Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Áp lực giờ chót của Mỹ

28/10/201307:32(Xem: 13976)
Áp lực giờ chót của Mỹ
TƯỚNG LÃNH TIẾN HÀNH ĐÁNH DINH GIA LONG
DÙ ÁP LỰC GIỜ CHÓT CỦA MỸ
ĐÒI HỦY BỎ CUỘC LẬT ĐỔ NHÀ NGÔ

us_senate
Phúc Trình Thượng Viện Hoa Kỳ Số 94-465

phuctrinh_94-465_03-content(LỜI NGƯỜI DỊCH:

Đọc lại các chuyển biến trong thời điểm 24 giờ trước cuộc cách mạng 1-11-1963, chúng ta thấy lịch sử có thể chuyển biến theo nhiều hướng khác nhau, khi có nhiều áp lực từ MACV và từ Cố vấn An Ninh Quốc gia Hoa Kỳ đòi hủy bỏ cuộc đảo chánh. Một bản phúc trình của Ủy Ban Đặc Tuyển Thượng Viện Hoa Kỳ dày 351 trang về “những âm mưu ám sát các lãnh tụ nước ngoài mà phía Hoa Kỳ có liên hệ”, trong đó các trang 216-223 kể về trường hợp các tướng lãnh VNCH lật đổ ông Ngô Đình Diệm.

Sau đây là bản dịch trang 222, từ kho lưu trữ hồ sơ của Ủy Ban Đặc Tuyển Thượng Viện Hoa Kỳ. Bản phúc trình có tựa đề “Alleged Assassination Plots Involving Foreign Leaders -- An Interim Report of the Select Committee to Study Governmental Operations, November 1975” -- tức là “Các Âm Mưu Ám Sát Liên Hệ Các Lãnh Tụ Ngoại Quốc -- Bản Phúc Trình Lâm Thời của Ủy Ban Đặc Tuyển để Nghiên Cứu Hoạt Động Chính Phủ, Tháng 11-1975.

Vài ghi nhận từ bản phúc trình tháng 11 năm 1975 này:

Tướng Stillwell ngày 17-10-1963 yêu cầu chính phủ ông Diệm đổi cách làm việc, áp lực cụ thể là sẽ ngưng viện trợ cho các đơn vị Lực Lượng Đặc Biệt cho tới khi các đơn vị này chuyển về trực thuộc Tổng Tham Mưu Trưởng và được dùng ngoài chiến trường thay vì dùng để đàn áp Phật Giáo.

Đại sứ Lodge ngày 27-10-1963 đã trực tiếp nói với ông Diệm, nhưng ông Diệm không cam kết gì.

Tướng Trần Văn Đôn hứa sẽ tiết lộ kế hoạch đảo chánh cho Đại sứ Lodge biết 4 giờđồng hồ trước khi đảo chánh khởi động. Tuy nhiên, vào ngày 1-11-1963, Tòa Đại sứ Mỹ chỉ được báo trước 4 phútmà thôi.

Đại sứ Lodge điện văn về Mỹ ngày 30-10-1963 nói rằng chuyện đảo chánh hoàn toàn nằm trong tay phía người Việt, còn Mỹ không cản ngăn gì được.

Tướng Tư Lệnh MACV là Harkins lập tức cùng ngày 30-10-1963 từ Sài Gòn gửi điện văn về Mỹ phản đối tất cả những âm mưu đảo chánh ông Diệm.

Hai điện văn cùng ngày 30-10-1963 từ Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ khuyến cáo Đại sứ Lodge, bày tỏ quan ngại và nói Lodge có thể nên khuyến cáo hủy bỏ đảo chánh.

Khoản tiền 42,000 Mỹ Kim đã do CIA trao trước đó để dùng mua thực phẩmcho chiến binh VNCH và dùng làm tiền tử tuấtcho gia đình tử sĩ trong cuộc đảo chánh.

Tướng Dương Văn Minh hai lần điện thoại tới ông Diệm, đề nghị hai anh em Diệm-Nhu đầu hàng sẽ được an toàn xuất ngoại. Ông Diệm hai lần từ chối.

Ngoài ra, trong phần Tổng Kết Những Phát hiện và Kết luận Về Những Âm Mưu (Summary of Findings and Conclusions On The Plots) tại 5 nước là Cuba (Fidel Castro), Congo (Patrice Lummumba), Dominica Republic (Rafael Trujillo), Chile (Rene Schneider), và South Vietnam (Ngô Đình Diệm), kết luận về trường hợp Ngô Đình Diệm ở trang 5 là như sau:

Ngô Đình Diệm (Nam Việt Nam) – Diệm và em ông ta, Nhu, bị giết vào ngày 2 tháng 11 năm 1963, trong quá trình diễn biến của một cuộc đảo chánh của các Tướng lãnh Nam Việt Nam. Mặc dù Chính phủ Mỹ ủng hộ cuộc đảo chánh, [Ủy ban chúng tôi] đã không tìm thấy chứng cớ nào cho thấy quan chức Mỹ đồng ý với cuộc ám sát. Thật vậy, có vẻ như việc ám sát Diệm đã không nằm trong kế hoạch trước khi đảo chánh của các Tướng lãnh, nhưng lại là một hành động tự phát xảy ra trong cuộc đảo chánh và đã được tiến hành không có sự can dự và ủng hộ của Hoa Kỳ.

phuctrinh_94-465

Trang 5 của Phúc Trình 94-465
Kết luận về trường hợp Ngô Đình Diệm của Nam Việt Nam

Bản dịch dưới đây do Cư sĩ Nguyên Giácthực hiện)

Nguyên văn toàn bộ Phúc trình 94-465 có thể hạ tải ở:

http://www.intelligence.senate.gov/pdfs94th/94465.pdf

BẮT ĐẦU BẢN DỊCH

Hoa Kỳ đã tăng áp lực lên Tổng Thống Ngô Đình Diệm để điều chỉnh phương cách làm việc của ông ta. Vào ngày 17-10-1963, Tướng Richard Stillwell (Chỉ huy trưởng về hoạt động của MACV, cơ quan điều hợp viện trợ quân sự Hoa Kỳ ở VN, viết tắt của “Military Assistance Command, Vietnam”) thông báo cho Bộ Trưởng Nguyễn Đình Thuần rằng Hoa Kỳ sẽ ngưng viện trợ cho các đơn vị Lực Lượng Đặc Biệt đã tấn công các ngôi chùa cho tới khi nào các đơn vị này chuyển ra chiến trường và đặt dưới quyền của Tổng Tham Mưu Trưởng. (Theo Pentagon Papers, trang 217)

Vào ngày 27-10-1963, Đại sứ Lodge cùng với ông Diệm tới thăm Đà Lạt, nhưng không nhận được cam kết nào từ ông Diệm để thực hiện theo yêu cầu của Mỹ. (Pentagon Papers, trang 219)

Vào ngày 28-10-1963, Conein (LND: tình báo CIA) gặp Tướng Trần Văn Đôn; Tướng này trước đó đã nhận được bảo đảm từ Đại sứ Lodge rằng Conein đã nói nhân danh cho Hoa Kỳ. Tướng Đôn nói rằng ông sẽ tiết lộ kế hoạch đảo chánh cho Đại sứ Lodge biết bốn giờ đồng hồ trước khi xảy ra, và đề nghị rằng Đại sứ Lodge đừng đổi kế hoạch bay sang Mỹ dự kiến vào ngày 31-10-1963. (Bản phúc trình I.G. Report, phần C, trang 37; Pentagon Papers, trang 219)

Vào ngày 30-10-1963, Đại sứ Lodge báo cáo về Washington rằng ông không có cách nào ngăn cản cuộc đảo chánh nữa, và rằng chuyện này hoàn toàn nằm trong tay người Việt rồi. Tướng Harkins (LND: Tư lệnh MACV) không đồng ý, và gửi điện văn bày tỏ lập trường chống đảo chánh của ông lên Tướng Maxwell Taylor (LND: Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Hoa Kỳ) (Pentagon Papers, trang 220)

Một điện văn từ Bundy (LND: Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ) gửi cho Đại sứ Lodge đề ngày 30-10-1963 bày tỏ quan ngại của Tòa Bạch Ốc và chỉ thị rằng “Chúng ta không thể chấp nhận kết luận rằng chúng ta không có sức mạnh để trì hoãn hay khuyến cáo hủy bỏ cuộc đảo chánh.” (Điện văn, Bundy gửi Lodge, 30/10/63)

Một điện văn kế tiếp trong cùng ngày từ Washington gửi cho Đại sứ Lodge ra lệnh Lodge vận động các tướng lãnh VNCH hủy bỏ cuộc đảo chánh nếu Lodge không tin là cuộc đảo chánh sẽ thành công. Chỉ thị này yêu cầu Lodge “tuyệt đối không liên hệ gì [tới đảo chánh] và giữ thái độ trung lập một cách nào đó.” (Pentagon Papers, trang 220)

Vào buổi sáng ngày 1-11-1963, các đơn vị đầu tiên liên hệ tới cuộc đảo chánh bắt đầu vây quanh Sài Gòn. Tòa Đại Sứ Mỹ chỉ được thông báo có 4 phút đồng hồ trước khi cuộc đảo chánh khởi sự. (Điện văn, MACV gửi Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Hoa Kỳ, ngày 1/11/63)

Một phụ tá của Tướng Đôn nói với Conein là hãy mang tiền có sẵn tới Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực VNCH. Conein mang 3 triệu đồng VN (tương đương khoảng 42,000 Mỹ kim) tới Bộ Tổng Tham Mưu, trao cho Tướng Đôn để mua thực phẩm cho chiến binh và để trả tiền tử tuất cho các chiến binh hy sinh trong cuộc đảo chánh. (Conein, ngày 20/6/75, trang 72) (1)

Conein có mặt ở doanh trại của Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực VNCH trong hầu hết thời gian đảo chánh. (Bản phúc trình I.G. Report, C, trang 41-42)

Vào lúc 1:40 giờ trưa ngày 1-11-1963, các tướng lãnh đề nghị rằng ông Diệm hãy từ chức tức khắc, và hứa sẽ bảo đảm cho hai ông Diệm và Nhu an toàn ra đi [khỏi VN]. (Conein, bản phúc trình Conein After-Action, trang 15)

Dinh Tổng Thống bị bao vây liền sau đó, và vào khoảng 4:30 giờ chiều, các tướng tuyên bố đảo chánh trên đài phát thanh và yêu cầu hai ông Diệm và Nhu từ chức.

Ông Diệm điện thoại cho Đại sứ Lodge và hỏi về lập trường Hoa Kỳ. Đại sứ Lodge trả lời rằng Mỹ không có quan điểm nào, và bày tỏ quan ngại về an toàn của ông Diệm. (Pentagon Papers, trang 221)

Theo bản phúc trình của Conein, Tướng Dương Văn Minh nói với ông Ngô Đình Nhu rằng nếu ông Diệm và Nhu không từ chức trong vòng 5 phút đồng hồ, Dinh Tổng Thống sẽ bị dội bom. Rồi Tướng Minh điện thoại cho ông Diệm. Ông Diệm từ chối nói chuyện với Tướng Minh, và tướng này ra lệnh dội bom vào Dinh. Chiến binh tiến vào Dinh, nhưng ông Diệm vẫn từ chối điều đình. Tướng Minh đề nghị cho ông Diệm cơ hội thứ nhì để đầu hàng nửa giờ sau đó...

GHI CHÚ:

(1) Chuyển số tiền này cho các lãnh đạo cuộc đảo chánh đã được đề cập đến từ trước cuộc đảo chánh. Vào ngày 29-10-1963, Đại Sứ Lodge gửi điện văn nói rằng nên đoán trước rằng cần có tiền trợ giúp. (Điện văn, Đại sứ Lodge gửi Bộ Ngoại Giao Mỹ, ngày 29/10/1963 và ngày 30/10/1963) Conein đã nhận tiền này vào ngày 24-10-1963, và giữ tiền này trong tủ sắt tại nhà riêng của ông.

- HẾT TRANG 222

phuctrinh_94-465_02med




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4446)
Nói Saigon mà chỉ nói Xá lợi cũng đủ để hình dung. Quân đội vòng ngoài, cảnh sát lái xe tải chờ sẵn, rồi lực lượng đặc biệt có công an phụ lực, tấn công vào chùa lúc 11 giờ đêm. Ðạn thật, đạn giả, lựu đạn cay, phi pháo, rồ lên loạn xạ. Dùi cui và búa được dùng để đập phá cửa ngõ của chùa, đánh vào đầu vào ngang lưng của tăng ni Phật tử.
10/04/2013(Xem: 3823)
Ngày 20/4/ Quý Tỵ nhằm ngày 29/5/2013, chùa Quán Thế Âm, đường Thích Quảng Đức, Phú Nhuận đã cử hành tưởng niệm 50 năm ngày Bồ Tát thích Quảng đức tự thiêu để bảo vệ sinh tồn cho Phật giáo Việt Nam.
10/04/2013(Xem: 3876)
Trích đoạn từ Phần I: Tiêu Diệt Phật Giáo của tác phẩm “PHẬT GIÁO TRANH ĐẤU”, tác giả Quốc Oai, do nhà xuất bản Tân Sanh số 12 Bùi Viện, Sài Gòn, phát hành năm 1964. Quốc Oai là bút hiệu lúc bấy giờ của nhà báo Thanh Thương Hoàng, từng đảm nhiệm các chức vụ: Chủ Bút tờ Phim Kịch (1963), Tổng Thư Ký nhật báo Chính Luận (1964-1965), Chủ Tịch Nghiệp Đoàn Ký Giả (1965).
10/04/2013(Xem: 5964)
Đạo Phật xuất hiện tại nước Ấn độ vào khoảng thế kỷ thứ VI TTL, sau đó được vua A Dục (Asoka) tín ngưỡng, đem đạo Phật truyền bá đi khắp mọi miền nước Ấn độ và ngay cả truyền sang các nước lân cận, và từ đó dần dần truyền đi khắp thế giới. Đạo Phật được phát triển mạnh ở những nước Châu á, như Trung Quốc, Thái Lan, Miến Điện, Lào, Campuchia, Việt Nam, Nhật Bản, Đại Hàn, Đài loan…cho đến nay Phật giáo cũng đang phát triển ở những nước Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Úc...
10/04/2013(Xem: 4266)
Thi sĩ Vũ Hoàng Chương sinh năm 1916, quê gốc Nam Định. Lớn lên ở Hà Nội, đỗ tú tài 1937. Nho học, Tây học đều thông suốt. Học Luật khoa nửa chừng rồi bỏ. Có một thời làm kiểm soát sở Hỏa xa Đông Dương rồi cũng bỏ, đi dạy học ở Thái Bình, Hải Phòng. Sống phóng khoáng giang hồ lãng tử.
10/04/2013(Xem: 3252)
Pháp thân hiện rực lửa hồng Năm châu một hướng PHƯƠNG ĐÔNG quay về. Đại hùng lực LÒNG BỒ ĐỀ Uy nghi QUẢNG ĐỨC nguyện thề quang minh.
10/04/2013(Xem: 3408)
Xứ trầm hương vườn xưa từ thuở nọ Người lớn lên văng vẳng tiếng chuông chùa Kim Cang Bát Nhã hòa cốt tủy Thấm tận nguồn pháp vũ thấu sau xưa
09/04/2013(Xem: 6083)
Tu viện Quảng Đức tưởng niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức (50 năm vị pháp vong thân) 1936-2013
08/04/2013(Xem: 12354)
Đây là “Tập tài liệu và hình ảnh trong vụ Phật Giáo tranh đấu từ Tháng 5 tới Tháng 11 năm 1963” (*) của tác giả Quốc Oai do nhà xuất bản Tân Sanh số 12 Bùi Viện, Sài Gòn, điện thoại 22.641 phát hành chỉ ít tháng sau khi chế độ độc tài gia đình trị của Ô. Ngô Đình Diệm bị lật đổ.
05/04/2013(Xem: 8986)
Như chúng ta biết, Phật giáo là một Tôn giáo có chiều dài lịch sử rất lâu đời. Sự phát triển của Đạo Phật cũng khá phức tạp, từ Phật giáo nguyên thủy (tính từ Phật thành đạo đến sau khi Phật nhập diệt vào khoản 100 năm) phát triển đến Phật giáo Bộ phái; Từ Bộ phái phát triển đến Đạithừa. Mặt dầu mỗi giai đoạn lịch sử, Phật giáo có những quan điểm và hình thức sinh hoạt khác nhau, nhưng nhìn chung mục đích giáo dục của Phật giáo có điểm chung là, giải quyết những vấn đề khổ đau cho tự thân mình gia đình mình và xã hội. Quan điểm này được các kinh điển Tiểu thừa cũng như Đại thừa ghi như sau. Trước hết là Kinh Nikaya.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567