Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khoá Hư lục, Một Kiệt Tác Phẩm Của Nền Văn Hóa Dân Tộc Việt

01/04/201317:38(Xem: 4365)
Khoá Hư lục, Một Kiệt Tác Phẩm Của Nền Văn Hóa Dân Tộc Việt

KHÓA HƯ LỤC
Một Kiệt Tác Phẩm Của Nền Văn Hóa Dân Tộc Việt
THẾ KỶ XIII.

HT Thích Đức Nhuận

Riêng đối với đạo Phật và dòng sử Việt, công nghiệp của Vua Trần Thái Tông thật là to lớn. Ngoài việc in kinh, xây chùa, tô tượng, đúc chuông; về diện văn hóa, Vua đã viết khóa Hư Lục, một kiệt tác phẩm của nền văn học Phật giáo dân tộc, thế kỷ XIII. Sách gồm ba quyển Thượng, Trung, Hạ, viết theo thể văn biền ngẫu bằng Hán tự, một lối văn rất khó viết, ở người cầm bút phải có một trình độ học vấn uyên bác mới dám sử dụng tới. Về nội dung cuốn sách tác giả trình bày những tư tưởng triết lý đại thừa Phật giáo nhằm mục đích tự thức tỉnh và đồng thời có tính cách giáo dục quần chúng, nói lên niềm thao thức khổ đau cùng sự giác ngộ của một người có trách nhiệm với mình, với đời và với đồng bào, nhân loại.

Tác giả, sau bao năm đối diện với những dằn vặt khổ đau ray rứt của tự thân. Năm Vua lên hai mươi tuổi, Hoàng Hậu là Chiêu Thánh ( Lý Chiêu Hoàng) mới mười chín tuổi, chỉ vì muộn có con, Trần Thủ Ðộ bắt ép Vua phải bỏ Chiêu Thánh để lấy người chị dâu đã có mang ba tháng là Thuận Thiên, vợ của anh mình, tức Trần Liễu. Có lẽ Trần Thủ Ðộ muốn Vua có con ngay để sau này nối nghiệp nhà Trần. Hiển nhiên là Vua đã kịch liệt phản đối việc làm trái lễ giáo này của Trần Thủ Ðộ. Nhưng uy quyền của ông ta quá lớn. Vua đành nhẫn nhục đau khổ, chịu đựng. Người con trai hai mươi tuổi mới lớn lên, lòng mang nặng một nổi buồn u ẩn, Vua đã nhất quyết bỏ ngai vàng ra đi, tìm lên núi Yên Tử, và xin ở lại đó để tu học Phật pháp hầu tìm ra một lối thoát cho tâm tư uất nghẹn, khổ đau; mặt khác, đứng trước tình cảnh rối bời của đất nước lúc bấy giờ, tuy tâm tư Vua chưa nguôi nỗi đau buồn, do người chú họ Trần Thủ Ðộ gây ra, nhưng trên cương vị một người lãnh đạo quốc gia, Vua không thể nhất đán phủi tay, buông xuôi, bỏ mặc cho vận nước nổi trôi... Và nhất là van nài trước sự khẩn thiết của Trần Thủ Ðộ: “ Xin Bệ hạ nghĩ đến trăm họ. Lòng dân như hoa hướng dương, luôn hướng về nẻo mặt trời mọc, là Bệ hạ. Vậy xin Bệ hạ gấp hồi loan”. Vua cảm động, rươm rướm nước mắt rồi cùng các quan trở về kinh sư, gượng lên ngôi báu. Trong 33 năm trị vì Vua đã làm tròn sứ mệnh của một đấng quân vương, hết lòng lo sửa sang việc nước; bên trong, bình trị nội loạn; phía ngoài, dẹp yên xâm lăng. Nhờ vậy mà toàn dân được sống an vui hạnh phúc.

Với trí sáng như mặt trời và với lòng thì rộng như biển cả, Vua quả là một vị A la hán, một vị đại Bồ tát thị hiện ở Việt Nam để cứu nước Việt Nam. Nên sau khi đã hoàn thành sự nghiệp cứu nước, Vua nhường ngôi cho con là Trần Hoảng tức là Trần Thánh Tông. Chắc chắn sau đấy vua có nhiều thì giờ rảnh rỗi để dành hết tâm tư vào việc tu niệm, và viết sách truyền lại cho đời.

Tất cả nổi thao thức khổ đau đối với bản thân, đối với cuộc đời, và với lòng từ bi thương xót chúng sanh, vì u mê tạo nghiệp xấu ác, nên phải luân hồi chìm đắm trong ba cõi, sáu ngã. Do những ý nghĩa ấy, tác giả đã viết khóa Hư lục, trước hết là để tự thức tỉnh mình trên đường tu niệm và thực hành, nhằm thanh lọc sáu quan năng, mong đạt đến chỗ “ lục căn viên thông”, tức là chứng thánh quả, đồng thời khuyên mọi người hướng tâm lên đức Phật từ bi cao cả và hãy học hỏi giáo lý vô thượng của Ngài, và lấy đó làm chiếc bè đưa ta qua sông mê, tới bờ giác.

Trước hết ta tìm về hai chữ “ Khóa Hư”. Chữ Khóa( trong khóa Hư Lục), theo Hán tự, có nghĩa là bài học dạy về cách thức tu trì đúng chính Pháp. Chữ , nghĩa là rỗng lặng, tâm luôn luôn thức tỉnh, không chấp vào hình tướng, sự vật một cách giáo điều, cố định. Khóa tượng trưng tinh thần hữu vi, minh chánh, quả quyết. Hư, tượng trưng tinh thần vô vi, lồng trong một ý nghĩa: Vạn hữu chuyển biến, khổ, không, vô thường, vô ngã, hiểu được lẽ sanh hóa của vũ trụ vạn hữu, là đi vào cõi niết bàn, bất sanh bất diệt, là chứng đạo, đạt tới trạng thái chân lý tối cao: Phật đà.

Bây giờ chúng ta hãy đi vào nội dung tác phẩm quyển Thượng:

-Lời tựa.

-Tứ Sơn kệ, và những bài bình giải về cảnh sanh, già, ốm, chết.

-Phổ thuyết Sắc thân, tức nói về thân phận con người trước cuộc đời.

-Khuyến phát bồ đề tâm( khuyên mọi người phát lòng bồ đề).

Lời Tựa

“Xét đến ngọn nguồn thì tứ đại vốn không, ngũ uẩn( cũng) chẳng có. Do không khởi vọng, vọng thành sắc; sắc có vốn tự không. Bởi vọng theo không, không hiển vọng; vọng sanh các sắc. (Một khí) Ðã trái với lẽ không sanh không hóa, nên vạn hữu mới có hóa có sanh- nếu không sanh hóa thời không hóa, không sanh. Vì có hóa sanh nên có sanh, có hóa- hoặc sanh thánh, hiền khôn, dại, hoặc sanh lông, cánh, vảy, sừng đắm ở bến mê hoài, lênh đênh trong bể khổ mãi. Lờ mờ mù mịt, nào có biết chi; Luống cuống luồng cuồng, không sao tỉnh được. Thảy đều do phóng túng cái tâm đi, không một ai hay quay đầu trở lại. Mặc kệ(cho) đi lại sáu đường; lên xuống bốn núi. Bốn núi là gì? Tức là sanh, già, bệnh, chết vậy.

Hãy xin bàn rõ bốn núi, để cho sau này cùng noi”

Bài kệ bốn núi

Tứ sơn kiêu bích vạn thanh tùng

Liễu ngộ đô vô vạn vật không

Hỹ đắc lư nhi tam cước tại

Mạch kỵ đã sấn thượng cao phong

Rừng cây bốn núi xanh xanh biếc

Vạn vật nhìn chung chẳng thực nào

Vui tạm “ lừa con ba vó gác”

Gắng lên thẳng tới đỉnh non cao.

Bài kệ trên ngụ ý diễn tả bốn núi ví với bốn tướng ( Sanh, Già, Ốm, Chết) mà mọi sanh vật đều không tránh khỏi. Khi một sanh vật sanh ra đời có nghĩa là sanh vật đó đã thoát được một tướng sanh,( nói cách khác; Nếu không sanh, làm gì có già, ốm, và chết, ví như con lừa lúc nằm giấu kín một chân); nhưng còn ba tướng kia, tức già, ốm, chết, nó luôn luôn rình rập, định cướp đoạt sanh mệnh của mỗi loài... biết rằng; Mỗi loài hiện hữu trên cõi đời này là do nhân duyên sinh, nên ch1ng lu6n mang trong mình cái lẽ dời đổi, khổ đau, vô thường, vô ngã. Sự tu của con người ta vốn thường hay lười biếng, khác nào con lừa bản tính nó chậm chạp- muốn cho nó leo núi thì phải thúc dục nó đi mau. Cũng như người tu hành phải tử công phu lắm mới mong chứng được đạo quả....( Lược).

Tác giả sách khóa Hư Lục đã thống thiết nói cho ta rõ về bốn nỗi khổ; Sanh, Già, Ốm, Chết của một kiếp người. Thật vậy, không một đứa trẻ nào lúc mới ra chào đời mà không khóc. Khóc là sự báo hiệu một sự nhận chịu nỗi khổ đau ở đời, một khi con người đã mang lấy nghiệp vào thân. Con người từ khi sanh ra, lớn lên và sống trong một khoảng thời gian dài ngắn không nhất định; cuối cùng bao giờ cũng đi đến cái chết, dù( người ấy) là trai hay gái, da vàng, da trắng, da đen, thông minh hay ngu tối, đẹp, xấu, sang hèn, giàu, nghèo... tuy có khác nhau về hình thể nhưng trên danh nghĩa mọi con người đều gọi chung bằng một chữ “ Người”. Ðức Phật dạy:” Con người vốn có Phật tánh và có khả năng thành Phật”. Có điều Phật tánh ấy hiển lộ- khi con người nghĩ và làm điều thiện- hay bị mờ- khi con người nghĩ và làm việc ác- chỉ khác nhau giữa hai tuyến Mê và Ngộ. Con người, theo đạo Phật, thường được đề cao một cách toàn triệt, vì con người có năng lực trí tuệ bén nhạy hơn hẳn muôn loài vạn vật; mà các sanh vật khác chúng thường sống theo bản năng. Do đó, con người có thể tiến hóa để trở nên những nhà bác học, vĩ nhân, hiền triết, bậc thánh, và cũng rất dễ thụt lùi, sa ngã, đắm chìm trong ba ngã, sáu đường để nhận lấy cái nghiệp hoặc “thiện” hoặc” ác” do chính mỗi người đã tạo từ kiếp trước hay kiếp này và liên hệ ở kiếp mai sau. Nói cách khác, “ loài người có thể tiến hóa đi lên, nhưng cũng rất có nguy cơ bị đào thải, vì không có gì bảo đảm rằng loài người tất yếu tiến hóa tốt”.




---o0o---

Vi tính : Diệu Nga - Thùy Châu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/09/2019(Xem: 23165)
Video: Hành Trình Khám Phá về Sự Thật Xá Lợi của Đức Phật (Rất hay, rất cảm động khi xem, quý vị nên tranh thủ vào xem liền, chân thành cảm ơn nhà văn, nhà khảo cô người Anh Charles Allen đã thực hiện cuốn phim tài liệu công phu và độc nhất vô nhị để tôn vinh và tìm ra sự thật về xá lợi của Đức Thế Tôn sau 26 thế kỷ, from Thích Nguyên Tạng, chủ biên trang nhà Quảng Đức)
06/08/2019(Xem: 7945)
Đất Phật Phù Nam_TS Nguyễn Thúy Loan
25/02/2019(Xem: 13200)
Bức Tượng Phật ngồi lưng vua độc nhất Việt Nam ở Hà nội, Vua Lê Hy Tông cho tạc tượng đặt trong chùa Hòe Nhai để bày tỏ sám hối vì đã cư xử sai lầm với đạo Phật
26/11/2018(Xem: 6667)
4 năm học đó, chỉ là sự tiếp nối của những năm Trung cấp hay cao đẳng trước đó và nó sẽ mở ra cho quý vị, những năm học tiếp theo của hậu đại học bao gồm chương trình thạc sĩ và tiến sĩ… Nhưng, nếu trong 4 năm học này, mà những Tăng Ni sinh nào, học thiếu tinh cần, thì quý vị khó tiến xa hơn trên sự nghiệp tri thức và lại càng khó tiến xa hơn trên sự nghiệp trí tuệ.
10/11/2018(Xem: 5213)
Trong một bài viết đã lâu trên VHPG, chúng tôi có đề cập đến Chân ngôn đất nước. Chúng tôi đã lấy lời của Nguyễn Trãi, sau khi hoàn tất cuộc chiến đấu giành độc lập 600 năm trước, nhân danh vua Lê Thái Tổ mà hùng hồn tuyên cáo: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
14/09/2018(Xem: 12906)
Việt Nam là một quốc gia nằm ở ngã tư của lưu lộ quốc tế thuộc Đông Nam Châu Á, và là nơi dừng chân của các thương buôn của vùng Địa Trung Hải. Từ một vị trí địa lý thuận lợi như thế, do đó các quốc gia trong vùng này đã thiết lập các mối quan hệ kinh tế, thương mại, văn hóa, tôn giáo… qua hai con đường: Hồ Tiêu, tức là đường biển qua ngã Sri lanka, Indonesia, Trung Hoa, Việt; và đường Đồng Cỏ là đường bộ, xuất phát từ vùng Đông Bắc Á rồi băng qua miền Trung Á, Mông Cổ, Tây Tạng, Việt Nam, Trung Hoa. Vì vậy các tôn giáo lớn, trong đó có Phật giáo gặp nhiều thuận lợi du nhập vào nước ta.
11/08/2018(Xem: 9708)
Sau Hiệp định Paris 1973, những người lính Mỹ cuối cùng rút khỏi Việt Nam. Từ đó đến nay đã 45 năm, những “di chứng” chiến tranh vẫn còn trên mảnh đất này, và di chứng ấy còn trong tâm trí những người lính ở bên kia bán cầu. Bên cạnh việc hóa giải nỗi đau hiện hữu của chiến tranh, thì hóa giải những uẩn khúc trong lòng người cũng cho thấy nỗ lực phục thiện mà tất cả mọi người bất kể chiến tuyến đều hướng đến. Một buổi trưa đầu tháng 6 năm 2018, có bốn người cựu binh Mỹ tuổi chừng tám mươi tìm về ngôi chùa làng Bồ Bản (xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị). Trên xe bước xuống, ông Anderson ôm trước ngực một bức tượng Quán Thế Âm Bồ-tát màu trắng, trang nghiêm đi vào chùa. Đại đức Thích Mãn Toàn, người trụ trì ngôi chùa ra tiếp đoàn. Anderson hỏi Đại đức Thích Mãn Toàn đây có phải chùa Trường Khánh không? Đại đức Thích Mãn Toàn đáp phải, cả vùng chỉ một ngôi chùa này tên Trường Khánh, người dân thường gọi là chùa Bồ Bản. Ông Anderson chưa dám tin lời vị sư trụ trì mà v
06/08/2018(Xem: 6140)
Miền đất võ Bình Định cũng là miền đất Phật, miến “Đất LànhChim Đậu”, được nhiềuchư thiền Tổ ghé bước hoằng hóa và chư tôn thiền đức bản địa xây dựng mạnh mạch Phật đạo từ trong sâu thẳm, qua nhiểu giai đọan, thời gian, đã xây dựng nên hình ảnh Phật giáo Bình Định rạng rở như ngày hôm nay. Đặc biệt trước tiên có thể kề đến Tổ Nguyên Thiều ( 1648 – 1728 ), Hòa thượng Thích Phước Huệ ( 1875 – 1963 ), Hòa Thượng Bích Liên-Trí Hải ( 1876 – 1950 ), v…v…Nêu chúng ta tính từ thời chúa Nguyễn Phúc Tần ( 1619 – 1682 ), khi Tổ Nguyên Thiều từ Quảng Đông (Trung Quốc) sang An Nam và an trú ở Quy Ninh (tức Bình Định ngày nay) vào năm Ất Tỵ (1665 ) và kiến tạo chùa Thập Tháp Di Đà , thí Phật giáo Bình Định đã thực sự bước vào trang sử chung trong công cuộc hoằng hóa của Phật giáo Việt Nam. Hơn thế nữa, Tổ Nguyên Thiều còn là cầu nối giữa Phật giáo hai nước An Nam và Trung Hoa, trao đổi nhiều kinh điền có giá trị để cùng nhau tu học. Điều này cho thấy, lý tưởng Từ Bi và con đường hoằng
20/07/2018(Xem: 11200)
Vào tháng 10, mùa đông, nhằm tiết đại hàn, giá lạnh, vua Lý Thánh Tông (1023 – 1072) nói với các quan hầu cận rằng: "Trẫm ở trong cung, sưởi than xương thú, mặc áo lông chồn còn rét thế này, nghĩ đến người tù bị giam trong ngục, khổ sở về gông cùm, chưa rõ ngay gian, ăn không no bụng, mặc không kín thân, khốn khổ vì gió rét, hoặc có kẻ chết không đáng tội, trẫm rất thương xót. Vậy lệnh cho Hữu ty phát chăn chiếu, và cấp cơm ăn ngày hai bữa.” (1)
19/06/2018(Xem: 4496)
Tộc Bùi ở làng Vĩnh Trinh, huyện Duy Xuyên là một dòng tộc lớn vang danh trong nước không những vì “của nhiều người đông” mà còn vì có lắm nhân tài ở mọi lãnh vực với những tên tuổi chói sáng như nhà báo Bùi Thế Mĩ, bác sĩ Bùi Kiến Tín, thi hào Bùi Giáng, nhà giáo Bùi Tấn v.v… Vị thủy tổ của đại tộc này chính là nhà doanh điền Bùi Tấn Diên, Tiền hiền làng Vĩnh Trinh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567