Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Về công tác Đại tạng Kinh Việt Nam

10/04/201314:26(Xem: 6655)
Về công tác Đại tạng Kinh Việt Nam

VỀ CÔNG TÁC ĐẠI TẠNG KINH VIỆT NAM

TT Thích Chơn Thiện

Đầu năm Canh Ngọ (1990), Hội đồng phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam được thành lập. Cuối năm Tân Mùi, 1991, hai bộ kinh đầu tiên - Trường A-Hàm dày 1200 trang, Trường bộ kinh dày 1360 trang - được ấn hành. Qua năm Nhâm Thân, 1992, hai bộ Kinh Trung A Hàm (3 tập) và Trung bộ kinh (3 tập) sẽ được ấn hành để đạt nền móng vững chắc cho công tác hình thành Đại Tạng Kinh Việt Nam.

Thật là đúng thời để nói chuyện về phiên dịch và in ấn Đại Tạng Kinh vào đầu cái năm "tâm viên, ý mã" nầy.

Câu chuyện về Đại Tạng Kinh Phật giáo là một câu chuyện dài, thật dài. Ở đây người viết chỉ điểm qua vài nét tiêu biểu.

I. Yêu cầu cấp thiết hình thành Đại Tạng Kinh Việt Nam:

Ba tháng sau ngày Đức Phật nhập diệt, tôn giả Đại Ca Diếp nhóm Hội nghị tăng già đầu tiên để kiết lập Kinh tạng và lục tạng bằng khẩu tụng. Một trăm năm sau, tôn giả Sabbatami chủ tọa kỳ kiết tập thứ hai tại Vaisali (hay Vesàli) ở Ấn, dưới triều vua Kalasoka (cháu của vua Ajatasattu-A-xà-thế). Lần này Kinh tạng và Luật tạng được đọc lại bằng khẩu tụng, chưa có vấn đề tranh luận, tranh cãi. Đến triều đại vua Asoka-A-Dục Vương lên ngôi năm 273 B.C. và trị vì 37 năm - tôn giả Moggaliputta Tissa chủ trì lần kiết tập thứ ba bằng chữ viết, tại Pataliputta, dưới sự bảo trợ của nhà vua. Bấy giờ đã có một số vấn đề thuộc Kinh tạng và Luật tạng được bàn cãi. Tôn giả Tissa tác bộ luận đầu tiên trong vòng chín tháng. Tam tạng giáo điển Phật giáo bằng chữ viết được hình thành từ đây. Thượng tọa Mahinda (con vua Asoka) đem Tam tạng Kinh cất giữ ở Tích Lan, và Tam tạng được giữ nguyên vẹn cho đến bây giờ. Đây là tạng Pali.

Một trăm năm sau Tây lịch, lần Kiết tập thứ tư được tổ chức tại Jalandhara, do vua Kaniska bảo trợ. Bấy giờ tư tưởng Phật học phát triển rất mạnh mẽ: Thượng tọa bộ, Nhất thiết hữu bộ và Đại thừa. Do vì có nhiều sự bất đồng tư tưởng về Kinh và Luật nên nhà vua mới triệu tập hội nghị này. Theo ý kiến của Pháp sư Huyền Trang, và theo các tài liệu sử đương thời, thì hầu như Nhất thiết hữu bộ chủ trì Hội nghị này đã tác 10 vạn bài tụng giải thích Kinh tạng, 10 vạn bài tụng giải thích Luật tạng, và 10 vạn bài tụng giải thích Luận tạng. Đây là hình thức mở đầu của Kinh sớ, Luật sớ và Luận sớ, và là hình thức tân tu Đại Tạng.

Kinh tạng A-hàm bằng chữ viết thuộc vào thời kỳ kiết tập này.

Qua nhiều chuyển biến tiếp theo của lịch sử, Phật giáo đã được truyền sang nhiều quốc gia. Tạng Pali có ảnh hưởng ngự trị ở Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Camphuchia. Tạng A-hàm và Tạng Đại thừa có ảnh hưởng ngự trị ở Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam. Ngoài Phật giáo Việt Nam các nước bạn Phật giáo đều có Đại Tạng bằng tiếng mẹ đẻ của mình. Do vậy, Trung ương Giáo Hội Phật giáo Việt Nam đã có quyết định cấp thiết hình thành Đại Tạng Kinh Việt Nam.

Đại Tạng Kinh Việt Nam tuy ra đời muộn màng nhất, nhưng bù đắp lại, khi hình thành sẽ là Đại Tạng Kinh Phật giáo phong phú nhất: sẽ bao gồm phần dịch từ Pali tạng, Hán tạng và trong tương lai gần sẽ có thêm phần dịch từ Sanskrit tạng và Tây Tạng tạng, cộng thêm phần Tục tạng của Việt Nam khá súc tích nữa.

II. Những khó khăn trong công tác hình thành ĐTK Việt Nam:

Lịch sử kiết tập Đại Tạng Kinh Phật giáo cho thấy nhân sự trong các lần kiết tập rất đông, lại được sự bảo trợ tích cực của các triều vua. Công tác hình thành các Đại tạng của các nước bạn thì có rất nhiều điểm thuận lợi mà Phật giáo Việt Nam không có như là:

- Kỹ thuật in ấn cao.
- Tài chánh rất dồi dào.
- Nhân sự có rất nhiều.
- Được các chính phủ trực tiếp bảo trợ.
- Cơ sở làm việc tiện nghi.

Dù làm việc trong điều kiện rất ít nhân sự và thiếu thốn đủ mọi mặt, Trung ương giáo hội đã có quyết tâm cao vượt qua các khó khăn để hình thành các bản kinh đầu tiên, đã thiết lập được cơ sở khá vững chắc cho việc hình thành Đại Tạng Kinh Việt Nam. Giáo hội tin tưởng rằng qua năm Nhâm Thân, 1992, nếu Tứ chúng trong Giáo hội đồng tình hướng mạnh thêm nguồn nhân lực và tài chánh vào công tác Đại Tạng, thì nhất định Phật sự Đại Tạng sẽ sớm được hoàn thành tốt đẹp như lời nguyện mà Tứ chúng thường đọc tụng: "...thống lý đại chúng, nhất thế vô ngại". III. Những chuẩn bị cần thiết cho tương lai Đại Tạng Kinh Việt Nam:

Để tạo nên một sắc thái đặc biệt cho Đại Tạng Kinh Việt Nam, Hội đồng chỉ đạo Phiên dịch và Ứng hành Đại Tạng Kinh Việt Nam dự tính trong tương lai không xa, khi có Hàn Lâm Viện Việt Nam hay Hàn lâm viện Phật giáo Việt Nam, các bảng Kinh Việt Nam sẽ phải được tân tu để tu chỉnh các sai sót không thể tránh khỏi, và để thống nhất các từ ngữ. Hội đồng cũng dự tính khi số nhân sự của Hội đồng được tập hợp đông đảo, khi có thời gian rộng rãi hơn, Hội đồng sẽ cho ra mắt các tập chú giải và từ vựng cho từng Bộ Kinh để giúp các Phật tử Việt Nam không gặp các khó khăn về thuật ngữ Phật giáo trong việc đọc và hiểu Đại tạng.

Trong thời gian đi sâu vào công tác phiên dịch, hiệu đính và in ấn, Hội đồng Chỉ đạo đã phát hiện ra nhiều vấn đề dịch thuật, in ấn của Hán bản, Pali bản và Anh bản cần được bàn thảo. Về bản dịch Việt Ngữ cũng thế. Các vấn đề ấy sẽ được đề cập đến trong các tập chú giải và từ vựng nói trên. Mong rằng quí Phật tử hoan hỉ và kiên nhẫn chờ đợi.

Đi vào thực tế công tác, Hội đồng Chỉ đạo Phiên dịch cũng công nhận ra rằng công tác hình thành Đại tạng Kinh Việt Nam cần phải trải qua nhiều thập niên. Công tác ấy sẽ được tiến hành thuận lợi và tốt đẹp nếu Giáo hội quan tâm đúng mức đến các Phật sự sau đây:

1. Tổ chức giáo dục tốt các cấp Phật học: Cơ bản, Cao cấp và Hậu đại học để đào tạo nên nhiều thế hệ Tăng, Ni giỏi Phật học có thể đảm trách công tác Phiên dịch và tân tu Đại tạng. 2. Đầu tư một số chư Tăng, Ni học chuyên sâu Anh ngữ, Hán ngữ, Pali ngữ, Phạn ngữ, Tây Tạng ngữ, Nhật ngữ, và chuyên sâu dịch thuật.

3. Thành lập một thư viện Phật học có tầm cỡ và một cơ sở làm việc tiện nghi cho Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam và Hội đồng Phiên dịch Đại tạng Kinh Việt Nam.

Cái khó trong các Phật sự luôn luôn bó lấy cái khôn của chúng ta, nhưng đồng thời cũng làm ló ra cái khôn cho chúng ta. Cái khó khăn sẽ mở ra cho chúng ta một hướng mới của sáng kiến và các vận dụng thiện xảo. Chúng ta sẽ cảm thấy hân hoan và khích lệ biết bao khi nhìn thấy các bản Kinh Việt Ngữ đang làm phong phú văn hóa Phật giáo và văn hóa Dân tộc!

Thế giới ngày nay đang đối mặt với các khủng hoảng lớn về môi sinh và xã hội. Các nhà văn hóa, tư tưởng, tôn giáo thế giới đang hướng về phương Đông để tìm kiếm những giải pháp cho thời đại, mà Phật giáo là niềm hy vọng lớn nhất. Nếu thiên nhiên đem lại mùa xuân cho cây cỏ, thì Phật giáo sẽ là niềm hy vọng đem, lại niềm tin cho cuộc đời. Chúng ta hãy thắp sáng niềm hy vọng ấy với quyết tâm hộ trì Đại tạng Kinh Việt Nam!.


---o0o---

Source: LotusNet home page

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/09/2019(Xem: 28271)
Video: Hành Trình Khám Phá về Sự Thật Xá Lợi của Đức Phật (Rất hay, rất cảm động khi xem, quý vị nên tranh thủ vào xem liền, chân thành cảm ơn nhà văn, nhà khảo cô người Anh Charles Allen đã thực hiện cuốn phim tài liệu công phu và độc nhất vô nhị để tôn vinh và tìm ra sự thật về xá lợi của Đức Thế Tôn sau 26 thế kỷ, from Thích Nguyên Tạng, chủ biên trang nhà Quảng Đức)
06/08/2019(Xem: 9039)
Đất Phật Phù Nam_TS Nguyễn Thúy Loan
25/02/2019(Xem: 15801)
Bức Tượng Phật ngồi lưng vua độc nhất Việt Nam ở Hà nội, Vua Lê Hy Tông cho tạc tượng đặt trong chùa Hòe Nhai để bày tỏ sám hối vì đã cư xử sai lầm với đạo Phật
26/11/2018(Xem: 7542)
4 năm học đó, chỉ là sự tiếp nối của những năm Trung cấp hay cao đẳng trước đó và nó sẽ mở ra cho quý vị, những năm học tiếp theo của hậu đại học bao gồm chương trình thạc sĩ và tiến sĩ… Nhưng, nếu trong 4 năm học này, mà những Tăng Ni sinh nào, học thiếu tinh cần, thì quý vị khó tiến xa hơn trên sự nghiệp tri thức và lại càng khó tiến xa hơn trên sự nghiệp trí tuệ.
10/11/2018(Xem: 5983)
Trong một bài viết đã lâu trên VHPG, chúng tôi có đề cập đến Chân ngôn đất nước. Chúng tôi đã lấy lời của Nguyễn Trãi, sau khi hoàn tất cuộc chiến đấu giành độc lập 600 năm trước, nhân danh vua Lê Thái Tổ mà hùng hồn tuyên cáo: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
14/09/2018(Xem: 15357)
Việt Nam là một quốc gia nằm ở ngã tư của lưu lộ quốc tế thuộc Đông Nam Châu Á, và là nơi dừng chân của các thương buôn của vùng Địa Trung Hải. Từ một vị trí địa lý thuận lợi như thế, do đó các quốc gia trong vùng này đã thiết lập các mối quan hệ kinh tế, thương mại, văn hóa, tôn giáo… qua hai con đường: Hồ Tiêu, tức là đường biển qua ngã Sri lanka, Indonesia, Trung Hoa, Việt; và đường Đồng Cỏ là đường bộ, xuất phát từ vùng Đông Bắc Á rồi băng qua miền Trung Á, Mông Cổ, Tây Tạng, Việt Nam, Trung Hoa. Vì vậy các tôn giáo lớn, trong đó có Phật giáo gặp nhiều thuận lợi du nhập vào nước ta.
11/08/2018(Xem: 12988)
Sau Hiệp định Paris 1973, những người lính Mỹ cuối cùng rút khỏi Việt Nam. Từ đó đến nay đã 45 năm, những “di chứng” chiến tranh vẫn còn trên mảnh đất này, và di chứng ấy còn trong tâm trí những người lính ở bên kia bán cầu. Bên cạnh việc hóa giải nỗi đau hiện hữu của chiến tranh, thì hóa giải những uẩn khúc trong lòng người cũng cho thấy nỗ lực phục thiện mà tất cả mọi người bất kể chiến tuyến đều hướng đến. Một buổi trưa đầu tháng 6 năm 2018, có bốn người cựu binh Mỹ tuổi chừng tám mươi tìm về ngôi chùa làng Bồ Bản (xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị). Trên xe bước xuống, ông Anderson ôm trước ngực một bức tượng Quán Thế Âm Bồ-tát màu trắng, trang nghiêm đi vào chùa. Đại đức Thích Mãn Toàn, người trụ trì ngôi chùa ra tiếp đoàn. Anderson hỏi Đại đức Thích Mãn Toàn đây có phải chùa Trường Khánh không? Đại đức Thích Mãn Toàn đáp phải, cả vùng chỉ một ngôi chùa này tên Trường Khánh, người dân thường gọi là chùa Bồ Bản. Ông Anderson chưa dám tin lời vị sư trụ trì mà v
06/08/2018(Xem: 7716)
Miền đất võ Bình Định cũng là miền đất Phật, miến “Đất LànhChim Đậu”, được nhiềuchư thiền Tổ ghé bước hoằng hóa và chư tôn thiền đức bản địa xây dựng mạnh mạch Phật đạo từ trong sâu thẳm, qua nhiểu giai đọan, thời gian, đã xây dựng nên hình ảnh Phật giáo Bình Định rạng rở như ngày hôm nay. Đặc biệt trước tiên có thể kề đến Tổ Nguyên Thiều ( 1648 – 1728 ), Hòa thượng Thích Phước Huệ ( 1875 – 1963 ), Hòa Thượng Bích Liên-Trí Hải ( 1876 – 1950 ), v…v…Nêu chúng ta tính từ thời chúa Nguyễn Phúc Tần ( 1619 – 1682 ), khi Tổ Nguyên Thiều từ Quảng Đông (Trung Quốc) sang An Nam và an trú ở Quy Ninh (tức Bình Định ngày nay) vào năm Ất Tỵ (1665 ) và kiến tạo chùa Thập Tháp Di Đà , thí Phật giáo Bình Định đã thực sự bước vào trang sử chung trong công cuộc hoằng hóa của Phật giáo Việt Nam. Hơn thế nữa, Tổ Nguyên Thiều còn là cầu nối giữa Phật giáo hai nước An Nam và Trung Hoa, trao đổi nhiều kinh điền có giá trị để cùng nhau tu học. Điều này cho thấy, lý tưởng Từ Bi và con đường hoằng
20/07/2018(Xem: 13892)
Vào tháng 10, mùa đông, nhằm tiết đại hàn, giá lạnh, vua Lý Thánh Tông (1023 – 1072) nói với các quan hầu cận rằng: "Trẫm ở trong cung, sưởi than xương thú, mặc áo lông chồn còn rét thế này, nghĩ đến người tù bị giam trong ngục, khổ sở về gông cùm, chưa rõ ngay gian, ăn không no bụng, mặc không kín thân, khốn khổ vì gió rét, hoặc có kẻ chết không đáng tội, trẫm rất thương xót. Vậy lệnh cho Hữu ty phát chăn chiếu, và cấp cơm ăn ngày hai bữa.” (1)
19/06/2018(Xem: 5069)
Tộc Bùi ở làng Vĩnh Trinh, huyện Duy Xuyên là một dòng tộc lớn vang danh trong nước không những vì “của nhiều người đông” mà còn vì có lắm nhân tài ở mọi lãnh vực với những tên tuổi chói sáng như nhà báo Bùi Thế Mĩ, bác sĩ Bùi Kiến Tín, thi hào Bùi Giáng, nhà giáo Bùi Tấn v.v… Vị thủy tổ của đại tộc này chính là nhà doanh điền Bùi Tấn Diên, Tiền hiền làng Vĩnh Trinh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]