Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

05. Trung tướng Trần Văn Đôn: Nguyên nhân và Biến cố 1-11-1963

02/11/201817:20(Xem: 9587)
05. Trung tướng Trần Văn Đôn: Nguyên nhân và Biến cố 1-11-1963

Trung tướng Trần Văn Đôn: Nguyên nhân và Biến cố 1-11-1963.

by tienglongta

     Trần Văn Ä Ã´n.jpg

Tác giả Trung tướng Trần Văn Đôn



Lời Tòa Soạn:
 Hàng năm, trước ngày 1 tháng 11, ngày đánh dấu sự xụp đổ chế đô Độc tài gia đình trị Ngô Đình Diệm vào thời Đệ I Cộng Hòa, người ta lại thấy có những làn sống giao động kẻ binh người chống gây ra sự phân hóa trong Cộng đồng người Việt, mà quên đi vấn nạn đất nước giặc Tàu xâm lăng. Thực tâm nhóm chủ trương Tiếng Lòng Ta không muốn nhắc tới sự kiện này, nhưng có một sô quý vị Hoài Ngô đã bôi bẩn lịch sử, đổ tội cho sự tranh đấu Phật Giáo là nguyên nhân đưa đến sự cưỡng chiếm Miền Nam của Cộng sản Bắc Việt vào ngày 30-4-1975, đo đó, buộc lòng chúng tôi phải đưa lên hồi ký của Trung tướng Trần văn Đôn, một nhân vật trọng đại trong hàng ngũ tưởng lãnh đã lật đổ chế độ Gia đình trị Ngô Đình Diệm và cũng để cho đọc giả và nhất là giới trẻ được am tường về một sự thật.

Lịch sử là  những trang sư sách thiết tưởng không ai có thể chối bỏ, rồi đây những trang sử sách sẽ ghi lại đầy đủ về thời Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, là một vị nguyên thủ quốc gia mang tinh thần “kỳ thị tôn giáo” áp lục bằng Đạo Dụ Số 10, chỉ có Thiên Chúa Giáo mới được xem là một Tôn giáo duy nhất, còn tất cả các tôn giáo khác như Cao Đài, Hòa Hảo và ngay cả Phật giáo Việt Nam với hơn 80% tín đồ vẫn chỉ xemmột hiệp hội, như Hiệp hội đáng giày, Hội Phụ nữ, Hội Tennis...

Chúng ta trốn tránh Cộng sản, vì người Cộng sản chủ trương Tam vô; Vô gia đình, Vô tôn giáo, Vô tổ quốc. Mà Tôn giáo, Tổ Quốc, Gia Đình là những tiềm tàng trong tâm linh con người không thể quên, vì thế mà làn sóng người tỵ nạn Cộng sản đã bất chấp mọi hiểm nguy vượt biên, vượt biển tìm tự do. Nơi đất khách quê người đã tỏ bày cho thế giới về ý nghĩa hai chữ Tự Do thật quý gia, trong đó có Tự do đối với niềm tin tôn Giáo chính mình.

Một vị lãnh đạo quốc gia như Tổng Thống Ngô Đình Diệm đặt Thiên Chúa Giáo của ông lên trên sự tự do tín ngưỡng của người dân, thì không thể xem là một vị Tổng Thống anh minh được- Tiếng Lòng Ta.

Trần Văn Đôn

Lần thứ nhất, Tướng Nguyễn Văn Hinh cuối năm 1954 bao vây Dinh Độc Lập, chiếm đài phát thanh, chỉ hằng ngày cho phát thanh chửi rủa gia đình họ Ngô nhưng không làm gì hơn nữa nên người ta gọi “đó là cuộc đảo chánh rùa bò”.

 Lần thứ hai, Tướng Nguyễn Văn Vỹ đảo chánh ngày 1.1.1955.

 Lấn thứ ba, ông Hà Minh Trí (Cao Đài) ám sát hụt Tổng Thống Diệm ngày 21.2.1957 tại Hội Chợ Buôn Mê Thuột.

 Lần thứ tư, Đại Tá Nguyễn Chánh Thi và Đại Tá Vương Văn Đông với cuộc đảo chánh ngày 11.11.1960 - mà Trung Tá Nhảy Dù Phan Trọng Chinh khi đứng trước  vành móng ngựa đã dõng dạc tuyên bố: “Nếu tôi chỉ huy, tôi đã đánh rốc vào dinh Độc Lập đêm 11.11. chứ không chần chờ bỏ lỡ cơ hội”.

 Lần thứ năm, hai phi công Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử lái chiến đấu cơ giội bom xuống Dinh Độc Lập sáng ngày 27.2.1962.

 Lần thứ sáu, đảo chánh thành công bởi một tập đoàn Tướng, Tá và binh sĩ- hùng hậu nhất từ trước, bắt đầu từ chiều ngày 1.11.1963 đến sáng ngày 2.11.1963 thì kết thúcTrung Tướng Trần Văn Đôn, quyền Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH dưới thời ông Diệm, qua hồi ký “Việt Nam Nhân Chứng”, Xuân Thu, USA, 1989, từ trang 171 đến 179, ông viết trong lúc mà hầu như mọi Tướng Lãnh quân nhân QLVNCH đều còn sống và phần đông là có mặt tại Hoa Kỳ:

tuong-Le-van-TyĐại Tướng Lê Văn Tỵ (Tổng Tham Mưu trưởng QLVNCH )

“Đại Tướng Lê Văn Tỵ (Tổng Tham Mưu trưởng QLVNCH – tqd) đi Mỹ chữa bệnh. Đến ngày 19 tháng 8 năm 1963, ông Diệm chỉ định tôi chức quyền Tổng Tham Mưu Trưởng, rồi ông Nhu ra lịnh tấn công chùa để cho tôi và quân đội chịu trách nhiệm. Dĩ nhiên sự việc đó làm cho dư luận trong và ngoài nước kết án quân đội mà người đứng mũi chịu sào là tôi”.

diem_nhu_1

Cố vấn Ngô Đình Nhu và Tổng Thống Ngô Đình Diệm

Chiều ngày 20 tháng 8, ông Ngô Đình Nhu mời tôi, quyền Tổng Tham Mưu Trưởng, Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm, Tham Mưu Trưởng, Thiếu Tướng Tôn Thất Đính, Quân trấn Sài gòn, và Đại Tá Nguyễn Văn Y, Tổng giám đốc Công an Cảnh sát, đến dinh Độc Lập ra lịnh: “Tối nay sẽ bắt các sư sãi cộng sản.”220px-Le_Quang_Tung

<Đại tá Lê Quang Tung

Đêm 20 tháng 8, lợi dụng lịnh giới nghiêm, dinh Độc Lập ra lịnh riêng cho Đại Tá Lê Quang Tung, chỉ huy trưởng Lực Lượng Đặc Biệt cùng Cảnh Sát Đặc Biệt của Dương Văn Hiếu, Mật vụ và Cảnh sát chiến đấu của ông Trần Văn Tư, Giám đốc Cảnh sát Đô thành bao vây tấn công các chùa trong đô thành để bắt các Thượng tọa, Đại đức, Tăng ni và Phật tử.

Lực Lượng Đặc Biệt là một tổ chức của quân đội, được thành lập từ năm 1956 gồm gần 10 Đại Đội (mỗi đại đội 120 người), võ trang súng ống tối tân nhất, được huấn luyện kỹ như Nhảy Dù, bơi lội, đột kích sau lưng địch… Một số ít chiến sĩ Lực Lượng Đặc Biệt này đã từng nhảy dù ra Bắc để hoạt động, vì vậy nên được lựa chọn rất kỹ, đòi hỏi nhiều tiêu chuẩn. Đại Tá Lê Quang Tung chỉ huy lực lượng này.

Nghe lịnh tấn công chùa như vậy, chúng tôi biết là việc này sẽ làm suy sụp thêm cho chế độ nhưng không thể can gián được. Đêm đó, tôi và Trần Thiện Khiêm theo dõi tại bộ Tổng Tham Mưu trên máy riêng Motorola của Cảnh sát nên chúng tôi biết cuộc tấn công này do Đại Tá Lê Quang Tung chỉ huy tổng quát.

Tôi và ông Khiêm lấy xe đến chùa Xá Lợi vào khoảng 1 giờ khuya. Đến nơi tôi thấy đèn còn bật sáng, cảnh sát còn đi qua lại. Bước vào chính điện, tôi giở mũ, ông Khiêm cũng giở theo. Lính cảnh sát thấy vậy cũng giở mũ và đứng im. Tôi hỏi:

- Quý Thầy đâu hết rồi?

Họ nói dẫn qua Phú Nhuận, còn Hòa thượng Thích Tịnh Khiết thì được đưa về cơ quan tình báo của Đại Tá Nguyễn Văn Y.

httinhkhiet

Tôi ra lịnh họ tắt đèn đóng cửa lại, đừng làm mất trang nghiêm nơi thờ phượng. Dặn xong chúng tôi ra về, đến cơ quan của Đại Tá Y. Ông Y cho biết Hòa thượng rất mệt, mai sáng phải cho vô bịnh viện quân sự Cộng Hòa. Chúng tôi trở ra đi thẳng đến dinh Gia Long. Lúc đó khoảng 3 giờ sáng. Gặp ông Nhu, ông ta bảo ra lịnh thiết quân luật. Lịnh này ban ra là có ý đổ trách nhiệm tấn công chùa cho quân đội, tôi hiểu ý của ông Nhu nhưng im lặng thi hành.

Lúc 5 giờ sáng, ông Diệm tập hợp Nội Các chánh phủ để trình bày sự việc. Ngay trong phiên họp đó, Ngoại Trưởng Vũ Văn Mẫu từ chức để phản đối sự đàn áp Phật giáo của anh em ông Diệm. Sự từ chức nầy của ông Mẫu làm thế giới xôn xao, Phật tử xúc động, dân chúng cảm phục một người đã thẳng thắn từ bỏ chức vụ để phản đối hành động bất công và tàn bạo.

Lúc đó ông Trần Văn Chương đang là Đại Sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Mỹ, bà Chương là Quan sát viên cho Việt Nam Cộng Hòa tại Liên Hiệp Quốc, nhận thấy anh em Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo, con gái mình tiếp tay phát ngôn hỗn xược mà mình không thể can ngăn được nên cả hai ông bà đều từ chức.

Sự từ chức của ông Mẫu và ông bà Trần Văn Chương là những ngọn đòn đau đớn cho anh em nhà họ Ngô.

Giới nghiêm là hạn chế sự lưu thông về đêm, còn Thiết quân luật là phải đem quân đội ra đường canh gác. Mỗi thứ phù hợp với một tình trạng mà Thiết quân luật chỉ áp dụng khi thật sự nguy hiểm cho nước nhà. Bởi vậy nghe lịnh Thiết quân luật, các tướng ngơ ngác.

Ngày 21 tháng 8, đài VOA loan tin quân đội nghe theo lịnh Tổng Thống đi tấn công chùa. Tôi không biết làm sao cải chính tin đó với đài VOA nên tôi cho Đại Úy Lê Văn Khấn, sĩ quan tùy viên của tôi đi mời ông Conein, sĩ quan CIA quen tôi từ năm 1946 ở Hà Nội hiện đang ở góc đường Công Lý và Nguyễn Đình Chiểu đến Bộ Tổng Tham Mưu gặp tôi đêm đó. Ông Conein sợ tôi gài bẫy nên mang theo súng tùy thân.

Chín giờ tối, ông Conein lại, chúng tôi cho biết quân đội không tham gia trong việc tấn công các chùa như đài VOA đã loan tin để ông Conein về trình lại đại sứ Mỹ. Ông Conein hỏi: “Các tướng lãnh Việt Nam có ý định đảo chánh không?” Tôi trả lời: “Chuyện này rất quan trọng sẽ nói sau.” Rồi ông Conein ra về.

Hai hôm sau đài VOA cải chính, nói rõ là quân đội Việt Nam không tấn công chùa. Ông Nhu nghe tin cải chính nầy rất tức giận, buộc mấy ông tướng phải họp lại (cái này thì quả nhiên là độc tài gia đình trị chứ còn gì nữa? – tqd), tuyên bố đứng sau lưng Tổng Thống và tôi phải ra nhật lịnh nói rằng quân đội có tham gia việc đó. Tôi phải tuân lời. Tuân lời ra nhật lịnh kêu gọi quân đội xiết chặt hàng ngũ sau lưng Ngô Tổng Thống thì được, nhưng nói làm sao cho anh em quân nhân và đồng bào hiểu mình đang tìm cách hạ một chính quyền đang bị dân oán hận!  Tôi ra lịnh cho Đại Úy Phạm Văn Túy, tín đồ Thiên Chúa giáo đang làm việc ở văn phòng tôi thảo nhật lịnh. Cùng tâm trạng như tôi và hiểu ý tôi nên Đại Úy Túy viết đoạn chót mà tôi rất hài lòng:

Cuộc chiến đấu rất nhiều gian khổ, thử thách lòng hy sinh của chúng ta cho chính nghĩa và Tổ quốc. Chúng ta phải cương quyết giữ vững ý chí, chủ động trên khắp các lãnh vực đấu tranh. Tôi (“Tôi” ở đây là Trung Tướng quyền Tổng Tham Mưu Trưởng Trần Văn Đôn – tqd) luôn luôn ở bên cạnh các anh em. Hãy tuyệt đối tin tưởng ở thắng lợi cuối cùng.

Báo chí lúc ấy bất bình hành động của ông Ngô Đình Diệm và vợ chồng Ngô Đình Nhu có mấy tờ in đậm câu chót trong nhật lịnh nên nhiều người đọc tinh ý sẽ hiểu câu: “Hãy tuyệt đối tin tưởng ở thắng lợi cuối cùng.

(…)

Việc một nữ sinh (Quách Thị Trang – tqd) bị bắn chết (sáng ngày 25.8.1963 trước chợ Bến Thành, Sài gòn – tqd) DieuNghiemQuachThiTrang_01làm cho chúng tôi thấy hổ thẹn với quần chúng khi khoác áo quân nhân ra đường. Việc Phật tử bị giam cầm làm cho tôi có mặc cảm tội lỗi. Nói làm sao cho dân chúng hiểu được rằng chúng tôi không làm việc đàn áp đó, chúng tôi không chủ trương giết người biểu tình bất bạo động, chúng tôi không đồng ý bắt giam người như vậy? Nhưng chúng tôi cúi đầu nhẫn nhục chờ ngày không xa chúng tôi sẽ trả lời với mọi người bằng hành động.”

Ngày 22 tháng 8, tôi đến thăm Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết. Với giọng nói mệt nhọc, ngài hỏi:

- Tại sao lại đánh chúng tôi?

Nghe hỏi tôi xót xa quá, nhưng không biết trả lời sao!

Vì thiết quân luật, chúng tôi ở trong trại không về nhà, nhiều anh em cũng như tôi nhận những cú điện thoại trách móc của vợ, không những chỉ các gia đình theo đạo Phật mà người phụ nữ thuộc các tôn giáo khác cũng có người trách chồng sao lại tham gia vào việc đàn áp Phật giáo… Đại Tá Trần Ngọc Huyến, một tín đồ Thiên Chúa giáo, người ủng hộ ông Diệm hết tình cũng chống vấn đề đàn áp Phật giáo đó của anh em ông Diệm.

Những gì chúng tôi nung nấu từ đầu năm 1960 đến nay đã đến lúc phải bộc phát. Những độc tài, bất công, đàn áp của chính quyền mà suốt mấy năm trời chúng tôi bất bình đến nay phải bùng nổ. Những chuẩn bị từ lâu nay đến lúc phải thi hành.” (bằng vào 1 giờ 30 chiều ngày 1.11. 1963 – tqd).

Ông Nhu đã tỏ vẻ coi thường khi nhận được báo cáo đầu tiên về những đoàn quân tiến về dinh Tổng Thống. Ông tin rằng việc tấn công nầy nằm trong chiến lược của ông nhằm phát giác và tiêu diệt những người đối nghịch của ông.

Theo kế hoạch của ông Nhu thì vài đơn vị trung thành của ông sẽ chiếm vài nơi trọng yếu tại thủ đô. Lúc đó ông và ông Diệm sẽ bay ra Vũng Tàu. Chỉ vài ngày sau, tình trạng lộn xộn và không luật lệ đó sẽ mở ngõ cho kẻ thù của chính quyền vào. Các đơn vị trung thành với chế độ đánh chiếm lại. Lúc đó quân phản loạn của Mỹ sẽ bị sập bẫy chết trong đô thị nầy (Sài Gòn – tqd).

Một việc không may cho anh em nhà Ngô là ông Nhu đã nhờ Tướng Tôn Thất Đính thực hiện kế hoạch nầy. Trước đó (cũng trong chiều ngày 1.11.1963 - tqd) ông Nhu có điện thoại cho ông Đính nhưng không gặp. Sau đó ông ta có liên lạc với vài tướng lãnh mà ông nghĩ trung thành với chế độ, nhưng cũng không gặp ai cả. Lúc đó, ông mới biết là đảo chánh có thật” - (Trần Văn Đôn, Sđd, tr 270).

Đến 3 giờ 30 chiều ngày 1 tháng 11, Tổng Thống Ngô Đình Diệm điện thoại cho tôi lần đầu tiên và hỏi:

- Các anh làm gì đó?

- Thưa cụ, quân đội đứng lên đáp lại lòng mong mỏi của dân. Chúng tôi yêu cầu Cụ từ chức vô điều kiện. Chúng tôi sẽ lo cho Cụ và gia đình đi ngoại quốc.

Ông Ngô Đình Diệm hỏi tiếp:

- Tại sao các anh làm như vậy?

- Vì chúng tôi yêu cầu đã nhiều lần mà Cụ không chịu thay đổi gì hết. Xin Cụ cải tổ chính phủ, chấm dứt đàn áp Phật giáo và ngày hôm qua tôi có gặp Cụ thì Cụ cũng cương quyết không thay đổi.

- Nói vậy chứ tôi định ngày nay tuyên bố cải tổ chính phủ. - (Y như con nít? – tqd).

- Thưa Cụ muộn quá rồi.”  Đây có Trung Tướng Dương Văn Minh xác nhận lời nói của tôi.

Tôi chuyển điện thoại cho Trung Tướng Dương Văn Minh.

Khi điện đàm, các tướng tá đang đứng ngồi xung quanh nên chúng tôi nghe Trung Tướng Minh nói:

- Chúng tôi chịu đựng từ mấy năm nay rồi. (Chứ không phải khởi sự từ biến cố triệt hạ cờ Phật giáo và đàn áp giết chết Phật tử đêm 8.5.1963 - tqd).

image025

Đậi tá Đỗ Mậu, Trung Tướng Dương Văn Minh, Thiếu tướng Tôn Thất Đính

Rồi ông nói tiếp:

Anh em chúng tôi có mặt ở đây là… Trung Tướng Dương Văn Minh.

Nói đến đây, ông Minh đưa cho từng người hiện diện xưng cấp bực và tên họ của mình, rồi lần lượt các vị như:

- Trung Tướng Nguyễn Ngọc Lễ,

- Thiếu Tướng Lê Văn Kim,

- Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm,

- Thiếu Tướng Lê Văn Nghiêm,

- Thiếu Tướng Nguyễn Văn Là,

- Thiếu Tướng Phạm Xuân Chiểu,

- Thiếu Tướng Trần Tử Oai,

- Thiếu Tướng Mai Hữu Xuân,

- Thiếu Tướng Nguyễn Giác Ngộ,

- Đại Tá Nguyễn Đức Thắng,

- Đại Tá Đặng Văn Quang,

- Đại Tá Nguyễn Văn Chuân,

- Đại Tá Nguyễn Khương,

- Trung Tá Nguyễn Văn Thiện,

- Trung Tá Lê Nguyên Khang.

Sau đó, ông Ngô Đình Nhu xin nói chuyện với tôi:

- Tại sao các anh lại phải đánh, có việc gì không bằng lòng thì nói với nhau (Ở đó mà “nói với nhau”! Nếu “có gì không bằng lòng thì nói với nhau” thì ông Nhu đã không thể đe dọa “những Tướng nào mà âm mưu đảo chánh thì sẽ treo cổ nó trên đường Công Lý” và; không thể có chuyện như bắt cóc thủ tiêu man rợ bằng hình thức dìm hai ông Nguyễn Bảo Toàn và Phạm Xuân Gia xuống lòng sông Nhà Bè? - tqd). Sao mà thiếu tình như vậy? (Tình? đối với Đảng Cần Lao, những Mật vụ, hành xử người dân qua cái gọi là “phong trào tố Cộng”, việc triệt tiêu đối lập, thanh trừng các chính khách v.v… là những điều mỉa mai, cay đắng nhất suốt khung thời gian mà nhà Ngô cầm quyền! – tqd). 

Tôi trả lời:

- Chúng tôi hành động như vậy chỉ vì ý dân. Hôm qua, chính ông Cố Vấn đã nói với tôi rằng ông Cụ không chịu thay đổi gì hết, và sau đó ông Cụ đã xác nhận với tôi là tình hình tốt đẹp (“tốt đẹp” trong việc đi đêm với Bắc Việt, dùng gián điệp VC vào dinh Tổng thống, vào chức vụ Tỉnh trưởng, dùng nhà ông Tàu Mã Tuyên liên lạc với MTGPMNVN, đàn áp khốc liệt Phật giáo, Cao Đài, Hòa Hảo v.v…nhưng “tố Cộng” giết người thì cứ làm, cứ ra tay? – tqd) không cần thay đổi gì hết…

Thôi được! Mời mấy anh lên đây (dinh Gia Long – tqd) thương thuyết với chúng tôi. Tôi sẽ bảo đảm an ninh cho các anh.

Tôi chuyển lời mời lên thương thuyết của ông Nhu với các anh em hiện diện để biết ý kiến, đa số các anh em lắc đầu không đồng ý vì nhớ lại cuộc đảo chánh năm 1960, ông Diệm ông Nhu nói thương thuyết, thỏa thuận nhưng đó chỉ là cớ kéo dài để chờ quân tiếp cứu (đích thực là thế chứ không thể có chuyện “Tổng thống không cho quân đội đánh nhau với quân đội” bao giờ, và, việc xỉ gạt đó - 1960, na ná cái họa vua U Vương bên Tàu vào hồi nhà Chu đốt Lộc Đài ở Trung nguyên báo động giả cho chư hầu kéo quân về triều ca cứu giá để cho Bao Tỷ và Muội Hỷ cười! – tqd).

Tôi trả lời với ông Nhu:

- Các Tướng Tá ở đây không một ai đồng ý lên thương thuyết, vì biết đây là một cớ hoãn binh, một cái bẫy mà thôi.

 “Cũng trong lúc 4 giờ chiều, các sĩ quan cao cấp vào thêm Bộ Tổng Tham Mưu như Đại Tá Dương Ngọc Lắm, Đại Tá Đặng Thanh Liêm, Đại Tá Bùi Hữu Nhơn…

Để yểm trợ cho đoàn quân tấn công thành Cộng Hòa, tôi cho hai khu trục phát xuất từ căn cứ Không quân Tân Sơn Nhất bay lên bắn yểm trợ cho Bộ Binh.

Các Tư Lệnh Vùng I và Vùng II gọi về báo cáo tình hình và tôi cũng cho biết tình hình thủ đô.

Đến 6 giờ chiều ngày 1 tháng 11, Thiếu Tướng Đính đang chỉ huy tấn công các công sở cho tôi biết ông đã giải thoát nam nữ sinh viên, học sinh bị giam giữ vì tham gia biểu tình phản đối chính quyền đàn áp Phật giáo. Tôi yêu cầu cho chở tất cả anh em vào bộ Tổng Tham Mưu gặp chúng tôi.

Đến 7 giờ 30, các anh em sinh viên học sinh được giải thoát vào thẳng bộ Tổng Tham Mưu. Nghe tin, chúng tôi xuống tiếp họ.

Vừa xuống cầu thang, chúng tôi nghe tiếng một anh sinh viên (Về sau chúng tôi biết là anh Nguyễn Hữu Đống, sinh viên Kiến trúc) hô to:

- Anh chị em! Quỳ xuống lạy các tướng lãnh đã cứu mạng chúng ta!

Thấy họ sắp quỳ, chúng tôi vội la to:

- Thôi! Thôi! Đừng…

Chúng tôi không nói thêm được gì vì trước cảnh nầy ai cũng quá cảm động, chảy nước mắt.

Nguyễn Hữu Đống đại diện anh em bày tỏ lòng biết ơn và niền hân hoan vui sướng vì quân đội lật đổ được chế độ độc tài tàn ác của gia đình họ Ngô. Giọng anh phát biểu có lúc hét lên như trút uất hận, có lúc hùng hồn đanh thép, lúc lại run run vì cảm động”.

Về sau chúng tôi nghe một vài nhân chứng đi sát với ông Diệm và ông Nhu như Đại úy Đỗ Thọ, sĩ quan tùy viên, Đại úy An, sĩ quan cận vệ cho biết:

- sau khi nói chuyện với đại sứ Mỹ Cabot Lodge vào lúc 3 giờ chiều ngày 1.11.1963,

- sau khi nói chuyện với tôi (Trần Văn Đôn) và ông Minh,

- sau khi biết hầu hết các cấp chỉ huy cao cấp trung thành với ông đã bị bắt,

- sau khi biết hầu hết quân đội theo lịnh của các tướng lãnh đảo chánh và không có Vùng Chiến Thuật nào gởi quân tiếp cứu,

- sau khi biết quân đảo chánh đang đánh thành Cộng Hòa và sẽ tập trung tất cả quân lực đánh dinh Gia Long,

Hai ông ấy (Diệm, Nhu) quyết định đi ra khỏi dinh Gia Long.” (Trần Văn Đôn, Sđd, từ trang 221 đến 225).

Về phía dân chúng đồng bào:

Không phải đợi đến sáng ngày 2 tháng 11, dân chúng mới tràn ra đường, mà mọi người đã ra đường hoan hô quân đảo chánh ngay trong lúc súng nổ, trong lúc tấn công thành Cộng Hòa.

Đêm 1 tháng 11, chúng tôi ra lịnh giới nghiêm từ lúc 8 giờ tối tới 6 giờ sáng, vì không cho dân chúng ra đường sợ lạc đạn, vậy mà đồng bào vẫn ra đường theo sau quân đảo chánh để ủng hộ tinh thần. Sáng ngày 2 tháng 11, dân chúng Sài gòn tràn ra đường vui mừng hoan hô Quân Đội đã lật đổ một chế độ độc tài gia đình trị. Chúng tôi không làm sao quên được những nét mặt hân hoan, những đôi mắt ngời sáng, những cánh tay đưa cao và những tiếng hoan hô quân cách mạng vào ngày 2 tháng 11 đó.”

Trần Văn Đôn

Trích nguyên văn!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/03/2013(Xem: 5913)
Khi tôi lớn lên, biết nhận thức đủ đầy giá trị lịch sử của công cuộc đấu tranh Phật giáo năm 1963, thì tất cả dường như dần đi vào thế ổn định và ngọn lửa Bi Hùng Lực của Bồ Tát thích Quảng Đức cũng đang nguội tàn!
15/01/2013(Xem: 6850)
Điện thoại gọi đi từ Chùa Xá Lợi tới một số phóng viên có chọn lựa của các hãng thông tấn ngoại quốc cho biết : “Ngay mai, tại nơi đó sẽ có một diễn biến rất quan trọng xảy ra.
29/11/2012(Xem: 3202)
Cách đây đúng nửa thế kỷ, khởi đầu bằng một mùa Phật Đản tang thương và kéo dài cho đến mùa Đông năm 1963, tại miền Nam Việt Nam đã xảy ra một biến cố bi hùng làm chấn động lương tâm nhân loại và để lại một dấu ấn quan trọng trong lịch sử dân tộc vào hậu bán thế kỷ XX. Biến cố đó là sự sụp đổ của chế độ phi dân tộc Ngô Đình Diệm, kéo theo cơn vươn vai trở mình để nhập thế của Phật giáo Việt Nam sau mấy trăm năm ngủ yên mộng mị. Thật vậy, kể từ khi lực lượng Tống nho làm chủ đời sống văn hóa và khống chế chốn cung đình, cùng lúc với cuộc xâm lăng tàn bạo của người Pháp nhân danh quyền tự do giảng đạo và tự do khai thác tài nguyên nước ta, thì Phật giáo đã bị đẩy về vai trò thứ yếu, rút về nông thôn, âm thầm quấn quyện với văn hóa miền hương đảng. Đầu thế kỷ thứ XX, dù có một số vị cao Tăng thạc đức bôn ba hoằng hóa và dù có một số cư sĩ phát động phong trào ‘Chấn hưng trong thập niên 1930’, nhưng các nỗ lực đó đã không đủ năng lượng để kích hoạt được hào khí Lý-Trần của nền Phật Việ
19/09/2012(Xem: 3441)
LỄ TƯỞNG NIỆM 50 NĂM PHÁP NẠN (1963-2013) BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC VÀ TĂNG TÍN ĐỒ VỊ PHÁP VONG THÂN VỊ PHÁP THIÊU THÂN Bài thuyết trình nhân Lễ Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Quảng Đức vị Pháp thiêu thân
03/08/2012(Xem: 3249)
The tragedy of the war of South Vietnam, with all its immense complications for the USA, Asia and the rest of the world, at first would seem to have nothing whatever to do with the Catholic Church.
26/04/2012(Xem: 17026)
Mùa Phật Đản 1963, có máu, lửa, nước mắt và xương thịt của vô số người con Phật ngã xuống. Nhưng từ trong đó lại bùng lên ngọn lửa Bi Hùng Lực của Bồ Tát Thích Quảng Đức
19/11/2011(Xem: 3575)
Trước hết, vào đầu thập niên 60’ của thế kỷ trước, Cuộc vận động đòi bình đẳng Tôn giáo và Tự do Tín ngưỡng năm 1963 của Phật giáo đồ tại miền Nam Việt Namlà một biến cố lịch sử to lớn và mang nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc và lâu dài không những cho Phật giáo Việt Nam mà còn cho cả dân tộc Việt Nam. Đó là lúc dân tộc đang đối diện vời sự bành trướng của chủ nghĩa nước lớn tại Việt Nam, và riêng Phật giáo tại miền Nam thì đang phải chịu đựng một sách lược Công giáo hóa miền Nammà trong đó Phât giáo trở thành đối tượng hàng đầu phải bị khống chế và tiêu diệt. Đã có nhiều tài liệu của người Việt và người ngoại quốc viết về lần trở mình bi hùng đó của Phật giáo tại miền Nam. Tuy nhiên, một công trình quy mô và chính thức của Phật giáo Việt Nam thì cho đến nay vẫn chưa có. Song song, lại có nhiều “tài liệu” của những thế lực xem Phật giáo là kẻ thù được tung ra làm nhiễu loạn sự thật lịch sử. Do đó, trong niềm ao ước được thấy một hồ sơ như thế vào năm 2013, kỷ niệm 50 năm của biến cố 1963
05/11/2011(Xem: 5814)
Việc đóng diễn lại video clip Hòa thượng Thích Quảng Đức theo kiểu biến một vụ tự thiêu thành một vụ giết người, một cuộc đấu tranh bất bạo động biến thành vụ ẩu đả thô bạo giang hồ như thể, không gì khác hơn là nhằm bôi nhọ hình ảnh thiêng liêng của Phật giáo Việt Nam
02/11/2011(Xem: 3893)
Bài viết này chỉ nhằm mục tiêu chỉ ra một số khác biệt trên hình ảnh (tĩnh/video) ghi lại khoảnh khắc Bồ tát Thích Quảng Đức tự thiêu, để hướng đến vấn đề, rằng sự khác biệt đó cho thấy một số tư liệuhình ảnh (tĩnh/video) có thể là đã được dựng đóng lại về sau, không phải là hình ảnh thực ghi tại hiện trường.
08/09/2011(Xem: 4773)
Năm 1962, cơ duyên đến, Hoàng tôi "tình cờ" được dự lễ Phật Đản tại chùa Từ Đàm. Đó là một hoát nhiên đại ngộ chính trị. Không khí trang nghiêm, kỹ luật, thuần thành của biển người trên sân Chùa Từ Đàm hôm đó khiến Hoàng tôi nghĩ rằng, tổng quát ra, Phật giáo có thể là một đoàn thể áp lực có khả năng góp phần giải tỏa những oan khiên khúc mắc lịch sử xứ sở đang kẹt vào. Như thế nào? Thực sự Hoàng tôi chưa có một ý niệm rõ rệt nào cả. Anh chị em chúng tôi thường le lưỡi đùa đó là thời "mã thượng ham vui".
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567