Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùa-Một-Cột qua lăng-kính Việt Dịch

10/04/201316:07(Xem: 4267)
Chùa-Một-Cột qua lăng-kính Việt Dịch


Chùa-Một-Cột qua lăng-kính Việt Dịch

Nguyên-Thái Nguyễn Văn-Thắng

51chuamotcot

Từ cuối năm 1995, sau khi đã thấy rõ 36 quân của Trò Khép-Mở KIANO Close-Open Game [một trò-chơi kết-tinh giữa Văn-hóa truyền-thống của Việt-Nam (mà hình ảnh mâm Bánh-Dầy và Đồng Bánh-Chưng lớn buộc bằng 4 lạt, từ thời Tổ Hùng-Vương truyền ngôi cho con-thứ Lang-Liêu, là chính) và luật đối-xứng quân-bình của thiên-nhiên (mọi sinh-vật đều có trục đối-xứng quân-bình tự-thân để dễ tồn-tại)] là 64 tượng-quẻ của Việt Dịch, tôi nhận ra những di-tích của Văn-Minh Việt-Nam (như Gậy-Thần 9 đốt, Thành Cổ-Loa, Chùa-Một-Cột...) xuất-phát từ Việt Dịch (1). Thí-dụ như quẻ Sơn-Lôi-Di là hình ảnh chiếc-thuyền-con hay cái-võng mà Đại-Đế Quang-Trung đã ra lệnh cho quân sĩ xử-dụng trong cuộc hành-quân thần-tốc ra Thăng-Long đánh đuổi quân Thanh vào năm Kỷ-Dậu 1789. Quẻ Hỏa-Thiên-Đại-Hữu là hình Thập-Tự-giá của Thiên-Chúa-Giáo... Và quẻ Sơn-Thiên-Đại-Súc thì rõ-ràng là hình-ảnh Chùa-Một-Cột, một kỳ-quan của Việt-Nam.

Tôi cho rằng người nghĩ ra và cho xây-dựng Chùa-Một-Cột là một nhà Việt-Dịch, hoặc nếu là một Thiền-Sư thì ít ra vị này cũng làu thông Tam-giáo và Việt-Dịch. Vào tháng 10 năm 1990, trong khi giảng về chữ "Tâm", nhân dịp Thiền-Sư Thích-Thanh-Từ dẫn một phái-oàn Tăng Ni và Cư-Sĩ Phật-Tử ghé thăm Hà-Nội, Hòa-Thượng Pháp-Chủ Phật-Giáo Việt-Nam Thích-Đức-Nhuận có nói:"Cái Thái-Cực trong Dịch chính là Chân-Tâm trong Phật-Học vậy". Suy-xét về tượng-quẻ của Việt-Dịch và hình ảnh thực-tế, ta thấy có sự đồng-nhất:

Tượng-quẻ Sơn-Thiên-Đại-Súc Hình vẽ đơn-giản & theo Việt-Dịch Chùa-Một-Cột

O
0 0
0 0
O
O
O

.
. .
. .
.
.
.

Trước đây, qua cuốn Việt-Nam Văn-học Toàn-thư (3) và gần đây là "Tập Kỷ-Yếu về Hòa-Thượng Pháp-Chủ" (4) có nói đến Sự-tích Chùa-Một-Cột, nhất là trên tấm bia tại chùa Long-Đọi (Nam-Hà Bắc-phần Việt-Nam). Hai tài-liệu cho chúng ta thấy Chùa-Một-Cột có tên chữ là Chùa Diên-Hựu: Vào thời thịnh-đạt của Phật-Giáo (hay nói đúng hơn, Việt dung Tam-giáo), năm 1049, một hôm vua Lý-Thái-Tôn nằm mộng thấy Phật-Bà-Quàn-Âm hiện ra, đưa nhà vua đến một tòa sen rạng-ngời ánh-sáng. Sau khi tỉnh dậy, Vua thuật lại câu chuyện cho triều-thần cùng nghe. Thiền-Tăng Thuyền-Lão, vị Sư đã hướng-dẫn nhà vua trên đường đạo-hạnh, bàn cùng Vua nên dựng một ngôi chùa để kỷ-niệm và nhớ ơn Đức Quán-Âm. Chùa được xây giữa hồ Linh-Chiếu, trong vườn Tây-Cấm gần Kinh-đô Thăng-Long. Về chi-tiết, Chùa Diên-Hựu được dựng trên một cây cột lớn độc nhất, đỉnh cột là một bông sen nghìn cánh, trên bông sen đặt một tòa nhà đỏ-tía và trong nhà có tượng-Phật-mình-vàng. Kiến-trúc ngôi Chùa đặc-biệt này theo nghệ-thuật Đại-La thời Nhà Lý. Bông sen nghìn cánh tượng trưng cho trí-tuệ viên-mãn:

Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng.
Nhụy vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. (ca-dao)

Chùa-Một-Cột hàm-chứa ước-vọng của người Việt, đã đồng-nhất Đức-Phật, hiện-thân của trí-tuệ vô-biên với nguồn sinh-lực vĩnh-cửu của Đất-Trời. Nguồn sinh-lực này chảy qua cột đá, truyền xuống Đất và Nước để bừng trở lên một cuộc sống hạnh-phúc cho thế-gian. Ý-thức nọ và biểu-tượng kia đã đủ là một thách-thức hào-hùng đủ trấn-áp và làm triệt-tiêu ảnh-hưởng và vết-tích Cột-Đồng-Mã-Viện của thực-dân Hán ngày trước và máy-chém của thực-dân trắng sau này:

“Đồng Trung-Hoa đến mang làm cột,
Máy Pháp-Lan sang để chém người”

(Lý-Đông-A/ Đ.T.N.)

Chùa-Một-Cột cũng như "Nhà Việt-Nam ở trên Trời" không khác gì ý-nghĩa câu:

"Tuyệt nhiên định phận tại thiên-thư"
(Lý-Thường-Kiệt)

hoàn-toàn phù-hợp với giai-đoạn đầu của thời-kỳ khẳng-định nền Độc-Lập Dân-Tộc. Hiện nay ngôi Chùa-Một-Cột vẫn còn tồn-tại trên đất Thăng-Long, Việt-Nam. Và một ngôi Chùa-Một-Cột khác cũng đã được Hòa-Thượng Thích-Trí-Dũng tôn-tạo tại Thủ-Đức, miền Nam Việt-Nam từ năm 1958 với tên chữ là Nam-Thiên-Nhất-Trụ.

Về phương-diện Lý-Dịch, tượng Sơn-Thiên Đại-Súc trong Việt-Dịch là "núi ở trên Trời" như có ý nhắn-nhủ kẻ thù phương Bắc rằng "Các người không thể tiêu-diệt được Dân-Tộc ta đâu, Trời đã định vậy, Trời nâng-đỡ chúng tao!”. Riêng hai chữ "Diên-Hựu" đã đầy đủ ý-nghĩa của sự "hiện-hữu lâu dài"; nay qua Việt-Dịch, ta còn thấy có thêm ý-nghĩa "chất-chứa đại-thể cao-cả” của tượng-quẻ Đại-Súc nữa, thật là dịêu-kỳ. Các vị Thiền-gia Đạo cao Đức trọng, làu thông Phật và Dịch, luôn có tấm lòng Đại-Bi lo cho sự tồn-vong của Dân-Tộc, một nền Độc-lập và cường-thịnh cho Dân Nước qua những biểu-tượng:

  • Độc-lập (một cột).
  • Diên-Hựu (hiện-hữu lâu bền)
  • Đại-Súc (chất chứa những điều cao-cả, thịnh-vượng)
  • Đạo-hạnh (như hoa-sen trong đầm bùn, như nhà trên Trời, không ô-trọc, cao-cả)

đầy-đủ Chân – Thiện – Mỹ vậy.

Chùa Một-Cột Diên-Hựu, qua lăng-kính Việt-Dịch, như một nhắn gửi, khuyên răn những kẻ theo khuynh-hướng độc-tôn cần biết hối-cải, lo cho đại bộ-phận Dân-Tộc:

Không chỉ độc-lập xuông (thực sự hay chỉ là chiêu-bài?) mà còn phải gồm cả thịnh-vượng cho toàn-dân!

Biểu-tượng Chùa-Một-Cột, vượt thời-gian và không-gian, vẫn mãi mãi là hình-ảnh hào-hùng, một ước-vọng chính-đáng của Dân-Tộc Việt-Nam.

Nguyên-Thái Nguyễn Văn-Thắng

Chú-thích:

  • Xem ‘Văn-Minh Chế-tác của Nòi Việt’, sẽ công-bố, của cùng tác-giả.

  • Tạp-chí Nguồn-Đạo, chùa Giác-Hoàng phát-hành 1994.

  • của Hoàng-Trọng-Miên, xuất-bản 1976 Hoa-Kỳ.

  • Bài "Đôi lần yết-kiến Đức Pháp-Chủ” của G.S. Trần Lâm Biền, trang 126.

Phụ chú:

  • Dường như tại Thành Lục-Niên ở Thanh-Hóa, dưới thời Vạn-Thắng-Vương Đinh-Tiên-Hoàng cũng có di-tích một Chùa-Một-Cột.

  • Thành Đại-La cũng được xây-dựng vào thời Nhà Lý (1009-1225), tiều Lý-Thái-Tổ; khi dời Đô đến, vì thấy Rồng xuất-hiện, Vua mới đổi tên là Thăng-Long-Thành. Thành này có kiến-trúc phối-trí theo hình 8 quái (Văn-Minh Việt-Nam / Lê-Văn-Siêu). Xin đề-cập vào một dịp khác.

  • Tại Thủ-Đức, gần Sài-Gòn, Chùa "Nam-Thiên-Nhất-Trụ" cũng còn được gọi là Chùa Diên-Hựu II. Bề cao xử-dụng trong lòng Chùa cao hơn Chùa chính ở Hà-Nội một chút nên việc đi đứng trong Chùa tương-đối thoải-mái hơn. Chùa do Hòa-Thượng Thích-Trí-Dũng tôn-tạo vào năm 1958. Khuôn viên Chùa có nhiều công-trình phụ, gồm cảtượng Phật lộ-thiên, tháp ‘Báo-Ân’, Nhà Tổ, v.v... Chùa vẫn có tượng-quẻ Đại-Súc và bao-hàm ý-nghĩa Độc-lập Tự-chủ và phồn-vinh cho Dân-Tộc. Được biết, trong tương-lai, Thượng-Tọa Thích-Thanh-Ngọc sẽ là người kế-thừa Trụ-trì Thắng-tích Nam-Thiên-Nhất-Trụ này.


---o0o---
Source: www.mevietnam.org
Trình bày : Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 6604)
Đầu năm Canh Ngọ (1990), Hội đồng phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam được thành lập. Cuối năm Tân Mùi, 1991, hai bộ kinh đầu tiên - Trường A-Hàm dày 1200 trang, Trường bộ kinh dày 1360 trang - được ấn hành. Qua năm Nhâm Thân, 1992, hai bộ Kinh Trung A Hàm (3 tập) và Trung bộ kinh (3 tập) sẽ được ấn hành để đạt nền móng vững chắc cho công tác hình thành Đại Tạng Kinh Việt Nam.
10/04/2013(Xem: 6277)
Phật giáo được truyền vào Âu châu vào cuối thế kỷ 19 và phát triển sớm nhất tại Anh quốc. Sau đệ nhị thế chiến, Phật giáo bắt đầu được đặt chân vào các nước trong lục địa Âu châu, tại Đức nhiều trường thiền nhỏ nhoi được hoạt động trong những phạm vi rất khiêm tốn. Trong khi đó tại Pháp, vẫn chưa thấy bóng dáng Phật giáo. Mãi đến đầu thập niên 60, thế kỷ 20, tại thủ đô Ba Lê, người ta mới thấy xuất hiện trên niên giám điện thoại vài trung tâm thiền nhỏ bé Nhật Bản. Và đến cuối thập niên 60 thì hội Phật giáo Việt Nam mới nhen nhúm hình thành do một số Phật tử Việt Nam đang cư ngụ tại Pháp thời bấy giờ thành lập.
10/04/2013(Xem: 7869)
Mỗi lần tôi trở về quê đi tới đâu tôi luôn luôn có ý niệm tìm hiểu các di tích lịch sử để chiêm ngưỡng, học hỏi hầu mở rộng tầm mắt nhìn về những danh lam thắng cảnh, nơi quê hương ngàn năm văn vật mà bao đời của tổ tiên, ông bà, cha mẹ và chính bản thân mình đã sinh ra, trưởng thành trong thời thanh bình cũng như lúc chinh chiến, nơi quê nhà.
10/04/2013(Xem: 3621)
Ngày 28/9/1982 mình tìm ra được Xóm Hạ. Trước khi tìm ra Xóm Hạ thì mình đã tìm ra Xóm Thượng nhưng ông chủ của Xóm Thượng không chịu bán đất. Ông chủ Xóm Thượng có một đứa con trai. Mẹ của người con trai đó muốn ông chồng bán đất của Xóm Thượng để đưa cho người con trai làm vốn. Nhưng ông Dezon, chủ đất của Xóm Thượng, không muốn bán vì ông rất yêu quý miếng đất ấy. Ông không nỡ buông đất ra. Ðiều này mình hiểu vì ông đã từng làm nông dân ở Xóm Thượng lâu ngày rồi.
10/04/2013(Xem: 4217)
Làng tôi có cây đa cao ngất từng xanh... có con sông xanh... đồng quê mơ màng..." Bản nhạc "Làng tôi" qua giọng ca vượt thời gian của nữ ca sĩ Thái Thanh như réo gọi tâm tư tôi trở về với khung cảnh êm đềm thơ mộng của làng xưa cảnh cũ.... Tuy làng tôi không có cây đa, không có con sông lượn quanh cũng không có cảnh đồng quê để mơ màng... Vì làng tôi là một làng biển, dân làng sống với nghề chính là nghề làm muối.... Nhưng làng tôi cũng không thiếu vẻ nên thơ, không thiếu những cảnh êm đềm thơ mộng để gởi gấm tuổi thơ....
10/04/2013(Xem: 11188)
Chỉ có một vài trang tài liệu trong Thư tịch Phật giáo Thái Lan (PGTL) nói về Phật giáo Việt Nam (PGVN), tuy nhiên với sự động viên của chư tôn đức và nhu cầu tìm hiểu về PGVN tại hải ngoại, chúng tôi bước đầu giới thiệu vài nét về những ngôi chùa thuộc Phật giáo Việt Nam hay còn gọi là Việt tông (Annamnikaya) tại xứ sở này.
10/04/2013(Xem: 7517)
Suốt 20 thế kỷ từ khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo đã bắt rễ thâm sâu vào mảnh đất này, đóng một vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước trải qua những thăng trầm trong lịch sử của dân tộc.
10/04/2013(Xem: 6227)
Theo luật vô thường, chuyển biến Phật giáo đã hướng Phật đạo hai triều đại Lý- Trần (1010-1398): Thời kỳ mà lịch sử ghi là một thời đại văn minh thịnh trị nhất của nước ta. Nhưng sau đó, nhân tài Phật giáo thưa thớt, tiêu điều như cảnh lá mùa thu, nên không còn đủ khả năng và uy tín giữ địa vị lãnh đạo tinh thần( sứ giả nhân chi mộ phạm) của mình nữa, thì lẽ tất nhiên, Phật giáo phải suy thoái.
10/04/2013(Xem: 6103)
Ngày xưa, một nhà nho tên là Lê Quát, học trò của Chu Văn An, đã từng thắc mắc về đạo Phật rằng: “Đạo Phật chỉ đem điều họa phúc mà lay động lòng người, sao mà sâu xa bền chắc đến như vậy. Trong từ kinh thành, ngoài đến thôn phủ, đường cùng ngõ hẻm, không hiểu mà theo, không thề mà tin, hễ nơi nào có người ở là nơi ấy có chùa Phật. Bỏ đi thì làm lại, hư đi thì sửa lại”. Nếu hiểu đúng thì không phải chỉ có hai chữ họa phúc mà động lòng người được. Kinh nói họa phúc là cốt nói hành động thiện ác, bởi vì hành động thiện gây ra phúc, hành động ác gây ra họa.
10/04/2013(Xem: 5026)
Chùa Xá Lợi là một danh lam ở thành phố Hồ Chí Minh, có kiến trúc hiện đại mà vẫn mang sắc thái văn hóa dân tộc, đây là một kiến trúc mang nét đặc thù của đất Sài Gòn, và là một điểm thắng tích mang dấu ấn của cuộc đấu tranh lịch sử của Phật giáo đồ chống chế độ độc tài Ngô Đình Diệm kỳ thị và đàn áp tôn giáo. Hơn thế nữa, nơi đây là địa điểm hình thành nên những cột mốc lịch sử của tiến trình thống nhất Phật giáo Việt Nam, từ khi ngôi chùa mới được thành lập cho đến sau ngày Phật giáo được thực sự thống nhất toàn diện.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]