Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Pháp Thân Bồ Tát Thích Quảng Đức Vĩnh Hằng Bất Tử

01/06/201309:54(Xem: 4225)
Pháp Thân Bồ Tát Thích Quảng Đức Vĩnh Hằng Bất Tử
botatquangduc

PHÁP THÂN BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC VĨNH HẰNG BẤT TỬ
HT. Thích Trí Quảng

Trong số những bậc hiền quý đã tự chọn cái chết có ý nghĩa, hiến dâng mạng sống cho lý tưởng cao đẹp, nổi bật là hình ảnh vị pháp thiêu thân của Bồ-tát Quảng Đức. Ngài đã để lại niềm tôn kính và cảm xúc sâu đậm trong lòng người con Phật ở Việt Nam, nói riêng và trên toàn thế giới, nói chung.

Ngày 20-4-Quý Tỵ (2013) kỷ niệm 50 năm Bồ-tát Quảng Đức lưu danh thơm trên cuộc đời. Hồi tưởng lại tấm gương sáng chói mà Ngài để lại, không gì quý hơn là hãy cùng dõi theo cuộc đời tu hành của Ngài. Từ đó, chúng ta rút ra những điểm tinh ba làm tư lương nuôi dưỡng giới thân huệ mạng thăng hoa trên bước đường giải thoát.

Ngọn lửa từ bi, vô úy của Bồ-tát Thích Quảng Đức - Ảnh tư liệu

Bồ-tát Quảng Đức xuất gia học đạo ở chùa Long Sơn, Ninh Hòa, thuộc Nha Trang. Đó là nơi có nhiều danh mộc và đặc biệt nơi đó còn được gọi là xứ Trầm hương. Trầm hương tiêu biểu cho sự cao quý và cũng tiêu biểu cho con người đức hạnh. Đức Phật từng dạy rằng các loài hương không thể bay ngược gió, chỉ có hương thơm của người đức hạnh ngược gió bay xa.

Khi còn sanh tiền, Bồ-tát Quảng Đức đã chọn bộ kinhPháp hoalàm cuộc sống tu hành. Ngài đã thâm nhập thế giới Pháp hoa, hành đạo theo tinh thần nhân duyên, hoàn toàn tự tại, không chấp trước. Quán sát nơi nào có duyên thì Ngài đến gieo hạt giống bồ-đề. Mãn duyên, Ngài lại bình thản ra đi, không có gì ràng buộc bước chân hóa độ của Ngài. Điều đáng trân quý là Ngài đã thấm nhuần sâu sắc tinh thần Bồ-tát của bộ kinh này, tức hiện thân vào đời để làm đẹp cuộc đời. Cho nên, chẳng những Ngài xây dựng nhiều ngôi chùa ở các tỉnh miền Trung của nước ta, mà Ngài còn sang Campuchia và Lào để xây chùa. Và đặc biệt, Ngài xây chùa nhiều nhất ở các tỉnh Nam Bộ. Hơn thế nữa, Ngài đi đến đâu cũng gieo vào lòng người niềm tôn kính đối với một bậc chân tu thạc đức.

Điểm đặc sắc khác nữa của Bồ-tát Quảng Đức, trên bước đường hành trì kinh Pháp hoa, Ngài đã thành tựu được Pháp hoa Tam muội. Vì vậy, sống trong đời thường như mọi người, nhưng gần như Bồ-tát Quảng Đức đoán định được các việc sẽ xảy ra cho đất nước và cho Phật giáo. Điển hình là năm 1963, khi Pháp nạn diễn ra dưới chế độ Ngô Đình Diệm, Ngài đã đến chùa Ấn Quang để gặp gỡ các vị lãnh đạo trong Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo và xin được tự thiêu để cúng dường.

Bấy giờ, Ngài dám khẳng định rằng chỉ có việc tự thiêu của Ngài mới chấm dứt được sự khủng bố và đàn áp Phật giáo của chế độ Diệm. Đến khi cuộc tranh đấu của Phật giáo rơi vào tình trạng bế tắc, thì Ngài chủ động phát nguyện tự thiêu để cầu nguyện Chánh pháp trường tồn. Và sau khi Ngài vị pháp thiêu thân, hàng hàng lớp lớp Tăng Ni ở các tỉnh đã tập trung về Sài Gòn để viếng tang Bồ-tát và biểu tình phản đối chế độ độc tài Ngô Đình Diệm.

Sự kiện này đã đẩy phong trào tranh đấu lên đỉnh cao khiến chính quyền Diệm hoảng sợ, đã sử dụng chiến dịch Nước lũ. Trong đêm 20 tháng 8 năm1963, chính quyền Diệm dùng toàn bộ lực lượng cảnh sát và công an tấn công các chùa và bắt giam tất cả Tăng Ni cùng Phật tử.

Tin tức và hình ảnh Bồ-tát Quảng Đức ngồi an nhiên trong ngọn lửa tự thiêu vào ngày 20 tháng 4 nhuần năm Quý Mão (1963) nơi ngã tư Lê Văn Duyệt và Phan Đình Phùng (ngày nay là ngã tư Cách Mạng Tháng Tám và Nguyễn Đình Chiểu) đã được lan truyền khắp thế giới. Nhiều tổ chức Phật giáo biểu tình phản đối và kêu gọi chính quyền Diệm chấm dứt cuộc đàn áp Phật giáo. Đặc biệt là tiếng nói của ông U Thant, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc lúc bấy giờ cũng đã phản đối việc bắt bớ và tàn sát dã man của chính quyền Diệm đối với Tăng Ni và Phật tử. Và ngay cả Ngoại trưởng của chế độ Diệm là Giáo sư Vũ Văn Mẫu đã cạo tóc để hành hương sang Ấn Độ nhằm chiêm bái và kêu gọi nhân dân thế giới phản đối chế độ độc tài Nhu - Diệm. Chẳng những tín đồ Phật giáo, mà các tôn giáo khác trên thế giới và các dân tộc yêu chuộng hòa bình đã đồng loạt ủng hộ phong trào tranh đấu của Phật giáo Việt Nam.

Bồ-tát Quảng Đức đã sử dụng nhục thân làm ngọn đuốc soi sáng thế giới vô minh. Ngài thiêu thân vì pháp, vì chân lý, không vì quyền lợi hay danh vọng. Trước khi từ giã cuộc đời, Ngài thốt ra lời nói thật từ bi. Đối với người ác, lời nhắn nhủ sau cùng của Ngài thể hiện tràn đầy tình thương, không hề sân hận hay sợ sệt. Câu nói sau đây thật nhẹ nhàng đã tác động thẳng vào lòng người, gợi cho chúng ta nhiều suy nghĩ: “Tôi xin trân trọng gởi đến Tổng thống Ngô Đình Diệm, nên lấy lòng từ bi mà đối với quốc dân”.

Từ trong ánh lửa rực sáng, nhục thân của Ngài kết tinh bằng bốn mươi chín năm trì kinh Pháp hoa, nên hoàn toàn khác hẳn con người kết tinh bằng phiền não nhiễm ô, họ đốt thân quằn quại đau đớn trong lửa bỏng. Với bốn mươi chín năm trầm mình trong giáo pháp Như Lai, Ngài chuẩn bị đầy đủ cho cái chết. Ngài ra đi nhẹ nhàng, trong tư thế ngồi kiết-già rất đẹp. Thái độ của Ngài trầm tĩnh, giải thoát của một hành giả đang trụ thiền định.

Hình ảnh Bồ-tát Quảng Đức trong ánh lửa hồng là một thiên thu tuyệt tác đã gây bàng hoàng xúc động cho biết bao người:

“Ôi ngọn lửa huyền vi
Thế giới ba nghìn phút giây ngơ ngác”.

Ngọn lửa hồng đốt cháy nhục thân của Ngài, nhưng vẫn không sao đốt nổi trái tim của Ngài. Dù sau đó, trái tim Ngài đã được nung lên bằng ngọn lửa nóng bốn ngàn độ đến hai lần, trái tim của Ngài vẫn còn nguyên vẹn. Hình ảnh trái tim bất diệt của Ngài như một minh chứng nhiệm mầu cho tinh thần Bi, Trí, Dũng của hành giả đi đúng con đường Phật dạy.

Hình ảnh bất tử của Bồ-tát Quảng Đức trong ánh lửa hồng gợi cho chúng ta nhớ đến phẩm Dược Vương Bồ-tát Bổn sự thứ 23 của kinh Pháp hoa. Lửa hồng trần bên ngoài có thể đốt cháy sanh thân của hành giả, nhưng không thể nào tiêu diệt pháp thân. Vì đối với hành giả tiến bước trên lộ trình giải thoát, pháp thân vẫn sống mãi hằng hữu. Khó dùng ngôn ngữ diễn tả pháp thân.

Trong kinh Đức Phật cũng xác định rằng các pháp tướng thường tự vắng lặng, chỉ tu hành mà tự cảm nhận được. Tuy nhiên, dù không thể chỉ được pháp thân, nhưng không thể phủ nhận nó; vì pháp thân là thực thể sống động mà Bồ-tát đã thân chứng. Thật vậy, sanh thân Bồ-tát Quảng Đức đã cháy, nhưng pháp thân Ngài vĩnh hằng bất tử. Ngọn lửa thiêng mà Ngài đốt từ bản tâm thanh tịnh đã trở thành ngọn đuốc rọi vào tim con người. Những người yêu chuộng hòa bình trên thế giới, yêu chuộng chân lý phải bừng tỉnh và thế lực vô minh tự suy yếu.

Trái tim bất diệt của Ngài để lại cho chúng ta, tượng đài thờ Ngài, con đường mang tên Ngài, hình ảnh Ngài còn được ca tụng trong Bách khoa từ điểnnhư một trong những bậc vĩ nhân, công hạnh của Ngài còn được ghi đậm trong sách vở nghiên cứu kinh Pháp hoaở khắp mọi nơi, cũng như tấm lòng tôn thờ kính ngưỡng của mọi người hướng về Ngài, v.v… Giáo sư Kubota đã xem Ngài là hiện thân của Bồ-tát Dược Vương trong thời đại của chúng ta.

Tất cả những gì Bồ-tát Quảng Đức thể nghiệm trong cuộc sống tu hành vẫn hiện hữu sống động như một xác tín cho hành giả Pháp hoa kiểu mẫu trong đời ngũ trược ác thế. Đồng thời gợi cho Tăng Ni, Phật tử chúng ta thật nhiều suy nghĩ trên bước đường tu hành. Làm thế nào cho pháp thân vĩnh hằng bất tử của chính mình mỗi ngày một lớn mạnh, để lửa phiền não không đốt được, nước ái dục không nhận chìm được, sống giữa lòng thế gian tỏa hương thơm cho đời, không khác gì hương thơm của Bồ-tát Quảng Đức vẫn còn ngào ngạt trong pháp giới:

Thập phương thế giới trung
Thiêu thân cúng dường Phật
Thành tựu đệ nhất pháp
Hy hữu Việt Nam Tăng.
Nam-mô Vị Pháp Thiêu Thân Thích Quảng Đức Bồ-tát

HT.Thích Trí Quảng



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/04/2013(Xem: 10009)
Như chúng ta biết, Phật giáo là một Tôn giáo có chiều dài lịch sử rất lâu đời. Sự phát triển của Đạo Phật cũng khá phức tạp, từ Phật giáo nguyên thủy (tính từ Phật thành đạo đến sau khi Phật nhập diệt vào khoản 100 năm) phát triển đến Phật giáo Bộ phái; Từ Bộ phái phát triển đến Đạithừa. Mặt dầu mỗi giai đoạn lịch sử, Phật giáo có những quan điểm và hình thức sinh hoạt khác nhau, nhưng nhìn chung mục đích giáo dục của Phật giáo có điểm chung là, giải quyết những vấn đề khổ đau cho tự thân mình gia đình mình và xã hội. Quan điểm này được các kinh điển Tiểu thừa cũng như Đại thừa ghi như sau. Trước hết là Kinh Nikaya.
29/03/2013(Xem: 6774)
Khi tôi lớn lên, biết nhận thức đủ đầy giá trị lịch sử của công cuộc đấu tranh Phật giáo năm 1963, thì tất cả dường như dần đi vào thế ổn định và ngọn lửa Bi Hùng Lực của Bồ Tát thích Quảng Đức cũng đang nguội tàn!
15/01/2013(Xem: 7637)
Điện thoại gọi đi từ Chùa Xá Lợi tới một số phóng viên có chọn lựa của các hãng thông tấn ngoại quốc cho biết : “Ngay mai, tại nơi đó sẽ có một diễn biến rất quan trọng xảy ra.
29/11/2012(Xem: 3605)
Cách đây đúng nửa thế kỷ, khởi đầu bằng một mùa Phật Đản tang thương và kéo dài cho đến mùa Đông năm 1963, tại miền Nam Việt Nam đã xảy ra một biến cố bi hùng làm chấn động lương tâm nhân loại và để lại một dấu ấn quan trọng trong lịch sử dân tộc vào hậu bán thế kỷ XX. Biến cố đó là sự sụp đổ của chế độ phi dân tộc Ngô Đình Diệm, kéo theo cơn vươn vai trở mình để nhập thế của Phật giáo Việt Nam sau mấy trăm năm ngủ yên mộng mị. Thật vậy, kể từ khi lực lượng Tống nho làm chủ đời sống văn hóa và khống chế chốn cung đình, cùng lúc với cuộc xâm lăng tàn bạo của người Pháp nhân danh quyền tự do giảng đạo và tự do khai thác tài nguyên nước ta, thì Phật giáo đã bị đẩy về vai trò thứ yếu, rút về nông thôn, âm thầm quấn quyện với văn hóa miền hương đảng. Đầu thế kỷ thứ XX, dù có một số vị cao Tăng thạc đức bôn ba hoằng hóa và dù có một số cư sĩ phát động phong trào ‘Chấn hưng trong thập niên 1930’, nhưng các nỗ lực đó đã không đủ năng lượng để kích hoạt được hào khí Lý-Trần của nền Phật Việ
19/09/2012(Xem: 3850)
LỄ TƯỞNG NIỆM 50 NĂM PHÁP NẠN (1963-2013) BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC VÀ TĂNG TÍN ĐỒ VỊ PHÁP VONG THÂN VỊ PHÁP THIÊU THÂN Bài thuyết trình nhân Lễ Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Quảng Đức vị Pháp thiêu thân
03/08/2012(Xem: 3603)
The tragedy of the war of South Vietnam, with all its immense complications for the USA, Asia and the rest of the world, at first would seem to have nothing whatever to do with the Catholic Church.
26/04/2012(Xem: 19255)
Mùa Phật Đản 1963, có máu, lửa, nước mắt và xương thịt của vô số người con Phật ngã xuống. Nhưng từ trong đó lại bùng lên ngọn lửa Bi Hùng Lực của Bồ Tát Thích Quảng Đức
19/11/2011(Xem: 3907)
Trước hết, vào đầu thập niên 60’ của thế kỷ trước, Cuộc vận động đòi bình đẳng Tôn giáo và Tự do Tín ngưỡng năm 1963 của Phật giáo đồ tại miền Nam Việt Namlà một biến cố lịch sử to lớn và mang nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc và lâu dài không những cho Phật giáo Việt Nam mà còn cho cả dân tộc Việt Nam. Đó là lúc dân tộc đang đối diện vời sự bành trướng của chủ nghĩa nước lớn tại Việt Nam, và riêng Phật giáo tại miền Nam thì đang phải chịu đựng một sách lược Công giáo hóa miền Nammà trong đó Phât giáo trở thành đối tượng hàng đầu phải bị khống chế và tiêu diệt. Đã có nhiều tài liệu của người Việt và người ngoại quốc viết về lần trở mình bi hùng đó của Phật giáo tại miền Nam. Tuy nhiên, một công trình quy mô và chính thức của Phật giáo Việt Nam thì cho đến nay vẫn chưa có. Song song, lại có nhiều “tài liệu” của những thế lực xem Phật giáo là kẻ thù được tung ra làm nhiễu loạn sự thật lịch sử. Do đó, trong niềm ao ước được thấy một hồ sơ như thế vào năm 2013, kỷ niệm 50 năm của biến cố 1963
05/11/2011(Xem: 7015)
Việc đóng diễn lại video clip Hòa thượng Thích Quảng Đức theo kiểu biến một vụ tự thiêu thành một vụ giết người, một cuộc đấu tranh bất bạo động biến thành vụ ẩu đả thô bạo giang hồ như thể, không gì khác hơn là nhằm bôi nhọ hình ảnh thiêng liêng của Phật giáo Việt Nam
02/11/2011(Xem: 4236)
Bài viết này chỉ nhằm mục tiêu chỉ ra một số khác biệt trên hình ảnh (tĩnh/video) ghi lại khoảnh khắc Bồ tát Thích Quảng Đức tự thiêu, để hướng đến vấn đề, rằng sự khác biệt đó cho thấy một số tư liệuhình ảnh (tĩnh/video) có thể là đã được dựng đóng lại về sau, không phải là hình ảnh thực ghi tại hiện trường.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]