Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

5. Đạo Phật Việt nam và bối cảnh của nó

05/04/201317:45(Xem: 7020)
5. Đạo Phật Việt nam và bối cảnh của nó
Vấn Đề Bồ Tát Quảng Đức Tự Thiêu
Và Giới Không Sát Sanh Trong Đạo Phật


5. Đạo Phật Việt Nam Và Bối Cảnh Của Nó

Thích Hạnh Bình
Nguồn: Thích Hạnh Bình


Nếu như Phật giáo được truyền vào Việt nam vào đầu thế kỷ thứ II SCN, tính cho đến nay, thì Phật giáo Việt nam đã có chiều dài lịch sử gần 2000 năm cộng tồn với dân tộc. Điều đó nó gợi ý cho chúng ta hiểu rằng, Phật giáo và dân tộc có mối quan hệ rất thiết thân và ôn hòa. Cho đến nay, trong lịch sử Phật giáo Việt nam và lịch sử dân tộc Việt nam vẫn chưa một lần nào ghi sự bất hòa giữa Phật giáo và dân tộc, chỉ có ghi rắng, Phật giáo đã đóng góp khá nhiều cho nền văn háo dân tộc, nhất là công cuộc gìn giữ bảo vệ nền độc lập dân tộc. Đây là điều mà các nhà lãnh đạo Phật giáo và đất nước cần chú ý và phát huy sự đóng góp cao đẹp đó.

Nghiên cứu tính đặc thù của Phật giáo Việt nam, chúng ta không thể không nghiên cứu đến bối cảnh đất nước mà bản thân Phật giáo đang sinh tồn. Có nghĩa là người nghiên cứu cần phải phân tích và đánh giá tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội…của đất nước Việt nam, vì nó không nhiều thì ít có ảnh hưởng trực tiếp đến cách tư duy và hành động cụ thể của Phật giáo ở Việt nam. Nói cách khác, Phật giáo muốn hoằng dương Phật pháp cho ai và ở đâu, phải căn cứ vào cách suy nghĩ và nhu cầu thực tế của người dân ở đó mới thiệp lập một phương pháp thích nghi để đáp ứng cho con người đó và địa phương đó. Thế thì bối cảnh hay điểm đặt thù của Việt nam là gì ? Theo tôi có hai đặc điểm: Trước nhất là nền kinh tế nông nghiệp không phát triển. Trên thực tế nền kinh tế chủ yếu của Việt nam là nông nghiệp. Hầu hết người Việt nam sống bằng nghề nông, bám vào thửa ruộng mảnh vườn, cày cấy trồng trọt làm phương tiện sống qua ngày, đời sống người dân thật lam lũ. Đó chính là lý do chính đáng để lý giải tại sao người dân Việt nam có thói quen sống trong tinh thần ‘làng’ ‘xóm’. Thật ra ‘làng’ ‘xóm’ là khái niệm tập thể, nhiều nhà nhiều gia đình chung nhau mà sống. Tinh thần ‘làng’ xóm’ là tinh thần ‘tương thân tương ái’, ‘lá lành đùm lá rách’. Điều đó nói lên rằng, về mặt nhà nước không đủ sức giải vấn đề công việc, đời sống cho người dân, người dân phải tự giải quyết. Người dân lại quá nghèo khổ, không tự nuôi bản thân nổi, ai cũng khó khăn, gia đình nào cũng thiếu hụt cho nên phải cần, tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách. Cuộc sống đã nghèo đã khổ cho nên cần phải nương tựa vào nhau, chia bùi xẻ ngọt với nhau mà sống, ai cũng nghèo cả, nhưng khi trong xóm có người hoạn nạn, thì hãy nhín một chút giúp cho nhau qua cơn hoạn nạn, và cứ thế duy trì cuộc sống.

Đời sống của người dân Việt nam đã như thế thì Phật giáo Việt nam không thể là một tầng lớp quí tộc ăn trên ngồi trước, cuộc sống xa hoa, ngôi chùa không phải là cung điện nguy nga lộng lẫy, mà là nơi thờ lễ bái, giữ gìn giềng mối đạo đức văn hóa truyền thống của dân tộc, nhà sư cũng không phải là những nhà triết học thông thái, với những lý luận triết lý siêu hình, mà là những nhà tu chơn chất mộc mạt bình dị, sống cuộc đời tương chao dưa muối, với phương pháp giáo dục đơn giản nhẹ nhàn, khuyên dân nên làm việc lành lánh điều dữ, với phương pháp tu tập ngồi thiền tụng kinh hay niệm Phật, không đi vào triết lý sâu xa. Không chỉ có thế, Phật giáo còn phải đảm đương những công việc như là chữa bịnh, lo các ma chay cho dân làng, dân có bịnh có điều buồn phiền thì đến chùa lạy Phật lạy Bồ tát cầu được gia hộ, sau đó nhà sư cho mấy viên thuốc nam về uống. Tình cảm giữa thầy và trò rất thâm tình như thế, đạo Phật Việt nam trong quá khứ đến với dân với nước là thế. Có lẽ đó là lý do tại sao tục ngữ dân gian Việt nam có câu: Mái chùa che chở hồn dân tộc, nếp sống muôn đời của tổ tiên’.

Ngoài yếu tố này, còn có một yếu tố không kém phần quan trọng, nó có ảnh hưởng đến nền kinh tế…đạo Phật Việt nam, đó là ‘chiến tranh’. Có thế nói. Đất nước Việt nam nghèo khổ, kinh tế Việt nam không phát triển, cần được liên hệ đế yếu tố này, Một thời gian dài trong quá khứ, Việt nam luôn luôn ở trong tình thế sẵn sàng chiến tranh chống ngoại xâm, gần 1000 năm chống Ta2ui, rồi 100 chống Pháp, rồi lại đến cuộc chiến tranh chống Mỹ. Đạo lý ở đâu có lẽ tùy theo lập trường của mọi người, tôi không can thiệp vào ý kiến cá nhân, nhưng ở đây tôi chỉ đề cập đến vấn đề là Phật giáo Việt nam gánh chịu hậu quả xấu từ những cuộc chiến không ít. Đất nước đang bị ngoại dâm đe dọa nền độc lập, vô lý Phật giáo lại ngồi trong đại điện tụng kinh niệm Phật, vô lý truyền thống văn hóa dân tộc đang bị ngoại bang và những người tiếp tay ngoại bang chà đạp, Phật giáo lại mặc nhiên phó thác cho vận mệnh ? Trước tình thế ấy, Phật giáo đã nhận chân và ý thức rằng, dân tộc còn thì Phật giáo còn, văn hóa truyền thống dân tộc mất thì Phật giáo cũng mất theo, đất nước độc lập thì Phật giáo có cơ may phát triển. Đó là những lý do chính đáng mà Phật giáo cùng vai sát cánh cùng dân tộc ngăn chận những ý đồ đen tối của ngoại xâm. Chính hai yếu tố này Phật giáo Việt nam đã hình thành tư tưởng và phương pháp hành đạo cho Phật giáo Việt nam, nó luôn luôn gắng liền với bối cảnh xã hội.

Qua đó chúng ta thấy, Lịch sử đất nước Việt nam là một lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm. Đất nước Việt nam tuy nhỏ nhưng không nhỏ về mặt tinh thần đoàn kết, nhân dân Việt nam tuy nghèo nhưng không nghèo tinh thần chiến đấu’ Phật giáo Việt nam tuy đơn sơ, nhưng không đơn sơ tinh thần nhập thế,

Phật giáo là một tôn giáo lấy sự giác ngộ và giải thoát làm mục tiêu hay nói một cách nôn na là một Tôn giáo diệt khổ. Một trong những nổi khổ của con người, đó là nổi khổ về về đất nước bị ngoại xâm, văn hóa truyền thống bị phá hoại. Nổi khổ này chính đức Phật là người có kinh nghiệm hơn ai hết vì đất nước của Ngài bị đe dọa bỡi nước láng giềng là Kiều Tát La hùng mạnh, Ngài tự nhận thấy rằng, nước Ca tỳ la vệ không thể đương đầu với một nước như Câu Tát La, nên Ngài đã chọn con đường chuyển luân pháp vương để cứu đất nước khỏi nạn đạo binh, điều chọn lựa của Ngài đúng như dự đón, khi Ngài trở thành bậc chánh đẳng chánh giác, Ngài đã hóa độ nhà vua nước Câu Tát La, nhà vua trở thành đệ tử của Ngài, do vậy Ca tỳ la vệ không rơi vào con đường chinh chiến. Sự kiện này, nói lên một điều, chính đức Phật là người rất quan tâm đến vấn đề tồn vong của đất nước, chúng ta là đệ tử của Ngài lại không quan tâm đất nước khi lâm nguy sao ? Theo tôi là một nhà tu sĩ Phật giáo tinh thần bảo vệ tổ quốc là một nhiệm vụ, vì đất nước có bình yên thì việc tu tập mới thuận duyên, không thể ngồi tu hành trong khi đất nước lâm nguy dân tộc rối loạn Đó là lý do tại sao khi Phật giáo truyền đến Việt nam, Phật giáo lấy nổi lo của dân tộc làm nổi lo của mình, trong các phong trào chống ngoại xâm, giữ gìn nền độc lập dân tộc, Phật giáo luôn luôn kề vai sát cánh với dân tộc, làm tất cả những gì mình có thể.

Dẫu rằng Phật giáo chủ trương một xã hội hoà bình, nhưng không mang ý nghĩa làm ngơ trước sự bất công của xã hội, dẫu Phật giáo lấy tinh thần từ bi bác ái làm phương châm hành động, nhưng không chấp nhận một quan điểm ‘ỷ mạnh hiếp yếu’, dẫu Phật giáo là một tôn giáo xuất phát từ Ấn độ, nhưng quan điểm của Phật giáo không có biên giới về lãnh thổ, không có phân biệt giữa người với người, Phật giáo ở đâu thì ở đấy là quê hương, là đất nước của mình, cần phải được bảo vệ đất nước đó, Phật giáo chưa từng có ý thức muốn thay đổi văn hóa Việt nam thành văn hóa Ấn độ, Phật giáo đến Việt nam, lấy văn hóa Việt nam làm gốc, chẳng qua Phật giáo chỉ giúp cho dân tộc đó nhận thức được nguyên tắc sống, giúp cho dân tộc đó biết đâu là thiện đâu là ác, đâu là khổ đau, đâu là hạnh phúc. Đó là tinh thần của Phật giáo, tinh thần đó được truyền vào Việt nam được nhân dân Việt nam hoan nghênh và chào đón, nó giống như viên thuốc bổ trợ lực cho dân tộc, nhất là tinh thần Bồ tát đạo là tinh thần hoà nhập xã hội của Phật giáo đại thừa. C thể nói,đây là điểm đặc thù của Phật giáo Việt nam.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 13669)
Đây là “Tập tài liệu và hình ảnh trong vụ Phật Giáo tranh đấu từ Tháng 5 tới Tháng 11 năm 1963” (*) của tác giả Quốc Oai do nhà xuất bản Tân Sanh số 12 Bùi Viện, Sài Gòn, điện thoại 22.641 phát hành chỉ ít tháng sau khi chế độ độc tài gia đình trị của Ô. Ngô Đình Diệm bị lật đổ.
05/04/2013(Xem: 9930)
Như chúng ta biết, Phật giáo là một Tôn giáo có chiều dài lịch sử rất lâu đời. Sự phát triển của Đạo Phật cũng khá phức tạp, từ Phật giáo nguyên thủy (tính từ Phật thành đạo đến sau khi Phật nhập diệt vào khoản 100 năm) phát triển đến Phật giáo Bộ phái; Từ Bộ phái phát triển đến Đạithừa. Mặt dầu mỗi giai đoạn lịch sử, Phật giáo có những quan điểm và hình thức sinh hoạt khác nhau, nhưng nhìn chung mục đích giáo dục của Phật giáo có điểm chung là, giải quyết những vấn đề khổ đau cho tự thân mình gia đình mình và xã hội. Quan điểm này được các kinh điển Tiểu thừa cũng như Đại thừa ghi như sau. Trước hết là Kinh Nikaya.
29/03/2013(Xem: 6760)
Khi tôi lớn lên, biết nhận thức đủ đầy giá trị lịch sử của công cuộc đấu tranh Phật giáo năm 1963, thì tất cả dường như dần đi vào thế ổn định và ngọn lửa Bi Hùng Lực của Bồ Tát thích Quảng Đức cũng đang nguội tàn!
15/01/2013(Xem: 7624)
Điện thoại gọi đi từ Chùa Xá Lợi tới một số phóng viên có chọn lựa của các hãng thông tấn ngoại quốc cho biết : “Ngay mai, tại nơi đó sẽ có một diễn biến rất quan trọng xảy ra.
29/11/2012(Xem: 3599)
Cách đây đúng nửa thế kỷ, khởi đầu bằng một mùa Phật Đản tang thương và kéo dài cho đến mùa Đông năm 1963, tại miền Nam Việt Nam đã xảy ra một biến cố bi hùng làm chấn động lương tâm nhân loại và để lại một dấu ấn quan trọng trong lịch sử dân tộc vào hậu bán thế kỷ XX. Biến cố đó là sự sụp đổ của chế độ phi dân tộc Ngô Đình Diệm, kéo theo cơn vươn vai trở mình để nhập thế của Phật giáo Việt Nam sau mấy trăm năm ngủ yên mộng mị. Thật vậy, kể từ khi lực lượng Tống nho làm chủ đời sống văn hóa và khống chế chốn cung đình, cùng lúc với cuộc xâm lăng tàn bạo của người Pháp nhân danh quyền tự do giảng đạo và tự do khai thác tài nguyên nước ta, thì Phật giáo đã bị đẩy về vai trò thứ yếu, rút về nông thôn, âm thầm quấn quyện với văn hóa miền hương đảng. Đầu thế kỷ thứ XX, dù có một số vị cao Tăng thạc đức bôn ba hoằng hóa và dù có một số cư sĩ phát động phong trào ‘Chấn hưng trong thập niên 1930’, nhưng các nỗ lực đó đã không đủ năng lượng để kích hoạt được hào khí Lý-Trần của nền Phật Việ
19/09/2012(Xem: 3845)
LỄ TƯỞNG NIỆM 50 NĂM PHÁP NẠN (1963-2013) BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC VÀ TĂNG TÍN ĐỒ VỊ PHÁP VONG THÂN VỊ PHÁP THIÊU THÂN Bài thuyết trình nhân Lễ Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Quảng Đức vị Pháp thiêu thân
03/08/2012(Xem: 3601)
The tragedy of the war of South Vietnam, with all its immense complications for the USA, Asia and the rest of the world, at first would seem to have nothing whatever to do with the Catholic Church.
26/04/2012(Xem: 19216)
Mùa Phật Đản 1963, có máu, lửa, nước mắt và xương thịt của vô số người con Phật ngã xuống. Nhưng từ trong đó lại bùng lên ngọn lửa Bi Hùng Lực của Bồ Tát Thích Quảng Đức
19/11/2011(Xem: 3897)
Trước hết, vào đầu thập niên 60’ của thế kỷ trước, Cuộc vận động đòi bình đẳng Tôn giáo và Tự do Tín ngưỡng năm 1963 của Phật giáo đồ tại miền Nam Việt Namlà một biến cố lịch sử to lớn và mang nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc và lâu dài không những cho Phật giáo Việt Nam mà còn cho cả dân tộc Việt Nam. Đó là lúc dân tộc đang đối diện vời sự bành trướng của chủ nghĩa nước lớn tại Việt Nam, và riêng Phật giáo tại miền Nam thì đang phải chịu đựng một sách lược Công giáo hóa miền Nammà trong đó Phât giáo trở thành đối tượng hàng đầu phải bị khống chế và tiêu diệt. Đã có nhiều tài liệu của người Việt và người ngoại quốc viết về lần trở mình bi hùng đó của Phật giáo tại miền Nam. Tuy nhiên, một công trình quy mô và chính thức của Phật giáo Việt Nam thì cho đến nay vẫn chưa có. Song song, lại có nhiều “tài liệu” của những thế lực xem Phật giáo là kẻ thù được tung ra làm nhiễu loạn sự thật lịch sử. Do đó, trong niềm ao ước được thấy một hồ sơ như thế vào năm 2013, kỷ niệm 50 năm của biến cố 1963
05/11/2011(Xem: 7009)
Việc đóng diễn lại video clip Hòa thượng Thích Quảng Đức theo kiểu biến một vụ tự thiêu thành một vụ giết người, một cuộc đấu tranh bất bạo động biến thành vụ ẩu đả thô bạo giang hồ như thể, không gì khác hơn là nhằm bôi nhọ hình ảnh thiêng liêng của Phật giáo Việt Nam
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]