Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hoa trái của một cảnh chùa

10/04/201314:22(Xem: 4234)
Hoa trái của một cảnh chùa


HOA TRÁI CỦA MỘT CẢNH CHÙA

Diệu Ngọc

---o0o---

"Làng tôi có cây đa cao ngất từng xanh... có con sông xanh... đồng quê mơ màng..." Bản nhạc "Làng tôi" qua giọng ca vượt thời gian của nữ ca sĩ Thái Thanh như réo gọi tâm tư tôi trở về với khung cảnh êm đềm thơ mộng của làng xưa cảnh cũ.... Tuy làng tôi không có cây đa, không có con sông lượn quanh cũng không có cảnh đồng quê để mơ màng... Vì làng tôi là một làng biển, dân làng sống với nghề chính là nghề làm muối.... Nhưng làng tôi cũng không thiếu vẻ nên thơ, không thiếu những cảnh êm đềm thơ mộng để gởi gấm tuổi thơ.... Phải rồi, ai cũng có một quãng đời thơ ấu gắn chặt với một khung cảnh hữu tình đầy kỷ niệm nào đó để mà nhớ, để mà thương.... Riêng tôi, tuổi thơ đã được gởi gấm trọn vẹn nơi ngôi chùa làng....

Như đã nói, làng tôi là một làng ven biển, cuối làng là một dãy đồi cao... Thật không có gì thơ mộng và thanh thoát hơn những giây phút đứng ở hiên chùa trên đỉnh đồi nhìn xuống biển, nghe gió thổi, nhìn mây bay trong tiếng sóng ì ầm... của những buổi trưa hè rợp nắng...

Chùa làng Ðông Hòa được xây trên đỉnh đồi với điện Quan Âm ở mặt tiền ngó ra biển Ðông... Tượng Phật Bà đứng hướng ra biển Ðông như đang lắng nghe tiếng gọi cứu khổ của chúng sanh... từ một nơi xa xăm nào đó tận ngoài khơi... và trông thật trang nghiêm siêu thoát... 

Nếu so sánh với các làng khác, làng tôi rất nhỏ, chỉ gồm có mấy chục nóc gia nằm dưới chân đồi dọc theo bờ biển. Vì vậy dân làng muốn lên chùa phải dùng một trong hai lối, một lối dành riêng cho xe chạy lên, một lối nhỏ đi tắt dành cho người đi bộ với 200 bậc cấp, đây cũng là nơi cất giữ kỷ niệm của lũ trẻ chúng tôi thi vượt tam cấp để lên chùa trong những ngày hè....

Thầy trụ trì tuy đã cao tuổi nhưng trông thầy vẫn còn khỏe và đặc biệt là trí nhớ của Thầy đã làm đám nhỏ chúng tôi bái phục... Vườn hoa trước sân chùa chung quanh điện Quan Âm có rất nhiều thứ hoa với nhiều màu sắc rực rỡ mà Thầy nhớ không sót tên từng lọai hoa và từng tên người đem cúng các cây hoa đó.... Ðây là cây hoa Hoàng Hậu của Bà Bang Tá cúng trồng hồi năm đó... đây là cây Ngọc Lan của cô Khá cúng trồng hồi cô Khá lên chùa nhằm ngày rằm tháng giêng năm... Bụi bông Tý-Ngọ (bông mười giờ) màu vàng này của chú Tám xin ở Ninh Hòa đem về.... Hoa tuy nhiều nhưng không có cây nào Thầy bỏ sót mà không săn sóc, cắt tỉa, tưới nước bón phân... Mỗi buổi sáng tất cả hoa đều như phơi màu khoe sắc để chào đón Thầy khi Thầy đi thiền hành quanh điện Quan Âm... Lũ nhỏ chúng tôi thường hay lên chùa tìm Thầy để nghe Thầy kể chuyện, chuyện gì cũng được, mỗi lần Thầy cất tiếng lên bắt đầu kể là tụi tôi im thin thít, đứa nào xì xào là bị..."xịt" bảo im liền.... Mà lên lần nào cũng thấy Thầy ở ngoài vườn, không săn sóc, cắt tỉa vườn hoa trước chùa thì cũng đứng ngắm nghía hay đào xới bón phân cỏ mục cho mấy cây ăn trái ở lưng chừng đồi phía dưới chùa...

Thầy trồng đủ các loại cây ăn trái mà thứ nào cũng hấp dẫn tụi tôi, nào những dây Thanh long với những trái chín đỏ mộng, hoa Thanh long thì khỏi chê, màu trắng, giống hệt như hoa Quỳnh hương nở xòe ra bày chùm nhụy hơi vàng mà Thầy nói là giống cái thuyền bát nhã... Nào những cây "ổi sẻ" mà tôi không biết tại sao người ta đặt tên nó là "ổi sẻ" chắc là tại trái nó nhỏ mà nhiều, mấy trái ổi chua mà chắm muối ớt thì.... đứa nào mà chẳng níu tay ông Thầy đòi hái cho được.... Ðó là chưa kể đến những quày chuối chín bói bị chim ăn...

Vừa trồng hoa đẹp vừa trồng một... lô cây ăn trái... Nhưng dân làng lại thích vườn cây thuốc Nam của Thầy hơn hết... Ở trong làng ai bị bất cứ bịnh gì cũng đều chạy lên chùa tìm Thầy xin ít lá thuốc....

Ai thấy trong người hơi bần thần dã dượi thì lên chùa xin một nồi lá xông, ai bị nghẹn hơi khó thở thì lên chùa xin vài hạt tiêu tươi về uống với nước ấm, đàn ông thì bảy hạt đàn bà thì chín hạt... Bị ghẻ ngứa thì xin ít lá kiến cò giã lấy nước thoa là ghẻ rạp xuống liền... Con nít bị đẹn thì xin ít cỏ mực về rơ miệng... hay là tay ai bị phèn ăn lở thì cũng lên chùa tìm Thầy xin vài lá của cây hoa móng tay giã nhỏ thoa lên là hết... Chẳng những vậy mà dân làng còn khắn khít với chùa và thân kính Thầy qua những vụ người ta nhờ Thầy... xử kiện bất đắt dĩ... Thường thường, nếu dân trong làng có tranh chấp hay bất hoà gì thì người ta thường kéo nhau lên chùa nhờ Thầy phân xử... Những lúc như vậy thì người ta kéo theo lên chùa rất đông để nghe Thầy xử, vì nói là Thầy xử nhưng thật ra Thầy lấy giáo lý Phật giảng cho một hồi rồi thì ai cũng vui vẻ trở lại và ra về... Sau mỗi lần như vậy thì người ta mang hoa quả lên chùa trước là cúng Phật sau là tạ ơn Thầy... mà tụi nhỏ chúng tôi là những người được Thầy chia lộc nhiều nhứt....

Còn một đều nữa, tuy dân trong làng ai cũng sống với nghề chính là làm muối, nhưng nhà nào cũng có một đám rẫy nho nhỏ để trồng các thứ như bắp, khoai, dưa, đậu hoặc rau cải hành ớt...v..v... để bán vào những ngày có nhóm chợ... Hàng ngày họ ra rẫy và trở về theo tiếng chuông chùa công phu sáng chiều... Cho nên dân trong làng cho dù có đi đâu xa nhưng trong tâm tư vẫn còn âm vang của tiếng chuông chùa.... Vào những buổi bình minh, mặt trời lên còn chưa trọn vẹn, những tia nắng yếu ớt của ban mai chưa đủ sức xóa tan làn sương mờ đang bao phủ thôn làng... Mấy tiếng chuông chùa vang lên đồng vọng làm cho người ta có cái cảm giác thanh thản nhẹ nhàng và tâm tư của mọi người như bị lôi cuốn về một nơi mông lung vô tận nào đó.... 

Vì mối thân thương khắn khít đó đối với ngôi chùa làng, đối với Thầy mà sau này khi tụi nhỏ chúng tôi đã lớn lên cho dù có lập nghiệp ở đâu xa tâm tư chúng tôi cũng hướng trọn về ngôi chùa cũ làng xưa... Và cũng từ đó chúng tôi trộm nghĩ rằng, cho dù hiện tại chúng ta đang sống tha hương trong một đất nước thanh bình hoàn toàn tự do nhưng chúng ta cũng nên gieo vào lòng con cháu chúng ta một hột giống Phật bằng cách hướng dẫn chúng đến chùa nếu có cơ hội thuận tiện... Bởi vì không riêng gì chúng ta mà cả thế giới hiện nay đang có phong trào ăn chay và tìm hiểu giáo lý Phật... Hơn nữa tôi đã có nghe hay đọc ở đâu đó hai câu thật ý nhị...

Mái chùa che chở hồn dân tộc,
Nếp sống lâu đời của tổ tông......


---o0o---

Trình bày : Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/05/2012(Xem: 4433)
Lễ Bế Mạc Đại Hội Thành Lập Cộng Đồng Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ được tổ chức tại Hội trường Trung học Santa Ana vào lúc 4 giờ chiều ngày 21 tháng 9 năm 2008. Nhìn trên lễ đài hội trường, khách tham dự thấy ngay một thay đổi đặc biệt: thay vì “Cộng Đồng Phật giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ,” đã trở thành “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ.” Việc thay đổi danh xưng này đã được quyết định bởi toàn thể đại biểu tham dự Đại hội trong phiên Khoáng đại IV, Thảo luận và Thông qua Qui Chế, diễn ra đêm hôm trước tại hội trường Chùa Bát Nhã, Santa Ana, vào lúc 6 giờ chiều ngày 20 tháng 9 năm 2008.
01/05/2012(Xem: 5419)
Kể từ khi Giáo Chỉ số 9 của Viện Tăng Thống và Thông Bạch Hướng Dẫn Thi Hành Giáo Chỉ này của Viện Hóa Đạo GHPGVNTN ban hành, Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại đã rơi vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng chưa từng có trong lịch sử. Nó không chỉ làm dao động, hoang mang lòng người; cũng không chỉ gây bất ổn và phân hóa trong các tổ chức sinh hoạt Phật Giáo; mà còn tạo cơ hội cho một số người và những thế lực đen tối nổi lên đánh phá nhằm triệt hạ Phật Giáo bằng mọi cách và ở mọi nơi. Nạn nhân trực tiếp của tình trạng này là chư vị Tôn Đức Tăng Ni và các
26/04/2012(Xem: 19371)
Mùa Phật Đản 1963, có máu, lửa, nước mắt và xương thịt của vô số người con Phật ngã xuống. Nhưng từ trong đó lại bùng lên ngọn lửa Bi Hùng Lực của Bồ Tát Thích Quảng Đức
25/04/2012(Xem: 8558)
Đại lễ Phật đản 2508-1964 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng và mở ra một trang sử mới trong lịch sử Phật giáo Việt Nam - Nguyên Ly
07/04/2012(Xem: 7476)
Trong cuối kỷ nguyên hai mươi đầu thế kỷ 21 đầy biến động chính trị trọng đại trên thế giới cũng như ở nhiều quốc gia, mà chúng tôi chỉ trình bày với mức tối thiểu về một khía cạnh Tôn giáo trong những năm tháng gần đây, nhất là đối với Phật Giáo Việt nam ở hải ngoại. Còn đề tài trên chắc chắn phải dành một chỗ rộng hơn, hay là có nhiều bậc thức giả mổ xẻ nhiều hơn trong những dịp có thể.
06/04/2012(Xem: 3623)
Đạo Phật truyền vào Việt Nam từ đầu kỷ nguyên dương lịch. Từ thời sơ nguyên ấy đến nay, trải bao triều đại suy-thịnh, phế-hưng, đất nước có khi đổi tên theo các triều đại, chính thể, nhưng Đạo Phật Việt vẫn là một dòng chảy nhất quán, bất tuyệt suốt 2000 năm. Nhất quán không phải là sự đồng nhất, không thay đổi nơi danh xưng tổng hội, giáo hội…; cũng không phải từ những ngôi vị tăng trưởng, đạo thống, tăng thống... Nhất quán là ở chỗ đồng tâm hiệp ý về bản hoài hoằng dương chánh pháp để phục vụ nhân loại và dân tộc. Nhờ bản hoài này mà Đạo Phật có thể song hành với đất nước và dân tộc một cách hài hòa, tương hợp theo chiều dài lịch sử.
29/01/2012(Xem: 16056)
Việt Nam, là một quốc gia nằm trong vùng Đông Nam Châu Á, Bắc giáp với Trung Hoa, Đông và Nam giáp với Biển Nam Hải, phía Tây giáp với Lào và Campuchia; diện tích: 329.556 km2, dân số 70 triệu người; mật độ dân cư: 224 người/km2; dân số dưới 15 tuổi: 39, 2%; tuổi thọ trung bình: 62,7 tuổi; tử suất trẻ em: 59%; học sinh cấp Trung học : 46,9%; tôn giáo chính: Phật giáo ( những tôn giáo nhỏ khác là Khổng, Lão, Cao Đài, Hòa Hảo, Ky Tô, Tin Lành…); thể chế chính trị: Cộng Sản; Lao động (nông & ngư nghiệp): 73% dân số; truyền thông đại chúng: 7 triệu máy radio, 3 triệu máy truyền hình, Nhật báo Nhân Dân phát hành 200.000 tờ mỗi ngày; thu nhập bình quân đầu người 113 đô la.
12/01/2012(Xem: 4547)
Từ Trần Nhân Tông (ở ngôi 1279-1293) cho đến nay, Phật giáo nước ta về cơ bản vẫn chịu những ảnh hưởng bởi những thiết định của nền Phật giáo do dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, trực tiếp là nhà vua-thiền sư Trần Nhân Tông, đệ nhất Tổ thiết lập. Chúng ta sẽ tìm hiểu thời kỳ này qua hai giai đoạn: giai đoạn từ vua Trần Nhân Tông đến chúa Nguyễn Phúc Chu và từ chúa Nguyễn Phúc Chu đến cận đại.
12/01/2012(Xem: 4030)
Đây là một thời kỳ đặc biệt của Phật giáo Việt Nam, và đỉnh cao của nó là sự thành lập các nhà nước Phật giáo thời Lý, Trần với các chiến công hiển hách không chỉ trong việc nhiều lần đánh bại đế quốc xâm lược Nguyên-Mông bảo vệ trọn vẹn ranh giới của Tổ quốc, mà còn vẻ vang trong sự nghiệp xây dựng đất nước và mở mang bờ cõi. Giai đoạn này đặc biệt sôi nổi với phong trào vận động xây dựng nền độc lập lâu dài cho nước ta, cùng với sự xuất hiện của các dòng Thiền lớn.
12/01/2012(Xem: 4350)
Phật giáo từ Ấn Độ du nhập Việt Nam đã trên hai ngàn năm. Ngay từ rất sớm, Phật giáo đã được tiếp nhận và trở thành một tư tưởng chủ đạo trong nền văn hóa dân tộc, dĩ nhiên là sau khi đã bản địa hóa Phật giáo. Suốt hơn hai ngàn năm lịch sử, Phật giáo luôn đồng cam cộng khổ với vận mệnh thăng trầm của xứ sở, trong công cuộc chống ngoại xâm cũng như sự nghiệp dựng nước, mở mang bờ cõi, đánh bạt âm mưu xâm lăng và nô dịch về văn hóa của thế lực phương Bắc trong nhiều giai đoạn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]