Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Pháp đăng tức vị Pháp thiêu thân, Bẩm Mệnh Lưu Thông thứ nhất (Phẩm Dược Vương - Kinh Pháp Hoa, phẩm thứ 23)

10/04/201316:41(Xem: 4022)
Pháp đăng tức vị Pháp thiêu thân, Bẩm Mệnh Lưu Thông thứ nhất (Phẩm Dược Vương - Kinh Pháp Hoa, phẩm thứ 23)

botatquangduc-3a

Pháp đăng tức vị Pháp thiêu thân,
Bẩm Mệnh Lưu Thông thứ nhất (Phẩm Dược Vương - Kinh Pháp Hoa, phẩm thứ 23)

 

Tâm Tràng Ngô Trọng Anh

Trên một nghìn năm trước, do Tứ chúng bất đồng làm Phật giáo suy tàn trên đất Ấn. Nhưng may mắn thay, Đại thừa giáo cũng đồng thời phát triển, làm cho đạo Phật trở thành ngọn Đuốc vĩnh cửu soi sáng nhân loại qua mọi thời đại. Ngẫm việc xưa ngăn ngừa việc nay, người Phật tử Việt Nam không thể để cho Phật Pháp suy tàn trên đất Việt, không thể chuyên lo cúng bái làm công cụ cho các tư tưởng thời đại, các tổ chức thế tục. Vì Phật giáo mang tính toàn cầu và chủ động trong hạnh nguyện Bồ tát cứu dân, cứu nước, cứu nhân loại và mọi loài chúng sinh. Hơn nữa, các tư tưởng thời đại rồi sẽ qua đi, không một tổ chức, một triều đại hay chế độ nào, dù hung tàn, dối gạt đến đâu, thoát khỏi luật vô thường phế thải. (trích Thông điệp Phật Đản 2546, Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang)

Nếu ai không am tường giáo lý Đại Thừa thì không tài nào hiểu được rõ ràng hành động Vị Pháp Thiêu Thân của Phật Giáo. Những tôn giáo khác có những vị Thánh Tử Vì Đạo hy sinh để truyền giáo hay để bảo vệ tôn giáo mình .. Phật giáo chủ trương không những khoan dung với tất cả mọi tôn giáo mà còn không bao giờ truyền bá giáo lý bằng vũ lực nên có thánh chiến trong suốt quá trình lịch sử 2500 năm của đạo Phật. Danh từ lưu thông được dùng (thay vì truyền bá) trong Kinh Pháp Hoa. Sau khi Đức Thích Ca thuyết minh giáo lý xong, các đệ tử vâng mệnh lệnh của Phật mà lưu thông Kinh gọi là Bẩm Mệnh Lưu Thông hay phương thức lưu thông giáo lý. Có 5 BMLT được trình bày trong 5 Phẩm. Phương thức lưu thông Pháp Đăng tức Vị Pháp Thiêu Thân được trình bày trong Phẩm Dược Vương Bồ Tát Bổn Sự, tức phẩm thứ 23 trong Kinh Pháp Hoa. (4 BMLT kế tiếp là 4 Phẩm: Diệu AÂm Bồ Tát Phẩm, Phổ Môn Phẩm, Đà La Ni Phẩm và Diêu Trang Nghiêm Vương Bổn Sự Phẩm).

Dược Vương là Vua Thầy Thuốc nguyện chửa bệnh đau khỗ chúng sanh bằng cách đem thân hóa làm cây thuốc có công dụng chữa tật trị bê.nh. Thiêu thân để làm thuốc là một khỗ hạnh bố thí Ba La Mật của vị bồ tát, một sự hy sinh vô cùng cao quí, nhưng tại sao phải tự thiêu, không có cách gì khác chăng?

Xin thưa: Căn bệnh quá nặng, không còn cách nào khác vì ở đây không phải chỉ bệnh thân xác hay tâm thần mà là bệnh Vô Minh (Phiền Não chướng) bệnh trầm kha truyền kiếp, huân tập lâu đời. Do đó Bồ Tát phải thiêu thân để làm ngọn đuốc soi đường cho Vô Minh. Ngài “đem nguyện lực và thần lực mà tự đốt thân mình, ánh sáng chiếu soi khắp cả tám mươi ức hằng hà sa thế giới . . (dĩ thần thông lực nguyện nhi tự thiêu thân. Quang minh biến chiếu bát thập ức hằng hà sa thế giới) . Thiện Nam tử, như thế này mới là sự cúng hiến bậc nhất. Trong mọi sự hiến cúng, sự này tối tôn tối thươ.ng. Là vì đây là lấy chánh pháp mà hiến cúng Như Lai"

Vị Pháp Thiêu Thân để làm ngọn đuốc soi đường thưòng xảy ra trong lịch sử cận đại và hiện đại Việt Nam. Những ngọn đuốc thần này chỉ xảy ra khi vận nước điêu linh, dân tình oán thán với mục đích nguyện cầu cho những nhà cầm quyền thức tỉnh để độ dân, không có chút thù hận đối với họ. Chúng tôi xin lần lượt trình bày theo thứ tự thời gian, vì tất cả các vị bồ tát đều bình đẳng. Các Ngài có thể là một người ăn mày đúng nghĩa, nột thanh niên vô danh, một Hòa Thượng, một huynh trưởng gia đình Phật tử hay một cô sinh viên ngoại quốc v.v.

17?? ) (trích VN Phật Giáo Sử Lươ.c. HT Thích Mật Thể - 1943)

1- Trung Đình Hòa Thượng (?-?) khoảng đời chúa Nguyễn Phúc Thuần (1765-1777)

Không biết ngài người ở đâu, tên gì vì thường trú ở trong đình, nên người ta gọi tên ấy. Ngài đi khất thực các làng, trong mình thường đeo ba cái bị. Một cái bị đựng đồ mặn cho kẻ ăn xin, một cái đựng món chay cho ngài, một cái để không treo lên mái đình làm chỗ ngủ. Đêm thì trì tụng, ngày đi lang thang, hình dung dơ bẩn, tóc xù, đóng khố, trẻ con trông thấy sợ hải gọi ông "ba bị".

Khi tu hành đắc đạo, ngài tâu xin lập hỏa đàn ở chùa Thiên Mụ, bố cáo cho thiên hạ biết. Khi mọi người xin ngài lưu lại một chút di thể, ngài đưa lên một ngón tay. Lúc đốt, lửa bốc theo gió làm lệch cái mũ Quán AÂm của ngài do vua ban, ngài lấy tay sửa lại, miệng luôn luôn tụng kinh. Người đi xem đông như kiến, giành nhau lấy trầm hương kiệng vào hỏa đàn. Thiêu xong, quả nhiên còn một ngón tay không cháy. Người ta nhặt tro ấy xây tháp thờ ở bên chùa Thiê Mụ. Bấy giờ Pháp Vân Hòa Thương có tặng ngài bài thơ chữ hán được HT Mật Thể dịch rằng:

Kỷ niên y bát ký phong trần, Phong trần lẫn bấy nhiêu năm

Đốn ngộ thiền cợ nguyện hóa thân. Ngộ được cơ thiền, chết cũng cam.

Mộng huyễn hình hài tùng liệt diệm, Mộng huyễn hình hài theo lửa cháy,

Sắc không tâm sự phú yên vân. Sắc không tâm sự để mây tan.

Thần tê Tây Độ niên niên tại, Tinh thần phảng phất miền Tây Độ,

Danh bá thiền môn nhật nhật tân. Danh tiếng vang lừng đất Việt Nam.

Kim cổ nhàn khan đàm tiếu lý, Dở chuyện xưa nay xem lại thử,

Bất tri như thử hữu hà nhân? Những người như thế có bao lăm?

01-1-1927 (trích Tra Am và Sư Viên Thành – Soạn giả Nguyễn Văn Thoa 1974)

2- Tuệ Pháp Hòa Thượng (1871-1927) (Trích Tra-Am và Sư Viên Thành. Nguyễn Văn Thoa)

Ngài là vị cao tăng nổi tiếng vào bậc nhất của nước ta vào đầu thế kỷ hai mươi này, đã gây niềm ngưỡng mộ sâu xa trong lòng Phật tử, va chính ngài đã đem nhuc thân làm ngọn thần đăng đốt lên soi sánh hậu thế trong những ngày suy vi của đạo pháp nước nhà.

Vốn con dòng dõi ở Quảng Trị, Ngài xuất gia theo học với Đại lão Hòa Thượng Cương Kỹ tại chùa TỪ Hiếu. Đạo đức và kiến giải uyên áo của ngài khiến chư tôn túc và giới tín đồ kính nể, nên vào năm 1896, dưới triều Thành Thái thứ 8, ngài được rút về trú trì chùa Thiên Hưng. Năm 1919, dưới triều Khải Định thứ 4, ngài được làm trú trì chùa Diệu Đế. Kịp khi triều đình ăn lễ Tứ Tuần đại khánh vua Khải Định, chư tôn túc mở đại giới đàn chúc thọ nhà vua và cung nghinh ngài làm Giáo thụ Hòa Thượng> Năm Bảo Đại nghuyên niên, ngài được ban chức Tăng Cương chùa Diệu Đế. Thế rồi vào ngày 24 tháng chạp âm lịch, ngài đi lễ bái các tổ đình Thuyền Tông, Quốc Aân v.v... đến chiều trở về và khuya hôm ấy, ngài tự hỏa thiêu nhục thân. Môn đồ hoảng hốt thức dậy và đập tắt ngọn lữa. Ngài vẫn bình tâm và nằm bệnh cho đến đêm mồng một tháng giêng năm 1927 thì viên tịch, hưởng thọ 56 tuổi. Cơ duyên hóa độ của ngài rất rộng lớn và sâu xa, đúng là hạnh nguyện của một vị đại thiện tri thức cảnh tỉnh chúng sinh giữa hồi lầm lạc, tối tăm vâ.y.

Đối với Ngài, Sư Viên Thành (Công Tôn Hoài Trấp dòng Định Viễn) có giao tình vừa là một bậc thầy, vừa là một người bạn, gắn bó trong suốt mấy mươi năm. Đến nổi khi ngài viên tịch Sư di một câu đối thật là lâm ly chí thiết:

Bất tuệ nhân vị nhẫn xã thân tiên, tri kỷ lệ thành Hồng hạnh vũ

Đại khai sĩ hữu duyên qui Phật tảo, cố sơn mộng đoạn Bích đào Thiên.

Dịch:

Kẻ bất tuệ chưa nở bỏ thân trước tri kỷ, khóc thành mưa hồng hạnh

Bậc khai sĩ có duyên về Phật sớm, cố sơn mộng đoạn án đào hoa.

Và môn đồ đến chùa Trà Am nhờ Sư soạn giúp văn bia tháp, Sư đắn đo cân nhắc và biết không thể nào chối từ trách nhiệm đầy danh dự ấy,nên đã hoan hỷ nhận lời và cố sáng tác một thiên bi ký rõ ràng, khúc chiết, lời lời cảm động, thàh thật để ca ngợi sự nghiệp, thân thế của ngài.

Cũng như giao thái đối với các lữ tâm đầu khác Sư thường hau có thư đi thư lại cùng Ngài không qquên chia ngọi xẻ bùi với nhau, dù món quà mọn, nhưng ngụ ý một tình cảm sâu xa thân thiết. Chúng ta có thể nhận thấy điều này khi đọc qua một bức thư kèm theo một gói trà Vũ Di mới ướp búp sen Tây Hồ do Sư gửi cho Ngài sau đây:

Tiểu vũ sơ tình, vãn hoa tàn chiếu, tưởng tất sơn trung tiêu sái đạo thể khinh an, hỉ úy vô lươ.ng.

Tư hữu Vũ Di (1) tân trà kiêm chi Tay Hồ hà bao, khả vi dã thâu trử chi du.ng. Như mông đới tùy, tỉ chi thường nhĩ pháp thân, kỳ tiên dung giả diệc đắc phận ha.nh.

Thì dã tảo mai đông chi tiền dĩ phát (2) Tra Am thư phụng

Dịch:

Mưa thu hơi tạnh, hoa ánh bóng chiều. Chắc hẳn giữagiữa núi cũng được tinh thần tiêu sái, đạo thể khang an Thật đây lấy làm han hỉ lắm lám!

Nay có trà Vũ Di mới ướp búp sen Tây Hồ, Đại Sư có thể thâu nạp để dành bên mình đặng dùng hàng ngày cho khoẻ khắn tinh thần. Đuợc thế bần tăng rất hân hạnh!

Thời tiết cũng đã sang đông

(1) tên rặng núi (dài 120 dặm, có 36 ngọn và 37 hang) tại huyện Sùng An, tỉnh Phúc Kiến ở Hoa Nam. Các sách địa lý cho đây là chỗ rốn của đất linh. Ngày xưa có vị thần tên Vũ Di Quân ở đấy. Trong núi có nhiều cây trà quí, tốt nhất là loại cánh hồng, ngon hơn trà Long đoàn của Bắc Uyển nữa.

(2) Theo nghĩa câu trên, hoa mai nở sớm trước đông chí nghĩa là thời tiết đã bắt đầu tháng 9. Ngày xưa, ta lấy mùa hoa để gọi tên các tháng, như Cúc Nguyệt là tháng 8, Đồng Nguyệt là tháng 7 vv.

Cũng thế, bài ngũ ngôn sau đây do Sư gửi kèm theo bức thư thăm hỏi Hòa Thượng khi nghe ngài lâm bệnh. Tuy tình cảm của những bậc cao tăng đã thoát ngoài vòng lâm ly, ai oán của người thường, để đạt đến cõi thanh thản, tự nhiên, nhưng vãn còn nét xao xuyến nhơ thương rất nên thơ:

Vĩnh tịch bất thành mộng,

Hoài nhân nguyện kiến nan.

Liêm câu vi hữu nguyệt,

Thanh ảnh nhập trà lan.

Dịch:

Thức trắng đêm dài mộng với mơ,

Nhớ nhau gặp gỡ biết bao giờ!

Trăng non treo giữa khung trời lạnh,

Bóng đổ trên hoa một nét mờ

(Xin lưu ý: dịch thơ văn do nhiều vị đóng góp nên không biết ai là tác giả. Trong số đó có Hoà Thượng Trí Thủ, Thượng Tọa Như Ý, thi sĩ Vũ Hoàng Chương, Chuyết Nguyệt Lão Tiên Sinh Nguyễn Hữu Chương và Giáo Sư Bửu Cầm)

11-0-1963

3- Hòa thượng Thích Quảng Đức, Pháp danh Thị Thủy, Pháp tự Hành Pháp và thế danh là Lâm văn Tức, sinh năm 1897 tại làng Hội Khánh, quận Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà, thuộc miền Trung Việt Nam, trong một gia đình có bảy anh chị em, thân phụ là cụ Lâm Hữu Ứng và mẫu thân là cụ bà Nguyễn thị Nương.

Năm lên bảy, Hòa thượng xuất gia tu học với Hoà thượng Thích Hoằng Thâm, vừa là Thầy bổn sư, vừa là cậu ruô.t. Ngài được Hòa thượng Hoằng Thâm nhận làm con chính thức, nên lấy tên là Nguyễn văn Khiết.

Năm mười lăm tuổi Hòa thượng thọ giới Sa Di, năm hai mươi tuổi thọ Tỳ Kheo giới. Thọ giới xong Hòa thượng vào một ngọn núi Ninh Hòa phát nguyện tịnh tu ba năm, bặt dứt với mọi liên lạc với thế giới bên ngoài ( về sau ngài đã trởi lại ngọn núi này để thành lập một ngôi chùa lấy hiệu là Thiên Lộc). Sau khóa tu ba năm, ngài rời núi để bắt đầu công cuộc hoằng dương Phật Pháp, nhưng hai năm đầu, Hòa Thượng đã thực hiện pháp hạnh đầu đà, một mình với chiếc bình bát khất thực đó đây để gieo duyên lành với chúng sanh. Sau hai năm mãn nguyện, ngài trở lại nhập thất tại Chùa Sắc Tứ Thiên AÂn tại Ninh Hòa, gần thành phố Nha Trang. Từ đấy, Ngài tiếp tục xây dựng hoặc trùng tu tất cả ba mươi mốt ngôi chùa . Ngôi chùa cuối cùng, nơi ngài trụ trì là Chùa Quan Thế AÂm số 68 Nguyễn Huệ, quận Phú Nhuận, Gia Định (nay con đường này đã đổi thành chính tên của ngài là Thích Quảng Đức).

Đệ tử hôm nay nguyện đốt mình,

Làm đèn soi sáng nẻo vô minh

Trích bài Kính Dâng Chư Phật 10 phương của Hòa Thượng Thích Quảng Đức(1897-1963)

Lửa Từ Bi

Thi sĩ Vũ Hoàng Chương (1916-1976)

(viết tại Sàigòn ngày 15 tháng 7 năm 1963, để tưởng niệm Hòa Thượng Bồ Tát Thích Quảng Đức).

Lửa, lửa cháy ngất tòa sen,

Tám chín phương nhục thể trần tâm hiện thành thơ, quỳ cả xuống

Hai vầng sáng rưng rưng

Đông Tây nhòa lệ ngọc

Chắp tay đón một mặt trời mới mọc

Ánh Đạo vàng phơi phới đang bừng lên, dâng lên Ô đích thực hôm nay trời có mặt

Giờ là hoàng đạo nguy nga

Muôn vạn khối sân si vừa mở mắt

Nhìn nhau: tình huynh đệ bao la

Nam mô Đức Phật Di Đà

Sông Hằng kia bởi đâu mà cát bay.

Thương chúng sinh trầm luân bể khổ

Người rẽ phăng đêm tối đất dày

Bước ra ngồi nhập định về hướng Tây

Gọi hết lửa vào xương da bỏ ngỏ

Phật Pháp chẳng rời tay

Sáu ngã luân hồi đâu đó

Mang mang cùng nín thở

Tiếng nấc lên từng nhịp báng xe quay

Không khí vặn mình theo, khóc òa lên nổi gió

Người siêu thăng... giông bảo lắng từ đây

Bóng người vượt chín tầng mây

Nhân gian mát rượi bóng cây Bồ đề.

Ngọc hay đá, tượng chẳng cần ai tạc

Lụa hay tre, nào khiến bút ai ghi

Chỗ người ngồi: một thiên thu tuyệt tác

Trong vô hình sáng chói nét từ bi.

Rồi đây...rồi mai sau...còn chi ?

Ngọc đá cũng thành tro, lụa tre dần mục nát

Với thời gian, lê vết máu qua đi

Còn mãi chứ, còn trái tim Bồ tát

Dội hào quang xuống chốn A tì

O? ngọn lửa huyền vi...

Thế giới ba nghìn, phút giây ngơ ngác

Từ cõi vô minh

Hướng về cực lạc

Vần điệu thi nhân chỉ còn là rơm rác

Và cũng chỉ nguyện được là rơm rác

Thơ cháy lên theo với lời kinh

Tụng cho nhân loại hòa bình

Trước sau bền vững tình huynh đệ này

Thổn thức nghe lòng trái đất

Mong thành quả phúc về Cây

Nam Mô Thích ca Mưu Ni Phật

Đồng loại chúng con nắm tay nhau tràn nước mắt

Tình thương hiện tháp chín tầng xây.

22-11-1975

4- Đại Đức Thích Huệ Hiền, và tất cả tăng ni trong chùa tổng cộng 12 vị, tại chùa Dược Sư Cần Thơ, đã tự thiêu tập thể nhằm phản đối sự đàn áp của chế độ CSVN. Trong bản tuyên bố để lại, 12 vị tăng ni này nêu rõ:" Chúng tôi sắp sửa thể hiện việc thiêu thân để bảo toàn Chánh Pháp, để bảo vệ danh nghĩa tại địa phương cũng như toàn quốc .... Hành động của chúng tôi ngày hôm nay là cốt đem tấm nhục thân này làm bó đuốc soi sáng cho người mê muội vô ý thức .... Chúng tôi, Tăng Ni chùa Dược Sư, thiết tha kêu gọi quý vị hãy tôn trọng tự do tín ngưỡng của tất cả mọi tôn giáo... Chúng tôi quyết nguyện thiêu thân hôm nay vì chúng tôi nghĩ thà chết vinh hơn sống nhục, thà chết cho chân lý đạo nghĩa hơn sống mà phải theo tà thuyết hại dân"

06-4-1993

5- Bồ tát tại gia Phạm Gia Bình huynh trưởng Gia Đình Phật Tử, pháp danh Viên Lạc, ở Boston, Massachusetts, Hoa Kỳ vị pháp thiêu thân ngày 06-4-1993 (trên khu đất dự định xây chùa của Hội Phật Giáo Connecticut) để kêu gọi nhà cầm quyền CSVN thức tỉnh ngay các chính sách đàn áp Phật Gío và vi phạm nhân quyền tại VN. Ông để lại 8 bức thư gởi đến: TT Hoa Kỳ Bill Clinton, Thủ Tướng CHXHCNVN Võ Văn Kiệt, chư HT Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ, Ông Võ Văn Aí Chủ Tịch UB Bảo Vệ Quyền Làm Người VN, và Gia Đình Phật Tử trong và ngoài nước. Nội dung các thư đều tỏ ý kêu gọi hỗ trợ công cuộc vận động đấu tranh cho tự do nhân quyền tại VN và đặc biệt là ủng hộ việc phục hồi Giáo Hội PGVNTN dưới sự chỉ đạo của HT Thích Huyền Quang.

21-5-1993

6- Phật tử Nguyễn Ngọc Dũng, khoảng 50 tuổi, lúc 9 giờ sáng ngày 21-5-1993, đã đến trước bảo tháp Cố Hòa Thượng Thích Đôn Hậu (trong khuôn viên chùa Linh Mụ), phát nguyện tự thiêu cúng dường Chánh Pháp. Ông để lại nhiều bức thư giải thích lý do tự thiêu nhưng công an đã tức thì tịch thu tài liệu tại hiện trường và cướp xác người này đem đi cùng tất cả xách tay, giếy tờ, và ảnh chụp được của du khách chung quanh. Sau đó, dài phát thanh Huế loan tin rằng: "Một thanh niên nghiện ngập, mắc bệnh Sida (Aids), quá thất vọng việc đời nên chết bỏng vì tự thiêu". Chùa Linh Mụ thiết lập bàn vong trước bảo tháp với dòng ghi:"Một Phật tử đã vị pháp thiêu thân 9 giờ sáng ngày 22-5-1993" nhưng công an đến dẹp bàn thờ vong này.

28-5-1995

7- Đại Đức Thích Huệ Thâu tự thiêu pháp danh Thiện Tâm, tục danh Lê Văn Hoàn, sinh năm 1946, là Trú Trì Tịnh Xá Ngọc Phật, xã Ba Càng, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, Sau khi cử hành lễ Phật Đản, vào ngày 25-5-1994, Đại Đức Thích Huệ Thâu và Phật tử đến Ủy Ban Nhân Dân phản đối nhà cầm quyền không giải quyết và trả lời những yêu sách gửi lên trước đó. Ngày 26-5-1994 Ủy Ban Nhân Dân ra lệnh Đại Đức Thích Huệ Thâu phải phá hủy ngơi tịnh xá và cấm sinh hoạt mê tín. Trưa 28-5-1994 tìm một chỗ vắng gần ruộng, châm lử tự thiêu cúng dường Chánh Pháp. Gia đình Đại Đức cho biết là chết rồi, Đại Đức vẫn còn ngồi trong tư thế kiết già, chấp tau niệm Phâ.t. Nhà cầm quyền đã tịch thu thỉnh nguyện thư và một số tài liệu giao cho đệ tử.

03-9-1995

8- Cô Sabrine Kratze Phật tử người Đức, 25 tuổi, nữ sinh viên người Đức du học tại VN, đã quy y Tam Bảo tại chùa Linh Mụ, có pháp danh là Từ Tâm, vào lúc 07 giờ 15 tối ngày 03-9-1995, đã tự thiêu để phản đối vụ án bất công đối với chư Tăng Ni và Phật tử thuộc GHPGVNTN. Cô đã tự thiêu ngay nơi cư ngụ trong c8n phòng F7/2 ở lầu 4 khách sạn Mini, 179 Lý Tự Trọng, quận I, TP. HCM Công an đã đến ngay khách sạn xử lý nôi vụ nên không ai biết rõ cô để lại chúc thư gì ngoài chiếc xe đạp cô vẫn thường sử dụng để đi ho.c. Những ngày trước đó cô đã thổ lộ với một số bạn học và chư tăng tín cẩn tằng cô sẽ tự thiêu để cúng dường Chánh pháp, nhưng chư tăng đã dùng lời khuyên can. Nhưng lời khuyên can đã không làm thay đổi ý định của cô.

2- 9-2001

9- Huynh Trưởng cấp Tín Hạnh Minh Hồ Tấn Anh sinh ngày 1 tháng 12, năm 1940 tại xã Duy Thành, Quận Duy Xuyên, tĩnh Quang Nam. Anh sống độc thân với bà mẹ gìa và nuôi dưỡng 5 đứa cháu bà con. Anh sinh sống bằng nghề làm ruộng tay lấm chân bùn.

Suốt đời anh phục vụ cho GHPGVNTN và TC GDPTVN. Trước sự bức hiếp của nhà nước CSVN đối với Phật giáo nói riêng và tôn giáo nói chung sau năm 1975, HTr. Ho Tan Anh không ngừng đấu tranh vận động đồng bào Quảng namĐDà nẵng đứg lên phản đối sự đàn áp bằng công an trị của CSVN. Anh đã viết tất cả 249 lá thư phản đối và trình bày sự bất công đối với PG gửi đến các cơ quan từ Quảng nam đến Hà nô.i.

Sau biến cố ngày 7 tháng 6, 2001, Quảng nam Đà nẵng là nơi bị đàn áp khốc liệt nhất. Các HTr. GDPT Hồ Tấn Anh, Võ van Sáu, Huỳnh Chương, Nguyễn quang Ca, Nguyễn Cam... đã bị bắt đi học tập liên miên. Trong các buổi học tập nầy công an kết án các HTr. và GHPGVNTN như những chiếc búa bổ lên đầu họ Công an ra lịnh họ không được theo GHPGVNTN và thách thức họ tự thiêụ Vì qúa uất ức không thể chịu đựng được sự áp, khủng bố qúa độ của công an CS địa phương nên quý HTr. quyết định đi đến con đường cuối cùng. Đó là tự đốt nhục thân của mình để thắp lên ngọn đuốc tự do và để đánh thức lương tâm bạo quyền Hà nội cũng như các cơ quan nhân quyền thế giới

Đoàn viên Gia đình Phật tử tiếp tục vị pháp thiêu thân theo huynh trưởng Hồ Tấn Anh là đoàn viên Hứa Văn Xuân .

TƯỞNG NIỆM HUYNH TRƯỞNG HỒ TẤN ANH PHÁP DANH HẠNH MINH VỊ PHÁP THIÊU THAÂN

lúc 4g30 sáng, ngày Rằm tháng Bảy năm Tân Tỵ tức ngày 2 tháng 9 năm 2001

Thắp nén hương một lòng tưởng niệm

Bậc trượng phu bi-chí uy hùng

Ba cõi do.c-ngang làm thân lữ khách

Một kiếp đi-về trải nguyện gia huynh

Là gia huynh, trưởng mái gia đình, lớn nhỏ, trong ngoài đều gánh vác

Theo gót Thầy Tổ, hướng dẫn con em, bên đời, bên đạo oằn vai

Cũng nhờ:

Sớm được học Đạo, hiểu rõ lý Tánh KHÔNG, trau giồi tâm đức

Đem phổ vào đời, đẹp như tiết nhạc, sáng như nắng hoa

Trong nhà ngoài ngõ, ở đâu có mặt, quyết dấn thân làm rạng rỡ đạo màu

Học hạnh hoa sen:

Vươn lên từ cõi ô trược mà đượm thấm khắp trời quê hương

Giữa bao gió chướng vẫn ngát thơm cửa ngõ đaọ hạnh

Thương người thương vật thể hiện BI tâm

Hiểu đạo hiểu đời triển khai TRÍ tính

Ứng xử ung dung, gian khổ không nề, sáng danh DŨNG lực Phật gia

Bởi thế nên,

Nhìn đất nước tang thương, lòng đau như cắt

Ngày ngày lởn vởn giấc mộng thái bình, cầu sinh linh vượt cơn khổ nạn

Lại thêm đạo pháp suy vi, dạ như lửa bỏng

Đêm đêm canh cánh ước nguyện yên vui, mong Giáo hội thoát cảnh cùm gông

Xót đau tận cùng tâm can

Chớp mắt lệ nóng tuôn tràn

Tự xét mình sức nhỏ không xoay nổi guồng máy cường quyền vô tri

Ngẫm thế cuộc phù, hư tiếc gì thân giả huyễn

Gương xưa Quảng Đức hãy còn đó

Lửa tam muội đốt cháy mộng vô minh

Nay học theo người xin nối đuốc

Đốt ngọn lửa này cho mê vọng tiêu tan

Lửa đại nguyện không đau thân tạm bợ

Chỉ sợ đau đất nước trong lửa tham tàn

Lặng lẽ một mình, âm thầm hạnh nguyện

Chọn một ngày thiêng, đốt ngọn lửa thiêng

Những mong đánh thức lương tri người mê muội

Ôi, thương thay, tiếc thay!

Một anh tài nằm xuống cho tương lai đất nước vươn dậy

Đem thân nhỏ đổi lấy mộng lớn quê hương

Một thân nhỏ vươn cao giữa trời đổ nát

Một ngọn lửa nhỏ thắp sáng bi nguyện độ sinh

Cao cả thay, hùng vĩ thay! Đại nguyện cứu đời

Theo ngọn lửa thiêng

Rực sáng giữa đêm dài mộng mị u tối

Nghìn xưa nghìn sau còn ghi ân đức này

Sen trắng nở thơm vườn đất mẹ

Nay hóa sen hồng cõi bất sinh

Giấc mộng trăm năm gót đã nhẹ

Thênh thang về với ánh quang minh

Tưởng vọng gương này lưu thanh sử

Nghiêng mình thành kính trầm hương dâng.

19-3-2001.

10- On March 19, 2001, Mrs. Nguyen Thi Thu ( 1925 - 2001 ) self-immolated in protest against Vietnam's suppression and terrorist tactics toward Hoa Hao Buđhists and all religions in Vietnam. Her eternal sacrifice for religious freedom in Vietnam will be honored through time.

Farewell Letter from Mrs. Nguyễn Thị Thu (1925 – 2001)

My name is Nguyen Thi Thu, 75 years old, and I live in Hung Phu county, Can Tho City. Today I would have to speak my farewell words to all HHB members.

In my life, I am always a faithful fellow of HHB and have been practicing the teachings of the Prophet Huynh since 1940. For 25 years (1975-1999), my heart and soul have been so painful when seeing Hoa Hao Buđhism harassed and pushed to the end. The situation became worse since May 26, 1999 when the communist government appointed a Hoa Hao Buđhist Representative Board (HHBRB) which comprised of mostly active communist members. This is obviously a wicked plan to destroy our religion.

The regulation of the HHBRB has completely denied the presence of the Church of Hoa Hao Buđhism, destroyed our religious flag, forbiđen the annual celebration on February 25, the heart-broken day on which our Prophet was taken from us. In ađition, they also cut off 80% of the contents of the book Sam Giang PGHH, took down the sign To Dinh PGHH at the place where the Prophet had lived, and many more unacceptable actions.

Recently, for the survival sake of our religion and of our Prophet's spirit, who had founded this religion with more than 5 millions members, some loyal fellows have decided to protest against the HHBRB. Confronted with the heavey Communist forces, the devoteed Hoa Hao Buđhist community must unit and present a unified front.

Although I am a woman, I do see that I have a responsibility to protect our religion. However, due to my old age and weaken body, I can not contribute so much in the work of fighting for religious righteousness. Therefore, I would like to voluntarily set fire on my old body to express my intention:

To the denounce the devil work of the Communist PGHH Committee who has betrayed the doctrine of HHB and has been used as an underhand to destroy our religion.

To insist Communist Government to respect article 70th of the Constitution which would give PGHH the right of religious freedom.

To hope that this bitter fire will be my hearted prayer to God and Buđha to save our 5 millions PGHH fellows from this deadly fate.

Finally, this painful fire is to call on the humanity and attention of the world, especially of the PGHH fellows who live abroad. Please help us to fight for freedom of religion and the humane treatment to PGHH members in Vietnam.

Forever Hoa Hao Buđhism

Forever live in our heart Prophet Huynh Phuc So

October 10, 1999

Nguyen Thi Thu with regards to the farewell letter

(sign & fingerprint)

News Source:

Mr. Le Quang Liem

Saigon, Vietnam

Date: October 26, 1999

Time: 08:44 AM

03-5-2002

11- Anh Nguyễn Tỷ, Huynh Trưỡng Gia Đình Phật Tử vị Pháp thiêu thân tại Huế..

Nhân dịp nhà cầm quyền mời gọI du khách tham dự một lễ hội tại Huế, một số người địa phương đã tìm cách lên tiếng về sự đàn áp tôn giáo dưới chế độ Cộng Sản Việt Nam. Có ít nhất hai người đã tìm cách tự thiêu để phản đối nhà cầm quyền. Một người đã thiệt mạng và một người đã bị bắt trước khi thực hiện ý định tự thiêụ Theo các nguồn tin từ thành phố Huế và được chuyển đến hải ngoại bằng Internet. Vào ngày 3 tháng 5 vừa qua ông Nguyễn Tỷ 40 tuổi đã tự thiêu tại cầu Nguyễn Hoàng tức là Cầu Mớị Các nguồn tin cho biết ông Nguyễn Tỷ đã mặc đồng phục của Gia Đình Phật Tử và trong lúc tự thiêu thì ông đã cầm một tấm bảng với hàng chữ như sau: “Đả Đảo Chính Quyền Cọng Sản Đàn Áp Tôn Giáọ” Ông đã từ trần trước mắt nhiều du khách, kể cả những người ngoại quốc. Đến ngày 9 tháng 5 thì một người đàn ông khác đã toan tính tự thiêụ Bản tin cho biết người đàn ông này đã bước ra từ một thánh thất Cao Đài tại Ngã Năm Huế. Người đàn ông đã đi bộ đến một bùng binh đối diện sở công an Huế. Vì người của ông ta nồng nặc mùi xăng tẩm ướt quần áo, công an đã phát giác và ngăn chặn kịp thời vụ tự thiêu nàỵ Bản tin không cho biết tên của người thứ nhì. Trong vụ tự thiêu thứ nhất thì nhà cầm quyền đã loan tin rằng ông Nguyễn Tỷ là người mắc bệnh tâm thần. Tuy thế, đối với các Phật tử tại Huế thì đây chỉ là lời tuyên truyền quen thuộc của nhà cầm quyền, và các Phật tử địa phương sẽ tổ chức lễ cầu siêu dành cho ông Tỷ nhân dịp lễ Phật Đản sắp tới đâỵ



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/01/2013(Xem: 6807)
Điện thoại gọi đi từ Chùa Xá Lợi tới một số phóng viên có chọn lựa của các hãng thông tấn ngoại quốc cho biết : “Ngay mai, tại nơi đó sẽ có một diễn biến rất quan trọng xảy ra.
29/11/2012(Xem: 3179)
Cách đây đúng nửa thế kỷ, khởi đầu bằng một mùa Phật Đản tang thương và kéo dài cho đến mùa Đông năm 1963, tại miền Nam Việt Nam đã xảy ra một biến cố bi hùng làm chấn động lương tâm nhân loại và để lại một dấu ấn quan trọng trong lịch sử dân tộc vào hậu bán thế kỷ XX. Biến cố đó là sự sụp đổ của chế độ phi dân tộc Ngô Đình Diệm, kéo theo cơn vươn vai trở mình để nhập thế của Phật giáo Việt Nam sau mấy trăm năm ngủ yên mộng mị. Thật vậy, kể từ khi lực lượng Tống nho làm chủ đời sống văn hóa và khống chế chốn cung đình, cùng lúc với cuộc xâm lăng tàn bạo của người Pháp nhân danh quyền tự do giảng đạo và tự do khai thác tài nguyên nước ta, thì Phật giáo đã bị đẩy về vai trò thứ yếu, rút về nông thôn, âm thầm quấn quyện với văn hóa miền hương đảng. Đầu thế kỷ thứ XX, dù có một số vị cao Tăng thạc đức bôn ba hoằng hóa và dù có một số cư sĩ phát động phong trào ‘Chấn hưng trong thập niên 1930’, nhưng các nỗ lực đó đã không đủ năng lượng để kích hoạt được hào khí Lý-Trần của nền Phật Việ
19/09/2012(Xem: 3419)
LỄ TƯỞNG NIỆM 50 NĂM PHÁP NẠN (1963-2013) BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC VÀ TĂNG TÍN ĐỒ VỊ PHÁP VONG THÂN VỊ PHÁP THIÊU THÂN Bài thuyết trình nhân Lễ Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Quảng Đức vị Pháp thiêu thân
03/08/2012(Xem: 3241)
The tragedy of the war of South Vietnam, with all its immense complications for the USA, Asia and the rest of the world, at first would seem to have nothing whatever to do with the Catholic Church.
26/04/2012(Xem: 16843)
Mùa Phật Đản 1963, có máu, lửa, nước mắt và xương thịt của vô số người con Phật ngã xuống. Nhưng từ trong đó lại bùng lên ngọn lửa Bi Hùng Lực của Bồ Tát Thích Quảng Đức
19/11/2011(Xem: 3556)
Trước hết, vào đầu thập niên 60’ của thế kỷ trước, Cuộc vận động đòi bình đẳng Tôn giáo và Tự do Tín ngưỡng năm 1963 của Phật giáo đồ tại miền Nam Việt Namlà một biến cố lịch sử to lớn và mang nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc và lâu dài không những cho Phật giáo Việt Nam mà còn cho cả dân tộc Việt Nam. Đó là lúc dân tộc đang đối diện vời sự bành trướng của chủ nghĩa nước lớn tại Việt Nam, và riêng Phật giáo tại miền Nam thì đang phải chịu đựng một sách lược Công giáo hóa miền Nammà trong đó Phât giáo trở thành đối tượng hàng đầu phải bị khống chế và tiêu diệt. Đã có nhiều tài liệu của người Việt và người ngoại quốc viết về lần trở mình bi hùng đó của Phật giáo tại miền Nam. Tuy nhiên, một công trình quy mô và chính thức của Phật giáo Việt Nam thì cho đến nay vẫn chưa có. Song song, lại có nhiều “tài liệu” của những thế lực xem Phật giáo là kẻ thù được tung ra làm nhiễu loạn sự thật lịch sử. Do đó, trong niềm ao ước được thấy một hồ sơ như thế vào năm 2013, kỷ niệm 50 năm của biến cố 1963
05/11/2011(Xem: 5746)
Việc đóng diễn lại video clip Hòa thượng Thích Quảng Đức theo kiểu biến một vụ tự thiêu thành một vụ giết người, một cuộc đấu tranh bất bạo động biến thành vụ ẩu đả thô bạo giang hồ như thể, không gì khác hơn là nhằm bôi nhọ hình ảnh thiêng liêng của Phật giáo Việt Nam
02/11/2011(Xem: 3876)
Bài viết này chỉ nhằm mục tiêu chỉ ra một số khác biệt trên hình ảnh (tĩnh/video) ghi lại khoảnh khắc Bồ tát Thích Quảng Đức tự thiêu, để hướng đến vấn đề, rằng sự khác biệt đó cho thấy một số tư liệuhình ảnh (tĩnh/video) có thể là đã được dựng đóng lại về sau, không phải là hình ảnh thực ghi tại hiện trường.
08/09/2011(Xem: 4720)
Năm 1962, cơ duyên đến, Hoàng tôi "tình cờ" được dự lễ Phật Đản tại chùa Từ Đàm. Đó là một hoát nhiên đại ngộ chính trị. Không khí trang nghiêm, kỹ luật, thuần thành của biển người trên sân Chùa Từ Đàm hôm đó khiến Hoàng tôi nghĩ rằng, tổng quát ra, Phật giáo có thể là một đoàn thể áp lực có khả năng góp phần giải tỏa những oan khiên khúc mắc lịch sử xứ sở đang kẹt vào. Như thế nào? Thực sự Hoàng tôi chưa có một ý niệm rõ rệt nào cả. Anh chị em chúng tôi thường le lưỡi đùa đó là thời "mã thượng ham vui".
07/07/2011(Xem: 27889)
Lời Ban Biên Tập: Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”. Cho nên chúng tôi lưu trữ vào Thư Viện Hoa Sen CÁC BẢN DỊCH TỪ KHO DỮ LIỆU BỘ NGOẠI GIAO, BỘ QUỐC PHÒNG, CƠ QUAN TÌNH BÁO TRUNG ƯƠNG & CÁC NGUỒN KHÁC đã giải mật. Các tư liệu này có liên quan đến sự kiện lớn trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Sự việc này chắc chắn sẽ có những ý kiến ủng hộ và chống đối, nhưng lịch sử vẫn là lịch sử. Ban biên tập website Thư Viện Hoa Sen chân thành cảm tạ nhà văn Cư sĩ Nguyên Giác, Cư sĩ Nguyễn Kha, và Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications đã gửi tặng các phiên bản vi tính điện tử và trân trong giới thiệu đến toàn thể quý độc gỉa trong và ngoài nước.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567