Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

6. Ý nghĩa việc tự thiêu của HT. Quảng Đức

05/04/201317:46(Xem: 7399)
6. Ý nghĩa việc tự thiêu của HT. Quảng Đức
Vấn Đề Bồ Tát Quảng Đức Tự Thiêu
Và Giới Không Sát Sanh Trong Đạo Phật


6. Ý Nghĩa Việc Tự Thiêu Của HT. Quảng Đức

Thích Hạnh Bình
Nguồn: Thích Hạnh Bình


Mỗi quốc gia có một lãnh thổ riêng, có một truyền thống văn hoá riêng, một ngôn ngữ riêng, có một tình cảm và một niềm tin riêng. Sự khác biệt này, nói lên tính đặc thù biểu tượng của nền văn hóa của một dân tộc. Văn hóa đó là con thân yêu, được dân tộc đó nuôi nấng vun bồi từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nó đẹp hay xấu đúng hay sai, chúng ta không thể đứng từ góc độ của một dân tộc khác đánh giá về nó, và thật sự cũng không cần ai khen hay chê, xấu hay tốt cũng là văn hóa của dân tộc, không thể thay đi được. Ai là đứa con từ nền văn háo đó sinh ra thì mới cảm nhận hết cái cảm giác thân thương của nó, là người mẹ sinh ra mình, mình mới thấy người mẹ mình thật dễ thương, tất nhiên không ai chấp nhập thay người mẹ của mình bằng người mẹ khác, thay văn hóa dân tộc của mình bằng loại văn hóa khác. Cũng vậy, Việt nam là một nước độc lập tự chủ, có một nền văn hóa riêng, có niềm tin tín ngưỡng riêng, không ai có quyền thay đổi văn hóa , niềm tin của dân tộc Việt nam. Thế mà gia đình Ngô Đình Diệm lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình, cấu kết với ngoại xâm, thông đồng với Vatican với ý đồ đen tối bành trướng thế lực chính trị, cũng cố địa vị cho gia đình, biến Việt nam thành một nước của Chúa, dùng quyền lực của mình đã thực thi nhiều chính sách đàn áp Phật giáo, là một tôn giáo chính của dân tộc. Đó là nguyên nhân tại sao có phong trào đấu tranh vào năm 1963, bắt nguồn từ ngọn đuốc tự thiêu của Hòa thượng Quảng Đức. Dẫu rằng cuộc đấu tranh này dưới ngọn cờ của Phật giáo, nhưng thật chất nó là cuộc đấu tranh của dân tộc, vì mục đích muốn bảo vệ Phật giáo, bảo vệ nền văn hóa truyền thống của dân tộc.

Như chúng ta đã biết Phật giáo đã cùng dân tộc Việt nam chung sống trong mái ấm Tổ quốc gần 2000 năm lịch sử. Trong thời gian cộng tồn chung sống đó, Phật giáo và dân tộc hòa quyện với nhau như nước với sữa, cùng cam cộng khổ, nhĩa tình khắn khít…trang sử văn hóa dân tộc Việt nam có biết bao công trình văn hóa góp phần xây dựng nền văn hóa chung cho đất nước cho dân tộc, bao gồm cả mặt văn học, nghệ thuật, kiến trúc, hội hoạ … ngay cả mặt đấu tranh chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc. Không những chỉ có thế, ngay cả mặt giáo dục đạo đức, cách suy nghĩ trong đời sống sinh hoạt thường ngày của người dân cũng đã chịu ảnh hưởng từ văn hóa Phật giáo. Có thể nói tình cảm đó, sự đóng góp đó, nếu là một người dân Việt nam, yêu văn hóa dân tộc, thì không ai lại chấp nhận thay thế Phật giáo bằng một bất cứ một tôn giáo nào khác, vì văn hóa Phật giáo và văn hóa dân tộc quyện chặt với nhau. Loại khỏi Phật giáo ra khỏi dân tộc Việt nam, điều đó có nghĩa là phủ nhận văn hóa truyền thống của dân tộc. Nói đến văn hóa truyền thống của dân tộc, chúng ta không thể thay thế chùa Một cột bằng nhà thờ Đức Bà, chúng ta cũng không thể thay thế nhà thơ Nguyên Du bằng một nhà thơ nào đó…Chùa Một cột tuy nhỏ hơn nhà thờ Đức Bà nhưng đó là kiến trúc đặc thù đại diện cho kiến trúc cổ Việt nam…

Sự kiện đạo Thiên Chúa đến Việt nam, không chỉ là việc đơn đơn thuần đem đạo Thiên chúa truyền đến Việt nam, bên sau đó mang cả ý đồ chính trị muốn thôn tính Việt nam, phá hoại nền văn háo truyền thống dân tộc, tiêu diệt Phật giáo. Đây là điều không một người dân yêu nước yêu dân tộc nào chấp nhận và tha thứ.

Sự kiện HT. Quảng Đức tự thiêu chỉ là một giọt nước tràng của ly nước, mang tính đại diện không chỉ có Phật giáo mà cả dân tộc, nhằm mục đích đánh tiếng chuông báo động, thức tỉnh giòng họ Ngô, chấm dứt hành vi tàn bạo vong bản, đi ngược lại truyền thống văn hóa dân tộc, đồng thời là tiêng chuông hiệu triệu toàn dân cùng nắm tay nhau bảo vệ văn hoá truyền thống của dân tộc, lời kêu gọi tất cả những người con Phật đồng lòng bảo vệ chánh Pháp, bảo vệ một Tôn giáo lớn của dân tộc.

Thật ra, người dân Việt nam không phải là hạng người bảo thủ và cố chấp, ngược lại rất hiền hòa và giàu lòng bao dung, sẵn sàng đón nhận những văn hóa khác, tôn giáo khác, nhưng điều đó không đồng nghĩa, dân tộc Việt nam cũng sẽ chấp nhận sự kỳ thị chà đạp lên nền văn hóa của dân tộc. Ngô đình Điệm hay nói đúng hơn đạo Thiên Chúa đến Việt nam đã vấp phải sự sai lầm này. Cứ tưởng rằng, với sức mạnh của quyền lực và vũ lực có thể làm tất cả những gì mình muốn. Thế nhưng từ thực tế cho thấy, Phật giáo không một tất sắc, dân tộc Việt nam rất hiền, nhưng sức mạnh của chính nghĩa và lòng đoàn kết của toàn dân đã làm sụp đổ chế độc độc tài Ngô đình Diệm. Không chỉ có sự kiện năm 1963 mà cả quá trình đấu tranh cống ngoại xâm của dân tộc, đều có chung một đáp số này. Đây là một bài học đáng quí mà các nhà lãnh đạo cần nên rút kinh nghiệm.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/11/2011(Xem: 4232)
Bài viết này chỉ nhằm mục tiêu chỉ ra một số khác biệt trên hình ảnh (tĩnh/video) ghi lại khoảnh khắc Bồ tát Thích Quảng Đức tự thiêu, để hướng đến vấn đề, rằng sự khác biệt đó cho thấy một số tư liệuhình ảnh (tĩnh/video) có thể là đã được dựng đóng lại về sau, không phải là hình ảnh thực ghi tại hiện trường.
08/09/2011(Xem: 5639)
Năm 1962, cơ duyên đến, Hoàng tôi "tình cờ" được dự lễ Phật Đản tại chùa Từ Đàm. Đó là một hoát nhiên đại ngộ chính trị. Không khí trang nghiêm, kỹ luật, thuần thành của biển người trên sân Chùa Từ Đàm hôm đó khiến Hoàng tôi nghĩ rằng, tổng quát ra, Phật giáo có thể là một đoàn thể áp lực có khả năng góp phần giải tỏa những oan khiên khúc mắc lịch sử xứ sở đang kẹt vào. Như thế nào? Thực sự Hoàng tôi chưa có một ý niệm rõ rệt nào cả. Anh chị em chúng tôi thường le lưỡi đùa đó là thời "mã thượng ham vui".
07/07/2011(Xem: 30718)
Lời Ban Biên Tập: Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”. Cho nên chúng tôi lưu trữ vào Thư Viện Hoa Sen CÁC BẢN DỊCH TỪ KHO DỮ LIỆU BỘ NGOẠI GIAO, BỘ QUỐC PHÒNG, CƠ QUAN TÌNH BÁO TRUNG ƯƠNG & CÁC NGUỒN KHÁC đã giải mật. Các tư liệu này có liên quan đến sự kiện lớn trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Sự việc này chắc chắn sẽ có những ý kiến ủng hộ và chống đối, nhưng lịch sử vẫn là lịch sử. Ban biên tập website Thư Viện Hoa Sen chân thành cảm tạ nhà văn Cư sĩ Nguyên Giác, Cư sĩ Nguyễn Kha, và Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications đã gửi tặng các phiên bản vi tính điện tử và trân trong giới thiệu đến toàn thể quý độc gỉa trong và ngoài nước.
28/05/2011(Xem: 5995)
Từ Mỹ, Nguyễn Tri Ân, giáo sưc Đại học Bates (Bates Colleghe) đã nhiều lần về Việt Nam (kể từ năm 1991) để nghiên cứu về văn hoá, mỹ thuật Phật giáo. Ông tâm sự: “Mình không phải là nhà khoa học-công chức bàn giấy nên phải đi, đi thực tế để nghiên cứu, tìm hiểu”. Mới đây, ông có một chuyến về Việt Nam 3 tuần, tham dự Phật đản ở Huế, rồi đi đến tham cứu ở các chùa ở TP.HCM, Cai Lậy (Tiền Giang), Khánh Hoà để tìm thêm những “dấu tích” của Bồ tát Thích Quảng Đức. Nghiên cứu về Bồ tát Thích Quảng Đức chính là 1/57 đề tài nghiên cứu được Hội đồng Hiệp hội Học thuật Hoa Kỳ - American Council of Learned Societies) chọn tài trợ nghiên cứu từ 1136 người nộp đề tài. Trước khi về nước GS Nguyễn Tri Ân đã dành cho Giác Ngộ một cuộc trò chuyện ngắn…
21/10/2010(Xem: 4406)
Ngài sinh năm 1897 tại làng Hội Khánh, tỉnh Khánh Hòa, xuất gia lúc 15 tuổi, tu học tại chùa Linh Mụ Huế. Trước lúc tự thiêu Ngài trú tại chùa Quán Thế Am, Sài Gòn. Sau khi 8 Phật tử bị giết tối ngày 8.5.1963 tại đài phát thanh Huế, và 5 nguyện vọng chính đáng của Phật giáo không được chính quyền Ngô Đình Diệm thỏa thuận, Hoà Thượng Thích Quảng Đức người đầu tiên trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam, sau nhiều tuần thiền định để tăng trưởng thêm nội lực, đã tự nguyện hy hiến cuộc đời cho đại nghĩa giữa ngã tư đường Phan Đình Phùng-Lê Văn Duyệt Sài-gòn sáng ngày 11.6.1963.
19/09/2010(Xem: 3341)
Sáng nay 20/4. Kỷ Sủu, tại Chùa Long Sơn, Nha Trang, Trụ sở tỉnh hội Phật giáo Khánh hoà và tại Tượngđài Bồ Tát Thích Quảng Đức, Ban Trị sự đã long trọngtổ chức lễ tưởng niệm 46 năm ngày Bồ Tát Thích QuảngĐức vị pháp thiêu thân ( 20.4 nhuần Quý Mão – 20.4.Kỷ Sửu).
19/09/2010(Xem: 4038)
Sau khi lên nắm chính quyền ở miền Nam Việt Nam, Ngô Đình Diệm đã thi hành một chính sách đối nội hết sức phản động. Chính quyền Ngô Đình Diệm đã sử dụng nhiều thủ đoạn nham hiểm nhằm khủng bố những người kháng chiến, những người yêu nước. Dưới chính sách tàn bạo của Ngô Đình Cẩn, chính quyền họ Ngô đã triển khai chính sách “tố Cộng, diệt Cộng” rất dã man với mục đích tiêu diệt tận gốc mầm mống cách mạng trong nhân dân
19/09/2010(Xem: 4145)
Chùa Từ Đàm bị phong tỏa như thế được gần hai tuần. Khác hẳn với những ngày đầu hết sức căng thẳng, những ngày kế tiếp chúng tôi đã được thao luyện với tính khẩn trương của tình thế nên “thong thả” hơn đối với diễn biến mỗi ngày. Máy phóng thanh vẫn tiếp tục đe dọa và khuyến cáo dân chúng đừng nghe lời Cọng sản và đừng đi theo Cọng sản đang rắp tâm phá rối trị an, nhưng hình như chẳng ai để ý tới. Tuy lệnh phong tỏa dưới đất được chính quyền yểm trợ với 4 phi cơ chiến đấu bay lượn trên không suốt ngày dòm ngó đe dọa, dưới đất tướng Trí ra lệnh gia tăng các chiến xa và quân đội, dùng những đàn chó trận gầm gừ chận đứng ngõ Từ Đàm
19/09/2010(Xem: 5672)
Thế là nửa thế kỷ đã trôi qua, kể từ ngày bồ tát Quảng Đức vị pháp thiêu thân. Ý nghĩa của hành động ấy đã được thế giới bàn cải rất nhiều và vị trí lịch sử của bồ tát Quảng Đức trong lòng dân tộc đã được khẳng định từ lâu. Tuy nhiên ngoài bản tiểu sử ngắn ngủi do Uỷ Ban Liên Phái bảo vệ Phật giáo đưa ra sau sự kiện tự thiêu ngày 11 tháng 6 năm 1963, tức ngày 20 tháng tư nhuận năm Quí Mão, mà sau này đã trở thành tư liệu chính thức phổ biến rộng rãi trong các sách báo cho tới tận hôm nay, cuộc đời của bồ tát Quảng Đức trước thời điểm tự thiêu đó vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]