Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phóng viên ghi lại hình ảnh HT. Thích Quảng Đức tự thiêu vừa qua đời

15/01/201311:50(Xem: 7673)
Phóng viên ghi lại hình ảnh HT. Thích Quảng Đức tự thiêu vừa qua đời
Malcolm-browne
Phóng viên ghi lại hình ảnh
HT. Thích Quảng Đức tự thiêu
vừa qua đời
Đào Văn Bình dịch

NEW YORK (AP) – Điện thoại gọi đi từ Chùa Xá Lợi tới một số phóng viên có chọn lựa của các hãng thông tấn ngoại quốc cho biết : “Ngay mai, tại nơi đó sẽ có một diễn biến rất quan trọng xảy ra.” Ngày hôm sau 11 tháng 6, 1963 một vị cao tăng tên Thích Quảng Đức khoác áo nâu sồng, chân đi dép, ngồi thế hoa sen (kiết già) trên tấm nệm tại ngã tư đã được tăng ni phong tỏa. Những người phụ tá đã giúp đổ xăng trên người sư và sư bình thản bật lửa thiêu đốt thân hình.

Trong số phóng viên được báo động về cuộc phản đối chính trị rúng động chống lại chính quyền Miền Nam do Mỹ hỗ trợ - chỉ có một phóng viên duy nhất của AP (Associates Press) có mặt, đó là Malcolm Browne. Tấm hình mà Malcolm Browne chụp đã xuất hiện trên trang nhất toàn thế giới khiến Tòa Bạch Ốc rùng mình và TổngThống Kennedy đã phải ra lệnh tái lượng giá chính sách đối với Việt Nam và chỉ thị Đại Sứ Henry Cabot Lodge sắp qua nhận nhiệm sở ở Sài Gòn “ Chúng ta phải làm một cái gì đó đối với chế độ này.”

Malcolm Browne mất vào Thứ Hai tại bệnh viện New Hampshire thọ 81 tuổi nhớ lại cuộc phỏng vấn năm 1998 đã nói rằng …đây là khởi đầu của sự nổi dậy (đảo chính) đưa tới việc chính quyền của TT. Ngô Đình Diệm được Mỹ hỗ trợ bị lật đổ, sát hại cùng với người em là Ngô Đình Nhu - cố vấn an ninh quốc gia. Trong cuộc phỏng vấn ông nói “Ngay lập tức, những cuộc biểu tình khổng lồ xuất hiện, không phải chỉ giới hạn trong hàng ngũ tăng ni mà còn lôi kéo số lượng lớn lao người dân bình thường ở Sài Gòn.

Malcolm Browne nhuốm bệnh Parkinsonnăm 2000 và trong những năm cuối cùng đã phải ngồi xe lăn để di chuyển. Bà vợ ông là Le Lieu Browne cư ngụ tại Thetford, Vermont cho biết gia đình phải gấp chở ông vào bệnh viện hôm Thứ Hai sau khi ông bị chứng khó thở. Trong bốn thập niên - phần lớn là phóng viên chiến trường, Malcolm Browne đã dành 30 năm để làm việc cho tờ New York Times. Ông kể lại, ông đã ba lần thoát chết trên máy bay chiến đấu, đã từng bị năm, sáu quốc gia trục xuất và bị ghi vào danh sách bị thủ tiêu/ám sát (death list) của Sài Gòn.

Năm 1964, lúc bấy giờ là phóng viên của AP, cùng với đối thủ là David Halberstam của tờ Times hai người cùng đoạt giải thưởng Pulitzer về những bài phóng sự chiến tranh Việt Nam. Cuộc chiến đã leo thang vì cuộc đảo chính 1/11/1963 sát hại Diệm. Kế hoạch đảo chính do một nhóm tướng lãnh chủ mưu với sự ngầm chấp thuận của Hoa Kỳ - một phần do những cuộc chống đối chính quyền thiên vị Thiên Chúa Giáo (pro-Cahtolic) của Diệm do Phật Giáo phát khởi. Những cuộc chống đối này đã khiến thế giới chú ý khi nhà sư châm lửa tự thiêu trước sự chứng kiến của 500 tăng ni. Hinh ảnh nhà sư tĩnh tọa trong biển lửa đã trở thành những tấm ảnh điển hình mới của chiến tranh Việt Nam. Bà Kathleen Carroll - chủ bút và cũng là phó chủ tịch AP nói rằng, “Malcolm Browne là phóng viên cừ khôi và rất chân thật.” Malcolm Browne sinh ngày 17/4/1931 tại New York. Ông tốt nghiệp cử nhân hóa học tại Swarthmore College, Pensylvania. Ông làm việc tại phòng thí nghiệm khi thi hành quân dịch năm 1956, rồi được gửi tới Triều Tiên làm lính lái xe tăng, nhưng tình cờ viết bài cho một tờ báo quân đội, từ đó ông quyết định từ giã đời khoa học, chuyển sang đời ký giả. Đầu tiên ông làm việc cho tờ Middletown Daily Record ở New York và làm việc chung với Hunter S. Thompson là tác giả của thiên phóng sự "Fear and Loathing in Las Vegas." Rồi ông làm việc một thời gian ngắn cho International News Service và United Press - tiền thân của United Press Intenational - trước khi đầu quân cho AP vào năm 1960. Năm sau, AP chuyển ông từ Baltimore qua Sài Gòn để điều hành văn phòng mới mở thêm này. Tại đây ông trở thành hội viên sáng lập của nhóm phóng viên chuyên loan tin về cuộc chiến tranh tại Nam Việt Nam do Mỹ hỗ trợ để chống lại Việt Cộng – những người cộng sản nổi dậy chống chính phủ.

malcolm-browne_14

Malcolm Wilde Browne thời trẻ

Trong năm, có thêm nhiếp ảnh gia Horst Faas và phóng viên Peter Arnett cùng tham gia với ông. Vào năm 1966, bộ ba này đã được các đối thủ của AP gọi là “đợt sóng người” (human wave) thi nhau đoạt giải Pulitzer- một trong những giải thưởng cao quý của nhà báo tường trình về Chiến Tranh Việt Nam. Viết về nạn tham nhũng và yếu kém (incompetence) của quân đội Miền Nam, nhóm ký giả này bao gồm Halberstam của Times, Neil Sheehan của UPI, Charles Mohmor của Times Magazine, Nick Tuner của Reuters và những ký giả khác đã bị Nam Việt Nam và Washington kết tội “làm lợi cho cộng sản”.

Trong một buổi tường trình tin tức, việc Malcolm Brownne cứ lập đi lập lại câu hỏi khiến một sĩ quan Mỹ cáu tiết nói, “"Browne, why don't you get on the team?"(*) Lúc đầu, giống như những bạn đồng nghiệp khác, Malcolm Browne coi việc Hoa Kỳ cam kết giúp đỡ chính quyền Sài Gòn đang bị bao vây là hợp lý (reasonable idea). Trong cuốn hồi ký viết năm 1993 nhan đề "Muddy Boots and Red Socks " ông nói, “không tới Việt Nam hàm chứa sự chống đối vai trò của Hoa Kỳ trong cuộc nội chiến tại Việt Nam” nhưng rồi ảo tưởng này/ ý nghĩ này ta vỡ khi bộ tham mưu của Kennedy tiến hành “cuộc chiến trong bóng tối” che dấu sự lính líu vào Việt Nam.

Giữa cơn phẫn nộ vì những bài tường trình có chủ ý, một vài phóng viên/ký giả nói rằng họ đã nhận được đe dọa giết và ông nói rằng tên ông đã nằm trong danh sách “những người được coi như kẻ thù (của Miền Nam) và phải loại trừ (eliminated)” Trong cuộc phỏng vấn năm 1998, ông nói rằng “ông không coi đó là quan trọng” nhưng khi chính quyền Miền Nam cho bắt vợ ông vì bà đã thôi việc tại bộ thông tin, Malcolm Brownne đã đứng ở ngưỡng cửa, mắt nhìn trừng trừng, tay vung cây súng của tàu ngầm - món đồ kỷ niệm.

Gầy, cao, tóc vàng, Malcolm Brownne có cá tính lập dị từ trong máu, thích bí tất đỏ mà ông nói rằng nó thích hợp – có lối phê bình cay độc giống như Oscar Wilde - ông nội của người anh em chú bác. Ông diễu cợt danh từ “truyền thông” (media) gốc Latin số nhiều - mà những người dối trá dùng khi ý nghĩa thật sự của nó chỉ là “lớp váng”(scum) trên bề mặt. Tóm lại, các nhà truyền thông nhận xét con người ông là phức tạp hơn là huyền thoại và trên hết ông ta là người độc lập. Phóng viên Horst Faas mất năm 2012 nói rằng, “Mal Browne là kẻ cô đơn, làm việc một mình, không chia xẻ tin tức với đồng nghiệp, ít khi hòa mình thân mật với nhóm phóng viên, là tay ngang bướng và không chịu thỏa hiệp sửa chữa bản tin với chủ bút hay bất cứ ai khác.” Malcolm Brown trong cuốn sách “The New Face of War” (Bộ Mặt Mới Của Chiến Tranh) xuất bản năm 1965 - cuốn cẩm nang cho phóng viên mới vào nghề tại Việt Nam đã có những lời khuyên tối quan trọng như sau “ Sắm một đôi giày bốt thật chắc, coi chừng cảnh sát chìm nghe lén những cuộc nói chuyện của phóng viên tại các quán bar và nếu bạn bò trên mặt đất với binh lính và nghe tiếng súng nổ, nhớ đừng ngóc đầu dậy để xem đạn từ đâu bắn tới, nếu không bạn sẽ là mục tiêu sau đó.”

malcolm-browne_06

Bức hình chụp Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu - Ảnh: AP

Các giới chức Miền Nam kiểm duyệt bản tin ban đầu gửi đi nhưng kết quả lẫn lộn. Có một lần ông đã bí mật gửi một bản tin cho AP ở Tokyo bằng cách dán (taping) một bản viết tay trên một tấm hình vô thưởng vô phạt. Vào năm 1965, tác động bởi trào lưu truyền hình gần như thống ngự những buổi bình luận, Malcolm Brown - người chưa bao giờ có một bộ máy truyền hình- đã rời AP để đầu quân cho ABC News in Việt Nam. Nhưng sau một năm ông lại rời ABC vì vấn đề quản lý.

Sau khi phiêu lưu vào lãnh vực viết cho các tạp chí, Malcolm Brown gia nhập New York Times năm 1968. Ông đã từng làm việc ở Nam Mỹ, Đông Âu và Á Châu, rồi lại bỏ và làm chủ bút cho một tạp chí khoa học và rồi quay trở lại Times năm 1985 - chủ yếu viết về khoa học. Ông cũng đã tường trình về chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991 rồi cũng đụng chạm với các giới chức Hoa Kỳ về vấn đề kiểm duyệt tin tức.

Vào ngày 11 Tháng 8, Malcolm Brown trưng diện nhãn hiệu bí tất đỏ của ông và nói chuyện tại Thành Phố New York trong buổi lễ tưởng niệm các đồng nghiệp cũ tại Sài Gòn trong đó có Horst Faas và George Esper. Ông nói đây là cuộc “đoàn tụ gia đình” và luôn coi AP là gia đình thứ hai của ông. Cùng với bà vợ, gia đình quây quần bên quan tài ông gồm có con trai Timothy và con gái Wendy của bà vợ trước, người em Timothy và em gái Miriam. Bà quả phụ Le Lieu Malcolm Brown cho biết ông sẽ được chôn cất tại đất riêng của gia đình tại Vermont./.

Cựu ký giả Richard Pyle của Associated Press đóng góp vào bài viết này.

Bản dịch củaĐào Văn Bình

(*) Câu này khó dịch vì không rõ câu hỏi và có thể tạm dịch “ Browne, tại sao anh không thể hòa hợp với toán này? “

Nguyên văn tiếng Anh: Burning-monk photographer Malcolm Browne diesby ULA ILNYTZKY | Associated Press

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/01/2016(Xem: 6980)
Sưu tâm những hình ảnh Bồ Tát Thích Quảng Đức
06/06/2015(Xem: 3880)
Lễ Tưởng niệm lần thứ 52 ngày Bồ Tát Quảng Đức vị pháp thiêu thân
29/10/2014(Xem: 5893)
Từ Mỹ, Nguyễn Tri Ân, giáo sư Đại học Bates (Bates Colleghe) đã nhiều lần về Việt Nam (kể từ năm 1991) để nghiên cứu về văn hoá, mỹ thuật Phật giáo. Ông tâm sự: “Mình không phải là nhà khoa học-công chức bàn giấy nên phải đi, đi thực tế để nghiên cứu, tìm hiểu”. nguyentrianMới đây, ông có một chuyến về Việt Nam 3 tuần, tham dự Phật đản ở Huế, rồi đi đến tham cứu ở các chùa ở TP.HCM, Cai Lậy (Tiền Giang), Khánh Hoà để tìm thêm những “dấu tích” của Bồ tát Thích Quảng Đức. Nghiên cứu về Bồ tát Thích Quảng Đức chính là 1/57 đề tài nghiên cứu được Hội đồng Hiệp hội Học thuật Hoa Kỳ - American Council of Learned Societies) chọn tài trợ nghiên cứu từ 1136 người nộp đề tài. Trước khi về nước GS Nguyễn Tri Ân đã dành cho Giác Ngộ một cuộc trò chuyện ngắn…
19/05/2014(Xem: 5984)
Năm nay, kỷ niệm 51 năm, ngày Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân lật lại trang sử về Bồ tát Thích Quảng Đức, mỗi người chúng ta càng thêm tự hào về quê hương, đất nước và con người Khánh Hòa. “Khánh Hòa là xứ Trầm Hương, Non cao biển rộng người thương đi về.” Điểm ưu việt bậc nhất của Khánh Hòa nổi tiếng là xứ Trầm Hương. Đặc biệt Trầm hương, kỳ nam có nhiều nhất và chất lương tốt nhất vẫn nằm ở địa bàn hai huyện Vạn Ninh và Ninh Hòa, nơi sinh trưởng và hành đạo lâu năm nhất đối với Bồ tát Quảng Đức.
04/05/2014(Xem: 8451)
Bác sĩ người Đức Erich Wulff (1926-2010) dạy tại trường Ðại học Y khoa Huế 1961-1967, trong khuôn khổ viện trợ giáo dục của Tây Ðức. Vì một sự tình cờ, tác giả đã chứng kiến biến cố tại Ðài Phát thanh Huế đêm 8/5/1963 làm 8 Phật tử bị chết một cách thê thảm và đã trình bày sự kiện này trước Ủy ban điều tra đàn áp Phật giáo Việt Nam của Liên hiệp quốc vào tháng 9/1963.
03/10/2013(Xem: 8881)
Lễ hiệp kỵ Lịch Đại Tổ Sư lần thứ VII, được tổ chức tại chùa Cổ Lâm, Seattle, tiểu bang Washington, đông đảo chư Tôn Đức Tăng Ni và thính chúng, đã hoan hỷ câu hội trong tinh thần tương kính, tương thuận, tương giáo, tương sám như Luật dạy, cũng như pháp hòa kính, cộng trLễ hiệp kỵ Lịch Đại Tổ Sư lần thứ VII, được tổ chức tại chùa Cổ Lâm, Seattle, tiểu bang Washington, đông đảo chư Tôn Đức Tăng Ni và thính chúng, đã hoan hỷ câu hội trong tinh thần tương kính, tương thuận, tương giáo, tương sám như Luật dạy, cũng như pháp hòa kính, cộng trú mà hành Phật sự khắp mọi miền trên các quốc gia - Châu lục. Cũng như giữ gìn và phát huy bản thể của Tăng Già để làm điểm tựa sức sống trên bản nguyện thượng cầu hạ hóa.ú mà hành Phật sự khắp mọi miền trên các quốc gia - Châu lục. Cũng như giữ gìn và phát huy bản thể của Tăng Già để làm điểm tựa sức sống trên bản nguyện thượng cầu hạ hóa.
01/08/2013(Xem: 9931)
Mấy năm gần đây, nhất là trong năm đánh dấu 50 năm pháp nạn Phật Giáo Việt Nam, 1963-2013, một hiện tượng xấu ác xảy ra khi một vài người chuyên môn ném hỏa mù vào biến cố lịch sử này bằng những bài viết tung lên các diễn đàn và gửi email đi khắp nơi. Mục đích của số người này là gây hoang mang, ngộ nhận, hiểu lầm về biến cố lịch sử pháp nạn 1963 để qua đó chạy tội cho chế độ nhà Ngô và chụp mũ Phật Giáo Việt Nam
21/07/2013(Xem: 15484)
Cà Sa Vương khói của Tịnh Minh
14/07/2013(Xem: 12697)
Hôm nay ngày 11 tháng 7 năm 2013, chúng tôi đại diện cho Tăng Ni và Tín Đồ Phật Giáo Việt Nam tại Âu Châu vân tập về Strasbourg, trước trụ sở Quốc Hội Âu Châu để làm lễ Đản Sanh Phật lịch 2557 của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và lễ tưởng niệm 50 năm ngày Bồ Tát Thích Quảng Đức đã tự thiêu tại Sài Gòn Việt Nam (ngày 11/06/1963) để đòi hỏi bình đẳng giữa các Tôn Giáo cũng như công bằng xã hội cho nhân sinh. Nhân cơ hội nầy chúng tôi xin đệ đạt Quốc Hội Âu Châu những thỉnh nguyện như sau :
14/07/2013(Xem: 8522)
Video 3: Lễ Tưởng Niệm Bồ Tát Quảng Đức tại Úc
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]