Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đôi nét về Học Viện Phật Giáo Việt Nam

10/04/201314:13(Xem: 4572)
Đôi nét về Học Viện Phật Giáo Việt Nam


VÀI NÉT VỀ HỌC VIỆN
PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP HCM


Thích Quang Bảo

Học viện Phật giáo Việt nam tại TP HCM toạ lạc số 716, Nguyễn Kiệm, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh. Đây là một cơ sở giáo dục cấp đại học Giáo hội Phật giáo Việt Nam ( Học viện PG Việt Nam tại Hà Nội, Học viện PG Việt Nam tại Tp Huế), được thành lập từ ngày 25 tháng 02 năm 1982 theo nghị quyết phiên họp thứ nhất của Ban thường trực Hội đồng trị sự Trung Ương và theo quyết định 0160/ QĐ ngày 17 tháng 03 năm 1983 của Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh. Mục đích của học Viện là nhằm để đào tạo những tăng ni sinh có kiến thức đại học về giáo lý căn bản của các bộ phái Phật giáo, lịch sử Phật giáo Việt nam và văn hoá ( phật giáo) Việt Nam, để sau khi tốt nghiệp Cử Nhân Phật học có thể tiếp tục học cấp Cao học, Tiến Sĩ, trở thành nghiên cứu viên Viện nghiên Cứu Phật học, hoặc đảm trách các công tác chuyên môn, Phật sự tại trung ương giáo hội, Ban Trị sự tại các tỉnh, Thành trong toàn quốc.

Hệ thống tổ chức của học Viện Phật giáo tại TP Hồ chí minh gồm có hội đồng điều hành, ban học vụ, Ban giảng huấn, văn phòng điều hành, ban đại diện sinh viên và Ban bảo trợ. Theo quy chế thì học Viện thu nhận tăng ni sinh trên toàn quốc theo một số tiêu chuẩn sau:

  1. Tăng Ni sinh thuộc giáo hội Phật giáo Việt nam, được sự giới thiệu của Giáo hội và ban tôn giáo cấp tỉnh thành, và chính quyền địa phương xác nhận.

  2. Tốt nghiệp trường Cơ bản phật học nay là trường Trung Cấp Phật học và tốt nghiệp phổ thông trung học ( tú tài), đã thọ giới Tỳ kheo, Tỳ kheo ni.

  3. Trúng tuyển kỳ thi tuyển sinh vào Học viện gồm ba môn thi:Phật pháp căn bản; Văn học Việt nam; anh ngữ ( chương trình lớp 12 hiện hành).

Học viện Phật giáo Việt nam theo chế độ niên chế, kéo dài trong 4 năm, mỗi năm học có hai học kỳ, mỗi học kỳ kéo dài bốn tháng rưỡi. Cuối mỗi học kỳ đều có thi kiểm tra cuối học kỳ. Điểm trung bình của hai học kỳ mỗi năm phải đạt điểm 10/20 mới được cấp chứng chỉ cuối năm và được học tiếp năm kế tiếp. Các sinh viên tăng ni nếu đạt yêu cầu trong 4 năm học sẽ được cấp 4 chứng chỉ và hoàn thành luận văn tốt nghiệp sẽ được học Viện cấp văn bằng Cử Nhân Phật học.

Chương trình học của Học Viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh được phân bổ trong 4 năm. Mỗi năm Tăng Ni sinh học trong 9 tháng, mỗi tháng 4 tuần, mỗi tuần 24 tiết. Số học trình Tăng ni học mỗi năm tương ứng 864 tiết, hoàn tất chương trình 4 năm là 3456 tiết. Cụ thể như sau:

Nội điển Kinh Luật, Luận phật giáo- chuyên sâu về các giáo lý căn bản như Duyên khởi, Tứ đế, Nhân quả, Nghiệp báo, Tái sinh, Ngũ uẩn, Thập nhị xứ, Thập Bát giới.

  • Một số kinh tiêu biểu của Thượng tọa Bộ, Nhất Thiết Hữu bộ, và Phật giáo phát triển.

  • Lịch sử tư tưởng các bộ phái ( Hay tông phái cương yếu) – Giới luật của ba bộ phái- văn học Phật giáo Việt Nam- Lịch sử Phật giáo Việt Nam- Thực tập thiền định.

Ngoại điển: Gồm các môn học thuộc chương trình đại học Đại cương như: Lịch sử Việt Nam, Văn học Việt nam, Thẩm mỹ học, cơ sở văn hoá Việt nam, Văn minh việt nam, đại cương cơ sở Văn hoá Việt nam, Môi sinh học, tôn giáo học, công dân giáo dục, xã hội học, Triết đông, triết tây, triết học Mac Lê –nin, giáo dục học, quản trị hành chánh. Ngoài ra, trong chương trình học còn có các môn học cổ ngữ và sinh ngữ như: Sanskrit, Palì, Hán cổ, hoa văn, anh văn Thuật ngữ và anh ngữ thực hành.

Phần chuyên môn:

  • Một số kinh tiêu biểu của ba bộ phái thuộc hệ Nykàya, A hàm, và đại Thừa Phật giáo ( Pháp Hoa, Viên giác, Kim cương, hoa Nghiêm, Lăng già, bảo tích)… Lịch sử tư tưởng các bộ phái ( hay các tông phái của đạo Phật) – giới luật căn bản của ba bộ phái- Văn học Phật giáo Việt nam- lịch sử phật giáo việt nam- thiền học Việt nam, thiền học thực hành- luận lý học Phật giáo ( hay Nhân minh học Phật giáo)- Luận A tỳ đàm- luận Thanh tịnh, duy thức luận, luận câu xá, luận trung quán- văn học Phật giáo thế giới- lịch sử phật giáo thế giới.

Ngoại khoá và luận văn tốt nghiệp:

Ngoài chương trình học chính thức với các môn học vừa nói trên, học viện còn tổ chức chương trình ngoại khoá do các giáo sư, học giả, tiến sĩ trong và ngoài nước đến thuyết giảng về các đề tài Phật học và các đề tài khác có liên quan đến Phật học như Văn học ngệ thuật và Mỹ thuật, hội hoạ âm nhạc, xã hội, môi trường, hiến pháp, sinh hoạt đại học nhằm bổ túc kiến thức cho Tăng ni sinh. Bên cạnh đó Ban học vụ và Ban giảng huấn còn tổ chức hướng dẫn cho Tăng ni sinh làm luận văn tốt nghiệp theo yêu cầu ở cấp Cử Nhân Phật học.

Từ lúc thành lập đến nay, Học Viện Phật giáo Việt nam đã và đang đào tạo 4 khoá cấp Cử Nhân Phật học. Khoá I (1983-1987) có 60 sinh viên. Khoá II ( 1988-1992) có 100 sinh viên. Khoá III (1993-1997) có 234 sinh viên. Khoá IV (1997-2001) có 287 sinh viên đang theo học và sắp sửa tốt nghiệp.

Sau khi tốt nghiệp Cử Nhân Phật học, nhiều sinh viên tiếp tục chương trình hậu đại học ( Thạc sĩ và Tiến sĩ) tại các nước như: Aᮠđộ có 120 sinh viên, đài loan, trung quốc, nhật bản, pháp và Tích Lan. Trong vòng hai năm nữa, số Tăng ni sinh tốt nghiệp của học Viện sẽ trình xong Luận án tiến sĩ tại nước ngoài lên đến 50 vị. Trong thời gian tới học Viện sẽ hoàn chỉnh cơ sở mới với kinh phí xây dựng trên 10 tỷ đồng việt nam, tiến tới mở cấp đào tạo Thạc sĩ, tiến sĩ Phật học. Tất cả mọi nỗ lực của học viện là nhằm đào tạo đội ngũ Tăng ni sinh thích ứng với nhu cầu phát triển mới của đất nước và giáo hội, học viện thiết tha kêu gọi các tổ chức và cá nhân Phật tử cùng với các thành viên ban bảo trợ đứng đầu là vị trưởng ban đạo hữu Nguyên Đào nỗ lực đóng góp để học viện ngày càng thăng tiến trong công cuộc giáo dục và đào tạo tăng ni trẻ.


---o0o---

Trình bày : Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/04/2014(Xem: 10598)
Chào mừng Đại lễ Phật Đản Vesak LHQ 2014 tổ chức tại Việt Nam, được sự hỗ trợ của Ban thư ký Đại lễ Vesak, một ê kíp gồm nhiều đạo diễn, quay phim kỳ cựu của Truyền hình An Viên (AVG) đã thực hiện bộ phim tài liệu 10 tập có nhan đề "Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc".
24/03/2014(Xem: 23931)
Nói đến chùa Thiên Ấn không ai còn lạ về ngôi chùa này, một thắng tích được xem là “đệ nhất thắng cảnh„ cách trung tâm 3,5km (độ 10 phút xe hơi) nằm ở tả ngạn sông Trà Khúc của thành phố Quảng Ngãi.
12/01/2014(Xem: 5202)
Mở đầu cuốn Lịch Sử Dân Tộc Việt Nam, Quyển 1, nhà sử học Phạm Cao Dương viết: Dù sống tản mác ở bất cứ phương trời nào, trong bất cứ quốc gia nào hay ở chính quốc, người Việt Nam đều thuộc về một dân tộc thuần nhất, có chung một nguồn gốc, một quá khứ và những ước vọng chung về một ngày mai tươi đẹp huy hoàng.
12/01/2014(Xem: 4071)
Trước khi Phật Giáo truyền vào Việt Nam trong khoảng một hoặc hai thế kỷ trước Tây Lịch, trên mảnh đất nằm ở phía đông nam của Châu Á trông ra Biển Thái Bình bao la này đã có một dân tộc Lạc Hồng hiện hữu. Như thế nói theo ngôn ngữ khoa học, trong dòng máu của người Phật tử Việt Nam có hai nhiễm sắc thể: Người Việt Nam và người Phật tử. Trên danh nghĩa là hai yếu tính, nhưng thực tế đó chỉ là cuộc sống của một người, một người Phật tử Việt Nam.
25/12/2013(Xem: 8010)
Được tin trễ, hội thảo Hoằng pháp toàn quốc 2011, tổ chức tại Bình Dương, nên chúng tôi không chuẩn bị kịp để tham dự. Rất tiếc cho việc thiếu cơ duyên của mình. Qua bài tham luận mang tính chủ quan nhưng có đủ bằng chứng cụ thể và đã được thí nghiệm nhiều lần ở nhiều nơi, nên chúng tôi có thể khẳng định “Ba giờ huấn luyện, 10 ngày hoằng hóa, đưa Phật pháp đến nông thôn”. Trước lúc trình bày phương cách, chúng tôi xin có vài nhận xét nhỏ nhưng cần thiết:
25/12/2013(Xem: 9690)
Cũng tại hội trường nầy và vào tháng nầy năm năm trước, tôi hân hạnh được Giáo hội mời dự Ðại hội Phật giáo toàn quốc và đọc tham luận để trình bày một vài nét đặc thù về hiện tượng Phật giáo đang nở rộ cùng khắp bầu trời Âu Mỹ, nơi vốn có một truyền thống lâu đời của Kitô giáo. Trong bài tham luận, tôi cũng góp ý là Giáo hội nên kiện toàn cơ cấu tổ chức và điều hành để đáp ứng nhu cầu của thời đại mới. Giáo hội phải là một tập hợp gồm cả bốn chúng, chứ không thể chỉ có một chúng như cái ghế chỉ có một chân không tự đứng vững được nói gì đến phát triển.
25/12/2013(Xem: 7138)
Kỹ niệm 1000 năm Thăng Long, thiết nghĩ, không hoàn toàn chỉ giới hạn trong việc kỹ niệm quyết định của vua Lý Thái Tổ đời đô từ Hoa Lư về Thăng Long mà còn cần kỹ niệm những tinh hoa siêu việt đặc thù của hai thời đại Lý Trần, một thời đại vẽ vang, oanh liệt và thịnh trị chưa từng có trong lịch sử nước nhà hơn ngàn năm trước. Đặc biệt là kỳ tích nước Đại Việt đánh thắng quân Nguyên Mông, một đạo quân bách chiến bách thắng thống lĩnh cả thiên hạ, không những một lần mà đến ba lần. Bài nầy cố gắng nêu lên một số đặc điểm tiêu biểu của thời Lý Trần để từ đó chúng ta có thể hãnh diện, một cách có thực, việc kỹ niệm một thời đại vàng son hiếm thấy trong lịch sử Đại Việt.
25/12/2013(Xem: 9838)
Thật là một hân hạnh lớn cho chúng tôi hôm nay được về tham dự Đại hội kỳ V của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức tại thủ đô Hà Nội. Thật vậy, từ ngàn dặm xa xôi mà được về thăm quê hương đã là một điều hạnh phúc, lại được phép trình bày một số thao thức của một người con Phật trước những người đồng đạo mà cũng là đồng bào cùng chung một ước mơ, thì thật là một cơ duyên hiếm có.
01/12/2013(Xem: 2902)
Như quí vị đã biết, trước hết tôi là một tu sĩ Phật Giáo, hoằng pháp độ sanh là sứ mệnh thiêng liêng của người tu hành. Sứ mệnh thiêng liêng đó không ngoài đường phục vụ con người và xã hội mà nhà sư đang sống trong cõi đời ta bà khổ lụy nầy!
01/12/2013(Xem: 8118)
Bài hát này người viết thực hiện vào năm 1994, khi đó là lúc kỷ niệm tròn mười năm Hòa Thượng viên tịch. Như vậy tình đến nay, bài hát đã được 19 tuổi. Bài hát được nghệ sĩ út Bach Lan dàn dựng một năm sau đó và nghệ sĩ Thanh Ngân thể hiện rất xuất sắc. Xin mời quý vị nghe lại bài ca năm ấy, một chút lặng lòng tưởng nhờ một công hạnh to lớn. Bài ca mang tên CÔNG HẠNH LƯU ĐỜI. (đính kèm mp3).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567