Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đi tìm chân ngôn giữ nước và dựng nước

10/11/201808:32(Xem: 5928)
Đi tìm chân ngôn giữ nước và dựng nước

vua hung vuong 4

ĐI TÌM CHÂN NGÔN GIỮ NƯỚC VÀ DỰNG NƯỚC
 

Nguyên Cẩn

 

Trong một bài viết đã lâu trên VHPG, chúng tôi có đề cập đến Chân ngôn đất nước. Chúng tôi đã lấy lời của Nguyễn Trãi, sau khi hoàn tất cuộc chiến đấu giành độc lập 600 năm trước, nhân danh vua Lê Thái Tổ mà hùng hồn tuyên cáo:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

 

Chúng tôi cũng đã nhận định: “Nhân nghĩa là tư tưởng truyền thống của dân tộc Việt Nam, hình thành và phát triển xuyên suốt chiều dài lịch sử. Mục đích của nhân nghĩa đã được khẳng định “cốt để yên dân”, nghĩa là có mục đích bảo vệ hạnh phúc của nhân dân. Hạnh phúc lớn nhất của toàn dân là được sống trong bình yên, an tâm làm ăn, không phải đau đáu lo lắng về sự xáo trộn, không phải hồi hộp chứng kiến cảnh chết chóc, đau thương. Nhân nghĩa  tinh thần  muôn dân, là chính nghĩa dân tộc. Nhân nghĩa ở đây không chỉ là lòng thương người, mà nhân nghĩa còn là trừ bạo ngược để hộ quốc, cứu dân. Muốn yên dân thì khi có giặc ngoại xâm trước tiên phải đứng lên chống giặc “trước lo trừ bạo”. Còn nếu đất nước hòa bình rồi thì phải giải quyết các thứ “giặc” khác trong nội bộ: tham nhũng, lộng quyền, ức hiếp dân nghèo…”1 .

Nhưng không phải đến Nguyễn Trãi hay triều Lê thì mới lo yên dân; mà ở những triều đại trước, chúng ta cũng chứng kiến hay ghi nhận những thành tựu về lãnh vực này. Cụ thể, Trần Hưng Đạo, người một lòng tận tụy đối với đất nước, luôn muốn đoàn kết mọi tầng lớp trong dân tộc thành một lực lượng thống nhất, từng dặn dò vua Trần Anh Tông rằng: “Phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc” cho sự nghiệp lâu dài của nước nhà”2 .

Nhưng điều này các vua nhà Lý cũng đã từng làm. Cụ thể, năm 1010, khánh thành cung Thúy Hoa, vua Lý Thái Tổ đại xá cho thiên hạ trong ba năm, những người mồ côi, góa chồng, già yếu, thiếu thuế lâu năm đều miễn cả. Năm 1070, đời Lý Thánh Tông, đại hạn, phát thóc và tiền, lụa… trong kho để chẩn cấp cho dân nghèo. Năm 1103, thời Lý Nhân Tông, Thái hậu Ỷ Lan phát tiền ở kho nội phủ để chuộc những người con gái nhà nghèo phải bán mình đi ở đợ, đem gả cho người góa vợ. Luật pháp triều Lý đặc biệt chú ý tới người già, trẻ nhỏ, coi trọng công tác giáo dục, ngăn ngừa. Luật pháp triều Lý quy địnhnhững người trong độ tuổi từ 70 đến 80, trẻ nhỏ từ 15 đến 10 tuổi nếu phạm tội thì cho phép dùng tiền để chuộc tội. Trong xét xử các vua Lý thường khoan dung, lấy giáo dục làm chính. Có lần khi đang xét xử, vua Lý Thánh Tông chỉ vào công chúa Động Thiên mà nói “Ta yêu con ta cũng như lòng ta làm cha mẹ dân. Dân không hiểu biết mà mắc vào hình pháp, trẫm rất thương xót. Từ nay về sau không kể tội gì nặng hay nhẹ đều nhất luật khoan giảm”3 .

Đối với những người vi phạm vào các quy định của nhà nước, vua Lý thường lấy lòng khoan dung  tha thứ. Luật pháp là công cụ của giai cấp thống trị để bảo vệ trước hết là quyền lợi của họ. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đạo Phật, luật pháp triều Lý chứa đựng những nhân tố rất tiến bộ trong đó nổi bật  tinh thần nhân ái  khoan dung đối với nhân dân, bảo vệ và chăm lo tới cuộc sống của dân. “Yêu dân như con” là đạo trị nước của triều Lý. Còn nhà Trần thì sao? Năm 1242, Trần Thái Tông miễn thuế thân đánh vào người không có ruộng đất; hạn hán, miễn một nửa tô ruộng. Năm 1288, sau thắng Nguyên lần thứ ba, Trần Nhân Tông đại xá thiên hạ, những nơi bị binh hỏa cướp phá nhiều thì miễn toàn phần tô dịch, các nơi khác thì miễn giảm theo mức độ khác nhau. Dưới đời Trần, ảnh hưởng bao trùm của Phật giáo đã được đại thần Lê Quát dưới triều Nghệ Tông (1370-1372) ghi lại trong bài văn bia chùa Thiện Phúc như sau: “Thuyết họa phúc của nhà Phật tác động tới con người sao mà được người ta tin theosâu sắc và bền vững như thế? Trên từ vương công, dưới đến dân thường, hễ bố thí vào việc nhà Phật thì dẫu hết tiền của cũng không sẻn tiếc”.

Ngẫm lại chúng ta hôm nay, có yên dân được không khi nhiều mặt xã hội chưa được quản lý một cách chặt chẽ, minh bạch để xảy ra những bất công, oan khuất, nhất là trong lĩnh vực đất đai khiến tình trạngkhiếu kiện vẫn còn xảy ra mà Thủ Thiêm là một trong những điểm “nóng” gần đây.

Có yên dân được không khi an sinh chưa được cải cách hữu hiệu: tình trạng bệnh viện quá tải, đường phố ngập nước kẹt xe diễn ra trầm trọng đều khắp, nhất là ở những thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tình trạng xuống cấp cầu đường trầm trọng kể cả cao tốc dù mới khánh thành, lại đang thu phí BOT… Có nơi học sinh vẫn phải đi cầu treo hay qua sông bằng túi ny-lông đến trường?

Trong lúc hô hào dân chúng tiết kiệm năng lượng và nguyên liệu thì tình trạng lãng phí vẫn diễn ra ở các cơ quan, công sở. Có người đi nước ngoài vài ngày mà bắt ngân sách chi tiền tỷ. Tình trạng đầu tư không hiệu quả như tuyến xe buýt BRT ở Hà Nội hay những nhà máy “ngàn tỷ” nằm đắp chiếu vẫn là nỗi nhức nhối của công luận. Chúng tôi đã từng phân tích nếu muốn “yên dân”, ta còn phải đối xử với thiên nhiên trân trọng và hòa ái, nghĩa là không trấn áp theo kiểu đắp đập, ngăn dòng, xây thủy điện bừa bãi, phá rừng làm đô thị, bịt dòng chảy kênh mương khiến thành phố xóm làng ngập lụt, hủy hoại môi sinh bằng các loại hóa chất và thuốc trừ sâu, tàn sát sinh vật để rồi chính chúng ta đào mồ chôn chính nhân dân của mình một ngày nào đó. Thiên tai có thể ngăn chặn nếu chúng ta chủ động và có ý thứctrách nhiệm cộng đồng. Những hiện tượng bất thường đang diễn ra hiện nay có vai trò của các cấp lãnh đạo và cả từng cá nhân khi không thể bảo vệ sông ngòi, núi non, rừng thiêng không bị tàn phá, ô nhiễm.

Muốn yên dân, hệ thống pháp luật phải vững mạnh và minh bạch. Tình trạng một luật nhưng nhiều “lệ” và ai muốn vận dụng thế nào cũng được tùy vào địa vị xã hội và tình huống cần xử trí vẫn còn. Án oan sai không phải là ít. Chừng nào một nhà nước thượng tôn pháp luật và nhất là đề cao quyền con ngườikhông còn là niềm mơ ước, hay công bình xã hội không còn là chuyện xa xỉ thì ngày ấy chúng ta hiểu rằng đất nước vững vàng trước mọi thử thách, dù là sức ép từ sự cạnh tranh của các nước láng giềng hay những nước lớn, dù là sự hung hăng của siêu cường nào đấy, chúng ta vẫn tin vào sự đồng thuận của toàn dân.

Chúng ta nhớ lại Truyện Kiều:

Tóc tơ căn vặn tấc lòng,

Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương.

 

Chắc chắn bài học thành công trong kháng chiến từ ngàn xưa nhờ vào chữ “đồng” ấy đã được chứng minh trong thực tiễn cho nên chúng ta hôm nay là những con cháu của bao người đi qua chiến tranh đang ngồi lại cùng nhau suy ngẫm một chữ “đồng”. Phải chăng nhiều người hôm nay đã không cần hay quên mất chữ “đồng” ấy vì quyền lực đã khiến người ta tha hóa? Những câu hỏi lớn ấy cần phải được giải mã trong chân ngôn hôm nay của đất nước, rằng “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”.

Chúng ta nhớ lời dạy của Đức Phật về chữ “đồng” ấy trong “lục hòa”:

1.Thân hòa đồng trú;

2. Ý hòa đồng duyệt;

3. Giới hòa đồng tu;

4. Kiến hòa đồng giải;

5. Lợi hòa đồng quân;

6. Khẩu hòa vô tránh.

 

Hiện nay trong nhiều vấn đề an sinh xã hội, chúng ta thấy có sự tranh chấp, vì một số người “có quyền” áp đặt tư duy của mình biến thành quyết định khi chưa tham khảo ý kiến đại chúng vì thiếu Kiến hòa đồng giải ; thiếu sự chia sẻ với nhau những điều thấy biết đúng tốt và có lợi, cần phải ôn tồn thảo luậnđể phân tích những cái thấy biết sai khác ấy không đúng và không có lợi ở những điểm nào. Và nhất là hoán toàn thiếu quan điểm Lợi hòa đồng quân: Về tài lợi, vật thực, đồ dùng phải phân chia cho cân nhau hay cùng nhau thọ dụng, không được chiếm làm của riêng, hay giành phần nhiều về mình… không vì tình riêng, kẻ ít người nhiều, kẻ tốt người xấu, nhưng phải lấy công bằng làm trọng.

Trong xã hội sở dĩ có sự xung đột dữ dội, phân chia giai cấp, vì người giàu, có những kẻ thuộc tầng lớp lãnh đạo, thì giàu quá ở toàn biệt phủ nguy nga, kẻ nghèo thì mái nhà tranh cũng khó kiếm. Nếu họ nhận chân rằng cuộc giàu sang phú quý trong nhân gian như hạt sương đọng trên cành hoa, công danhvinh hiển trên đời như bọt nước nổi trên mặt biển, thì chắc lòng tham sẽ bớt đi và biết sống san sẻ cho người khác, điều mà một số tỷ phú Mỹ đang làm hiện nay khi đóng góp gần hết gia tài mình cho phúc lợinhân loại. Lúc đó, sự chênh lệch giữa giàu và nghèo sẽ bớt đi và con người sẽ bớt xung đột.


Chân ngôn
 giữ nước

Chúng ta khen ngợi người Nhật can đảm trước kẻ thù vì họ có giai cấp võ sĩ (samurai) nhưng quân đội của chúng ta không kém phần thiện chiến. Nhìn lại trong cả hai thời Lý Trần, đất nước luôn đặt trong tình trạng bị đe dọa. Điều gì làm chiến sĩ chúng ta gan dạ, làm người chỉ huy cao cấp như Trần Hưng Đạo đủ hùng tâm tráng khí, tuyên bố Chân ngôn giữ nước rằng “Nếu bệ hạ muốn hàng xin chặt đầu thần trước đã”. Cái gì khiến Trần Bình Trọng tràn đầy tiết tháo trả lời Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”, khiến cậu bé Trần Quốc Toản bóp bẹp trái cam trong tay. Họ tin ở vận mệnh đất nước, tin ở khí tiết toàn dân và toàn quân.

Phải chăng Thiền đem lại sức mạnh vô song ấy như Giáo sư Cao Huy Thuần đã viết về Thiền đời Trần và về Trần Hưng Đạo “… trên hết, ông tin ở tài lãnh đạo. Tài của ông và tài của vua. Bởi vì vua này là vua Thiền. Các tác giả Nhật cho rằng trong Thiền ngấm ngầm một sức mạnh vô song do sự tin tưởngrằng con người  đủ khả năng để tự mình thấy được tánh giác. Nơi người lãnh đạo, sức mạnh đó đem lại bình tĩnh, ung dung, khi chỉ huy giữa gian nguy vẫn bình yên sáng suốt. Hãy đọc lại sử sách xem Trần Nhân Tông ung dung như thế nào giữa trận mạc, có khi bị giặc đuổi trên sông nước, vẫn bình yên lấy gươm khắc thơ lạc quan vào mạn thuyền. Vua như thế, tướng như thế, làm sao quân không như thế? Lấy một chọi mười là chuyện thường nghe trong chiến trận ngày xưa và cả ngày nay”5 .

Hơn ai hết ông vua Thiền của chúng ta đã vững vàng theo triết lý tánh Không trong Bát-nhã “Bồ-tát nương trí tuệ Bát-nhã nên tâm không ngăn ngại, vì tâm không ngăn ngại nên không sợ hãi…”. Có gì mà sợ hãi khi đã thâm nhập triết lý có-không, vượt lên trên cả không lẫn có.

Ngoài Chân ngôn quyết tử ấy, còn phải kể đến chữ “đồng”. Thông thường trong các triều đại xưa, các cuộc chiến tranh thường xảy ra giữa những tập đoàn phong kiến cát cứ, các lãnh chúa, vương hầu. Nếu không, dù có là cuộc chiến tranh qui mô lớn đi nữa, thường thì giai cấp lãnh đạo  chủ xướng, là chỉ huy. Vai trò quần chúng trở nên thứ yếu và họ chỉ có thể làm được một điều là chiến đấu và hy sinhnhiều khi không hiểu vì ai, nhằm mục đích gì. Thế nhưng dưới triều đại nhà Trần, vua đã tổ chức Hội nghị Bình Than (1282), gồm văn võ bá quan, vương hầu, để bàn kế họach kháng chiến. Nhưng trước thế giặc đang lên, tháng Chạp năm Giáp Thân (1-1285), Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông xuống chiếu mở một cuộc hội nghị hết sức quan trọng, đó là hội nghị Diên Hồng. Tham dự hội nghị này là các vị bô lão, đại diện cho nhân dân cả nước. Thượng hoàng đích thân hỏi các vị bô lão là nên đánh hay nên hòa. Một đời thân phận thấp hèn, tay bùn chân lấm, nay bỗng dưng được triều đình mời vào tận hoàng cung để bàn quốc gia đại sự, tinh thần của các vị bô lão phấn chấn khác thường.

Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 5, tờ 44 a) chép: “Các cụ bô lão đều nói đánh, muôn người cùng một tiếng, muôn lời như bật ra từ một miệng”.

Bình luận về sự kiện này, sách Đạo Phật và dòng sử Việt viết: “Tiếng hô quyết đánh của các phụ lão như một làn chớp lan ra khắp trong nước, từ kinh thành đến các phủ huyện, nơi hang cùng ngõ hẻm, tạo thành một khối dân tộc đoàn kết lớn mạnh, không phân biệt đồng bào Kinh hay Thượng, tất cả đều cương quyết đứng lên đánh giặc, bảo toàn lãnh thổ và quyền dân tộc độc lập”5 .

Các vua Trần đã tập hợp toàn dân và quan trọng hơn là hiệu triệu cho một cuộc “chiến tranh nhân dân” trên mọi mặt trận: từ chiến trường đến lòng người.

Nhưng chính sách đoàn kết này chỉ có thể thực hiện được khi người dân và người lãnh đạo đất nước có cùng chung một quyền lợi để bảo vệ và một đối tượng để chiến đấu… Trần Hưng Đạo đã chỉ ra sự thống nhất quyền lợi giữa những người lãnh đạo đất nước và những người dân. Mọi người đều thấy mình có cùng chung một quyền lợi để chia sẻ và do thế phải cùng nhau bảo vệ. Sự tồn tại của quyền lợingười này là điều kiện và tiền đề để cho quyền lợi người khác tồn tại.

Quan hệ biện chứng với quyền lợi này đã xây dựng nên ý thức về sự cùng chung một đất nước, một cộng đồng để mến yêu. “Chính xuất phát từ một nhận thức như thế, trong việc chuẩn bị cho hai cuộc chiến tranh cũng như sau khi hòa bình lập lại, vua Trần Nhân Tông, thông qua chính sách hành chính cũng như qua bản thân cuộc sống của mình, đã thực hiện hàng loạt các biện pháp chính trị, kinh tế, xã hội  văn hóa nhằm xây dựng khối đoàn kết toàn dân ấy. Ta đã thấy vua có biện pháp phát triển đồng bộ nông nghiệp, thương nghiệp và thủ công nghiệp nhằm tạo cái ăn, cái mặc cho người dân. Vua Trần Nhân Tông giải quyết những vấn đề xã hội về tội phạm, về những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, để tạo nên một cuộc sống quan hệ xã hội thoải mái.”6 .

Như vậy trong sự nghiệp giữ nước, phải giải quyết những bất hòa nội tại để toàn dân một lòng chống ngoại xâm. Tin tưởng vào Chân ngôn ấy, chúng ta sẽ chẳng sợ kẻ thù nào, dù mạnh và cuồng bạo đến thế nào đi nữa!

Sử sách còn chép về nhận định của Nguyễn Trãi được người sau nhắc lại: “Nhân nghĩa gốc ở hòa, mà hòa là gốc của nhạc… Trong một giàn nhạc, mọi nhạc cụ phải hòa âm, phối khí thì bản nhạc cất lên mới êm ái, du dương. Nếu trống đánh xuôi, kèn thổi ngược thì không còn là nhạc nữa. Đời sống xã hội cũng vậy, cần phải hòa đồng, lợi ích cân xứng, trên dưới đồng lòng thì mới yên bình. Xã hội bất hòa là nguy cơ của loạn lạc. Trong thư gửi Lê Thái Tông, Nguyễn Trãi viết: “Hòa bình là gốc của nhạc, thanh âm là văn của nhạc. Dám mong bệ hạ rủ lòng yêu thương và chăm sóc muôn dân, khiến cho thôn cùng xóm vắng không có một tiếng hờn giận oán sầu, đó tức là giữ được cái gốc của nhạc vậy”7 .

Chúng tôi từng viết rằng lãnh đạo như điều khiển một dàn giao hưởng, phải có sự hòa điệu, hòa thanh, đồng tâm, đồng ý. Dù làm công trình gì đi nữa, nếu còn “tiếng oán sầu” thì khó có bản giao hưởng nào nghe êm tai cho được. Mong thay một chữ “đồng”!


Nguyên Cẩn | Văn Hóa Phật Giáo 308 1-11-2018

Trang Nha Quang Duc

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/12/2011(Xem: 4004)
Trước đây, chúng ta đã biết thống kê đầu tiên về tình trạng thiểu số hóa Phật giáo ở Việt Nam, đó là thống kê của Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương, công bố qua sách “Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009”, nhà xuất bản Thống kê xuất bản.
19/11/2011(Xem: 6239)
Trong thời gian qua trên các phương tiện truyền thông Internet đã có những bài viết và phim ảnh ngụy tạo nhằm đánh phá Phật Giáo một cách tinh vi và có hệ thống qua việc xuyên tạc và mạo hóa lịch sử. Sự thật của lịch sử Phật Giáo Việt Nam trong ngày 11/6/1963 đã bị các thế lực thù nghịch Phật Giáo bóp méo, đặc biệt là tuyên truyền chuyện “đốt Hoà thượng Thích Quảng Đức”, như một đoạn phim “Youtube.com”, diễn lại toàn cảnh Hoà Thượng Thích Quảng Đức “bị thiêu”.
10/10/2011(Xem: 16523)
Khi tại thế, Ðức Phật đi hoằng hóa nhiều nước trong xứ Ấn Ðộ, đệ tử xuất gia của ngài có đến 1250 vị, trong đó có Bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề...
06/10/2011(Xem: 9924)
Không phải đến ngày 04.01.1964 khi Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất được thành lập và công bố bản Hiến Chương GHPGVNTN thì mới có sự hợp nhất. Nguyện vọng thống nhất các tổ chức, hội đoàn Phật giáo toàn quốc đã được hoài bão từ lâu, chí ít là từ phong trào chấn hưng Phật giáo đầu thập niên 1930, và đã được hình thành bằng một tổ chức thống hợp vào năm 1951 với danh xưng Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam, qui tụ 51 đại biểu của 6 tập đoàn Bắc, Trung, Nam.
15/09/2011(Xem: 3917)
Trên quả Đại hồng chung chùa Thiên Mụ đúc năm 1710, chúa Nguyễn Phúc Chu (1675 - 1725) đã cho khắc những dòng chữ như sau: “Quốc chúa Đại Việt Nguyễn Phúc Chu, nối dòng Tào Động chánh tông đời thứ 30, pháp danh Hưng Long đúc hồng chung này nặng 3.285 cân an trí ở chùa Thiên Mụ thiền tự để vĩnh viễn cung phụng Tam bảo. Cầu nguyện gió hòa mưa thuận quốc thái dân an, chúng sinh trong pháp giới đều hoàn thành Đại viên chủng trí. Năm Vĩnh Thịnh thứ 6, ngày Phật đản tháng Tư Canh Dần”(1).
10/08/2011(Xem: 6848)
Bài kệ "Hữu cú vô cú" đã có nhiều người dịch, ngoài các bản dịch còn có bản giảng giải của Hòa Thượng Thích Thanh Từ. Tuy nhiên theo thiển ý của tôi hầu hết các bản dịch cũng như lời giảng vẫn còn nhiều chỗ chưa rõ ràng, nhất quán và thỏa đáng. Vì vậy tôi xin dịch và giảng lại bài này trong cách hiểu biết của tôi.
10/08/2011(Xem: 3635)
Mỗi trang sử là một bài thơ hùng tráng, lẫm liệt, đôi khi lại là thất bại khổ đau, có sức mạnh làm rung động lòng người không ít. Nghiên cứu lịch sử là tìm hiểu về những hình ảnh, sự kiện và tư tưởng của từng thời đại; đón tìm một tia sáng bất diệt cho tương lai.
10/08/2011(Xem: 3217)
Nói đến nhà Trần, người Việt Nam thường liên tưởng đến chiến tích oai hùng của nước Đại Việt với ba lần đánh bại quân Mông - Nguyên (1258, 1285, 1288), nối tiếp cha ông làm dày thêm những trang sử chống xâm lược vẻ vang của dân tộc.
10/08/2011(Xem: 3543)
Lịch sử Phật giáo không có nhiều người tu hành đắc đạo, trong đó càng không có nhiều người từng là vua như Trần Nhân Tông. Và trong số đó càng không có nhiều vị vua hai lần trực tiếp cầm quân đánh tan xâm lược Nguyên Mông hùng mạnh từng chinh phục cả thế giới thời đó. Nhìn ở góc độ nào, thì việc mãi đến hôm nay mới làm lễ kỷ niệm, tưởng nhớ và đề nghị UNESCO công nhận Trần Nhân Tông danh nhân văn hóa thế giới là một thiếu sót và chậm trễ đáng tiếc. Và, cũng sẽ lại thêm một thiết sót đáng tiếc nữa nếu lần hội thảo khoa học về thân thế và sự nghiệp của vua Trần Nhân Tông này, chuyện gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân đem về Châu Ô, Châu Lý vì một lý do nào đó lại không được đem ra nhìn nhận một cách thấu đáo.
07/08/2011(Xem: 12998)
Nói đến tinh thần "Hòa quang đồng trần" tức là nói đến tinh thần nhập thế của đạo Phật, lấy ánh sáng của đức Phật để thắp sáng trần gian, “sống trong lòng thế tục, hòa ánh sáng của mình trong cuộc đời bụi bặm”, và biết cách biến sứ mệnh đạo Phật thành lý tưởng phụng sự cho đời, giải thoát khổ đau cho cá nhân và xã hội. Thời đại nhà Trần và đặc biệt vua Trần Nhân Tông (1258-1308) đã làm được điều này thành công rực rỡ, mở ra trang sử huy hoàng cho dân tộc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]