Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đôi nét về Học Viện Phật Giáo Việt Nam

10/04/201314:13(Xem: 5025)
Đôi nét về Học Viện Phật Giáo Việt Nam


VÀI NÉT VỀ HỌC VIỆN
PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP HCM


Thích Quang Bảo

Học viện Phật giáo Việt nam tại TP HCM toạ lạc số 716, Nguyễn Kiệm, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh. Đây là một cơ sở giáo dục cấp đại học Giáo hội Phật giáo Việt Nam ( Học viện PG Việt Nam tại Hà Nội, Học viện PG Việt Nam tại Tp Huế), được thành lập từ ngày 25 tháng 02 năm 1982 theo nghị quyết phiên họp thứ nhất của Ban thường trực Hội đồng trị sự Trung Ương và theo quyết định 0160/ QĐ ngày 17 tháng 03 năm 1983 của Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh. Mục đích của học Viện là nhằm để đào tạo những tăng ni sinh có kiến thức đại học về giáo lý căn bản của các bộ phái Phật giáo, lịch sử Phật giáo Việt nam và văn hoá ( phật giáo) Việt Nam, để sau khi tốt nghiệp Cử Nhân Phật học có thể tiếp tục học cấp Cao học, Tiến Sĩ, trở thành nghiên cứu viên Viện nghiên Cứu Phật học, hoặc đảm trách các công tác chuyên môn, Phật sự tại trung ương giáo hội, Ban Trị sự tại các tỉnh, Thành trong toàn quốc.

Hệ thống tổ chức của học Viện Phật giáo tại TP Hồ chí minh gồm có hội đồng điều hành, ban học vụ, Ban giảng huấn, văn phòng điều hành, ban đại diện sinh viên và Ban bảo trợ. Theo quy chế thì học Viện thu nhận tăng ni sinh trên toàn quốc theo một số tiêu chuẩn sau:

  1. Tăng Ni sinh thuộc giáo hội Phật giáo Việt nam, được sự giới thiệu của Giáo hội và ban tôn giáo cấp tỉnh thành, và chính quyền địa phương xác nhận.

  2. Tốt nghiệp trường Cơ bản phật học nay là trường Trung Cấp Phật học và tốt nghiệp phổ thông trung học ( tú tài), đã thọ giới Tỳ kheo, Tỳ kheo ni.

  3. Trúng tuyển kỳ thi tuyển sinh vào Học viện gồm ba môn thi:Phật pháp căn bản; Văn học Việt nam; anh ngữ ( chương trình lớp 12 hiện hành).

Học viện Phật giáo Việt nam theo chế độ niên chế, kéo dài trong 4 năm, mỗi năm học có hai học kỳ, mỗi học kỳ kéo dài bốn tháng rưỡi. Cuối mỗi học kỳ đều có thi kiểm tra cuối học kỳ. Điểm trung bình của hai học kỳ mỗi năm phải đạt điểm 10/20 mới được cấp chứng chỉ cuối năm và được học tiếp năm kế tiếp. Các sinh viên tăng ni nếu đạt yêu cầu trong 4 năm học sẽ được cấp 4 chứng chỉ và hoàn thành luận văn tốt nghiệp sẽ được học Viện cấp văn bằng Cử Nhân Phật học.

Chương trình học của Học Viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh được phân bổ trong 4 năm. Mỗi năm Tăng Ni sinh học trong 9 tháng, mỗi tháng 4 tuần, mỗi tuần 24 tiết. Số học trình Tăng ni học mỗi năm tương ứng 864 tiết, hoàn tất chương trình 4 năm là 3456 tiết. Cụ thể như sau:

Nội điển Kinh Luật, Luận phật giáo- chuyên sâu về các giáo lý căn bản như Duyên khởi, Tứ đế, Nhân quả, Nghiệp báo, Tái sinh, Ngũ uẩn, Thập nhị xứ, Thập Bát giới.

  • Một số kinh tiêu biểu của Thượng tọa Bộ, Nhất Thiết Hữu bộ, và Phật giáo phát triển.

  • Lịch sử tư tưởng các bộ phái ( Hay tông phái cương yếu) – Giới luật của ba bộ phái- văn học Phật giáo Việt Nam- Lịch sử Phật giáo Việt Nam- Thực tập thiền định.

Ngoại điển: Gồm các môn học thuộc chương trình đại học Đại cương như: Lịch sử Việt Nam, Văn học Việt nam, Thẩm mỹ học, cơ sở văn hoá Việt nam, Văn minh việt nam, đại cương cơ sở Văn hoá Việt nam, Môi sinh học, tôn giáo học, công dân giáo dục, xã hội học, Triết đông, triết tây, triết học Mac Lê –nin, giáo dục học, quản trị hành chánh. Ngoài ra, trong chương trình học còn có các môn học cổ ngữ và sinh ngữ như: Sanskrit, Palì, Hán cổ, hoa văn, anh văn Thuật ngữ và anh ngữ thực hành.

Phần chuyên môn:

  • Một số kinh tiêu biểu của ba bộ phái thuộc hệ Nykàya, A hàm, và đại Thừa Phật giáo ( Pháp Hoa, Viên giác, Kim cương, hoa Nghiêm, Lăng già, bảo tích)… Lịch sử tư tưởng các bộ phái ( hay các tông phái của đạo Phật) – giới luật căn bản của ba bộ phái- Văn học Phật giáo Việt nam- lịch sử phật giáo việt nam- thiền học Việt nam, thiền học thực hành- luận lý học Phật giáo ( hay Nhân minh học Phật giáo)- Luận A tỳ đàm- luận Thanh tịnh, duy thức luận, luận câu xá, luận trung quán- văn học Phật giáo thế giới- lịch sử phật giáo thế giới.

Ngoại khoá và luận văn tốt nghiệp:

Ngoài chương trình học chính thức với các môn học vừa nói trên, học viện còn tổ chức chương trình ngoại khoá do các giáo sư, học giả, tiến sĩ trong và ngoài nước đến thuyết giảng về các đề tài Phật học và các đề tài khác có liên quan đến Phật học như Văn học ngệ thuật và Mỹ thuật, hội hoạ âm nhạc, xã hội, môi trường, hiến pháp, sinh hoạt đại học nhằm bổ túc kiến thức cho Tăng ni sinh. Bên cạnh đó Ban học vụ và Ban giảng huấn còn tổ chức hướng dẫn cho Tăng ni sinh làm luận văn tốt nghiệp theo yêu cầu ở cấp Cử Nhân Phật học.

Từ lúc thành lập đến nay, Học Viện Phật giáo Việt nam đã và đang đào tạo 4 khoá cấp Cử Nhân Phật học. Khoá I (1983-1987) có 60 sinh viên. Khoá II ( 1988-1992) có 100 sinh viên. Khoá III (1993-1997) có 234 sinh viên. Khoá IV (1997-2001) có 287 sinh viên đang theo học và sắp sửa tốt nghiệp.

Sau khi tốt nghiệp Cử Nhân Phật học, nhiều sinh viên tiếp tục chương trình hậu đại học ( Thạc sĩ và Tiến sĩ) tại các nước như: Aᮠđộ có 120 sinh viên, đài loan, trung quốc, nhật bản, pháp và Tích Lan. Trong vòng hai năm nữa, số Tăng ni sinh tốt nghiệp của học Viện sẽ trình xong Luận án tiến sĩ tại nước ngoài lên đến 50 vị. Trong thời gian tới học Viện sẽ hoàn chỉnh cơ sở mới với kinh phí xây dựng trên 10 tỷ đồng việt nam, tiến tới mở cấp đào tạo Thạc sĩ, tiến sĩ Phật học. Tất cả mọi nỗ lực của học viện là nhằm đào tạo đội ngũ Tăng ni sinh thích ứng với nhu cầu phát triển mới của đất nước và giáo hội, học viện thiết tha kêu gọi các tổ chức và cá nhân Phật tử cùng với các thành viên ban bảo trợ đứng đầu là vị trưởng ban đạo hữu Nguyên Đào nỗ lực đóng góp để học viện ngày càng thăng tiến trong công cuộc giáo dục và đào tạo tăng ni trẻ.


---o0o---

Trình bày : Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/06/2011(Xem: 4167)
Chùa Báo Thiên và tháp Đại Thắng Tư Thiên là do vua Lý Thánh Tông đứng ra chủ trì việc xây dựng. Nói cách khác là do nhà nước đứng ra làm “chủ đầu tư” theo cách nói hiện nay. Chùa và tháp là hai biểu tượng của Phật giáo, nhưng do là một người theo Phật, vua đã cho xây chùa năm 1056 và dựng tháp năm 1057.
13/06/2011(Xem: 14404)
Ôi, trong giáo pháp Phật đà của ta, việc trọng đại nhất là gì ? Con người sinh ra không từ cửa tử mà đến, chết không vào cửa tử mà đi. Thế nên người nằm non ở tổ, bỏ ngủ quên ăn, chẳng tiếc thân mạng, đều vì việc lớn sinh tử. Ở thời giáo suy pháp mạt này mà có người vì việc lớn sinh tử như Hòa thượng Liễu Quán, thật là hy hữu.
10/06/2011(Xem: 6163)
Cách đây hơn hai nghìn năm, Việt Nam là trung tâm mậu dịch buôn bán, rất nhiều thương thuyền của nhiều quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước Nam hải khác đến miền bắc Việt Nam. Các Tăng lữ Ấn thường đi cùng các thuyền buôn trên đường đến Trung Quốc, dừng lại Việt Nam trong một thời gian ngắn. Vì vậy có thể nói, Việt Nam tiếp xúc Phật giáo Ấn Độ sớm hơn Trung Quốc. Tuyến đường biển là tuyến đường Phật giáo tiểu thừa Ấn Độ truyền vào Trung Quốc và cũng là con đường Tây vực truyền vào Trung Quốc; mặt khác, Phật giáo Việt Nam lại được truyền đến từ Trung Quốc (Thiền Nam tông), chính ở đây diễn ra sự giao hội, dung hợp hết sức thú vị của hai dòng phái Phật giáo này diễn ra trên đất Giao Chỉ. Một là Phật giáo Nam tông hai là Phật giáo Bắc tông.
31/05/2011(Xem: 23980)
Trước khi thành Thiền sư, Trúc Lâm đại sĩ đã từng làm vua nước Đại Việt. Đó là vua Trần Nhân Tông, người đã từng đẩy lui cuộc xâm lăng của quân Mông Cổ.
26/05/2011(Xem: 2968)
Lý Thần Tông kiếp trước là thiền sư Từ Đạo Hạnh. Lý Thần Tông tên thật là Lý Dương Hoán, con của Sùng Hiền Hầu (em ruột Lý Nhân Tông), được Lý Nhân Tông nhận làm con nuôi rồi truyền ngôi cho năm Đinh Mùi (1127). Sách Đại Việt sử lược cho biết vua Lý Thần Tông chính là hiện thân kiếp sau của thiền sư Từ Đạo Hạnh. Từ Đạo Hạnh tên thật là Từ Lộ, ông bị Lý Nhân Tông bắt tội khi yểm bùa trong lễ cầu thác sinh có con của vua. Lúc đó Sùng Hiền Hầu đi qua, Từ Lộ đề nghị cứu giúp, “ngày sau xin ngụ thai trong cung để báo đáp công đức này”.
25/05/2011(Xem: 6227)
“Uống nước nhớ nguồn”, đó là lẽ thường tình của con người, huống hồ là Phật tử. Hôm nay hàng Phật-tử chúng ta đang sống trong hào quang tươi sáng của Phật, trong một tổ chức có quy-mô, trong một đường lối giáo dục có phương pháp và trong một tinh-thần thống nhất ý chí-hành động. Đó là nhờ sự gắng công thường xuyên, ý chí bất khuất của các bậc Tiền-Bối trong Phong trào Chấn Hưng Phật-giáo Việt-Nam, 50 năm về trước, của 3 miền Nam, Trung, Bắc.
09/05/2011(Xem: 6447)
Gan lam Truong Sa - Minh Hue. Gần lắm Trường Sa - Minh Huệ. Trích: Xuân Trường Sa 2014. VTV1 ngày 08-03-2014. GẦN LẮM TRƯỜNG SA Mỗi cánh thư về từ đảo xa, Anh thường nói rằng Trường Sa lắm xa xôi. Nơi anh đóng quân là một vùng đảo nhỏ, bên đồng đội yêu thương. Chỉ có loài chim biển, sóng vỗ điệp trùng quanh ghềnh trúc san hô. Trường Sa ơi, biên đảo quê hương, đôi mắt biên cương, vẫn sáng long lanh giữa sóng cuồng bão dập, đảo quê hương. Anh vẫn đêm ngày giữa biển khơi, thương nhớ sao nguôi ngươi chiến sĩ Trường Sa ơi. Không xa đâu Trường Sa ơi, không xa đâu Trường Sa ơi. Vẫn gần bên anh vì Trường Sa luôn bên em. Vẫn gần bên em vì Trường Sa luôn bên anh. Mong cánh thư về từ đảo xa, Nơi thành phố này, Trường Sa mãi bên em. Anh ơi có nghe lời người từ phố biển, khi ngọn triều dâng cao. Khi cánh Hải âu về, khi nắng sang mùa, nơi đảo trúc san hô. Chiều Nha Trang, sao bỗng bâng khuâng, như thấy anh đang, sừng sững kiên trung giữa pháo đài giữ đảo. Trường Sa ơi. Trông
27/04/2011(Xem: 4654)
Tôi treo cờ Phật giáo vì mục đích tôn xưng, vì bổn phận và trách nhiệm (nếu có) chứ hoàn toàn không vì ý nghĩa tâm linh mong được phù trợ nào cả - Dương Kinh Thành
23/03/2011(Xem: 4916)
Từ ngàn năm trước cho đến tận ngàn sau, sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật vẫn vang dội mãi trong tâm thức đi về của Đạo Phật Việt, như một năng lực cứu độ nhiệm mầu cho chúng sanh...
22/03/2011(Xem: 5595)
Cuối 1973, tuy xuất gia đã 10 năm, tương chao đã thấm tận vào máu tủy, lại chuẩn bị làm sinh viên Cao Đẳng Phật Học Hải Đức, chúng tôi đúng tuổi phải bị VNCH gọi động viên phải đi lính [ai xúi Thiệu ra lệnh TT Đạm hăm ngưng cấp hoãn dịch tu sỹ?] Chính thời điểm 1973-4 lúc ĐĐ Liễu Minh nói bài nầy, ngài 40 tuổi, trong tinh thần lên án chống lại chế độ VNCH khi họ rục rịch ban hành Luật Tổng Động Viên, không cho ai được hoãn dịch kể cả Tu sỹ PG.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]