Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trái tim Xá lợi bất diệt của Bồ-tát Thích Quảng Ðức

10/04/201316:24(Xem: 3630)
Trái tim Xá lợi bất diệt của Bồ-tát Thích Quảng Ðức

Giới thiệu bài mới

Trái tim Xá lợi bất diệt của Bồ-tát Thích Quảng Ðức

Tịnh Hải

Nguồn: Tịnh Hải

Hòa-Thượng Thích-Quảng-Ðức xuất gia từ thuở nhỏ ở miền Trung. Ngài sống cuộc đời giản dị và hoằng pháp độ sanh bằng phương cách xây dựng nhiều chùa. Trong cuộc đời Ngài đã xây cất tất cả 31 ngôi chùa, gồm 14 chùa ở miền Trung và 17 chùa ở miền Nam.

Trong cuộc tranh đấu Phật Giáo chống chánh sách Kỳ thị Tôn Giáo và gia đình trị của chế độ Ngô-Ðình-Diệm vào mùa Phật Ðản 1963, là thời kỳ sôi nổi nhứt, Hòa-Thượng Thích-Quảng-Ðức về ngụ tại chùa Ấn-Quang để tiện bề tham gia cuộc tranh đấu.

Ngày 30-5-63, Hòa-Thượng tham gia cuộc biểu tình tại công trường Lam Sơn trước Quốc Hội, tới 5 giờ chiều về chùa Xá-Lợi dự cuộc tuyệt thực. Dịp nầy Hòa-Thượng Thích-Quảng-Ðức trình lên Ủy-Ban Liên-Phái Bảo Vệ Phật-Giáo một bức Tâm thư xin tình nguyện tự thiêu. Thư đề ngày 27-5-63. Ủy-Ban Liên-Phái không chấp nhận sự tự thiêu.

botat7

Nhưng đến ngày 10-6-63, tình hình không được sáng sủa, chẳng những vậy mà Phật giáo tại Huế đang bị lâm nguy. Lúc nầy Hòa-Thượng đang tụng Kinh Pháp-Hoa tại chùa Ấn-Quang. Vào 8 giờ tối 10-6-63, Thương-tọa Thích-Tâm-Châu và Thiện-Hoa đang họp ở chùa Xá-Lợi. Quí vị cho mời Ðại Ðức Thích-Ðức-Nghiệp tới chùa để nhờ Ðại Ðức chuyển lời hỏi Hòa-Thượng Quảng-Ðức về tâm nguyện tự thiêu nếu Hòa-Thượng không thay đổi thì tổ-chức ngay cuộc tự thiêu vào ngày hôm sau.

Hòa-Thượng Quảng-Ðức trả lời Ðại Ðức Ðức-Nghiệp rằng Ngài vẫn quyết tâm hy-sinh cho đạo pháp, tự thiêu để cúng dường Tam Bảo. Trả lời Ðại Ðức Ðức-Nghiệp xong, Hòa-Thượng bình thản như không có chuyện gì, lúc ấy là 7 giờ 30 đêm 10-6-1963, Ngài lên chánh điện Chùa Ấn-Quang chủ lễ khóa Tịnh-Ðộ thường ngày. Buổi lễ cuối cùng ấy có Ðại Ðức Huệ-Thới đi chuông, Ðại Ðức Ðức-Niệm đi mỏ.

Ðại chúng hiện diện đều không ai biết một biến-cố quan trọng sắp xảy ra. Sau khi Phật tử về hết, tại giữa chánh điện, Hòa-Thượng Quảng-Ðức mới tâm sự với hai Ðại Ðức rằng:

- Vì đạo pháp tôi xin hiến thân giả huyễn nầy để cho Pháp Nạn được giải thoát. Ngày mai nầy tôi sẽ từ giã cõi đời, hẹn gặp hai Thầy ở cảnh giới Cực Lạc của Ðức Phật A-Di-Ðà. Sau khi tôi tự thiêu để hiến dâng cho Phật Pháp, xin các Thầy lưu ý, vì tôi không thể trực tiếp nói điều này với các Ngài lãnh đạo:

Một là, sau khi thân tôi thiêu thành tro bụi sẽ còn lưu lại một vật gì đó cho đời, thì đó là kết quả tốt đẹp về lời Phát nguyện của tôi hiến dâng thân này cho Ðạo Pháp và đó cũng là thành quả đời tu hành của tôi.

Hai là, khi tôi thiêu, nếu tôi chết trong tư thế nằm ngửa thì nguyện vọng Phật-Giáo sẽ thành công, các Thầy cứ tiếp tục tranh-đấu. Ngược lại nếu tôi chết nằm sấp thì quý Thầy nên tìm cách đi ra các nước Miên, Lào, Thái, v.v... để mà tu, nguyện vọng tranh đấu của Phật-Giáo sẽ không thành.

Ba là, ngày di quan tài của tôi, nếu các Thầy có cảm thấy triệu-chứng gì lạ lạ, có thể là ngủ mộng thấy, có thể là cảm giác hay triệu chứng gì thì nên đình chỉ ngay, dời việc di quan qua ngày khác.

Nghĩ lại ba điều Hòa-Thượng Quảng-Ðức nói đêm trước ngày tự thiêu đều hiển ứng:

1. Thân thể Ngài thiêu thành tro, mà quả tim của Ngài vẫn còn đỏ hồng như trái xoài chín dưới sức nóng 4.000 độ; nóng đến nỗi lò thiêu An-Dưỡng-Ðịa đã phải nứt nẻ.

2. Khi ngọn lửa thiêu thân vừa lặn tắt, ba lần cuối đầu xá về hướng Tây, liền ngay khi đó, Ngài bật ngửa nằm im trên mặt đất giữa ngã tư đường Phan-Ðình-Phùng và Lê-Văn-Duyệt trong tiếng niệm Phật vang dội của hàng trăm chư Tăng Ni đang ngồi vây quanh chấp tay thành kính. Tư thế viên-tịch đúng như Ngài huyền ký lại, làm cho Tăng tín đồ tin tưởng vào sự thành công nguyện vọng bình đẳng tôn giáo mà quyết tâm dấn thân hơn. Chung cuộc chánh nghĩa đã thắng.

3. Ai sống trong thời 1963, nếu có lưu tâm đến thời cuộc đều nhớ ngày di quan của Hòa-Thượng Quảng-Ðức ra An-Dưỡng-Ðịa để thiêu. Theo chương trình là 10 giờ sáng. Dân chúng ở hai bên đường Phan-Thanh-Giản và đường Minh-Mạng lập hương án để tiễn đưa Ngài; nhưng mọi người đợi mãi đến hơn 12 giờ trưa mà vẫn chẳng thấy đâu. Sau đó mới nhận được thông báo của Ủy-Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật-Giáo cho biết dời ngày di-quan. Dân chúng lúc bấy giờ vô cùng bàng-hoàng kinh ngạc. Khoảng 2 giờ chiều hôm ấy, người ta thấy năm bảy người mặc sắc phục đen lặng lẽ từ dưới bờ ruộng bước lên gở những quả mìn đã được chôn từ lúc nào trên quãng đường đất dẫn đến lò thiêu của An-Dưỡng-Ðịa.

Sau 3 lần cúi sấp, nhục thân của Bồ-Tát Thích-Quảng-Ðức đã bật ngửa ra sau đem đến niềm tin thắng lợi cho cuộc tranh đấu vì đạo pháp của toàn thể Tăng tín đồ Phật-Giáo.

***

Nói về Hòa-Thượng Quảng-Ðức, người sống rất giản-dị thật bình dân. Lúc nào tay cũng lần chuỗi, niệm Phật với gương mặt thản nhiên và miệng luôn luôn như mỉm cười. Những ngày Ngài ở chùa Ấn-Quang để chờ cấp lãnh-đạo Phật-Giáo chấp thuận tâm nguyện tự thiêu, Ngài ăn cơm với Tăng chúng, chứ không ngồi ăn cùng bàn với Ban Giám-đốc Phật-Học Ðường Nam-Việt Chùa Ấn-Quang, hay các vị lãnh đạo Phật-Giáo.

Nói như thế để chúng ta thấy rằng, người mang tâm nguyện Bồ-Tát vào đời hành đạo bao giờ cũng thể hiện đời sống bình dị, pháp tu đơn giản của Phật dạy. Pháp tu đơn giản mà chúng tôi muốn nói ở đây chính là Pháp môn niệm Phật. Có lẽ vì quá đơn giản mà người đời xem thường, từ tâm lý xem thường đưa đến khó tin vào năng lực của Pháp môn niệm Phật, như Kinh A-Di-Ðà Phật nói: "Nan tín chi pháp" . Có nghĩa là Pháp môn niệm Phật vãng sanh Cực Lạc thật là đơn giản mà hiệu năng thì vô cùng. Vì vậy mà người đời khó tin!

Tưởng cũng nên nhắc lại, đến đêm 20-8-63, Ngô-Ðình-Diệm lại phản bội những gì đã ký kết với Phật-Giáo, rồi cho lịnh tấn-công vào các chùa, bắt giam tất cả Tăng Ni toàn quốc, kể cả các vị lãnh đạo Ủy Ban Liên Phái Bảo vệ Phật Giáo Việt-Nam tại Chùa Xá-Lợi.

Trong đêm đó cảnh-sát của Diệm Nhu dự định đoạt lấy Trái Tim Xá-Lợi, nhưng một Thiếu Tá cảnh-sát đã nhanh tay cất giấu Trái Tim Xá-Lợi ấy, toán Cảnh Sát quýnh quáng tìm kiếm mà không ra. Sau khi tình hình yên ổn vị Thiếu Tá ấy - là một Phật tử – đem hoàn lại vật thiêng cho quý vị lãnh đạo Phật-Giáo tại chùa Xá-Lợi.Sau nầy khi Cộng Sản chiếm Sàigòn, họ đã cưỡng đoạt chiếm lấy Trái Tim Xá-Lợi Bất Diệt của Bồ-Tát Thích-Quảng-Ðức để làm quốc bảo đồng thời cũng để tuyên truyền cho chế độ.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/04/2013(Xem: 10050)
Như chúng ta biết, Phật giáo là một Tôn giáo có chiều dài lịch sử rất lâu đời. Sự phát triển của Đạo Phật cũng khá phức tạp, từ Phật giáo nguyên thủy (tính từ Phật thành đạo đến sau khi Phật nhập diệt vào khoản 100 năm) phát triển đến Phật giáo Bộ phái; Từ Bộ phái phát triển đến Đạithừa. Mặt dầu mỗi giai đoạn lịch sử, Phật giáo có những quan điểm và hình thức sinh hoạt khác nhau, nhưng nhìn chung mục đích giáo dục của Phật giáo có điểm chung là, giải quyết những vấn đề khổ đau cho tự thân mình gia đình mình và xã hội. Quan điểm này được các kinh điển Tiểu thừa cũng như Đại thừa ghi như sau. Trước hết là Kinh Nikaya.
29/03/2013(Xem: 6782)
Khi tôi lớn lên, biết nhận thức đủ đầy giá trị lịch sử của công cuộc đấu tranh Phật giáo năm 1963, thì tất cả dường như dần đi vào thế ổn định và ngọn lửa Bi Hùng Lực của Bồ Tát thích Quảng Đức cũng đang nguội tàn!
15/01/2013(Xem: 7651)
Điện thoại gọi đi từ Chùa Xá Lợi tới một số phóng viên có chọn lựa của các hãng thông tấn ngoại quốc cho biết : “Ngay mai, tại nơi đó sẽ có một diễn biến rất quan trọng xảy ra.
29/11/2012(Xem: 3617)
Cách đây đúng nửa thế kỷ, khởi đầu bằng một mùa Phật Đản tang thương và kéo dài cho đến mùa Đông năm 1963, tại miền Nam Việt Nam đã xảy ra một biến cố bi hùng làm chấn động lương tâm nhân loại và để lại một dấu ấn quan trọng trong lịch sử dân tộc vào hậu bán thế kỷ XX. Biến cố đó là sự sụp đổ của chế độ phi dân tộc Ngô Đình Diệm, kéo theo cơn vươn vai trở mình để nhập thế của Phật giáo Việt Nam sau mấy trăm năm ngủ yên mộng mị. Thật vậy, kể từ khi lực lượng Tống nho làm chủ đời sống văn hóa và khống chế chốn cung đình, cùng lúc với cuộc xâm lăng tàn bạo của người Pháp nhân danh quyền tự do giảng đạo và tự do khai thác tài nguyên nước ta, thì Phật giáo đã bị đẩy về vai trò thứ yếu, rút về nông thôn, âm thầm quấn quyện với văn hóa miền hương đảng. Đầu thế kỷ thứ XX, dù có một số vị cao Tăng thạc đức bôn ba hoằng hóa và dù có một số cư sĩ phát động phong trào ‘Chấn hưng trong thập niên 1930’, nhưng các nỗ lực đó đã không đủ năng lượng để kích hoạt được hào khí Lý-Trần của nền Phật Việ
19/09/2012(Xem: 3874)
LỄ TƯỞNG NIỆM 50 NĂM PHÁP NẠN (1963-2013) BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC VÀ TĂNG TÍN ĐỒ VỊ PHÁP VONG THÂN VỊ PHÁP THIÊU THÂN Bài thuyết trình nhân Lễ Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Quảng Đức vị Pháp thiêu thân
03/08/2012(Xem: 3616)
The tragedy of the war of South Vietnam, with all its immense complications for the USA, Asia and the rest of the world, at first would seem to have nothing whatever to do with the Catholic Church.
26/04/2012(Xem: 19346)
Mùa Phật Đản 1963, có máu, lửa, nước mắt và xương thịt của vô số người con Phật ngã xuống. Nhưng từ trong đó lại bùng lên ngọn lửa Bi Hùng Lực của Bồ Tát Thích Quảng Đức
19/11/2011(Xem: 3923)
Trước hết, vào đầu thập niên 60’ của thế kỷ trước, Cuộc vận động đòi bình đẳng Tôn giáo và Tự do Tín ngưỡng năm 1963 của Phật giáo đồ tại miền Nam Việt Namlà một biến cố lịch sử to lớn và mang nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc và lâu dài không những cho Phật giáo Việt Nam mà còn cho cả dân tộc Việt Nam. Đó là lúc dân tộc đang đối diện vời sự bành trướng của chủ nghĩa nước lớn tại Việt Nam, và riêng Phật giáo tại miền Nam thì đang phải chịu đựng một sách lược Công giáo hóa miền Nammà trong đó Phât giáo trở thành đối tượng hàng đầu phải bị khống chế và tiêu diệt. Đã có nhiều tài liệu của người Việt và người ngoại quốc viết về lần trở mình bi hùng đó của Phật giáo tại miền Nam. Tuy nhiên, một công trình quy mô và chính thức của Phật giáo Việt Nam thì cho đến nay vẫn chưa có. Song song, lại có nhiều “tài liệu” của những thế lực xem Phật giáo là kẻ thù được tung ra làm nhiễu loạn sự thật lịch sử. Do đó, trong niềm ao ước được thấy một hồ sơ như thế vào năm 2013, kỷ niệm 50 năm của biến cố 1963
05/11/2011(Xem: 7039)
Việc đóng diễn lại video clip Hòa thượng Thích Quảng Đức theo kiểu biến một vụ tự thiêu thành một vụ giết người, một cuộc đấu tranh bất bạo động biến thành vụ ẩu đả thô bạo giang hồ như thể, không gì khác hơn là nhằm bôi nhọ hình ảnh thiêng liêng của Phật giáo Việt Nam
02/11/2011(Xem: 4245)
Bài viết này chỉ nhằm mục tiêu chỉ ra một số khác biệt trên hình ảnh (tĩnh/video) ghi lại khoảnh khắc Bồ tát Thích Quảng Đức tự thiêu, để hướng đến vấn đề, rằng sự khác biệt đó cho thấy một số tư liệuhình ảnh (tĩnh/video) có thể là đã được dựng đóng lại về sau, không phải là hình ảnh thực ghi tại hiện trường.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]