Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khoá Hư lục, Một Kiệt Tác Phẩm Của Nền Văn Hóa Dân Tộc Việt

01/04/201317:38(Xem: 4753)
Khoá Hư lục, Một Kiệt Tác Phẩm Của Nền Văn Hóa Dân Tộc Việt

KHÓA HƯ LỤC
Một Kiệt Tác Phẩm Của Nền Văn Hóa Dân Tộc Việt
THẾ KỶ XIII.

HT Thích Đức Nhuận

Riêng đối với đạo Phật và dòng sử Việt, công nghiệp của Vua Trần Thái Tông thật là to lớn. Ngoài việc in kinh, xây chùa, tô tượng, đúc chuông; về diện văn hóa, Vua đã viết khóa Hư Lục, một kiệt tác phẩm của nền văn học Phật giáo dân tộc, thế kỷ XIII. Sách gồm ba quyển Thượng, Trung, Hạ, viết theo thể văn biền ngẫu bằng Hán tự, một lối văn rất khó viết, ở người cầm bút phải có một trình độ học vấn uyên bác mới dám sử dụng tới. Về nội dung cuốn sách tác giả trình bày những tư tưởng triết lý đại thừa Phật giáo nhằm mục đích tự thức tỉnh và đồng thời có tính cách giáo dục quần chúng, nói lên niềm thao thức khổ đau cùng sự giác ngộ của một người có trách nhiệm với mình, với đời và với đồng bào, nhân loại.

Tác giả, sau bao năm đối diện với những dằn vặt khổ đau ray rứt của tự thân. Năm Vua lên hai mươi tuổi, Hoàng Hậu là Chiêu Thánh ( Lý Chiêu Hoàng) mới mười chín tuổi, chỉ vì muộn có con, Trần Thủ Ðộ bắt ép Vua phải bỏ Chiêu Thánh để lấy người chị dâu đã có mang ba tháng là Thuận Thiên, vợ của anh mình, tức Trần Liễu. Có lẽ Trần Thủ Ðộ muốn Vua có con ngay để sau này nối nghiệp nhà Trần. Hiển nhiên là Vua đã kịch liệt phản đối việc làm trái lễ giáo này của Trần Thủ Ðộ. Nhưng uy quyền của ông ta quá lớn. Vua đành nhẫn nhục đau khổ, chịu đựng. Người con trai hai mươi tuổi mới lớn lên, lòng mang nặng một nổi buồn u ẩn, Vua đã nhất quyết bỏ ngai vàng ra đi, tìm lên núi Yên Tử, và xin ở lại đó để tu học Phật pháp hầu tìm ra một lối thoát cho tâm tư uất nghẹn, khổ đau; mặt khác, đứng trước tình cảnh rối bời của đất nước lúc bấy giờ, tuy tâm tư Vua chưa nguôi nỗi đau buồn, do người chú họ Trần Thủ Ðộ gây ra, nhưng trên cương vị một người lãnh đạo quốc gia, Vua không thể nhất đán phủi tay, buông xuôi, bỏ mặc cho vận nước nổi trôi... Và nhất là van nài trước sự khẩn thiết của Trần Thủ Ðộ: “ Xin Bệ hạ nghĩ đến trăm họ. Lòng dân như hoa hướng dương, luôn hướng về nẻo mặt trời mọc, là Bệ hạ. Vậy xin Bệ hạ gấp hồi loan”. Vua cảm động, rươm rướm nước mắt rồi cùng các quan trở về kinh sư, gượng lên ngôi báu. Trong 33 năm trị vì Vua đã làm tròn sứ mệnh của một đấng quân vương, hết lòng lo sửa sang việc nước; bên trong, bình trị nội loạn; phía ngoài, dẹp yên xâm lăng. Nhờ vậy mà toàn dân được sống an vui hạnh phúc.

Với trí sáng như mặt trời và với lòng thì rộng như biển cả, Vua quả là một vị A la hán, một vị đại Bồ tát thị hiện ở Việt Nam để cứu nước Việt Nam. Nên sau khi đã hoàn thành sự nghiệp cứu nước, Vua nhường ngôi cho con là Trần Hoảng tức là Trần Thánh Tông. Chắc chắn sau đấy vua có nhiều thì giờ rảnh rỗi để dành hết tâm tư vào việc tu niệm, và viết sách truyền lại cho đời.

Tất cả nổi thao thức khổ đau đối với bản thân, đối với cuộc đời, và với lòng từ bi thương xót chúng sanh, vì u mê tạo nghiệp xấu ác, nên phải luân hồi chìm đắm trong ba cõi, sáu ngã. Do những ý nghĩa ấy, tác giả đã viết khóa Hư lục, trước hết là để tự thức tỉnh mình trên đường tu niệm và thực hành, nhằm thanh lọc sáu quan năng, mong đạt đến chỗ “ lục căn viên thông”, tức là chứng thánh quả, đồng thời khuyên mọi người hướng tâm lên đức Phật từ bi cao cả và hãy học hỏi giáo lý vô thượng của Ngài, và lấy đó làm chiếc bè đưa ta qua sông mê, tới bờ giác.

Trước hết ta tìm về hai chữ “ Khóa Hư”. Chữ Khóa( trong khóa Hư Lục), theo Hán tự, có nghĩa là bài học dạy về cách thức tu trì đúng chính Pháp. Chữ , nghĩa là rỗng lặng, tâm luôn luôn thức tỉnh, không chấp vào hình tướng, sự vật một cách giáo điều, cố định. Khóa tượng trưng tinh thần hữu vi, minh chánh, quả quyết. Hư, tượng trưng tinh thần vô vi, lồng trong một ý nghĩa: Vạn hữu chuyển biến, khổ, không, vô thường, vô ngã, hiểu được lẽ sanh hóa của vũ trụ vạn hữu, là đi vào cõi niết bàn, bất sanh bất diệt, là chứng đạo, đạt tới trạng thái chân lý tối cao: Phật đà.

Bây giờ chúng ta hãy đi vào nội dung tác phẩm quyển Thượng:

-Lời tựa.

-Tứ Sơn kệ, và những bài bình giải về cảnh sanh, già, ốm, chết.

-Phổ thuyết Sắc thân, tức nói về thân phận con người trước cuộc đời.

-Khuyến phát bồ đề tâm( khuyên mọi người phát lòng bồ đề).

Lời Tựa

“Xét đến ngọn nguồn thì tứ đại vốn không, ngũ uẩn( cũng) chẳng có. Do không khởi vọng, vọng thành sắc; sắc có vốn tự không. Bởi vọng theo không, không hiển vọng; vọng sanh các sắc. (Một khí) Ðã trái với lẽ không sanh không hóa, nên vạn hữu mới có hóa có sanh- nếu không sanh hóa thời không hóa, không sanh. Vì có hóa sanh nên có sanh, có hóa- hoặc sanh thánh, hiền khôn, dại, hoặc sanh lông, cánh, vảy, sừng đắm ở bến mê hoài, lênh đênh trong bể khổ mãi. Lờ mờ mù mịt, nào có biết chi; Luống cuống luồng cuồng, không sao tỉnh được. Thảy đều do phóng túng cái tâm đi, không một ai hay quay đầu trở lại. Mặc kệ(cho) đi lại sáu đường; lên xuống bốn núi. Bốn núi là gì? Tức là sanh, già, bệnh, chết vậy.

Hãy xin bàn rõ bốn núi, để cho sau này cùng noi”

Bài kệ bốn núi

Tứ sơn kiêu bích vạn thanh tùng

Liễu ngộ đô vô vạn vật không

Hỹ đắc lư nhi tam cước tại

Mạch kỵ đã sấn thượng cao phong

Rừng cây bốn núi xanh xanh biếc

Vạn vật nhìn chung chẳng thực nào

Vui tạm “ lừa con ba vó gác”

Gắng lên thẳng tới đỉnh non cao.

Bài kệ trên ngụ ý diễn tả bốn núi ví với bốn tướng ( Sanh, Già, Ốm, Chết) mà mọi sanh vật đều không tránh khỏi. Khi một sanh vật sanh ra đời có nghĩa là sanh vật đó đã thoát được một tướng sanh,( nói cách khác; Nếu không sanh, làm gì có già, ốm, và chết, ví như con lừa lúc nằm giấu kín một chân); nhưng còn ba tướng kia, tức già, ốm, chết, nó luôn luôn rình rập, định cướp đoạt sanh mệnh của mỗi loài... biết rằng; Mỗi loài hiện hữu trên cõi đời này là do nhân duyên sinh, nên ch1ng lu6n mang trong mình cái lẽ dời đổi, khổ đau, vô thường, vô ngã. Sự tu của con người ta vốn thường hay lười biếng, khác nào con lừa bản tính nó chậm chạp- muốn cho nó leo núi thì phải thúc dục nó đi mau. Cũng như người tu hành phải tử công phu lắm mới mong chứng được đạo quả....( Lược).

Tác giả sách khóa Hư Lục đã thống thiết nói cho ta rõ về bốn nỗi khổ; Sanh, Già, Ốm, Chết của một kiếp người. Thật vậy, không một đứa trẻ nào lúc mới ra chào đời mà không khóc. Khóc là sự báo hiệu một sự nhận chịu nỗi khổ đau ở đời, một khi con người đã mang lấy nghiệp vào thân. Con người từ khi sanh ra, lớn lên và sống trong một khoảng thời gian dài ngắn không nhất định; cuối cùng bao giờ cũng đi đến cái chết, dù( người ấy) là trai hay gái, da vàng, da trắng, da đen, thông minh hay ngu tối, đẹp, xấu, sang hèn, giàu, nghèo... tuy có khác nhau về hình thể nhưng trên danh nghĩa mọi con người đều gọi chung bằng một chữ “ Người”. Ðức Phật dạy:” Con người vốn có Phật tánh và có khả năng thành Phật”. Có điều Phật tánh ấy hiển lộ- khi con người nghĩ và làm điều thiện- hay bị mờ- khi con người nghĩ và làm việc ác- chỉ khác nhau giữa hai tuyến Mê và Ngộ. Con người, theo đạo Phật, thường được đề cao một cách toàn triệt, vì con người có năng lực trí tuệ bén nhạy hơn hẳn muôn loài vạn vật; mà các sanh vật khác chúng thường sống theo bản năng. Do đó, con người có thể tiến hóa để trở nên những nhà bác học, vĩ nhân, hiền triết, bậc thánh, và cũng rất dễ thụt lùi, sa ngã, đắm chìm trong ba ngã, sáu đường để nhận lấy cái nghiệp hoặc “thiện” hoặc” ác” do chính mỗi người đã tạo từ kiếp trước hay kiếp này và liên hệ ở kiếp mai sau. Nói cách khác, “ loài người có thể tiến hóa đi lên, nhưng cũng rất có nguy cơ bị đào thải, vì không có gì bảo đảm rằng loài người tất yếu tiến hóa tốt”.




---o0o---

Vi tính : Diệu Nga - Thùy Châu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 5098)
Chùa Xá Lợi là một danh lam ở thành phố Hồ Chí Minh, có kiến trúc hiện đại mà vẫn mang sắc thái văn hóa dân tộc, đây là một kiến trúc mang nét đặc thù của đất Sài Gòn, và là một điểm thắng tích mang dấu ấn của cuộc đấu tranh lịch sử của Phật giáo đồ chống chế độ độc tài Ngô Đình Diệm kỳ thị và đàn áp tôn giáo. Hơn thế nữa, nơi đây là địa điểm hình thành nên những cột mốc lịch sử của tiến trình thống nhất Phật giáo Việt Nam, từ khi ngôi chùa mới được thành lập cho đến sau ngày Phật giáo được thực sự thống nhất toàn diện.
10/04/2013(Xem: 4473)
Bạn có biết ! đâu chỉ có Mécca là thánh địa mà mọi người Hồi giáo đều mơ ước hành hương một lần trong đời. Người Phật giáo, không chỉ mơ ước được hành hương về chốn "tứ động tâm" (Đản sinh – Thành đạo – chuyển Pháp luân – nhập Niết bàn), mà các đệ tử của Ngái ở xứ An Nam còn muốn noi gương Đường Tăng Trần Huyền Trang thân hành đến đất Phật để học hỏi, nghiên tầm và tu tập ngay chính nơi đức Bổn sư ghi dấu tích.
10/04/2013(Xem: 5032)
Học viện Phật giáo Việt nam tại TP HCM toạ lạc số 716, Nguyễn Kiệm, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh. Đây là một cơ sở giáo dục cấp đại học Giáo hội Phật giáo Việt Nam ( Học viện PG Việt Nam tại Hà Nội, Học viện PG Việt Nam tại Tp Huế), được thành lập từ ngày 25 tháng 02 năm 1982 theo nghị quyết phiên họp thứ nhất của Ban thường trực Hội đồng trị sự Trung Ương và theo quyết định 0160/ QĐ ngày 17 tháng 03 năm 1983 của Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh.
10/04/2013(Xem: 4538)
Giữa thế kỷ thứ VII và thứ X Phật giáo Việt nam đã là chủ đề thi vịnh cho một số nhà thơ Trung Quốc, như đã cảm nhận và vang dội trong tâm hồn họ. Thế mà những bài thơ đó đã không bao giờ được những cuốn sử nước ta – Phật giáo hay không Phật giáo – kể tới, cho tới lúc Lê Quý Đôn tìm thấy và ghi lại trong Kiến Văn Tiếu Lục , quyển 9 tờ 13a4-b9. Cho đến nay, chỉ có bốn bài thơ xướng họa do Lê Quý Đôn và những người sau như Thích Mật Thể trích dẫn trong Việt nam Phật giáo Sử lược, nhưng không những các tác giả này đã không ghi nhận đầy đủ vì còn có thêm tối thiểu là ba bài nữa, mà còn chứa đựng nhiều sai lầm và thất lạc đáng tiếc.
10/04/2013(Xem: 5855)
Khi đề cập đến báo Phật giáo các nhà nghiên cứu lịch sử báo chí đều lấy mốc thời gian thập niên 30-45 làm khởi điểm và phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam làm nền cho hoạt động của báo chí Phật giáo trong giai đoạn mà giáo lý của Đức Phật được những nhà nghiên cứu quan tâm tranh luận trên diễn đàn ngôn luận. Có thể nói báo Phật giáo chỉ xuất hiện trong giai đoạn cụ Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh...
10/04/2013(Xem: 4612)
Năm 1920 phong trào chấn hưng Phật giáo khởi phát tại Trung Quốc do Thái Hư Đại sư lãnh đạo, rồi lan tỏa đến một số nước lân cận trong đó có Việt Nam. Từ những ảnh hưởng đó các Hội Nghiên cứu Phật học, Hội Phật giáo, các Phật học đường, các tổ chức xã hội từ thiện ra đời và An Nam Phật học tại Huế được thành lập. Hội chú trọng việc giáo dục cho tầng lớp thế hệ thanh thiếu niên. Xuất phát từ đó năm 1940 các lớp dạy về Phật học, Khổng học, Lão học dành cho thanh thiếu niên tân học cũng được Bác sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám mở ra hướng dẫn, sau đó lớp học này trở thành đoàn thanh niên Phật học Đức Dục.
10/04/2013(Xem: 6148)
Du nhập là đi vào hay truyền vào. Đạo Phật du nhập vào Việt Nam từ những năm đầu Tây lịch, khi nước ta lúc bấy giờ gọi là Giao Chỉ, còn bị nước Trung Hoa đô hộ. Nhưng Đạo Phật hội nhập vào nền văn hóa Việt Nam là cả một quá trình kéo dài mãi cho đến ngày nay, và vẫn tiếp tục chừng nào mà đạo Phật còn tồn tại trên đất nước này. Đó là sự hòa mình của Đạo Phật, với tư thế là một luồng văn hóa ngoại lai vào nền văn hóa của dân tộc Việt Nam. Có thể nói, đó là quá trình Đạo Phật dần dần được bản địa hóa, Việt Nam, biến thành một phần của cơ thể văn hóa và xã hội văn hóa Việt Nam.
10/04/2013(Xem: 5245)
Văn chương bình dân-nhất là ca dao, là một cuộn phim ghi lại những sinh hoạt hàng ngày, những tư tưởng, tình cảm diễn biến qua nhiều thời kỳ của nhân dân, một cách trung thực và đầy đủ nhất. Nói rằng ca dao là một tấm gương lớn phản ánh lại nét mặt của mọi người trong cuộc sống với nhiều khía cạnh, cũng là một ví dụ khá chính xác. Bởi vì, hơn đâu hết, văn chương bình dân, là một loại văn hiện thực chân xác: Văn tức là người. Văn chương bình dân được sản sinh, lưu truyền lại, cũng chính nhờ yếu tố có liên hệ máu thịt với đời sống của tất cả mọi người, được mọi người chấp nhận và giữ gìn.
10/04/2013(Xem: 6010)
Mới đây, Nhà Xuất Bản Văn Hóa Thông Tin cùng cư sĩ Võ Văn Tường hợp tác với Công ty Tin học Tin Việt (là một công ty chuyên phát triển phần mềm multimedia, có khả năng cung cấp những dữ liệu thông tin trên máy vi tính cá nhân bằng hình ảnh, âm thanh và phim video) để sản xuất "cuốn sách điện tử" với tựa đề NHỮNG NGÔI CHÙA NỒI TIẾNG VIỆT NAM qua ba ngôn ngữ Việt Anh và Pháp nằm gọn trên một đĩaCD–ROM.
10/04/2013(Xem: 8535)
Chùa Đậu vốn là Thành Đạo Tự nằm ở cuối làng Gia-Phúc xã Nguyễn Trãi huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây, cách Hà-Nội 21 km về phía Nam. Chùa có 5 tên gọi : 1. THÀNH ĐẠO TỰ 2. PHÁP VŨ TỰ 3. CHÙA VUA 4. CHÙA BÀ 5. CHÙA ĐẬU
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]