Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Gặp gỡ GS người Mỹ gốc Việt nghiên cứu về Bồ Tát Quảng Đức

29/10/201404:34(Xem: 5404)
Gặp gỡ GS người Mỹ gốc Việt nghiên cứu về Bồ Tát Quảng Đức

botatquangduc-3a

GẶP GỠ GIÁO SƯ NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT
NGHIÊN CỨU VỀ BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC 
Lưu Đình Long thực hiện

Từ Mỹ, Nguyễn Tri Ân, giáo sư Đại học Bates (Bates Colleghe) đã nhiều lần về Việt Nam (kể từ năm 1991) để nghiên cứu về văn hoá, mỹ thuật Phật giáo. Ông tâm sự: “Mình không phải là nhà khoa học-công chức bàn giấy nên phải đi, đi thực tế để nghiên cứu, tìm hiểu”.

nguyentrianMới đây, ông có một chuyến về Việt Nam 3 tuần, tham dự Phật đản ở Huế, rồi đi đến tham cứu ở các chùa ở TP.HCM, Cai Lậy (Tiền Giang), Khánh Hoà để tìm thêm những “dấu tích” của Bồ tát Thích Quảng Đức. Nghiên cứu về Bồ tát Thích Quảng Đức chính là 1/57 đề tài nghiên cứu được Hội đồng Hiệp hội Học thuật Hoa Kỳ - American Council of Learned Societies) chọn tài trợ nghiên cứu từ 1136 người nộp đề tài. Trước khi về nước GS Nguyễn Tri Ân đã dành cho Giác Ngộ một cuộc trò chuyện ngắn…


* Thưa GS, tại sao ông lại chọn đề tài về Bồ tát Thích Quảng Đức để nghiên cứu, trong khi trước đó đã có nhiều học giả nghiên cứu, viết sách về Ngài rồi?

GS Nguyễn Tri Ân: Có một số lý do để tôi chọn đề tài này, trong đó phải kể đến: Thứ nhất, về Bồ tát Thích Quảng Đức thì tài liệu chủ yếu được công bố là do công sức sưu tầm của thầy Như Hoằng (chùa Thiên Tứ, Vạn Ninh, Nha Trang, Khánh Hoà) và các bài viết và công trình nghiên cứu của GS Lê Mạnh Thát đã xuất bản trong tập Bồ Tát Quảng Đức, Ngọn Lửa và Trái Tim. Tuy nhiên, các tư liệu chính được công bố hầu hết và chủ yếu là thời kỳ Bồ tát sống, hành đạo trong thời gian trước năm 1945.

Thứ hai, tôi là học giả, trước đó đã nghiên cứu nhiều về văn hóa Phật giáo, đặc biệt là ngành lịch sử phát triển của nghệ thuật Phật giáo Viêt Nam. Trong những năm gần đây tôi đã chuyển hướng về việc tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp hành đạo của Bồ tát Thích Quảng Đức, một Con Người đặc biệt của Phật giáo Việt Nam thế kỷ 20, đặc biệt là hành động hy sinh thân mạng tự thiêu để bảo vệ chánh pháp, khiến thế giới rung động. Do vậy, tôi muốn tìm hiểu và nghiên cứu rõ thêm về con người đó, những động cơ và bối cảnh lịch sử như thế nào đã khiến ngài hy sinh thân mạng của mình cho đại cuộc.

Thứ ba, những tư liệu về Bồ tát Thích Quảng Đức bằng tiếng Anh thì vẫn chưa có nhiều, nếu có thì cũng chỉ là những tài liệu nói về cuộc tự thiêu và bối cảnh chính trị dưới chế độ ông Ngô Đình Diệm. Và hình như là không có một bài biết nào có bề sâu và bề dày nói về con người, hành hoạt của Bồ Tát. Các sách tiếng Anh hầu hết không tham khảo các sách vở và tư liệu Việt Ngữ. Do đó, nói chung thì thiếu một cái nhìn cụ thể, tổng quát và xác thực.

* Trong quá trình nghiên cứu, cho đến thời điểm này ông đã phát hiện được những tư liệu, tài liệu nào mới về Bồ tát Thích Quảng Đức?

- Bốn năm trước khi đi tìm tòi các tư liệu tại các ngôi chùa ngày trước Hòa Thượng Quảng Đức từng làm trụ trì, tôi phát hiện được những di cảo viết tay của Hòa Thuợng để lại. Các di cảo này đều viết bằng chữ Nôm, gồm có các bài diễn văn, một số bài giảng, và một cuốn sách của Hòa Thượng đang viết giở giang. Đặc biệt, trong các tư liệu này, tôi khám phá ra tên và tuổi thật của Ngài được chép trong phần cuối của bài thờ “Xuất Kệ Vân”, đó là bài thơ cuối trong năm bài thơ di bút của Bồ Tát Quảng Đức. Phần cuối bài của bài thơ có dòng chữ Hán do Bồ tát viết, đề rõ tên, ngày, tháng, năm sinh của Ngài. 

 

Thật thú vị khi đọc được chính thủ bút của Ngài ghi rõ các điểm quan trọng này, và đã giúp tôi xét đặt lại vấn đề khi viết về tiểu sử của Bồ Tát Quảng Đức. Ngoài ra di cảo bằng chữ Nôm, tôi đã tìm thấy hai bản di chúc chưa bao giờ được công bố, và trên mười tư liệu có niên đại từ năm 1958 đến năm 1963 liên quan đến hoạt động Phật sự của Ngài. Qua các tư liệu quý hiếm này đã soi sáng cho tôi hơn khi nghiên cứu con người, hành hoạt, và hạnh nguyện vị pháp thiêu thân của Ngài.

thichquangductuthieu
Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân

Khi đi nghiên cứu và thăm viếng các ngôi chùa Ngài đã từng trụ trì và xây dựng. Tôi rất ngạc nhiên vì vài ngôi chùa Ngài từng trụ trì một thời gian, nhưng bây giờ tại tổ đường không có bài vị hoặc di ảnh thờ Ngài. Ngoài công trình điền dã thu thập thêm về tư liệu, tôi cũng liên lạc và xin tiếp xúc phỏng vấn với các vị từng sinh hoạt với Ngài. Thí dụ bác Tống Hồ Cầm, năm nay đã 95 tuối, người biết Hòa Thượng Quảng Đức khi Ngài trụ trì chùa Long Vĩnh. Cùng với cụ Chánh Trí Mai Thọ Truyền, Hội Trưởng và người sáng lập Hội Phật Học Nam Việt, đã mời Hòa Thượng Quảng Đức về trụ trì chùa Phước Hòa ở khu Bàn Cờ khi hội còn đặt trụ sở ở đó. 
 
Tôi cũng đã gặp gỡ và phỏng vấn các vị Hòa Thượng trong Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật giáo năm 1963. Điển hình là Hòa Thuợng Thích Đức Nghiệp, một trong những người đã tổ chức như cuộc tự thiêu lịch sử và đã nghe kể lại và các vấn đề chưa từng nói về tình hình Phật giáo lúc bấy giờ, và những nguyên nhân dẫn đến quyết định sự tự thiêu, cũng như các sự dàn xếp bên trong.

* Sau khi đề tài này được nghiên cứu thành công thì sẽ được sử dụng như thế nào về công tác giảng dạy, đóng góp gì cho lịch sử và khoa học xã hội..., thưa GS ?

- Vấn đề trước mắt là tôi sẽ viết một vài bài nghiên cứu ngắn dạng tiểu luận về cuộc đời của Ngài cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh. Đương nhiên công trình nghiên cứu của tôi trong vấn đề dài hạn sẽ là một tập sách nghiên cứu về con người, sự tự thiêu và ý nghĩa của nó. Khi nói về Ngài Quảng Đức, chúng ta phải đặt Ngài vào bối cảnh lịch sử, do vậy chúng ta không thể tách Ngài ra khỏi hai vấn đề: đó là bối cảnh lịch sử năm 1963 và cái nôi của Phật Giáo Việt Nam, đặc biệt là dòng thiền Chúc Thánh đã sản sinh ra một bậc vĩ nhân của thời đại. Hi vọng, công trình của tôi sẽ giúp cho họ có cơ hội để tiếp cận một nhân vật của Phật giáo Việt Nam đã tạo tiếng vang lớn nơi lương tâm con người hồi thập niên 60 của thế kỷ trước!

Một vấn đề khác nữa đáng quan tâm là tôi hy vọng các nhà lãnh đạo Phật giáo, các vị Phật tử thiện tâm có tài có của nên xây dựng một Viện Bảo Tàng, hoặc một nhà lưu niệm để tập trung, lưu giữ và trưng bày các di bút, các hiện vật của Ngài Quảng Đức để lại. Qua công trình nghiên cứu điền dã, tôi biết Ngài Quảng Đức đã để lại rất nhiều hiện vật. Tôi cũng mong sao, hai năm nữa, tức là năm 2013, các vị lãnh đạo Phật giáo nên có một cuộc triền lãm và tổ chức một tuần lễ hội thảo văn hóa và sự đóng góp của HT.Quảng Đức nhân kỷ niệm 50 năm ngày Ngài tự thiêu vì Đạo pháp.

* Vâng, xin cảm ơn ông. Chúc cho ông hoàn thành tốt công trình ý nghĩa này nhân kỷ niệm 50 năm ngày Bồ tát Thích Quảng Đức tự thiêu.

* Thưa GS, để được duyệt tài trợ cho đề tài nghiên cứu từ Hội đồng Hiệp hội Học thuật Hoa Kỳ có khó không? Và trong quá trình nghiên cứu đề tài này, đi thực tế nhiều như thế ông có gặp khó khăn?

- Ở Mỹ, một giáo sư đại học và vào ngạch đi dạy nhiều năm thì được nghĩ nửa năm (được lãnh lương), hoặc có thời gian 1 năm (lãnh ½ lương) để nghiên cứu khoa học. Trường đại học tôi dạy thì 6 năm được nghĩ một lần. Trong năm nay, tôi được nghỉ và xin được tài trợ của American Council of Learned Societies để ở nhà nghiên cứu, và muốn bổ túc thêm tư liệu cho cuốn sách nên tôi đã quyết định về Việt Nam tiếp tục kiếm thêm tư liệu về Bồ tát Thích Quảng Đức, người mà mình đã biết, có tìm hiểu trước đó, và đặc biệt kính nể. Việc được duyệt đề tài và trở thành 1 trong 57 người được chọn từ trên 1.000 công trình của các giáo sư khác là một vinh hạnh cho tôi, cho khoa và cho nhà trường. 
 
Điều đó càng ý nghĩa hơn khi tôi góp một chút công sức cho việc giới thiệu danh nhân Việt Nam đến Hội đồng khoa học, cũng như bạn bè thế giới. Và bạn biết đấy, khi về Việt Nam, đến một số địa chỉ mà đâu phải ai cũng biết mình, và đâu phải người nào cũng nhiệt tình đón tiếp? Do vậy, đến mỗi nơi tôi đều có thư giới thiệu gửi tới trước, và có nhiều khi đến vẫn không gặp được người cần gặp. Đôi lúc phải cố gắng nhiều lần mới gặp được người cần gặp. Thế nhưng, bù lại, vẫn có những người bạn biết tôi trước đó qua một số bài báo đăng trên tạp chí Văn Hóa Phật giáo và họ đã giúp tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu!

Lưu Đình Long thực hiện 
(Giác Ngộ)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 7375)
Tất cả các chi tiết từng giờ, từng ngày trong diễn tiến cuộc tranh đấu của Phật Giáo từ khởi đầu đến kết thúc bằng cuộc cách mạng lật đổ một chế độ độc tài gia đình trị, tôn giáo trị, của giòng họ Ngô năm 1963, đã được các cơ quan truyền thông báo chí phổ biến từ 42 năm qua,.
10/04/2013(Xem: 8735)
Nguyên nhân nào làm cho Phật Giáo Việt Nam đứng lên tranh đấu bất bạo động, và Tăng, Ni, Phật tử tự nguyện thiêu thân làm đuốc, chống bạo quyền Ngô Đình Diệm 1963 ? Vấn đề này, thật là dễ hiểu.
10/04/2013(Xem: 3773)
Trong suốt gần hai nghìn năm hiện diện trên quê hương, chưa bao giờ Phật giáo Việt Nam phải đối diện với những đe dọa và thách thức trầm trọng như trong gần bốn mươi năm giữa thế kỷ thứ 20. Đó là giai đoạn mà Phật giáo phải chịu tác động của 3 cuộc khủng hoảng lớn.
10/04/2013(Xem: 6633)
Hôm nay, chủ nhật 21 tháng 6 năm 2009, trường Hạ tại Phật Học Viện Quốc Tế, miền Nam California đã sinh hoạt được 6 ngày. Kim đồng hồ tích tắc đã nhích 8640 phút rất đều đặn, không hề nhanh hơn hay chậm đi, nhưng tâm thế gian, do vui hay buồn mà lại cảm thấy thời gian qua nhanh hoặc chậm.
10/04/2013(Xem: 6339)
Cuộc Hội Thảo Về “Bồ Tát Thích Quảng Đức Vị Pháp Thiêu Thân” do Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam Tổ Chức tại Thành Phố Hồ Chí Minh ngày 29 tháng 5 năm 2005.
10/04/2013(Xem: 8872)
Hôm rời Nữu Ước về Stpokholm, tôi gặp một nữ bác sĩ người Hoa Kỳ cùng đi một chuyến máy bay. Bà hỏi tôi rất nhiều chuyện về Việt Nam. Bà rất tán thán quan điểm của những cuộc vận động chầm dứt chiến tranh tại Việt Nam nhưng bà cực lực phản đối việc tự thiêu của Hòa thượng Quảng Đức.
10/04/2013(Xem: 10753)
Trước khi tự thiêu, Hòa Thượng Thích Quảng Đức có để lại một bức thư gọi là “Lời nguyện tâm huyết”, nói rõ chủ định và nguyện vọng của ông. Điều đặc biệt là toàn văn bức thư này không chứa đựng một mảy may hận thù và tuyệt vọng nào, mà trái lại còn toát lên tình thương và hy vọng.
10/04/2013(Xem: 9317)
Thiền sư Trí Quang làm việc được hơn một năm thì cuộc tàn sát tín đồ Phật giáo bằng xe tăng và súng đạn xảy ra trước đài phát thanh Huế. Nguyên do của cuộc tàn sát là lệnh cấm treo cờ Phật giáo của chính quyền trước ngày Phật Ðản năm ấy.
10/04/2013(Xem: 4309)
Dưới đây là những tài liệu lịch sử cuộc "vận động đòi Bình đẳng và Tự do Tôn giáo" do Phật giáo Việt Nam phát động: chống chính quyền nhà Ngô ra lệnh "cấm treo cờ Phật giáo" trong mùa đại lễ Phật đản PL năm 2507, ngày trăng tròn rằm tháng tư năm Quí Mão (8-5-1963).
10/04/2013(Xem: 3796)
Sau Pháp nạn 1963, lễ Tưởng niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức, gắn liền với Đại lễ Phật Đản. Ngày nay, Lễ Tưởng niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức đã diễn ra khắp nhiều nước với nhiều Chùa chiền, Tu viện trên thế giới, những nơi mà có sự sinh hoạt hoằng Pháp và Tu tập của Tăng Ni Phật tử Việt Nam, như tại Úc Châu, Mỹ Châu, Âu Châu, v.v.. Tại Việt Nam, cũng đã được tổ chức làm lễ Tưởng niệm ở nhiều Chùa chiền, nhiều trụ sở Giáo Hội, nhưng Trang nghiêm Trọng thể và Ý nghĩa nhất, vẫn là tại Tổ Đình Quán Thế Âm đây. Vì đây là nơi Tu hành và Hoằng Pháp trong những năm cuối cuộc đời Bồ Tát Thích Quảng Đức, và đây là nơi trong thời Pháp nạn 1963, Bồ Tát Thích Quảng Đức đã qua nhiều ngày đêm liên tục trì tụng Kinh Chú cầu nguyện, tư duy tìm cách cứu nguy Phật Giáo dưới sự đàn áp khóc liệt, quyết triệt hạ Đạo Phật tại Miền Nam Việt Nam của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Gia Đình trị của Ông Ta nắm mọi quyền hành, đưa ra sắc lệnh triệt hạ Phật Giáo. Lửa Từ Bi cũng được Ngài quán niệm sơ khởi từ đây. Th
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567