Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

2. Tinh thần giáo dục của Phật giáo

05/04/201315:27(Xem: 6260)
2. Tinh thần giáo dục của Phật giáo
Vấn Đề Bồ Tát Quảng Đức Tự Thiêu
Và Giới Không Sát Sanh Trong Đạo Phật


2. Tinh Thần Giáo Dục Của Phật Giáo

Thích Hạnh Bình
Nguồn: Thích Hạnh Bình


2.1. Mục đích giáo dục

Như chúng ta biết, Phật giáo là một Tôn giáo có chiều dài lịch sử rất lâu đời. Sự phát triển của Đạo Phật cũng khá phức tạp, từ Phật giáo nguyên thủy (tính từ Phật thành đạo đến sau khi Phật nhập diệt vào khoản 100 năm) phát triển đến Phật giáo Bộ phái; Từ Bộ phái phát triển đến Đạithừa. Mặt dầu mỗi giai đoạn lịch sử, Phật giáo có những quan điểm và hình thức sinh hoạt khác nhau, nhưng nhìn chung mục đích giáo dục của Phật giáo có điểm chung là, giải quyết những vấn đề khổ đau cho tự thân mình gia đình mình và xã hội. Quan điểm này được các kinh điển Tiểu thừa cũng như Đại thừa ghi như sau. Trước hết là Kinh Nikaya.

“… vì hạnh phúc cho quần chúng, vì an lạc cho quần chúng, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc cho chư thiên và loài người.”[2]

Không những chỉ có kinh điển Phật giáo Nguyên thủy mà ngay cả Kinh điển Đại thừa “Kinh Diệu Pháp Liên Hoa”[3] đức Phật cũng nói lên mục đích và ý nghĩa này.như sau:

“Vị nhứt đại sự nhân duyên xuất hiện ư thế, khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến.” ( Lý do duy nhất mà đức Phật ra đời là làm thế nào để cho tất cả chúng sanh đều có thể thành đạt tri kiến của Phật.)

Qua 2 nguồn tư liệu của Phật giáo nguyên thủy và Phật giáo Đại thừa, nóchứng minh cho chúng ta thấy rằng, mục đích giáo dục Phật giáo là làm thế nào để cho chính mình và mọi ngườiđạt đến mục tiêu giác ngộ và giải thoát. Nói nột cách dễ hiểu hơn, lời giảng thuyết của đức Phậtđều có mục đích chung là hướng dẫn cho mọi người, làm thế nào để chấm dứt những những khổ đau trong cuộc sống để có đời sống an vui và hạnh phúc.


2. 2. Phương pháp giáo dục

Căn cứ tinh thần và mục đích giáo dục của đức Phật như vừa trình bày, phương pháp giáo dục của đạo Phật rất đa dạng, không có một hình thức cố định nào, tất cả đều tùy thuộc vào đối tượng cụ thể, lý do chính của nó là, vì trình độ và sự hiểu biết của chúng sanh không đồng, hơn nữa hoàn cảnh sống của mọi chúng sanh cũng không giống nhau, do đó khi đức Phật trình bày một vấn đề gì đều căn cứ vào sự hiểu biết của đối tượng, đó là lý do tại sao trong kinh điển Phật giáo Đại thừa, tư tưởng ‘phương tiện’ được thiết lập và đề cao, vì không có tư tưởng phương tiện, thì lời Phật dạy khó có thể phục vụ con người và xã hội. Để làm sáng tỏ vấn đề, ở đây chúng ta có thể trích dẫn một vài kinh để minh chứng.

Trong “Kinh Tương Ưng Bộ” Tập V, ‘Tương Ưng hơi thở vô ra’. Kinh này đức Phật trình bày, một số đông Tỷ kheo tu tập pháp môn bất tịnh, họ cảm thấy nhàm chán cuộc sống này, muốn tự tử. Đức Phật biết được việc này, khuyên họ không nên tiếp tục tu tập pháp môn quán bất tịnh nên tu tập pháp môn quán sổ tức, tức làniệm hơi thở vô hơi thở ra. Các vị Tỷ kheo đã làm y theo lời đức Phật chỉ dạy, đều mang lại kết quả tốt đẹp và chứng được thánh quả. Cùng đề cập vấn đề này, trong “Thanh Tịnh Đạo Luận”, Ngài Phật Âm (Buddhaghosa) giải thích:

“Khi một người tu tập một pháp môn không thích hợp thì khó tiến bộ, lâu đắc thánh quả, khi tu tập một pháp môn thích hợp thì đễ tiến mau đắc”[4]

Nội dung và ý nghĩa hai đoạn kinh, luận vừa trích dẫn, nó gợi ý cho chúng ta hiểu rõ, ý nghĩa về phương pháp giáo dục của đức Phật luôn luôn thay đổi tùy theo đối tượng, không cố chấp, không có một hình thức giáo dục cố định nào có thể làm nguyên tắc chung cho mọi người mọi đối tượng. Cũng vậy, công việc hoằng dương Phật pháp ở mỗi thời đại khác nhau, không nên lấy một hình thức nào làm cái gọi là tiêu chuẩn, cho mọi con người và mọi thời đại khác nhau, lý do chính đáng vì trình độ hiểu biết của mỗi người trong xã hội không giống nhau, kẻ thông minh người ám độn, vả lại cuộc sống của từng địa phương không giống nhau, tín ngưỡng, phong tục tập quán lạikhông đồng, do đó lời giảng dạy của đức Phật cũng phải uyển chuyển theo căn cơ và trình độ của chúng sanh mà thiết lập giáo pháp. Tinh thần phóng khoáng này đã được Phật giáo Đại thừa vận dụng một cách nhuần nhuyễn. Phẩm ‘Phương tiện’ trong “Kinh Pháp Hoa” là một điển hình cụ thể.

Xuất phát từ những tinh thần cơ bản này, chúng ta có thể hình dung lý giải tại sao trong Phật giáo có sự tranh luận về ‘5 việc của Đại thiện’ hay ‘Thập sự phi pháp’. Điều đó biểu thị quá trình diễn biến của đạo Phật đã phát sinh giữa hai dòng tư tưởng một bên là bảo thủ và một bên là canh tân. Kết quả của sự tranh luận này đã không có điểm đồng nhất, cho nên nội bộ Phật giáo đã chia thành hai phái là Đại thừa và Tiểu thừa. Xét cho cùng, cho dù là Đại thừa hay Tiểu thừa, Phật giáo phát triển cho đến nay, hình thức sinh hoạt của từng phái vẫn bị thay đổi theo thời gian và không gian, tư tưởng cũng có khá nhiều điểm them vào, không còn như xưa nữa. Đây là sự thật lịch sử phát triển của Phật giáo, không ai phủ nhận.

Căn cứ tinh thần ‘Phương tiện’ trong hai hệ kinh điển của Phật giáo Tiểu thừa và Đại thừa, cho phép chúng ta nghiên cứu đến vấn đề ‘giới luật’. Giới luật có phải chăng là những qui định không thay đổi, mọi người xuất gia phải triệt để thi hành ? Nếu như quan điểm này là đúng, thì vấn đề được đặc ra là, trong giới luật của Tỷ kheo hay Tỷ kheo ni có khá nhiều giới điều không còn phù họp nữa, ngoài những giới đã được ghi rõ trong luật, hiện nay có nhiều vấn đề là người xuất gia không nên làm, nhưng lại không được qui định cụ thể trong giới luật, thế thì người xuất gia có thể sử dụng được không ? Nếu như không được thì chúng ta căn cứ từ đâu ? Đây chính là vấn đề giới luật và tinh thần giới luật sẽ được thảo luận ở phần dưới đây. Nó chính là yếu tố cơ bản để lý giải vấn đề ‘tự thiêu’ của Hòa thượng Quảng Đức và giới ‘không sát sinh’ trong đạo Phật.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/02/2022(Xem: 6351)
Nhân kỷ niệm đúng 50 Hòa Thượng Quảng Đức tự thiêu, người viết bài này xin đóng góp bốn vấn đề để làm sáng tỏ thêm cuộc đời và hành hoạt của Ngài. Trong lịch sử cận đại, Hòa thượng Thích Quảng Đức là một nhân vật lịch sử, một vị tăng Việt Nam của thế kỷ 20 được xưng tụng và ca ngợi là một vị Bồ Tát xả bỏ thân mạng để cứu nguy dân tộc và đạo pháp cũng như làm rạng rỡ cho Phật Giáo Việt Nam. Sự tự thiêu của Ngài ở Saigon vào ngày 11 tháng 6 năm 1963 chống lại chế độ độc tài và đàn áp tôn giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm không những đã khiến cho người Phật tử Việt kính ngưỡng, mà cả thế giới đều ngạc nhiên và kính phục trước hành động khó nghĩ bàn đó. Trải qua gần nữa thế kỷ, tên tuổi của Ngài đã viết thành sách, và đã khắc trên đá. Phật giáo đồ đã, đang và sẽ xây dựng bảo tháp, công viên và nhiều tượng đài để tưởng niệm đến công ơn của Ngài. Nhiều ngôi chùa, tu viện và trung tâm văn hóa Phật Giáo đã vinh danh ngài bằng cách dùng tên Quảng Đức để đặt tên cho cơ sở. Tên của Ngài đã đư
09/01/2021(Xem: 13080)
Quảng Đức, hương thơm khấn nguyện cầu Mong cho nhân loại bớt khổ đau Nguyên niên Tân Sửu nhiều an lạc Thành tựu muôn phần ta chúc nhau. Lại một lần nữa mùa Xuân dân tộc lại trở về với tất cả niềm hoan hỷ trong nụ cười của Đức Phật Di Lặc, một Bậc Giác Ngộ giáng sinh trong ngày đầu năm mới, mang ý nghĩa quan trọng rằng: Mùa Xuân Di Lặc sẽ đem đến cho mọi người, mọi nhà cùng muôn loài những gì tốt đẹp nhất trong cuộc sống. Nhân dịp đầu năm mới, xin thành tâm kính chúc Chư Tôn Hòa Thượng, Chư Thượng Tọa Đại Đức Tăng Ni, quý vị lãnh đạo các Tôn giáo, các cấp Chính quyền Úc-Việt, các Hội đoàn, Đoàn thể, quý vị đại diện các cơ quan Truyền thông, Báo chí, quý vị thân hào nhân sĩ, quý ân nhân, thân hữu, quý đồng hương Phật tử xa gần một năm mới Tân Sửu 2021: Đạo tâm kiên cố, Đạo niệm tinh chuyên, Đạo quả viên thành, sở nguyện tùy tâm, cát tường như ý. Thay mặt Ban Trị Sự Đạo Tràng Tu Viện Quảng Đức Viện Chủ Tu Viện Quảng Đức Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức TT. Thí
01/10/2020(Xem: 10338)
Như Cổ đức từng dạy: "Phật pháp xương minh do Tăng già hoằng hóa Thiền môn hưng thịnh do đàn việt phát tâm" Thật vậy, truyền thống "Truyền Đăng Tục Diệm, Phật Pháp Xương Minh, Hộ Trì và Tam Bảo vệ Chánh Pháp" là nhiệm vụ thiêng liêng cao cả của người đệ tử Phật chúng ta. Như quý vị đã biết, hơn chín tháng qua, đại dịch Vũ Hán Covid-19 đã mang đến sự tác hại và khủng hoảng từ tinh thần đến vật chất cho mọi người trên toàn thế giới nói chung, và cho những người con Phật nói riêng.
01/09/2020(Xem: 17397)
Kỷ Yếu 31 năm (1990-2021) Chu Niên Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Australia Huế không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh lung linh huyền ảo. Đây còn là cái nôi của những ngôi chùa cổ kính, mỗi ngôi chùa lại chứa đựng một câu chuyện đầy tính văn hóa – lịch sử. Hãy cùng điểm danh 12 ngôi chùa đẹp ở Huế mà bạn nhất định phải ghé khi đến Huế nhé!
16/05/2020(Xem: 3977)
Gần nửa thế kỷ trôi qua kể từ sự kiện Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chính quyền Mỹ - Diệm, chiếc xe ô tô Austin A95 Westminster chở Ngài ra nơi tự thiêu đã đi vào huyền thoại. Hiện chiếc xe đang được trưng bày, bảo quản tại chùa Thiên Mụ linh thiêng nơi cố đô Huế.
14/05/2020(Xem: 7458)
Video: Chiêm bái tôn tượng Bồ-tát Thích Quảng Đức trong bảo tháp tại Việt Nam Quốc Tự
01/01/2020(Xem: 9390)
9.00: Phật tử vân tập, thanh tịnh thân tâm, 9.30: Tụng kinh cầu nguyện, đọc danh sách Kỳ An – Kỳ Siêu 10.30: Cung thỉnh Hòa Thượng Thích Minh Hiếu thuyết pháp, Tổng Vụ Trưởng TV Hoằng Pháp & Viện chủ TV Minh Quang tại NSW, SA, WA. 11.15: Cử hành Đại Lễ Phật Đản &Tắm Phật (có chương trình riêng) 12.30: Siêu tiến chư Hương linh ký tự 12.45: Khoản đãi thanh trai Quan khách – Phật tử dự Lễ 14.30: Thí thực – Hoàn mãn.
13/08/2019(Xem: 4619)
Hoà thượng Thích Quảng Đức người đầu tiên trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam, sau nhiều tuần thiền định để tăng trưởng thêm nội lực, đã tự nguyện hy hiến cuộc đời cho đại nghĩa giữa ngã tư đường Phan Đình Phùng-Lê Văn Duyệt Sài-gòn sáng ngày 11.6.1963.
19/11/2018(Xem: 4114)
Con là đệ tử Chúc Anh có vài cảm nhận xin trình lên quý vị. Được đọc bản Thông Tư của Hòa Thượng cho đăng tải trên báo Việt Luận và bài loan báo cộng Đồng Người Việt tổ chức lễ tưởng niệm Tổng Thống Ngô Đình Diệm của Ô Paul Huy Nguyễn. Con nhận thấy sự lên tiếng nhắc nhở cho ông chủ tịch Cộng Đồng Paul Huy Nguyễn của Hòa Thượng rất là hợp lý hợp tình, vì bao nhiêu năm qua, không ai muốn khơi lại biến cố đau thương của năm 1963 nữa, chỉ gây thêm chia rẽ giữa hai tôn giáo mà thôi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567