày Chủ Nhật 11 tháng 6 năm 1963.

Vào sáng đó, phóng viên Malcolm Browne cùng một đồng sự người Việt tên Trần Văn Hà thuộc Associated Press (AP) có mặt tại chùa Từ Nghiêm. Ngoài hai người của AP còn có phóng viên của Agence France Presse (AFP, Pháp) và United Press International (UPI, Mỹ) tuy nhiên chỉ có phóng viên AP mang theo máy ảnh. Browne là phóng viên chứ không phải là nhiếp ảnh viên vì vào thời điểm ấy, AP không có phóng viên ảnh nên các nhà báo phải tự chụp hình. Tối hôm trước (10/6/1963), Malcolm Browne và một số phóng viên nước ngoài làm việc tại Sài Gòn đã nhận được điện thoại từ chùa Xá Lợi báo tin sẽ có một “sự kiện đặc biệt quan trọng diễn ra tại ngã tư đường Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt”.

Thật ra, khi sự kiện được diễn ra trước mắt, Malcolm Browne bấm liên tục chụp từ cùng một góc độ nhìn rồi sau đó công bố đến 9 bức ảnh đen trắng, ghi lại khá chi tiết và trung thực diễn tiến động thái tự thiêu của Hoà thượng Thích Quảng Đức, và ông đã chọn một bức điển hình nhất để công bố trên phương tiện truyền thông thời bấy giờ.

Phóng viên Browne trở về văn phòng của AP lúc 10g45, những cuốn phim được chuyển ngay qua Phi Luật Tân. Trong cuộc phỏng vấn của Patrick Witty, biên tập viên hình ảnh của Tạp chí Time, Malcom Browne tiết lộ nhiều điều thú vị khi thực hiện loạt hình tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức. Được hỏi về những chi tiết của buổi sáng ngày 11/6/1963 Browne tiết lộ:

“Tôi sử dụng một máy ảnh rẻ tiền của Nhật Bản có tên là Petri. Tôi đã sử dụng nó rất thành thạo, nhưng tôi muốn chắc chắn rằng tôi không chỉ cài đặt đúng chế độ chụp trên máy ảnh mỗi khi chụp và tập trung vào sự kiện một cách thích đáng, mà còn phải thay phim một cách nhanh chóng để theo kịp với những gì đang diễn ra. Hôm đó tôi chụp hết khoảng mười cuộn phim, bởi vì tôi đã chụp liên tục…”

Về việc chuyển các cuộn phim đã chụp ra khỏi Việt Nam để tránh kiểm duyệt, Browne cho biết: “Chúng tôi đã sử dụng chim bồ câu để gởi đến Manila, Philippines. Ở Manila người ta có thiết bị để gửi đi bằng sóng vô tuyến… Chim bồ câu ở đây là một hành khách trên một chuyến bay thương mại bình thường mà mình đã thuyết phục để họ nhận chuyển gói đồ nhỏ cho mình. Thời gian là vấn đề cốt yếu trong việc này, tôi đã nhanh chóng đem các cuộn phim ra sân bay, và được chuyển đi trên một chuyến bay đến Manila không lâu sau đó”.

Khi bức ảnh đã xuất hiện trên trang nhất truyền đi khắp thế giới, khiến cho vị TổngThống Hoa Kỳ là ông Kennedy đã phải thốt lên:“Không một bức ảnh thời sự nào trong lịch sử thế giới lại tạo ra nhiều cảm xúc như thế!”.

Cùng có mặt tại hiện trường vào thời điểm đó với phóng viên Malcolm Browne là phóng viên David Halberstam của báo The New York Times. Ông Halberstam đã viết một bài báo nói về sự kiện này, có đoạn: “Tôi không muốn nhìn thấy cảnh đó thêm một lần nữa, một lần đã là quá đủ… Tôi đã quá sốc, không thể đưa ra bất cứ câu hỏi gì, thậm chí không thể nghĩ gì được. Khi ông ấy tự thiêu, ông ấy không hề cử động, không rên la, cái vẻ ngoài điềm tĩnh của ông trái ngược hẳn với đám đông nức nở xung quanh.”

Bức ảnh của Malcolm Browne đoạt giải World Press Photo năm 1963, và cả 2 ông cùng nhận giải thưởng Pulitzer năm 1964 về sự kiện tự thiêu của Hoà thượng Thích Quảng Đức.


• Chiếc xe chở Hoà thượng Quảng Đức vào sáng 11-6-1963
Xem các bức ảnh ghi nhận sự kiện “Hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu”, chúng ta sẽ thấy phông nền phía sau là chư Tăng Ni và một xe ô-tô đang đậu mở nắp máy. Được biết, chiếc xe nhãn hiệu Austin Westminster, mang biển số DBA-599, thuộc diện xe đẹp và sang trọng hiếm hoi thời bấy giờ, là của một vị Cư sĩ Phật tử tên là Trần Quang Thuận. Ông người gốc Huế, là đệ tử xuất gia thọ giới của Hoà thượng Thích Đôn Hậu ở chùa Thiên Mụ, được ban cho pháp danh là Tâm Đức, pháp tự Trí Không.

Tỳ kheo Thích Tâm Đức được du học tại Tích Lan 2 năm thì nhận được học bổng của một trường đại học tại Thủ đô Luân Đôn (Anh Quốc), nên đã sangAnh học tiếp rồi tốt nghiệp Tiến sĩ tại đây.

Sau khi học xong ở Anh Quốc, Thầy đã về nước vào cuối năm 1959. Đến năm 1960, Thầy Tâm Đức được Hòa thượng Hội chủ Tổng hội Phật giáo Việt Nam Thích Tịnh Khiết và Hòa thượng Bổn sư Thích Đôn Hậu cho phép xả giới Tỳ kheo để hoàn tục. Trong lễ xả giới được tổ chức tại chùa Ấn Quang vào năm đó, có sự chứng minh của ba vị Hòa Thượng, là HT. Thích Tâm Châu, HT. Thích Thiện Hòa, và HT. Thích Quảng Liên.

Từ đó, Cư sĩ Tâm Đức hoạt động chính trường, tham gia Phật sự không mệt mỏi, nhất là tham gia tích cực vào công cuộc đấu tranh bảo vệ Phật giáo.
Vào tháng 3 năm 1963, ông đang bị nhà cầm quyền quản thúc tại Thủ Đức, thì ở nhà, vợ của ông là Phật tử Tôn Nữ Tuý Thiện đã đồng ý khi chư tôn đức Tăng đến đề nghị cho mượn chiếc xe hơi để chở Hoà thượng Thích Quảng Đức.

Sau buổi sáng lịch sử đó, Nha cảnh sát Sài Gòn đã thu giữ chiếc xe như một vật chứng. Phải đến gần 2 năm sau, khi Cư sĩ Tâm Đức cúng dường chiếc xe lên Bổn sư là HT. Đôn Hậu ở chùa Thiên Mụ, nhà chùa đã làm đơn xin mang chiếc xe về trưng bày, chiếc xe mới được đưa từ Sài Gòn ra Huế, rồi nằm lại ở chùa trong một gian nhà trưng bày kỷ vật vô giá suốt thời gian 60 năm cho đến hôm nay.


bo tat quang duc (1)

bo tat quang duc (7)
Tu Viện Quảng Đức, Lagi, Bình Thuận
bo tat quang duc (6)
Chùa Quảng Đức, Tánh Linh, Bình Thuận



• Những di tích, tượng tháp, đường phố liên quan đến Bồ tát
Ngoài 14 do Bồ tát Quảng Đức kiến tạo, trụ trì và trùng tu trong thời gian hành đạo tại miền Trung đều còn bảo tồn di vật quý báu và xây tháp dựng tượng phụng thờ Ngài, chúng ta còn được biết:

- Chùa Quán Thế Âm tọa lạc ở số 90 đường Thích Quảng Đức, phường 5, quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh. Đây là ngôi chùa thứ 31, di tích cuối cùng của Bồ tát Quảng Đức. Năm 1993, chùa khánh thành bảo tháp Lửa Từ Bi thờ Bồ tát Quảng Đức, đúc một tôn tượng Ngài bằng đồng cao 1,82m, nặng 1 tấn, an vị tại bảo tháp vào năm 1999.

- Tượng đài và Tháp Tưởng Niệm Bồ tát Thích Quảng Đức tại Ngã tư Nguyễn Đình Chiểu - Cách Mạng Tháng Tám (Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt cũ).

- Tượng đài Bồ tát Thích Quảng Đức trong khuôn viên đối diện chùa Long Sơn, trên đường Đường 2 tháng 4 Tp. Nha Trang.

- Phù điêu Bồ tát Thích Quảng Đức cùng với phù điêu 6 vị Thánh Tử Đạo khác dưới đài sen bát giác Kim Thân Phật Tổ trên đồi Trại Thuỷ.

- Đường A4 chạy dài theo Khu đô thị Hà Quang Tp. Nha Trang được thay tên Thích Quảng Đức.

- Đường Quảng Đức do xưa kia có ngôi chùa Quảng Đức (nay là Nhà Văn Hoá Phường), chạy song song với đường Phú Đức có chùa Phú Đức, thuộc phường Vĩnh Hòa, thành phố Nha Trang.

- Đường Thích Quảng Đức ở thị xã Ninh Hoà.

- Đường Thích Quảng Đức chạy qua 2 quận Phú Nhuận và Bình Thạnh, Tp. Hồ ChíMinh.

- Đường Thích Quảng Đức thuộc địa bàn phường Phú Cường, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, có chiều dài 1.850m, rộng 10 - 12m.

- Đường Thích Quảng Đức thuộc phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng, có chiều dài 445m, rộng 10,5m, lề 5m, nằm trong khu dân cư tái định cư Hoà Mỹ, tên đường được đặt năm 2008.

- Đường Thích Quảng Đức, Tp. Hội An, tỉnh Quảng Nam.

- Đường Thích Quảng Đức, Thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.

- Đặc biệt, ở miền Bắc, tại ngôi chùa cổ Hoè Nhai, tên chữ là Hồng Phúc Tự, toạ lạc tại số 19 phố Hàng Than, phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình, Hà Nội, từ năm 1963 đã được Thành hội Phật giáo Hà Nội xây dựng Tháp Ấn Quang vào ngày 20 tháng 7, để hướng vọng về miền Nam phụng kính và tưởng niệm Hòa thượng Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân vào ngày 11 tháng 6 cùng năm.

• Những tự viện mang tên Bồ Tát
Theo thông kê chưa đầy đủ, trong và ngoài nước có những ngôi chùa, tu viện, thiền viện trang nghiêm mang phương danh của Bồ tát, như:

- Chùa Quảng Đức toạ lạc tại thôn Bến Khế, xã Khánh Bình, huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa. Đây là ngôi Ni tự đầu tiên ở vùng Kinh tế mới trụ lại với dân nghèo để truyền bá Chánh pháp.

- Chùa Quảng Đức toạ lại tại Thôn Tân Quảng - xã ÊaKênh - huyện Krông Păk - tỉnh Đăk Lăk. Cách trung tâm Thành phố Buôn Ma Thuột 22 km, về hướng Đông.

- Chùa Quảng Đức toạ lạc tại thôn 08, xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai, trên diện tích khoảng 2000m2 do Hoà Thượng Thích Giác Tâm khai sơn năm 2019.

- Thiền viện Quảng Đức tọa lạc ở số 294 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (gần cầu Công Lý và chùa Vĩnh Nghiêm), thuộc phường 8, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh. Thiền viện được Hòa thượng Thích Thiện Minh thành lập vào năm 1964 để làm nơi tu học cho các tu sĩ thuộc hệ phái Bắc tông.

- Chùa Quảng Đức toạ lạc tại 193D quốc lộ 22, phường Trung Mỹ Tây, Quận 12. Tp. HCM.

- Chùa Quảng Đức có tên cổ là Niệm Phật Đường, toạ lạc tại số 117/2A đường Bàn Cờ, phường 3, quận 3, Tp.HCM. Đây là khu Vườn Bầu, địa danh cổ trước 1945.

- Tu viện Quảng Đức toạ lạc tại ở số 33 đường Đặng Văn Bi, phường Trường Thọ, thành phố Thủ Đức do Hòa thượng Thích Quảng Liên thành lập vào năm 1966.

- Tu viện Quảng Đức tọa lạc tại xã Đức Bình, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận. Chùa do Đại đức Thích Thông Châu, Trưởng BTS GHPGVN huyện Tánh Linh trụ trì.

- Chùa Quảng Đức toạ lạc tại số 139 Lê Lợi, phường Phước Hội, thị xã LaGi, tỉnh Bình Thuận. Chùa Quảng Đức, tên cũ là chùa Phật Học, là một trong những ngôi chùa đầu tiên của đất Lagi, Hàm Tân.

- Chùa Quảng Đức toạ lạc tại Ấp 8 xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ (gần Ngã Tư Sông Ray) tỉnh Đồng Nai.

- Tịnh Viện Quảng Đức toạ lạc tại số 352A đường Trần Phú, Phường 5, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tịnh Viện theo hệ phái Bắc Tông. Do Ni Trưởng Thích nữ Bích Liên khai sơn lập tự năm 1965.

Tu_Vien_Quang_Duc (149)

Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu

- Tu Viện Quảng Đức là Tu viện Phật giáo duy nhất trong thành phố Melbourne thuộc vùng Fawkner phía Tây Bắc của tiểu bang Victoria, Úc Đại Lợi, do Hòa Thượng Thích Tâm Phương (người gốc Nha Trang, Khánh Hoà) khai sơn từ năm 1990, đến năm 2014, Thượng toạ Thích Nguyên Tạng được bổ nhiệm trụ trì đến nay. Ngoài ra ở Hải Ngoại còn có Chùa Quảng Đức, ở miền Nam Cali, Hoa Kỳ (do HT Thích Pháp Châu khai sơn) ; và Chùa Quảng Đức ở Toulouse, Pháp Quốc do Thượng Tọa Thích Thông Trí (người Nha Trang) trụ trì.





 

Tổng hợp tư liệu từ nhiều nguồn

Tâm Không Vĩnh Hữu




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/04/2013(Xem: 10120)
Như chúng ta biết, Phật giáo là một Tôn giáo có chiều dài lịch sử rất lâu đời. Sự phát triển của Đạo Phật cũng khá phức tạp, từ Phật giáo nguyên thủy (tính từ Phật thành đạo đến sau khi Phật nhập diệt vào khoản 100 năm) phát triển đến Phật giáo Bộ phái; Từ Bộ phái phát triển đến Đạithừa. Mặt dầu mỗi giai đoạn lịch sử, Phật giáo có những quan điểm và hình thức sinh hoạt khác nhau, nhưng nhìn chung mục đích giáo dục của Phật giáo có điểm chung là, giải quyết những vấn đề khổ đau cho tự thân mình gia đình mình và xã hội. Quan điểm này được các kinh điển Tiểu thừa cũng như Đại thừa ghi như sau. Trước hết là Kinh Nikaya.
29/03/2013(Xem: 6823)
Khi tôi lớn lên, biết nhận thức đủ đầy giá trị lịch sử của công cuộc đấu tranh Phật giáo năm 1963, thì tất cả dường như dần đi vào thế ổn định và ngọn lửa Bi Hùng Lực của Bồ Tát thích Quảng Đức cũng đang nguội tàn!
15/01/2013(Xem: 7700)
Điện thoại gọi đi từ Chùa Xá Lợi tới một số phóng viên có chọn lựa của các hãng thông tấn ngoại quốc cho biết : “Ngay mai, tại nơi đó sẽ có một diễn biến rất quan trọng xảy ra.
29/11/2012(Xem: 3623)
Cách đây đúng nửa thế kỷ, khởi đầu bằng một mùa Phật Đản tang thương và kéo dài cho đến mùa Đông năm 1963, tại miền Nam Việt Nam đã xảy ra một biến cố bi hùng làm chấn động lương tâm nhân loại và để lại một dấu ấn quan trọng trong lịch sử dân tộc vào hậu bán thế kỷ XX. Biến cố đó là sự sụp đổ của chế độ phi dân tộc Ngô Đình Diệm, kéo theo cơn vươn vai trở mình để nhập thế của Phật giáo Việt Nam sau mấy trăm năm ngủ yên mộng mị. Thật vậy, kể từ khi lực lượng Tống nho làm chủ đời sống văn hóa và khống chế chốn cung đình, cùng lúc với cuộc xâm lăng tàn bạo của người Pháp nhân danh quyền tự do giảng đạo và tự do khai thác tài nguyên nước ta, thì Phật giáo đã bị đẩy về vai trò thứ yếu, rút về nông thôn, âm thầm quấn quyện với văn hóa miền hương đảng. Đầu thế kỷ thứ XX, dù có một số vị cao Tăng thạc đức bôn ba hoằng hóa và dù có một số cư sĩ phát động phong trào ‘Chấn hưng trong thập niên 1930’, nhưng các nỗ lực đó đã không đủ năng lượng để kích hoạt được hào khí Lý-Trần của nền Phật Việ
19/09/2012(Xem: 3888)
LỄ TƯỞNG NIỆM 50 NĂM PHÁP NẠN (1963-2013) BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC VÀ TĂNG TÍN ĐỒ VỊ PHÁP VONG THÂN VỊ PHÁP THIÊU THÂN Bài thuyết trình nhân Lễ Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Quảng Đức vị Pháp thiêu thân
03/08/2012(Xem: 3659)
The tragedy of the war of South Vietnam, with all its immense complications for the USA, Asia and the rest of the world, at first would seem to have nothing whatever to do with the Catholic Church.
26/04/2012(Xem: 19458)
Mùa Phật Đản 1963, có máu, lửa, nước mắt và xương thịt của vô số người con Phật ngã xuống. Nhưng từ trong đó lại bùng lên ngọn lửa Bi Hùng Lực của Bồ Tát Thích Quảng Đức
19/11/2011(Xem: 3932)
Trước hết, vào đầu thập niên 60’ của thế kỷ trước, Cuộc vận động đòi bình đẳng Tôn giáo và Tự do Tín ngưỡng năm 1963 của Phật giáo đồ tại miền Nam Việt Namlà một biến cố lịch sử to lớn và mang nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc và lâu dài không những cho Phật giáo Việt Nam mà còn cho cả dân tộc Việt Nam. Đó là lúc dân tộc đang đối diện vời sự bành trướng của chủ nghĩa nước lớn tại Việt Nam, và riêng Phật giáo tại miền Nam thì đang phải chịu đựng một sách lược Công giáo hóa miền Nammà trong đó Phât giáo trở thành đối tượng hàng đầu phải bị khống chế và tiêu diệt. Đã có nhiều tài liệu của người Việt và người ngoại quốc viết về lần trở mình bi hùng đó của Phật giáo tại miền Nam. Tuy nhiên, một công trình quy mô và chính thức của Phật giáo Việt Nam thì cho đến nay vẫn chưa có. Song song, lại có nhiều “tài liệu” của những thế lực xem Phật giáo là kẻ thù được tung ra làm nhiễu loạn sự thật lịch sử. Do đó, trong niềm ao ước được thấy một hồ sơ như thế vào năm 2013, kỷ niệm 50 năm của biến cố 1963
05/11/2011(Xem: 7051)
Việc đóng diễn lại video clip Hòa thượng Thích Quảng Đức theo kiểu biến một vụ tự thiêu thành một vụ giết người, một cuộc đấu tranh bất bạo động biến thành vụ ẩu đả thô bạo giang hồ như thể, không gì khác hơn là nhằm bôi nhọ hình ảnh thiêng liêng của Phật giáo Việt Nam
02/11/2011(Xem: 4252)
Bài viết này chỉ nhằm mục tiêu chỉ ra một số khác biệt trên hình ảnh (tĩnh/video) ghi lại khoảnh khắc Bồ tát Thích Quảng Đức tự thiêu, để hướng đến vấn đề, rằng sự khác biệt đó cho thấy một số tư liệuhình ảnh (tĩnh/video) có thể là đã được dựng đóng lại về sau, không phải là hình ảnh thực ghi tại hiện trường.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]