Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lễ tưởng niệm Thánh tử đạo Thích nữ Diệu Quang

28/07/201616:45(Xem: 4533)
Lễ tưởng niệm Thánh tử đạo Thích nữ Diệu Quang

Le tuong niem Thich Nu Dieu Quang (2)Le tuong niem Thich Nu Dieu Quang (8)
Lễ tưởng niệm
Thánh tử đạo Thích nữ Diệu Quang

 

Nhằm tri ân, báo ân bậc trưởng thượng, vì đạo xả thân, sáng ngày 28-7-2016 (25-6 Bính Thân) tại chùa Đức Hòa – Văn phòng BTS PG thị xã Ninh Hòa, chư tôn đức Ni đã trang nghiêm tổ chức lễ tưởng niệm Thánh tử đạo Thích nữ Diệu Quang cùng chư Thánh tử đạo vị pháp thiêu thân.

Chứng minh và tham dự có HT.Thích Ngộ Tánh, Trưởng BTS Phật giáo thị xã Ninh Hòa cùng chư Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni BTS Phật giáo thị xã Ninh Hòa, chư tôn đức Ni thuộc Ni viện Diệu Quang, TP.Nha Trang cùng Phật tử trong toàn thị xã về tham dự.

Trước lễ chính thức tại chùa Đức Hòa, chư tôn đức Tăng Ni và Phật tử đã về tại Tượng đài Thánh tử đạo Thích nữ Diệu Quang ở tổ dân phố 4, P.Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hòa để dâng hoa và làm lễ tưởng niệm. 

Sau nghi thức niêm hương bạch Phật cầu gia bị, phút nhập từ bi quán, Ni sư Thích nữ Minh Nhẫn, trụ trì chùa Kim Long (xã Ninh Quang, Ninh Hòa) đã cung tuyên tiểu sử của cố  Ni sư Thích nữ Diệu Quang.

Cố Ni sư Thích nữ Diệu Quang tục danh là Ngô Thị Thu Minh, tự Minh Nguyệt, sinh ngày 11-1-1936, tại xã Phù Cát, quận Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên, thân phụ là cụ ông Ngô Đình Hòe và thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Nghĩa.

Nhận thấy cuộc đời là giả tạm, năm 21 tuổi, cố Ni sư đã cắt ái từ thân, mở đầu cuộc hành trình đi tìm Đạo pháp và được Ni sư Thích nữ Như Hoa, trụ trì chùa Vạn Thạnh ở Nha Trang đã thu nhận làm đệ tử.

Với tinh thần quyết chí tu học và nhờ trợ duyên ngoại điển (học xong ban trung học)  sư cô đã thọ Sa-di giới năm 21 tuổi và được theo học các lớp nội điển tại Phật học viện Nha Trang.

Đến năm 1963, sư cô được 27 tuổi, vì thấy Đạo pháp lâm nguy nên tự mình tẩm xăng tự thiêu vào lúc 8 giờ 30 ngày 26-6 năm Quý Mão, tức ngày 15-8-1963, tại cạnh trường Hòa Xuyên, quận Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

Trong âm thanh trầm hùng của ba hồi chuông trống Bát-nhã, chư tôn đức chứng minh đã châm ngọn lửa thiêng, tất cả đại chúng đều cúi đầu đảnh lễ trước di ảnh của cố Ni trưởng Diệu Quang.

Sư cô Thích nữ Diệu An (trụ trì chùa Phú Quang xã Ninh Ích, Ninh Hòa) thay mặt cho chư tôn đức Ni dâng lời tưởng niệm và nguyện sẽ noi theo tinh thần đại hùng, đại lực, đại từ bi, vô úy của đạo Phật cùng chư tôn đức Ni trong toàn thị xã góp phần hướng dẫn Phật tử tu tập đúng Chánh pháp.

Ban đạo từ tại buổi lễ, HT.Thích Ngộ Tánh đã dạy: Thắm thoát, 53 năm đã trôi qua, dù không gian có biến dịch, thời gian có đi qua, quá khứ đã lui về dĩ vãng, lịch sử có sang trang, nhưng Tăng Ni và Phật tử tại vùng đất Ninh Hòa này mãi mãi tri ân Bồ-tát Thích Quảng Đức, Ni sư Thích nữ Diệu Quang và chư Thánh tử đạo đã hy sinh cho Đạo pháp trường tồn, chúng sinh an lạc, tự do tín ngưỡng được tôn trọng sẽ còn sống mãi trong lòng người con Phật Việt Nam và lịch sử Phật giáo Việt Nam cùng thế giới. Tháp Báo ân xây dựng tại chùa Đức Hòa – ngôi chùa do Bồ-tát Thích Quảng Đức  chứng minh xây dựng năm 1940 cũng nhằm mục đích tôn thờ chư vị Thánh tử đạo.

Lễ tưởng niệm hoàn mãn sau lời phát biểu cảm tạ thay mặt Ban Tổ chức của ĐĐ.Thích Nhuận Pháp. Tất cả chư tôn đức Tăng Ni về dự lễ đã quá đường tập thể tại chùa Đức Hòa.

Tin, ảnh: Quảng Ấn

 Le tuong niem Thich Nu Dieu Quang (28)Le tuong niem Thich Nu Dieu Quang (29)Le tuong niem Thich Nu Dieu Quang (31)

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/04/2013(Xem: 10046)
Như chúng ta biết, Phật giáo là một Tôn giáo có chiều dài lịch sử rất lâu đời. Sự phát triển của Đạo Phật cũng khá phức tạp, từ Phật giáo nguyên thủy (tính từ Phật thành đạo đến sau khi Phật nhập diệt vào khoản 100 năm) phát triển đến Phật giáo Bộ phái; Từ Bộ phái phát triển đến Đạithừa. Mặt dầu mỗi giai đoạn lịch sử, Phật giáo có những quan điểm và hình thức sinh hoạt khác nhau, nhưng nhìn chung mục đích giáo dục của Phật giáo có điểm chung là, giải quyết những vấn đề khổ đau cho tự thân mình gia đình mình và xã hội. Quan điểm này được các kinh điển Tiểu thừa cũng như Đại thừa ghi như sau. Trước hết là Kinh Nikaya.
29/03/2013(Xem: 6781)
Khi tôi lớn lên, biết nhận thức đủ đầy giá trị lịch sử của công cuộc đấu tranh Phật giáo năm 1963, thì tất cả dường như dần đi vào thế ổn định và ngọn lửa Bi Hùng Lực của Bồ Tát thích Quảng Đức cũng đang nguội tàn!
15/01/2013(Xem: 7644)
Điện thoại gọi đi từ Chùa Xá Lợi tới một số phóng viên có chọn lựa của các hãng thông tấn ngoại quốc cho biết : “Ngay mai, tại nơi đó sẽ có một diễn biến rất quan trọng xảy ra.
29/11/2012(Xem: 3610)
Cách đây đúng nửa thế kỷ, khởi đầu bằng một mùa Phật Đản tang thương và kéo dài cho đến mùa Đông năm 1963, tại miền Nam Việt Nam đã xảy ra một biến cố bi hùng làm chấn động lương tâm nhân loại và để lại một dấu ấn quan trọng trong lịch sử dân tộc vào hậu bán thế kỷ XX. Biến cố đó là sự sụp đổ của chế độ phi dân tộc Ngô Đình Diệm, kéo theo cơn vươn vai trở mình để nhập thế của Phật giáo Việt Nam sau mấy trăm năm ngủ yên mộng mị. Thật vậy, kể từ khi lực lượng Tống nho làm chủ đời sống văn hóa và khống chế chốn cung đình, cùng lúc với cuộc xâm lăng tàn bạo của người Pháp nhân danh quyền tự do giảng đạo và tự do khai thác tài nguyên nước ta, thì Phật giáo đã bị đẩy về vai trò thứ yếu, rút về nông thôn, âm thầm quấn quyện với văn hóa miền hương đảng. Đầu thế kỷ thứ XX, dù có một số vị cao Tăng thạc đức bôn ba hoằng hóa và dù có một số cư sĩ phát động phong trào ‘Chấn hưng trong thập niên 1930’, nhưng các nỗ lực đó đã không đủ năng lượng để kích hoạt được hào khí Lý-Trần của nền Phật Việ
19/09/2012(Xem: 3853)
LỄ TƯỞNG NIỆM 50 NĂM PHÁP NẠN (1963-2013) BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC VÀ TĂNG TÍN ĐỒ VỊ PHÁP VONG THÂN VỊ PHÁP THIÊU THÂN Bài thuyết trình nhân Lễ Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Quảng Đức vị Pháp thiêu thân
03/08/2012(Xem: 3607)
The tragedy of the war of South Vietnam, with all its immense complications for the USA, Asia and the rest of the world, at first would seem to have nothing whatever to do with the Catholic Church.
26/04/2012(Xem: 19322)
Mùa Phật Đản 1963, có máu, lửa, nước mắt và xương thịt của vô số người con Phật ngã xuống. Nhưng từ trong đó lại bùng lên ngọn lửa Bi Hùng Lực của Bồ Tát Thích Quảng Đức
19/11/2011(Xem: 3917)
Trước hết, vào đầu thập niên 60’ của thế kỷ trước, Cuộc vận động đòi bình đẳng Tôn giáo và Tự do Tín ngưỡng năm 1963 của Phật giáo đồ tại miền Nam Việt Namlà một biến cố lịch sử to lớn và mang nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc và lâu dài không những cho Phật giáo Việt Nam mà còn cho cả dân tộc Việt Nam. Đó là lúc dân tộc đang đối diện vời sự bành trướng của chủ nghĩa nước lớn tại Việt Nam, và riêng Phật giáo tại miền Nam thì đang phải chịu đựng một sách lược Công giáo hóa miền Nammà trong đó Phât giáo trở thành đối tượng hàng đầu phải bị khống chế và tiêu diệt. Đã có nhiều tài liệu của người Việt và người ngoại quốc viết về lần trở mình bi hùng đó của Phật giáo tại miền Nam. Tuy nhiên, một công trình quy mô và chính thức của Phật giáo Việt Nam thì cho đến nay vẫn chưa có. Song song, lại có nhiều “tài liệu” của những thế lực xem Phật giáo là kẻ thù được tung ra làm nhiễu loạn sự thật lịch sử. Do đó, trong niềm ao ước được thấy một hồ sơ như thế vào năm 2013, kỷ niệm 50 năm của biến cố 1963
05/11/2011(Xem: 7039)
Việc đóng diễn lại video clip Hòa thượng Thích Quảng Đức theo kiểu biến một vụ tự thiêu thành một vụ giết người, một cuộc đấu tranh bất bạo động biến thành vụ ẩu đả thô bạo giang hồ như thể, không gì khác hơn là nhằm bôi nhọ hình ảnh thiêng liêng của Phật giáo Việt Nam
02/11/2011(Xem: 4245)
Bài viết này chỉ nhằm mục tiêu chỉ ra một số khác biệt trên hình ảnh (tĩnh/video) ghi lại khoảnh khắc Bồ tát Thích Quảng Đức tự thiêu, để hướng đến vấn đề, rằng sự khác biệt đó cho thấy một số tư liệuhình ảnh (tĩnh/video) có thể là đã được dựng đóng lại về sau, không phải là hình ảnh thực ghi tại hiện trường.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]