Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mùa Lửa Từ Bi

12/05/201703:43(Xem: 4114)
Mùa Lửa Từ Bi



botatquangduc-3a

MÙA LỬA TỪ BI



Phật Đản vừa qua lại đến ngày kỷ niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức, một Thánh Tăng dùng thân mình làm ngọn đuốc thức tỉnh lương tri nhân loại, đánh thức nhà cầm quyền lúc bấy giờ chìm sâu trong vô minh thế lực. Đành rằng, nhà Ngô không hoàn toàn có tội tạo nên cuộc suy vong một thể chế, bởi phía sau, còn nhiều âm mưu, nhiều áp lực tác động từ gia đình đến chính trị bên ngoài.

Không ai muốn một đất nước suy vong, không ai muốn có một cuộc hành quân "nước lũ" đêm 20/8/1963 làm đau lòng một dân tộc, để rồi, liên tục xã hội chìm sâu vào cơn loạn lạc. Qua hơn nửa thế kỷ, nhìn lại bằng tâm cảm con Phật,  chẳng qua là nghiệp lực của một dân tộc, từ nhà cầm quyền cho đến tôn giáo nạn nhân đều đáng thương, đáng thông cảm.Việt Nam luôn là con cờ trên bàn cờ Quốc tế.

Bao lần thỏa hiệp giữa Ủy Ban Liên phái bảo vệ Phật giáo và chính quyền đương thời, nhưng rồi, có lẽ Tổng thống Ngô Đình Diệm vì một áp lực nào đó, vì một cạm bẩy nào đó, đan tâm mạnh tay đối với Phật giáo, để rồi mọi người đều đau đớn, một chế độ đau đớn vì sụp đỗ, một xã hội đau đớn vì lòng người mất niềm tin với giới lãnh đạo, một Phật gáo đau đớn đã phải hy sinh bao mạng sống không những trong lúc đấu tranh sống còn, mà còn đau thương cho nhiều anh em Phật tử miền Trung bị bạo hành đến chết, bị bỏ vào bao bố thả sông, bị mất tích một cách mờ ám...

Những lúc mà nhà cầm quyền đương thời cứ nghĩ có quyền là có tất cả, không chịu lắng nghe trái tim của nhân dân, tin máu đổ  từ Huế vào đến Sài Gòn làm rỉ máu con tim của những nhà đấu tranh cho dân chủ, của nhũng sinh viên tri thức trong và ngoài nước, để rồi, từ Nhật Bản, bài thơ "Tin Loạn Quê Hương" của Huyền Linh Tử ra đời, làm nức lòng phong trào đấu tranh lúc bấy giờ, đa phần anh chị em sinh viên, các nhà trí thức đương thời, đã  chọn Caraven làm cứ điểm cho báo chí tụ họp quanh nhóm sinh viên do Huyền Linh tử cầm đầu, để rồi...mọi sự kết thúc trong đau thương.

Phật giáo không hả lòng trước sự tan thương của một chế độ Ngô quyền, quần chúng không hả dạ khi xã hội đầy thương tích. Vết thương chưa kịp lành mặt, liên tiếp các cuộc xuống đường ngoài ý muốn để hào khí 1963 thành một ảnh nhòa trong giáo sử.

Hơn nửa thế kỷ, nhìn lại, không ai là có tội, tội chăng là do nghiệp vận của một dân tộc đến nay vẫn chưa thấy con đường sáng như các quốc gia trong khu vực.Kỷ niệm ngày Bồ Tát Quảng Đức tự thiêu không có nghĩa là một kỷ niệm hãnh diện làm nên trang sử, chỉ là một kỷ niệm để hy vọng hậu thế đừng bao giờ có thêm những ngọn đuốc sống đau thương để đòi quyền sống, quyền bình đẵng giữa con người với con người.Hy vọng không còn một dân tộc mang nặng hận thù, vì tình người vẫn là chất liệu của dân tộc Việt.Tất cả là anh em và nhìn nhau bằng tình anh em trong bào thai trăm trứng. Trong cơn đau tột cùng với bạo quyền, giòng thơ rỉ máu của Vũ Hoàng Chương ra đời, cũng như bài "Tin Loạn Quê Hương" của nhà thơ Huyền Linh Tử, một chứng nhân lịch sử của thế kỷ XX, một nhân vật lãnh đạo sinh viên lúc bấy giờ đã viết lên những con chữ, những giòng thơ bằng con tim, đổi lại, đôi chân bị liệt do tra khảo trong nhà tù, và giờ đây, vẫn là kẻ sống âm thầm bên lề xã hội với các học sinh nghèo giữa lòng Thành phố. Một căn phòng trọ u ám như cố che đậy một kiếp sống đen đúa qua nhiều thời kỳ. Anh vẫn an lạc trong kiếp nghèo và vẫn tiếp tục đóng góp cho xã hội những con chữ giáo dục đạo đức cho trẻ em thất học. Nhân vật thời ấy, vẫn còn sống đến hôm nay,xin trang trọng giới thiệu bài "Tin Loạn Quê hương" của Huyền Linh Tử và  bài Lửa Từ Bi của Vũ Hoàng Chương nhân kỷ niệm ngày Bồ Tát tự thiêu:

Tokyo qua giòng tin tê tái                                          Vì những lời láo toét

Quê hương tôi cửa từ bi nhuộm máu                          Lòng họ uất hận

Bầy con yêu say đạo cả cúi đầu                                  Vì những tấn tuồng vu khống

Trước bạo tàn ôi có một không hai.                            Quê hương ơi

 Quê hương tôi đau thương kêu gọi                             Tôi biết lắm quê hương ơi!

 Những đoàn người không khí giới vùng lên              Đêm tối ấy trong lòng tôi ghi mãi

 Tay chấp tay cả toàn thế giới                            Viết thành thơ "những nỗi sầu thống thiết"

 Tiếng Nam mô cứu khổ vang rền                      Gửi quê hương dòng hận cảm u buồn

Như cầu nguyện                                              Quê hương ơi,đừng khóc quê hương nhé!

Cho những con người khéo bôi mặt                   Chính là thế, trời hôm nay lại sáng

Tiếng chuông rơi nức nở như tha thiết               Đấu tranh đi

Nhưng tiềm tàng một tiếng vọng bất khuất          Dù không khí giới trong tay

Vùng lên mãi một sức mạnh tuyệt thế                    Đấu tranh đi!

Họ tranh đấu bằng âm thầm lặng lẽ.                         Dù mỏi mòn kiệt lực

Người không ăn, kẻ không uống                               Đấu tranh đi

Những đoàn người chấp tay cúi đầu.                         Dù một mạng sống còn

 Tấp nập kéo nhau đi                                                 Cứ thế mãi!

Tiến về những đại lộ                                                  Bất bạo động quê hương nhé

 Những công trường Thủ đô                                      Còn gì hơn!

Và trước quốc hội                                                      Cao cả lắm quê hương ơi!

 Tokyo, Tokyo tôi biết rồi!                                         Hơn cả súng đạn cầm quyền

 Tôi biết họ tranh đấu bằng tinh thần                         Hơn cả bạo tàn độc ác

  "Bất bạo động"                                                         Họ bắn không van lơn!

 Nhưng đầy cả chí khí bất khuất                                 Họ chém không cúi lạy!

 Cha mẹ anh em đạo hữu họ chết                                Họ chém không cúi lạy!

 Nước mắt rớm nhưng máu lòng không rĩ         Họ bắt cứ im lìm kéo nhau vào ngục tối

 Nhưng lòng họ rớm máu                                           Vẫn cứ thế!

 Vì tủi nhục                                                                  Bất bạo động quê hương nhé

Lòng họ rớm máu                                                      Quê hương ơi!

Vì đoàn thể họ bị dày xéo                                           Tuy quê hương không nói

Lòng họ rớm máu                                                        Nhưng Tổ quốc thấu rõ

Vì tín ngưỡng bị áp bức                                               Và lịch sử đã ghi lên

Lòng họ rớm máu                                                         Ghi lên hai chữ "bạo tàn"

 

                                                  Tokyo, ngày 8 tháng 6 năm 1963

                                               Sinh viên khoa học HUYỀN LINH TỬ                                                                

                                                  LỬA TỪ BI - VŨ HOÀNG CHƯƠNG    
                   

Lua Tu Bi-Vu Hoang Chuong-01
Lua Tu Bi-Vu Hoang Chuong-02

                                                    MINH MẪN

                                                 13/5/2015 -PL 2561

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/06/2013(Xem: 4647)
Để cúng dường và tưởng niệm 50 năm ngày Bồ Tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân và để góp phần soi sáng lịch sử về biến cố pháp nạn năm 1963, con xin trích thuật một số đoạn từ các tài liệu mật của Bộ Ngoại Giao, . . .
27/06/2013(Xem: 4991)
Tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam được sinh ra và lớn lên trong lòng lịch sử của Dân tộc và Phật Gíao Việt Nam, vì vậy Tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam cũng nổi trôi theo giòng sinh mệnh của Dân tộc và Phật giáo Việt nam.
27/06/2013(Xem: 4923)
Trước hết tôi xin cám ơn Tiến sĩ Huỳnh Tấn Lê và Tổng Hội Cư Sĩ Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ đã cho tôi một cơ hội thuận tiện để có đôi lời trình bày trước một cử tọa gồm những nhân sĩ trí thức Phật giáo đã từng có một quá khứ tu tập, nghiên cứu, . . .
25/06/2013(Xem: 4190)
Đại lễ Tưởng Niệm 50 năm pháp nạn (1963-2013) Bồ Tát Thích Quảng Đức và Tăng Tín Đồ vị pháp vong thân ngày 23/6/2013 tại TP Santa Ana, Hoa Kỳ.
22/06/2013(Xem: 8583)
Đã tròn nửa thế kỷ trôi qua kể từ ngày Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu. Thời gian đủ để chúng ta bình tâm nhìn lại sự kiện lịch sử nầy để rút ra bài học cho những bước tiến tương lai của dân tộc và cho chính mỗi con người nhỏ bé chúng ta trong cõi ta bà mê muội nầy.
17/06/2013(Xem: 11735)
1963-2013! Năm mươi năm đã trôi qua. Nửa thế kỷ là thời gian đủ dài để chúng ta có thể an nhiên nhìn lại quá khứ hầu rút ra được những bài học cho tương lai. Đối với Phật tử thì đó là một bài học về đạo lực vận dụng giữa trí tuệ và từ bi, giữa hạnh nhẫn nhục và lực đại hùng một cách hài hòa và vì lợi lạc của chúng sinh. Còn đối với tương lai dân tộc ta thì Pháp nạn Phật giáo năm 1963 đã cống hiến cho chúng ta một bài học lớn về niềm khao khát và lòng tôn trọng một cuộc sống cộng sinh trong một môi trường hòa bình, an lạc.
12/06/2013(Xem: 9951)
Ngày 11/6/1963, Hòa thượng Thích Quảng Đức thể hiện sự phản đối đầy bi phẫn bằng việc tẩm xăng tự thiêu ngay giữa một giao lộ đông đúc ở Sài Gòn.
09/06/2013(Xem: 4274)
Tài liệu Tưởng niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức và Chư Thánh Tử Đạo của nhiều tác giả... Source: phatgiaoucchau.com
06/06/2013(Xem: 6429)
Pháp nạn năm 1963 mở đầu cho một sự tham dự trực tiếp của Phật giáo vào tình hình của thời cuộc gây nên do chiến tranh và sự lợi dụng chiến tranh để nắm giữ quyền hành của dư đảng ông Diệm. Lần đầu tiên, tên gọi "Phật giáo dấn thân" xuất hiện trên báo chí. Phật giáo làm chính trị chăng?
05/06/2013(Xem: 5863)
“Thời gian đó tôi là phóng viên nhiếp ảnh của chính quyền Sài Gòn nên tôi có những điều kiện đi lại, tác nghiệp trong thời kì đấu tranh của Phật giáo lúc ấy. Tôi là người phụ trách trong khu vực Quận 3 nên tôi luôn theo dõi 24/24 những diễn biến của các chùa ở đây. Trước ngày đó chúng tôi được tin bên Giáo hội sẽ có cuộc mít tinh đi ra Hạ Viện (tức là bây giờ nó là Nhà hát Thành phố) Tăng Ni sẽ mit tinh, mổ bụng để phản đối kì thị tôn giáo. Đồng thời đến 11/6 (tức 20/4/1963) chúng tôi bắt đầu đi công tác và thấy các Tăng Ni tập trung ở đường Cao Thắng, trước Phật Bửu tự, bên cạnh Tam Tông miếu, có khoảng 300 Tăng Ni, với biểu ngữ và y phục vàng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]